Tôi biết rằng dạy cho trẻ em buổi đầu vào lớp 1, học môn Tiếng Việt luôn luôn là một thử thách đối với mỗi thầy, cô giáo. Sau khi kết thúc giai đoạn học âm và vần học sinh chuyển sang một giai đoạn mới đó là vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được ở giai đoạn trước để học tốt phần tập đọc. Thông qua tiết dạy tập đọc giáo viên cần hình thành cho học sinh 4 kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết vì có được những kĩ năng này thì học sinh mới có công cụ để học tập các môn học khác trong nhà trường và là công cụ chiếm lĩnh tri thức nó cũng là cơ sở nền móng cho những lớp sau này chính vì vậy tôi luôn trú trọng rèn những kĩ năng này cho học sinh.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------&--------- Sơ yếu lý lịch Họ và tên : Đỗ Thị Thuỷ Ngày sinh: 02 - 3 -1971 Quê quán: Thái Phương - Hưng Hà - Thái Bình Trú quán: Tiến Đức - Hưng Hà - Thái Bình Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Thái Bình Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tiến Đức - Hưng Hà - Thái Bình Sáng kiến Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 1 I. Lý do chọn đề tài: Tôi biết rằng dạy cho trẻ em buổi đầu vào lớp 1, học môn Tiếng Việt luôn luôn là một thử thách đối với mỗi thầy, cô giáo. Sau khi kết thúc giai đoạn học âm và vần học sinh chuyển sang một giai đoạn mới đó là vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được ở giai đoạn trước để học tốt phần tập đọc. Thông qua tiết dạy tập đọc giáo viên cần hình thành cho học sinh 4 kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết vì có được những kĩ năng này thì học sinh mới có công cụ để học tập các môn học khác trong nhà trường và là công cụ chiếm lĩnh tri thức nó cũng là cơ sở nền móng cho những lớp sau này chính vì vậy tôi luôn trú trọng rèn những kĩ năng này cho học sinh. II. Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức một cách chủ động còn giáo viên là người tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn học sinh tìm rả vấn đề tự giải quyết vấn đề và giáo viên chỉ giải quyết vấn đề khi cần thiết. Để thực hiện được điều này với học sinh lớp 1 thì việc dạy thế nào dạy ra sao để các em đọc tốt tiếng mẹ đẻ chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau: III. Quá trình triển khai và thực hiện: Để bài dạy đạt hiệu quả tốt tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung bài xác định rõ yêu cầu và nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt của tiết học. - Chuẩn bị hình thức tổ chức lớp học. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ, vật thật, phấn màu Trong phân môn dạy tập đọc tôi nhận thấy việc rèn đọc cho học sinh chiếm một vị chí rất quan trọng. Để hình thành kĩ năng này trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh ngay từ những buổi đầu đến lớp 1 cách cầm sách khi đọc. Giáo viên có giọng đọc mẫu chuẩn. Sử dụng sách giáo khoa ngay từ tiết 1 để khai thác tranh minh họa giúp học sinh làm quen với sách cá thể hoá việc đọc khi yêu cầu các em đọc thầm, đọc thành tiếng. Để hình thành kĩ năng đọc tốt cho học sinh tôi đã cho học sinh luyện tập từ khâu phát âm đúng các tiếng, đọc được liền từ, cụm từ rồi đọc đúng câu, đoạn, toàn bài và nâng dần bước đầu đọc diễn cảm. Hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên liên tục mỗi bài, mỗi tiết. Tránh đọc vẹt: sau khi đã cho học sinh đọc bài tôi cho các em đọc đảo trật tự từ, câu trong bài đặc biệt là các em có kĩ năng đọc kém cần rèn theo cách đọc này nhiều hơn. Để mọi học sinh đều được đọc, đọc nhiều khi đọc trong câu hoặc đoạn ngắn tôi chỉ định 1 học sinh đầu bàn hoặc đầu dãy đọc sau đó lần lượt trong em đứng lên đọc tiếp nối nhau để tránh lãng phí thời gian. Tuỳ theo từng bài mà khi rèn đọc cho học sinh tôi sử dụng các phương pháp khác nhau tránh nhàm chán luôn gây hứng thú học tập cho các em. Ví dụ: khi dạy bài “Vẽ ngựa” sách giáo khoa trang 61. “Vì bây giờ mẹ mới về” sách giáo khoa trang 88. “Người trồng na” sách giáo khoa trang 142. Khi rèn đọc những bài trên tôi sử dụng phương pháp đóng vai. Khi dạy bài “Mời vào” sách giáo khoa trang 94. “Làm anh” tôi sử dụng hình thức trò chơi đọc tiếp sức. Vậy khi rèn đọc cho học sinh tuỳ từng bài mà tôi sử dụng các hình thức khác nhau nhưng khi đọc cá nhân đọc theo nhóm, trò chơi. Để giúp các em hiểu được nghĩa của các từ thông thường giáo viên cần lưu ý khi dạy đến phần đọc tiếng từ ngữ trong bài tập đọc cần tiến hành những bước sau ví dụ: dạy bài “Đầm sen”. Giáo viên treo bảng phụ có ghi các từ: xanh mát, đài sen, ngan ngát, thanh khiết. Bước 1: giáo viên yêu cầu đọc các từ trên Bước 2: trong các từ trên từ nào em không hiểu? (ngan ngát) Em nào có thể giải nghĩa được từ ngan ngát. Bước 3: giáo viên nhận xét đúng, sai và cho một đáp án chính xác - Đối với những bài học thuộc lòng giáo viên treo bảng phụ có nội dung bài. yêu cầu học sinh nhẩm đọc từng câu. giáo viên xoá dần từ, cụm từ, câu trên bảng phụ để học sinh đọc sau đó học sinh thi đọc thuộc lòng theo nhóm, tổ. Những em chưa thuộc giáo viên yêu cầu về nhà học thuộc để giờ sau kiểm tra. IV. Kết quả đạt được Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1 tôi nhận ra rằng: học sinh lớp 1 bước đầu tới trường tới lớp còn nhiều bỡ ngỡ, ham chơi hơn ham học nên việc dạy cho học sinh đọc thông viết thạo luôn gặp nhiều khó khăn vì thế trong suốt quá trình giảng dạy bản thân tôi mạnh dạn đưa những phương pháp trên áp dụng vào từng tiết học bước đầu có hiệu quả: thực tế trong năm năm gần đây qua các kì kiểm tra học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt luôn đạt 100%: trong đó điểm khá giỏi = 75%. Và đã có nhiều học sinh giỏi cấp trường. Trên đây là một vài sáng kiến mà trong nhiều năm giảng dạy trực tiếp đối với học sinh lớp 1 về phương pháp dạy phân môn tập đọc, bước đầu có nhiều tiến bộ. Tuy đã có nhiều lỗ lực cố gắng nhưng không tránh khỏi hạn chế thiếu sót kính mong các đồng chí, đồng nghiệp, quý các thầy, cô giáo, các đồng chí phụ trách chuyên môn chân thành đóng góp ý kiến sâu sắc của mình giúp tôi hoàn thiện hơn trong phương pháp giảng dạy phân môn tập đọc cho học sinh lớp 1. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của BGH nhà trường Tiến Đức, ngày 20 tháng 11 năm 2010 Người viết sáng kiến Đỗ Thị Thuỷ
Tài liệu đính kèm: