Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc

I. Tên đề tài: “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc”

II.Lý do chọn đề tài:

 A. Cơ sở lý luận:

Từ xưa đến nay ngành giáo dục là ngành được nhiều người tôn kính. Vì nó dạy cho ta cách học chữ và cách dạy cho ta đạo lý làm người, biết cách cư xử, quan hệ giữa người với người trong xã hội. Thì mỗi chúng ta không thể thiếu vốn kiến thức cơ bản mà ngay từ cấp 1, thầy cô đã tổ chức dạy cho chúng ta.

Từ khi đến trường đứa trẻ bắt đầu tiếp xúc với sách vở, chữ viết, tức là bắt đầu làm quen với một hình thức giao tiếp mới. Giao tiếp bằng chữ viết và giao tiếp bằng lời nói. Đó là một bước ngoặc trong cuộc đời.

Ở nhà trường công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào sách. Thông qua đọc sách học sinh được mở rộng vốn hiểu biết vê thiên nhiên, về cuộc sống con người, về văn hóa để dạy đọc ở các lớp tiểu học bao gồm: học vần, tập đọc, chuyện đọc. Yêu cầu đối với giáo viên là phải biết đọc mẫu và hướng dẫn cho học sinh tập đọc. Muốn có được năng lực sư phậm tốt, mỗi giáo viên tiểu học phải rèn luyện kĩ năng đọc để có thể đọc thành thảo đạt trình đọ chuẩn cho học sinh noi theo.

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của nứa tuổi.

Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần vào việc rèn luyện taho tác tưu duy.

- Cung cấp cho hịc sinh những kiến thức sơ giảng về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giảng về xã hội, tự nhiên, con người về văn hóa văn học Việt Nam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa.

- Phân môn tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn tập đọc là các em được củng cố khắc xâu thêm những tri thức kĩ năng học tốt những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó l;à chìa khóa đưa các em vào kho tàng văn hóa, khoa học, giúp các em nhận ra được những tinh hoa của dân tộc đnag được tàng chữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp của đất nước, con người, xã hội Mặt khác thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn,bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.

- Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc tiểu học.

 

doc 7 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 961Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thông qua đọc sách học sinh được mở rộng vốn hiểu biết vê thiên nhiên, về cuộc sống con người, về văn hóa để dạy đọc ở các lớp tiểu học bao gồm: học vần, tập đọc, chuyện đọc. Yêu cầu đối với giáo viên là phải biết đọc mẫu và hướng dẫn cho học sinh tập đọc. Muốn có được năng lực sư phậm tốt, mỗi giáo viên tiểu học phải rèn luyện kĩ năng đọc để có thể đọc thành thảo đạt trình đọ chuẩn cho học sinh noi theo. 
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của nứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần vào việc rèn luyện taho tác tưu duy.
- Cung cấp cho hịc sinh những kiến thức sơ giảng về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giảng về xã hội, tự nhiên, con người về văn hóa văn học Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt. Góp phần hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa.
- Phân môn tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn tập đọc là các em được củng cố khắc xâu thêm những tri thức kĩ năng học tốt những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó l;à chìa khóa đưa các em vào kho tàng văn hóa, khoa học, giúp các em nhận ra được những tinh hoa của dân tộc đnag được tàng chữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp của đất nước, con người, xã hội Mặt khác thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn,bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm, đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm.
- Bởi vậy nâng cao năng lực đọc cho học sinh nhất là đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết đối với giáo viên cuối bậc tiểu học.
 B. Cơ sở thực tiễn:
- Qua nhiều năm nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và qua dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau và được dự hội giảng cấp trường. Còn bộc lộ nhiều tồn tại:
+ Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa lưu loát, chưa hay, ngắt nghỉ chưa đúng, nhấn giọng lên xuống tùy tiện. Các em không hiểu được nôi dung, không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Bởi vì trình độ học sinh không đồng đều, chưa nghiên cứu kĩ nội dung bài, chửa cảm nhận được cái hay của bài tập đọc. 
+ Mặt khác địa bàn của trường còn bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, nên học sinh phần lớn còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn giữa l/n; ch/tr; s/x; d/r/gi; dấu hỏi/dấu ngã. Trong các giờ dạy tập đọc, vieetcj rèn đọc cho học sinh còn hạn chế, giáo viên chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, khi ngắt nghỉ chưa đúng. Trong việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lung túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít, chưa biết lên giọng, hạ giọng khi nào nhấn giọng ở những từ ngữ nào. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật, qua giở dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học.
Qua nhiều năm giảng dạy Tập đọc ở lớp 5, tôi đã vận dụng nhiều phương phấp giảng dạy mới theo chương trình nội dung sách giáo khoa mới, do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo quy định. Đồng thời, rút kinh nghiệm của bản thân qua từng tiết dạy; vận dung linh hoạt các hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, tích cực phát huy chủ động sáng tạo của học sinh và chú ý rèn kĩ năng toàn diện cho học sinh. Trong những năm qua tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và đề ra những giả pháp hợp lý sát với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của trường.
Do vậy kĩ năng đọc của học sinh nói riêng và chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung thu được kết quả tốt. Sau đây tôi xin trình bầy về sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 thông qua tiết tập đọc” để cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tieu chung giáo dục câp tiểu học. 
III.Mục đích nghiên cứu
- Để giải quyết vấn đề Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết tập đọc tôi khảo sát năng lực học cho học sinh lớp 5 để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kĩ năng đọc của học sinh lớp 5 để tìm ra nguyên nhân và giả pháp rèn kĩ năng đọc thông qua mỗi tiết tập đọc.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5 trực tiếp học các tiết tập đọc theo nội dung và phương pháp mới. 
 2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu về đọc đúng và đọc diễn cảm qua tiết tập đọc
Phần thứ hai: giải quyết vấn đề
Qua những năm tôi được phân công giảng dạy lớp 5. Tôi tiến hành:
Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở những tiết học đầu năm 
I. Chất lượng đọc của học sinh ở những tiết tập đọc đầu năm. Cụ thể kết quả như sau:
Năm học
Lớp
Số HS
Đọc phát âm sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2008 - 2009
51
45
10
40%
15
48.5%
15
42.8%
5
14%
Đồng thời tôi trao đổi trức tiếp với đồng chí giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm kĩ hơn về kĩ năng đọc của các em và tiếp tục tìm nguyên nhân dẫn đến phát âm sai, ngắt nghỉ sai, học sinh đọc diễn cảm còn yếu. 
II. Thực trạng
* Nguyên nhân
+ Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ, người lớn nói như thế nào các em bắt chước như thế.
+ Do bố mẹ địa phương khác chuyển đến hay đến xây doing gia đình nói, phát âm chưa đúng.
VD: Bố mẹ phát âm sai: l/n lẫn loan thì con cái phát âm như vậy.
	+ Về phía học sinh
	Học sinh đọc kém lại lười học, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của thầy, không nghe những bạn đọc đúng mà mình học tập để mình đọc.
	Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn luyện kĩ năng đọc diẽn cảm ( đọc hay) để thể hiện được cảm xúc tình cảm, thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân vật như : đọc đúng tốc độ, độ cao, trường độ và âm sắc. 
	Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kĩ, không luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp.	
	+ Về phía giáo viên
	Chưa thường xuyên rèn đọc, rèn phát âm, những phụ âm sai. Chưa đầu tư quỹ thời gian và rèn dứt điểm dẫn đến ảnh hưởng tới học sinh. Nhiều giáo viên đọc chưa hay, chưa đúng. Nhất là ở bậc học mẫu giáo làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh khi học 29 chữ cái.
	Hơn nữa trong giờ tập đọc có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. Các em này được làm việc liên tục trong giờ dạy do vậy các em đọc tốt càng tốt, các em đọc yếu vẫn hoàn yếu.
	Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý đến năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít kể cả khâu rèn đọc và giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm chỉ gọi một em khá đọc mạng tính hình thức chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh cho mình khi đọc sai. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm những phụ âm đầu hay sai cho học sinh.
	Chưa chú ý đến đọc nhóm đôi nối tiếp, đọc cho bạn nghe và ngược lại. 
	Chưa chú ý đến khâu rèn đọc thường xuyên ở các tiết dạy tập đọc và các tiết học khác.
III. Các giải pháp và biện pháp rèn đọc cho học sinh.
	Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết tập đọc và khắc phục những nguyên nhân tồn tại nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, biện pháp nội dung cụ thể như sau:
	1. Một số công việc cụ thể của giáo vên và học sinh.
	a. Đối với giáo viên
	Trước hết muốn rèn luyện cho học sinh đọc thành tiếng đúng thì giáo viên phải đọc hay (đọc diễn cảm). Để đạt được yêu cầu trên thì giáo viên phải rèn luyện bản thân mình đọc đúng đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn. Trước khi soan bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn đó. Dành quỹ thời gian cho việc soan bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của thầy trò ở từng đoạn bài. Thầy phải chú ý đến khâu rèn đọc cho học sinh, chú ý đến đối tượng học sinh đọc kém. Giáo viên phải nên sửa, rèn dứt điểm cho học sinh phát âm sai ở từng cặp phụ âm mà em đó hay phát âm sai hoặc đọc chưa đúng.
	Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp đối với đối tượng của lớp mình.
	Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
	Chú ý đến yêu cầu của phân môn tập đọc. Đó là rèn đọc càng nhiều càng tốt.
	b. Đối với các em học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc, hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc ở bất kì ở văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng.
- Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Tham gia đầy đủ các câu lạc bộ thi đọc mà nhà trường tổ chức. Sưu tầm sách báo, truyện để đọc.
	2. Để thực hiện được mục đích yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ tập đọc. Tôi chú ý đến các khâu sau:
	2.1. Rèn phát âm đúng: Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi cho học sinh. Trong giờ tập đọc thầy gọi học sinh khá đọc bài và giao việm vụ cụ thể cho các em khác đọc thầm theo và tìm những tiếng khó đọc, các phụ âm hay đọc sai. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 học sinh phát âm giáo viên chốt lại cuối cùng. Chẳng hạn, các em hay phát âm sai l/n giáo viên nói khi phát âm n đầu lưỡi thẳng (vì đây là âm tắc) l là âm sắc phát âm đầu lưỡi cong lên hoặc tr đầu lưỡi thụt vào, ch để thẳng.
	Ví dụ: Dạy bài: Một chuyên gia máy xúc.
	Tôi chia bài này làm 3 đoạn
	Đoạn 1: Từ đầu ..em dịu
	Đoạn 2 tiếp .. thận mật
	Đoạn 3 còn lại
	Gọi học sinh khá đọc các em khác theo dõi đọc tầm theo tìm tiếng khó hay phát âm sai.
	Cho học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
	Gọi 2,3 học sinh trả lời giáo viên ghi bảng (nổi bật lên, nét giản dị, a – lếch - xây).
	Gọi 2, 3 em đọc, nhận xét cách phát âm đúng hay sai. Gọi học sinh đọc lại (đối với từng tiếng khó đọc). Giáo viên thống nhất cách đọc đúng.
	Do thời gian tiết tập đọc có hạn nên những học sinh phát âm sai tôi sẽ rèn dứt điểm. Đối với phụ âm l/n tôi cho học sinh phát âm như sau:
	Luyện phát âmđúng n trong các từ sau: nóng nực, nuôi nấng, nao núng, nấu nướng.
	Luyện phát âm đúng l trong các từ: lầm lỗi, lấp lánh, lạnh lẽo, lanh lảnh
	Luyện đọc cả l và n : nới lỏng, nức lòng, làm nũng
	Ví dụ: Trong lớp tôi có em A khi đọc còn phát âm sai. Tôi tìm nhiều từ có phụ âm l/n để gọi em phát âm. Gọi em khá đọc trước, em nghe đọc lại, đọc nhiều lần đến khi em đọc đúng. Khi sửa cho em đọc đúng rồi trong các tiết học sau tôi luôn chú ý đến em khi đọc xem em còn mắc lỗi lại nữa không để kịp thời uốn nắn.
	2.2. Rèn đọc đúng
	Đối với lớp 1, 2, 3 viêc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 5 kĩ năng đọc của học sinh đã được nâng cao nhiều, học sinh có thể đọc đạt tới trình đọ chuẩn trong trường hợp nhất định. Do vậy tôi thường gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp với giải từ. Khi các em đọc tôi kết hợp khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo.
	Dùng lời nói kết hợp chữ viết kí hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cắt ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp. Mỗi đoô¹ngị 2, 3 học sinh đọc. Gọi học sinh nhận xét bạn đọc và đọc lại chú ý cách đọc ngắt nghỉ những cụm từ trong những câu văn dài bài văn xuôi.
	Ví dụ: Bài: Một chuyên gia máy xúc
	Có câu dài: Thế là A – lếch – xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lây bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.//
	Sau khi học sinh phát hiện câu dài, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ. Gọi 2, 3 học sinh đọc. Các em nhận xét bạn ngắt nghỉ hơi đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau với những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại, học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.
	Đối với các em đọc yếu tôi chú ý cho các em đọc nhiều hơn. Hôm nay đọc một câu, ngày mai đọc hai câu và tăng dần số câu. Các em khác chú ý nghe và nhận xét bạn đọc. Nếu bạn đọc sai tiếp tục cho học sinh đó đọc.
	Trongkhi đọc nối tiếp đoạn , kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời hiểu những từ được chú thích trong bài để học sinh hiểu được nghĩa của từ.
	Bài: “ Một chuyên gia máy xúc”.
Khi đọc đoạn 1 có từ mới tôi đặt câu hỏi: Qua đoạn vừa đọc em hiểu: “ Công trường là gì?”
	Học sinh trả lời: Nơi tập trung người, dụng cụ, máy móc để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác.
+ Hoặc em hiểu: Hòa sắc là thế nào? (Sự phối hợp màu sắc)
- Đặc biệt với các từ ở địa phương khác, giáo viên cần cho các em hiểu từ đó ở địa phương minh có nghĩa là gì.
	Trong phần rèn đọc đúng này, tôi tổ chức cho các em đọc cá nhân, đọc trong nhóm, luyện đọc theo cặp, đọc trước lớp (Đọc cho bạn nghe và ngược lại) nhận xét bạn đọc và sửa nếu bạn đọc sai. Đối với những em đọc kém tôi nhẹ nhàng gọi đọc lại để sửa, động viên khuyến khích kịp thời để các em tự tin hơn và không chán nản, mặc cảm. Tôi luôn dùng những từ nhẹ nhàng để các em có ý thức tự đọc để vươn lên. Ngoài ra, tôi cho các em đọc tốt kèm những em đọc yếu. Trong khi luyện đọc ở lớp như vậy việc luyện đọc nhóm, đọc theo cặp đạt kết quả cao hơn.
* Đối với các bài thơ: Đọc đúng trong bài thơ không những phải biết ngắt nghỉ theo nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ, khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4 hay 4/4. gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng để học sinh nói cách ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất.
	Ví dụ: Bài: Hành trình của bầy ong
	Gọi học sinh đọc, nhận xét đọc lại và thống nhất cách ngắt nhịp 4/2 hay 3/5.
Chắt trong vị ngọt/ mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.
	Ngoài ra không những tôi luyện đọc cho học sinh đọc ngắt nghỉ đúng nhịp thơ tôi còn rèn cho học sinh biết đọc vắt dòng đúng.
	VD: Bài : Hành trình của bầy ong
	Bầy ong giữ hộ cho người. Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
	2.3. Rèn đọc thầm: Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc tầm với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn. 
	Hướng dẫn học sinh đọc thầm tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi, hay để ghi nhớ, học thuộc).
	Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho học sinh. Cách thực hiện biên pháp này là từng bước rút ngắn thời gian đọc của học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ thông thường tôi sử dụng đọc thầm cho học sinh tìm bài văn có mây đoạn hoặc đọc thầm để suy nghĩ trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.
	Khi đọc thầm giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ thể, nhằm định hướng việc đọc – hiểu.
	VD: Trong bài: Một chuyên gia máy xúc
	Học sinh đọc thầm 1 đoạn trả lời câu hỏi:
	Hỏi: Anh Thuỷ gặp A - lếch – xây ở đâu?
	Hs: Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng.
	Gọi học sinh trả lời, bạn nhận xét bổ xung, giáo viên chốt lại.
	Đọc kết hợp giảng:
	Đọc kết hợp với tìm hiểu nội dung nghệ thuật của văn bản trau dồi kĩ năng đọc hiểu, nắm bắt thông tin bước đầu qua đọc,các em cảm thụ được cái hay,cái đẹp của bài văn, bài thơ để tạo điều kiện cho các em đọc diễn cảm cả bài.
	2.4. Rèn đọc diễn cảm, đọc hay. Đối với học sinh lớp 5. Yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là một yêu cầu quan trọng nên phải dành thời gian thích hợp.
* Đối với văn bản nghệ thuật , các văn bản xuôi
	Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm,thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp với tính cách nhân vật trong bài văn (bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng phụ gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc.
	VD: Bài: Bầm ơi
	Gọi 2, 3 em đọc cho học sinh nhận xét, giọng đọc bài thơ như thế nào? Bạn đọc đúng chưa (giọng trầm lắng tha thiết) Em đọc lại 2 câu mở đầu : Ai về thăm mẹ quê ta / Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.
	Hỏi: Bạn đọc đúng chưa? Độc với giọng như thế nào? (Với giọng nhẹ trầm, nghỉ hơi dài khi kết thúc câu).
	Nhấn giọng ở đoạn theo cách ngân dài hơi hơn ở những từ ngữ khẳng định hoặc mang rõ sắc thái cảm xúc. Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm.
	Trong khi đọc tôi hướng dẫn đọc đúng đối với những câu văn sau dấu chấm lửng, ngắt nghỉ thế nào? Đối với câu cảm, câu thán, câu hỏi trong bài cần đọc như thế nào mới đúng?.
	Khi đọc các bài thơ, bài văn có các câu hỏi, câu kể, câu cảm. Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lọ được cảm xúc từng nhân vật của tác giả.
	Tôi hướng dẫn các em phải cần đọc ngữ điệu khi dọc câu hỏi như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu nếu học sinh đọc chưa hay giáo viên có thể đọc mẫu cho học sinh nghe giọng đọc của cô để tự điều chỉnh giọng đọc của mình.
	Để các em đọc tốt các em phải tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh.
	VD: Khi đọc bài “ Hạt gạo làng ta” cuối giờ học các em hát cho các em nghe bài hát Hạt gạo làng ta mà đã được phổ nhạc.
* Đối với văn bản phi nghệ thuật
Hướng dẫn học sinh đọc, xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin co bản giúp nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trong hay trong văn bản. 
Đọc diễm cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản. 
Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi biết bài văn bài thơ đó.
Tôi thấy tổ chức cho học sinh thi đọc theo cặp, theo nhóm, mỗi nhóm cử một bạn lên thi đọc. Đối với bài: có người dẫn chuyện các nhân vật trong truyện cho học sinh đóng vai và đọc theo lời nhân vật và người dẫn chuyện, gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám khảo nghe, chấm, nhận xét xem bạn nào, nhóm nào đọc hay. Giáo viên cùng cả lớp động viên khuyên khích học sinh đọc tốt để các em đọc tốt hơn.
Đối với thời gian của một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà đối tượng học sinh gồm: giỏi, khá, trung bình, yếu ngoài chức năng chủ yếu là đọc – luyện đọc là chính ở trong cả quá trình tiết học. Học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Trong giờ học tôi tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, tôi đã nắm chắc từng đối tượng học sinh. Tôi đã chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh yếu. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng đọc đúng, ngắt nghỉ đúng ở câu dài tiến tới rèn đọc diễn cảm.
Ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học rèn dứt điểm cho những học sinh phát âm sai, rèn cho học sinh đọc chưa đúng ngắt nghỉ. Tôi cho đọc 1, 2 câu rồi tăng dần 3, 4 câu tới một đoạn, 2 đoạn rồi cả bài. Rèn đọc cho học sinh phải kiên trì thường xuyên thì kết quả sẽ nâng cao rõ rệt. Rèn cho học sinh đọc đúng đọc hay cho học sinh phải đạt được các yêu cầu.
	Đọc phát âm đúng, phát âm không lẫn loan.
	Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa cụm từ, ở những câu dài.
	Đọc to rõ ràng lưu loát.
	Đọc ngắt nhịp đúng các nhịp thơ.
Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái giọng đọc phù hợp với văn cảnh và lời nhân vật
 Kết quả.
	Qua những năm áp dụng phương pháp giảng dạy Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5 qua tiết tập đọc. Tôi tiến hành khảo sát lần 2 cũng ở lớp tôi chủ nhiệm. Tôi thấy tỉ lệ học sinh tôi đã có nhiều chuyển biến so với khảo sát lần 1. Cụ thể kết quả như sau: 
Năm học
Lớp
Số HS
Đọc phát âm sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2008 - 2009
51
45
5
11.12
10
22.22
20
44.44
10
22.22
	Qua kết quả trên cho thấy chất lượng của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, số học sinh phát âm sai giảm nhiều. Số học sinh đọc đúng, đọc hay tăng lên.
	Để có kết quả trên trong mỗi giờ dạy tập đọc các biên pháp mà tôi đã trình bày ở trên giúp chất lượng dạy học tập đọc giáo viên cần tạo lên không khí sôi nổi thi đua động viên kịp thời để học sinh tự tin hơn, phấn khởi hơn với kết quả rèn luyện của mình.
PHẦN 3. PHẦN KẾT THÚC
Muốn nâng cao chất lượng hiệu quả của các giờ dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay bước đầu cảm thụ được cái hạy, cái đẹp trong bài văn, bài thơ thì khâu luyện đọc – rèn đọc đúng có vai trò rất quan trọng. Học sinh có đọc đúng mới hiểu đúng nội dung, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để làm tốt việc rèn đọc cho học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc người giáo viên phải làm tôt những việc sau:
- Mỗi giáo viên phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, say sưa yêu nghề, yêu trẻ, yêu trường lớp. 
- Phải luôn nghiên cứu tìm hiểu về nội dung kiến thức, phương pháp bộ môn, nắm chắc hệ thống chương trình. Người giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, luôn cập nhật những thông tin, những đổi mới về phương pháp giảng dạy.
- Giáo phải nhận thức đúng vai trò chức năng ở phân môn Tập đọc. Trước hết giáo viên phải rèn cho mình đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm mọi bài tập đọc trong cấp học nói chung, các bài tập đọc lớp 5 nói riêng. Phải đầu từ quỹ thời gian cho khâu chuẩn bị bài, xây dựng tổ chức các hoạt động cho học sinh trên lớp học.
- Giáo viên phải kiên trì, thường xuyên rèn cho học sinh theo các bước:
+ Luyện học sinh phát âm đúng các phụ âm khó đọc, hay sai.
+ Luyện đọc đúng các cụm từ, ngắt nghỉ đúng.
+ Ngắt nghỉ đúng ở các câu văn, khổ thơ.
+ Luyện đọc mức độ từ thấp đến cao với học sinh yếu.
+ Luyện cho học sinh biết lên giọng, hạ giọng, nhấn giọng ở câu văn, thể hiện tính cách nhân vật hoặc giọng vui, buồn trong các văn bản với giọng đọc, ngữ điệu, tốc độ đọc, âm sắc, nhằm diễn tả đúng nội dung bài.
+ Đối với những học sinh đọc sai, rèn dứt điểm ở tiết học.
+ Nhiều học sinh được tham gia đọc, nhận xét bạn đọc.
- Luôn động viên khích lệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Lop 5C 20112012.doc