Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “Nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo những tri thức cần thiết để mọi người ra nhập cuộc sống xã hội, kinh tế, theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước”. Do đó ngày nay sự nghiệp giáo dục được Đảng, Chính phủ và toàn dân đặc biệt quan tâm, thúc đẩy. Trong đó ngành giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước, để theo kịp đà đổi mới và phát triển mạnh mẽ của đất nước, của nhân loại thì cần phải có những con người có trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, sức khoẻ, đạo đức, làm chủ được vận mệnh của mình và đất nước.
Trước nhiệm vụ cao cả và yêu cầu phát triển của thời đại, ngành giáo dục trong những năm gần đây đã liên tục chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Thể hiện rất rõ qua các năm cải cách giáo dục. Qua đó đã đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học trong các bậc học. Phương pháp dạy học mới chú ý đến vai trò của người học. Người giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh, qua đó phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh, thực hiện phương châm giáo dục tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Chính vì vậy là người giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4 ngay từ đầu năm học được tham dự các lớp tập huấn của Sở giáo dục, của chuyên môn Phòng giáo dục, Ban giám hiệu, chuyên mônm nhà trường đã hướng dẫn, chỉ đạo rất sát xao về nhiệm vụ của năm học. Cùng với việc nắm vững nhiệmvụ của năm học thì việc xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của mỗi môn học cũng là yếu tố hết sức cần thiêt của người thầy. Bởi có xác định được rõ mục đích, yêu cầu thì mới có hướng để thực hiện, đi sâu vào nâng cao hiệu quả của giờ học. Ơ đây tôi thực sự quan tâm đến vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là công cụ mà chỉ những người người biết chữ mới có. Thông qua đọc mà các em tiếp xúc với các môn khác một cách dễ dàng. Nhờ có đọc mà các em tiếp xúc trau dồi những kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống và rèn luyện kĩ năng: đọc, nói, viết, giáo dục tình cảm, mỹ cảm, phát triển năng lực trí tuệ, khả năng tư duy Do tầm quan trọng của phân môn nên trong quá trình dạy học, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là phương pháp giảng dạy như thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất và thực sự phát triển tư duy, chủ động, sáng tạo thì quả là không đơn giản.
Trong giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, trăn trở: “Làm thế nào để học sinh đọc thành tiếng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm và hiểu văn bản? Làm sao giờ đọc phải thật sôi nổi, nề nếp, các em tự giác học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức và là nhân vật trung tâm trong giờ học.
Bản sáng kiến này chỉ xin đề cập đến một vấn đề nhỏ trong phạn vi rộng lớn của chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, đó là một số kinh nghiệm về rèn đọc cho học sinh lớp 4 . Khối lớp bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy, trên tinh thần quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh theo phương pháp giảng dạy mới.
I - đặt vấn đề: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “Nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo những tri thức cần thiết để mọi người ra nhập cuộc sống xã hội, kinh tế, theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển của đất nước”. Do đó ngày nay sự nghiệp giáo dục được Đảng, Chính phủ và toàn dân đặc biệt quan tâm, thúc đẩy. Trong đó ngành giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước, để theo kịp đà đổi mới và phát triển mạnh mẽ của đất nước, của nhân loại thì cần phải có những con người có trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, sức khoẻ, đạo đức, làm chủ được vận mệnh của mình và đất nước. Trước nhiệm vụ cao cả và yêu cầu phát triển của thời đại, ngành giáo dục trong những năm gần đây đã liên tục chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Thể hiện rất rõ qua các năm cải cách giáo dục. Qua đó đã đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học trong các bậc học. Phương pháp dạy học mới chú ý đến vai trò của người học. Người giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh, qua đó phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh, thực hiện phương châm giáo dục tích cực hoá hoạt động của học sinh. Chính vì vậy là người giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4 ngay từ đầu năm học được tham dự các lớp tập huấn của Sở giáo dục, của chuyên môn Phòng giáo dục, Ban giám hiệu, chuyên mônm nhà trường đã hướng dẫn, chỉ đạo rất sát xao về nhiệm vụ của năm học. Cùng với việc nắm vững nhiệmvụ của năm học thì việc xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của mỗi môn học cũng là yếu tố hết sức cần thiêt của người thầy. Bởi có xác định được rõ mục đích, yêu cầu thì mới có hướng để thực hiện, đi sâu vào nâng cao hiệu quả của giờ học. Ơ đây tôi thực sự quan tâm đến vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là công cụ mà chỉ những người người biết chữ mới có. Thông qua đọc mà các em tiếp xúc với các môn khác một cách dễ dàng. Nhờ có đọc mà các em tiếp xúc trau dồi những kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống và rèn luyện kĩ năng: đọc, nói, viết, giáo dục tình cảm, mỹ cảm, phát triển năng lực trí tuệ, khả năng tư duy Do tầm quan trọng của phân môn nên trong quá trình dạy học, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là phương pháp giảng dạy như thế nào để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất và thực sự phát triển tư duy, chủ động, sáng tạo thì quả là không đơn giản. Trong giảng dạy tôi luôn suy nghĩ, trăn trở: “Làm thế nào để học sinh đọc thành tiếng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm và hiểu văn bản? Làm sao giờ đọc phải thật sôi nổi, nề nếp, các em tự giác học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức và là nhân vật trung tâm trong giờ học. Bản sáng kiến này chỉ xin đề cập đến một vấn đề nhỏ trong phạn vi rộng lớn của chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, đó là một số kinh nghiệm về rèn đọc cho học sinh lớp 4 . Khối lớp bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy, trên tinh thần quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh theo phương pháp giảng dạy mới. II- Nội dung A- Cơ sở đề xuất sáng kiến. 1/Cơ sở lý luận: Môn Tập đọc là môn học có tính chất khởi đầu nhằm cung cấp cho học sinh một món ăn tổng hợp đó là: * Về kiến thức: Bao gồm kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống. Tuy nó cung cấp kiến thức nhiều mặt cho các em như vậy song ta không nên quan niệm rằng đây là môn học nặng về lý thuyết. Trái lại, đây là môn học luyện tập thực hành, giúp các em đọc tốt, đọc hiểu, đọc hay. * Về tình cảm, mỹ cảm: Qua môn học giáo dục các em tình cảm như yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, bạn bè Thêm yêu đất nước, yêu cuộc sống, con người. Ngoài ra còn biết yêu Đảng, yêu Bác, yêu cái đẹp Có thể nói rằng: Môn tập đọc là con thuyền chở kiến thức khoa, sử, địa, đạo dức đén với học sinh. 2/Cơ sở thực tiễn: Đối tượng học sinh là con em nông thôn thì việc quan tâm đến việc học tập của các em nói chung, việc rèn đọc cho con cái họ nói riêng rất hạn chế. Thông qua thực tế giảng dạy tôi thấy dạy tập đọc không chỉ truyền đạt nội dung trong sách giáo khoa mà việc rèn cho các em có thói quen đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy mới là cốt lõi của giờ đọc. Có như vậy các em mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ văn của các tác phẩm nghệ thuật khác. Thực tế những em đọc tốt thường rất thích đọc truyện, sách, báo và ham học tất cả các môn học khác. Trái lại, những em đọc ngắc ngứ, ê a thì rất sợ đọc và thường là học yếu tất cả các môn. Bởi vậy tôi luôn chú trọng khâu rèn đọc trong giờ tập đọc và tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: B - Triển khai 1/Khảo sát chất lượng đầu năm: Tổng số học sinh Đọc đúng chính tả Đọc thành tiếng Đọc diễn cảm Ngắt nghỉ hơi Chưa đọc đúng Chưa diễn cảm 18 5 4 9 2/Biện pháp thực hiện. a/ Hướng dẫn đọc thành tiếng. Trước tiên tôi quan tâm đến việc đọc mẫu của giáo viên. Muốn luyện cho học sinh đọc tốt thì người thầy phải đọc chuẩn, đọc hay, có giọng đọc thu hút được học sinh, kích thích sự chú ý của các em ngay từ đầu giờ học. Trong khi các em đọc cá nhân nên nhắc nhở các em đọc rõ ràng từng tiếng, tuyệt đối không đọc ê a kéo dài, kéo liền tiếng này sang tiếng khác. Ba tuần đầu tôi tập trung luyện đọc thành tiếng, chỉ ba tuần chấm dứt được kiểu đọc ê a. 2/ Hướng dẫn đọc đúng chính tả, ngắt nghỉ chính xác Đọc đúng chính tả sẽ giúp các em mạnh dạn hơn khi thể hiện văn bản. Giúp các em hàng ngày càng yêu thích môn học. Song ở lớp còn có một số em do thói quen từ nhỏ, do ảnh hưởng của tiếng địa phương đọc sai phụ âm đầu : (l/n ; v/d ;ch/tr), đọc ngọng vần (ang/âng), đọc không đúng dấu thanh (?/~) Ví dụ : Ngả lưng Ngạ lưng Chiến sĩ Chiến sí Những đối tượng này trong giờ học được chú ý, thường xuyên được đọc nhiều hơn. Chọn những đối tượng đọc tốt ở lớp phát âm để cho bạn sửa, bạn làm theo. Theo cách này các em đọc ngọng dễ dàng sửa cách đọc của mình hơn. Tìm trong bài những từ khó đọc, dễ lẫn? – Khi các em đã tìm được, tôi ghi lại các từ đó ở bảng lớp, gọi một em đọc chuẩn đọc toàn bộ các từ đó (to, rõ ràng) sau đó gọi các em đọc còn sai, nhầm lẫn nhiều lần. Ví dụ: Khẩn khoản, lối nào, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lẽo Học ở lớp chưa đủ, tôi thường xuyên nhắc nhở các em luyện đọc ở nhà. Đối với các em đọc quá yếu không thể đọc đúng ngay tại lớp, tôi yêu cầu đánh dấu bằng bút chì vào ngay sách giáo khoa để về nhà đọc lại, giờ học sau giáo viên kiểm tra ngay. Nếu giờ đọc sau em đó vẫn cứ đọc sai tôi chọn bạn phát âm chuẩn kèm thêm sau giờ học. Luyện đọc trên lớp, luyện đọc ở nhà, luyện cho các em ở cả trong các giờ học khác như giờ chính tả. giơ ftập làm văn, thậm chí cả trong lúc trò chuyện (giờ giải lao) . Ngoài ra kết hợp cùng cha mẹ giúp đỡ thêm, sau một thời gian 4 tuần các em đều phát âm đúng, rõ ràng (trừ có một em không đọc được vì bị dị tật về bộ máy phát âm). Sau khi các em đã đọc đúng, tôi rèn cho học sinh đọc ngắt nghỉ hơi, đọc đúng nhịp điệu bởi có đọc đúng, đọc tốt thì mới tạo đà cho việc đọc diễn cảm. Hướng dẫn tỉ mỉ : Ngắt hơi sau các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm lửng, nghỉ hơi sau dấu chấm) Ví dụ : Trong bài Ông ngoại có câu: “Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên/ âm vang mãi/ trong đời đi học của tôi sau này” Với câu này khi luyện đọc cho các em, tôi đã chép sẵn ở bảng phụ. Tôi đọc trước cho học sinh theo dõi để phát hiện cách đọc, cách ngắt nghỉ hơi, sau đó các em luyện đọc. Cũng có khi có những câu khác, học sinh lại tự đọc, tự phát hiện sau đó đi đến thống nhất chung. Các biện pháp đó được áp dụng linh hoạt, tuỳ từng câu, từng đoạn, từng bài. Ơ những bài học khác, khi gặp các câu dài, khó đọc, cô - trò cùng tiến hành tương tự như vậy, kết quả đọc ngắt nghỉ của học sinh tiến bộ rõ rệt. Đối với các bài thơ thì lại hướng dẫn các em ngắt nghỉ trong mỗi dòng thơ, bởi vì trong cùng một bài thơ, nhịp thơ có khi thống nhất, có khi lại thay đổi. Cùng là thể thơ 5 tiếng mà mỗi dòng thơ lại có sự ngắt nhịp khác nhau, bởi khi luyện đọc tôi cho học sinh đọc thầm, sau đó nêu cách đọc của mình cho hợp lí nhất (dòng 1 đọc liền mạch, dòng 2 nhịp 2/3, dòng 3 đọc nhịp 1/4,), sau đó cho học sinh luyện đọc. Còn đối với thể thơ lục bát thì việc luyện đọc cũng cần chi tiết, cụ thể. Bởi vì thể thơ thơ này luôn có sự thay đỏi về nhịp thơ. Cụ thể câu 6 tiếng ngắt nhịp : 2/2/2 ; 2/ ; 4/2 ; Ví dụ: Công cha / như núi Thái Sơn Bầu ơi / thương lấy bí cùng Những ngoi sao thức / ngoài kia 3/ Luyện đọc thầm, đọc hiểu, đọc phân vai. Trong giờ đọc giáo viên yêu cầu đọc thầm, một số em chưa có sức tập trung cao để đọc bài. Thường các em đọc bỏ sót từ, bỏ dòng hoặc đọc có tính chiếu lệ. Bởi vậy, để hạn chế các nhược điểm trên tôi đã tiến hành hai lần đọc thầm. Lần thứ nhất đọc thầm (đoạn, khổ thơ) có ấn định thời gian. Lần thứ hai có định hướng nội dung cần tìm để học sinh phấn khích chú ý vào yếu tố cần thiết bài học. Định hướng này có tác dụng kích thích nhu cầu đọc thầm thường là các câu hỏi nhỏ về một khía cạnh của nội dung bài. Ngoài hai hình thức trên tôi còn có biện pháp yêu cầu bất kì học sinh nào đang đọc thầm, đọc to một câu mình đang đọc thầm đến. Làm như vậy cũng có tác dụng, các em sẽ không đọc lướt, hoặc di chuyển mắt mà không đọc thầm. Thường xuyên kiểm tra việc đọc thầm của từng cá nhân trong lớp trong giờ đọc, nhất là trong giờ đọc thuộc lòng. Tôi hướng dẫn các em đọc nhẩm, đọc thầm, đọc thuộc bài trên cơ sở nắm vững mặt chữ (tránh thuộc vẹt, thuộc truyền khẩu), cách đọc mau nhớ, chóng thuộc đó là nhớ “máy móc” câu – chữ đầu nội dung đoạn bài Trong giờ học, khi một em được chỉ định đọc to, đồng thời tôi yêu cầu các em còn lại nhất thiết phải theo dõi đọc thầm. Như vậy, một giờ học theo lối phân vai. Trong thực tế hàng ngày giảng dạy bài đọc có nhân vật, học sinh rất hứng thú học. Với loại bài này tôi cho học sinh thấy rõ đâu là lời của tác giả, đâu là lời của nhân vật : Ví dụ: Bài đầu tiên trong chủ điểm: Những người quả cảm với bài đọc Ga - vrốt ngoài chiến luỹ tôi hướng dẫn rất cụ thể , các em diễn xuất cũng rất đạt. Tiếp đến các giờ đọc sau có nhân vật, các em học rất sôi nổi, giờ học đem lại hiệu quả rất cao, rất phấn khởi. Trong lúc đọc phân vai cũng cần thể hiện giọng điệu cho phù hợp, cũng trong một bài đọc cùng là lời củ người dẫn truyện mà mỗi đoạn lại thể hiện giọng điệu khác nhau. Thông qua cách rèn đọc phân vai tôi có thêm cơ hội để rèn đọc hiểu, đọc diễn cảm (đối với học sinh khá). Ngoài ra việc đọc cá nhân cũng là một vấn đề tôi rất coi trọng. Trong một giờ đọc thường có từ 18 - 20 em được đọc cá nhân. Thông qua đọc cá nhân, giáo viên mới nắm bắt được kịp thời mức độ tiến bộ của học sinh, để khuyến khích kịp thời hay mức độ chậm tiến của các em để có biện pháp uốn nắn, bồi dưỡng. Ngoài những biện pháp rèn đọc ở trên, tôi còn thường xuyên giao bài tập về nhà đó là: - Đọc lại bài học 2 - 3 lần - Đọc trước bài hôm sau 2 lần - Tích cực đọc báo Thiếu nhi - Đọc truyện về Đảng, Bác - Đọc sách ca ngợi cảnh đẹp quê hương, mái trường, gia đình, bè bạn. - Thi đua học tốt. Khuyến khích các em tích cực luyện đọc mọi nơi, mọi lúc, không nhất thiết chỉ giờ đọc mới luyện, mới rèn mà kể cả (ở nhà, ở trường, giờ ra chơi, trong các môn học khác như: Toán, chính tả, luyện từ & câu, các môn tự nhiên - xã hội, giờ học hát), đều được cô - trò lồng ghép một cách linh hoạt. Chính nhờ có các biện pháp vận dụng trên đây, qua một năm học chất lượng đọc của lớp đã đạt được kết quả rất cao. Cụ thể như sau: Sĩ số học sinh của lớp Đọc thành tiếng, đọc hiểu (phân vai) Ngắt nghỉ đúng rõ ràng, lưu loát đọc ngắc ngứ, ngắt nghỉ chưa đúng 18 8 8 1 3/ Kết quả * Ưu điểm: Qua những kinh nghiệm vận dụng vào luyện đọc cho thấy: + Số lượng học sinh đọc tốt tăng lên rất rõ rệt kể từ tuần thứ 4. + Học sinh rất yêu thích môn học, thích được đọc mẫu, đọc thể hiện, thích được nhận xét, phát hiện bạn đọc và nêu cách đọc của mình. * Tồn tại: Vẫn còn học sinh đọc yếu, một số em đọc rất rụt rè, nhút nhát, đọc bé (lí nhí) c- Bài học rút ra a)Học sinh: - Chăm chỉ, chịu khó, có ý thức kỉ luật tốt. - Tích cực chủ động trong giờ học - Luyện đọc kết hợp với hiểu nội dung bài - Có ý thức rèn đọc trong mọi tiết học. Giáo viên: - Nắm chắc phương pháp dạy tập đọc.Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, phương pháp đối với mỗi bài, mỗi đói tượng. - Nắm vững mục đích, yêu cầu bài đọc. - Hệ thống câu hỏi phải chặt chẽ, sát đói tượng học sinh. - Tránh nói nhiều, viết nhiều khi mà học sinh lớp còn đọc yếu. - Tập trung vào rèn đọc câu, đoạn. - Sửa cách đọc cho học sinh tận tình, chu đáo. - Đọc của giáo viên phải chuẩn mực. - Năng động, sáng tạo, chịu khó học hỏi, tìm tòi. d- kiến nghị- đề xuất - Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học. - Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên. - Tài liệu tham khảo phục vụ cho môn tiếng Việt. Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn đọc cho học sinh lớp 4 bậc Tiểu học trong năm học đầu của đỏi mới phương pháp giảng dạy. Luyện đọc cho học sinh có rất nhiều cách khác nhau, tôi sẽ tiếp tục thông qua thực tế giảng dạy, phát hiện, tìm ra các biện pháp hữu hiệu hơn nữa để vận dụng vào giờ học đạt kết quả cao hơn. tôi mong ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, chuyên môn tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi. Tôi xin chân thành cám ơn. Đú Sáng, ngày 7 tháng 4 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc
Tài liệu đính kèm: