Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy môn Âm nhạc cho học sinh lớp 4 - Phạm Thị Thành

2.1.Nhận thức về vai trò và nhiệm vụ của viêc dạy môn Âm Nhạc :

Âm nhạc là một trong những nội dung nằm trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học và quan trọng hơn, nó là một môn học mang tính đặc thù riêng . Học môn Âm Nhạc giúp học sinh học tập các môn học khác đạt được kết quả cao hơn và cũng giúp cho học sinh thoải mái , tự tin, mạnh dạn trong học tập cũng như khi đứng trước đám đông . Vì là một môn học mang tính đặc thù riêng cho nên để dạy tốt môn học này trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ nghiệp vụ sư phạm , người giáo viên phải có những suy nghĩ, sáng tạo, chủ động tìm tòi những hình thức biện pháp để giảng dạy nội dung các bước sao cho nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn và mang lại hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cao.

Là một giáo viên Âm nhạc tôi nhận thấy mình có nhiệm vụ giúp cho các em có thêm kỹ năng ca hát , kỹ năng thực hành tập đọc nhạc, giúp cho các em nâng cao lòng ham thích nghệ thuật Âm nhạc , xây dựng và hình thành thị hiếu thẩm mỹ Âm nhạc tốt, có thói quen ca hát từ đó tạo nên năng lực nhạy bén trong quá trình tiếp thu sự phát triển về trí tuệ và tình cảm gần gũi thân thiện với tất cả mọi người xung quanh.

Đồng thời người giáo viên cũng có nhiệm vụ chọn ra những em có năng khiếu về âm nhạc để từ đó bồi dưỡng thêm cho các em ngay từ khi còn học tiểu học khi mà khả năng tiếp thu tiếp nhận thêm cái mới của các em còn rất phong phú và rễ ràng.

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1069Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy môn Âm nhạc cho học sinh lớp 4 - Phạm Thị Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ai hết nhận thức rõ điều này . Nhưng chỉ 
có niềm đam mê thực sự với nghề mới giúp chúng ta đem tình yêu Âm nhạc đến với học sinh của mình . đối với học sinh tiểu học là lứa tuôỉ rất nhạy cảm với . cuộc sống các em không thể thiếu bộ môn Nghệ thuật này . Môn Âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp , góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức . Ngoài ra nó giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau mỗi tiết học căng thẳng .
Trong chương trình Âm nhạc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nối riêng thì học hát là nội dung trọng tâm . Đây cũng chính là môn học mà học sinh yêu thích nhất . Học hát có 3 loại (Bài hát thiếu nhi Việt nam . bài dân ca , và bài hát nước ngoài ) 
 Khả năng Âm nhạc của học sinh có sự phát triển rất rõ rệt qua các lứa tuổi . Đối với học sinh lớp 4 biểu hiện về năng lực Âm nhạc của các em rất khác biệt .Mỗi lớp thường có cả những học sinh khá , giỏi , trung bình và yếu .có nhiều học sinh chưa vững về trường độ ,nhưng khả nang gõ đệm lại tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc ..Đa số các em có khả năng hát kết hợp với các hoạt động khác như gõ đệm , vận động trò chơi ,tham gia trò chơi ..Hứng thú và khả năng Âm nhạc của các em không hoàn toàn giống nhau , cảm nhận thẩm mĩ âm nhạc của các em cúng khác biệt ..
 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa Âm nhạc vào chương trình học tập của học sinh Tiểu học là hoàn toàn phù hợp với đường lối chiến lược phát triển con người của Đảng và nhà nước ta . 
 Cũng bởi những lí do nêu trên tôi đã chọn đề tài :
 “ Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho học sinh lớp 4 .”
2.3. Cơ sở thực tế
 Như chúng ta đã biết Bộ môn Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là một hoạt động hấp dẫn không thể thiéu đựoc đối với học sinh tiết học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng . Những lời ca hay những ca từ đẹp , giai điệu phong phú của các bài hát , cùng với sắc thái đa dạng của từng bài đã làm cho tâm hồn của các em thêm mở rộng . Tiếng hát của các em là tiếng nói của tình cảm , là mối dây liên hệ với cộng đồng trong môi trường mới , là phương tiện để các em tự giáo dục . Về mặt sinh lí khi ca hát các em được hít thở sâu hơn từ đó có tác dụng trực tiếp cho sự hô hấp và tuần hoàn , thần kinh được hưng phấn , dây thanh được vận động một cách tự nhiên và từ đó giúp các em có tiếng nói trong trẻo , đẹp đẽ và truyền cảm.
Tuy nhiên cho đến nay trong quan điểm của mọi người vẫn cho rằng giáo dục Âm nhạc trong nhà trường là một môn học phụ không nhất thiết phải học . Họ cho rằng học hát là rất khó , chỉ có những em có năng khiếu có tố chất mới học được . Nhận thức điều đó không đúng , nó sẽ dẫn học sinh của chúng ta tới thụ động trong đời sống Âm nhạc của bản thân . Các em sẽ tự mình hát được những bài hát phổ thông từ đó các em sẽ phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thói quen thích nghe nhạc và hoạt động Âm nhạc .
Sau nhiều năm giảng dạy môn Âm nhạc với hàng trăm lượt dạy các bài hát khác nhau từ lớp 1 cho đến lớp 5, với những kinh nghiệm sư phạm mà Tôi đã tích luỹ được cũng như phương pháp dạy học phù hợp nên việc dạy học môn Âm nhạc của Tôi trở lên nhẹ nhàng và hiệu quả .
3.Phạm vi thời gian thực hiện đề tài:
3.1.Thời gian thực hiện đề tài: ( Từ tháng 9 - 2013 đến tháng 12 - 2014 ).
3.2. Đối tượng nghiên cứu :
 Các phương pháp liên quan đến vấn đề dạy và học mân Âm nhạc lớp 4 tại đơn vị công tác.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
-Sách Âm nhạc lớp 4 
- Một số tài liệu về giáo dục Âm nhạc cho học sinh tiểu học .
Phương pháp dạy và học Âm nhạc trong trường Tiểu học .
3. 4. Kế hoạch nghiên cứu: 
- Thu thập một số tài liệu về phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn Âm nhạc cho học sinh tiểu học .
- Vận dụng những kinh nghiệm cá nhân vào các tiét dạy ở trong trường .
Trao đổi và thảo luận với đồng nghiệp về những kết quả thu được , điều chỉnh các dạy cho phù hợp với tình hình thực tế tại trường.
- Viết báo cáo kinh nghiệm về việc nâng cao chất lượng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 4.
ii. Quá trình thực hiện đề tài
1- Khảo sát thực tế 
 1.1. Lời giới thiệu :
Trong những năm vừa qua nhà trường luôn giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc , đã có rất nhiều sự đổi mới cả về thầy và trò . Các giáo viên trong trường đều được tiếp cận với công nghệ thông tin ,trong các giờ dạy đã có sự ứng dụng của công nghệ thông tin và nó đem lại một hiệu quả rất lớn ( Học sinh tiếp thu bài nhanh, giảm bớt được hoạt động của giáo viên..) . Học sinh của chúng ta cũng rất nhạy bén với sự đổi mới này và tỏ ra rất hứng thú với những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin . Về cơ sở vật chất cũng không ngừng được đổi mới hiện nay nhà trường đã có đầy đủ các phòng học khang trang và các các thiết bị dạy học cần thiết . Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi giúp Thầy và trò nhà trường đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy của mình . Là một thành viên trong nhà trường tôi tự nhận thấy mình cũng phải không ngừng học hỏi và phấn đấu vươn lên , do đó tôi quyết định thực hiện đề tài sáng kiến này . 
1.2 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: 
 Trước khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy các phong trào ca hát ở trường các em học sinh tham gia rất ít và hầu như là các em không mấy hứng thú. Các bài hát mà các em tham gia hầu như rất đơn điệu và khả năng trình diễn và cảm thụ âm nhạc của cac em rất hạn chế . Khi hát không đúng với giai điệu không khớp với đàn Các em không được tự tin khi biểu diễn trước đám đông. Có em khi đứng trước sân khấu run quá hát nhầm bài hoặc có em thì quên lời bài hát cứ đứng ngẩn ra . Về phần kiến thức âm nhạc của các em cũng rất hạn chế , nhất là khả năng nhận biết các nốt nhạc , hình dạng tiết tấu . Do vậy việc học TĐN đối với thầy và trò rất là vất vả.Và cũng vì vậy mà các em không có hứng thú lắm khi học bộ môn Âm nhạc .
 1.3 Các số liệu điều tra khảo sát 
 Ngay từ tuần đầu năm học ,Tôi đã kiểm tra và đánh giá cụ thể học sinh khối 4 như sau . 
Các mức độ yêu cầu 
Kết quả khi chưa áp dụng các phương pháp mới . 
Hát đúng giai điệu lời ca 
65%
Hát kết hợp gõ đệm theo 
( phách , tiết tấu , nhịp ) 
60 %
 Hát và vận động theo nhạc .
55 %
Thuộc tên các bài hát .
50 %
Đọc nhạc kết hợp hát lời ca .
40 %
2 . Những biện pháp thực hiện đề tài 
2.1. Biện pháp 1: Biện pháp trực quan 
Là biện pháp dùng tranh ảnh hay đồ dùng dạy học để học sinh quan sát và thực hiện .Đây là một biện pháp rất quan trọng nó tác động trực tiếp đến hứng thú cũng như khả năng học tập của các .Với phần bài mới ta có thẻ đưa trang ảnh có nội dung bài vào giới thiệu , nó sẽ làm cho các em hào hứng ngay từ đầu tiết học các em sẽ bước vào tiết học một cách thoả mái . 
VD : Tiết 6 
Hoạt động 2 : Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc 
Tôi đưa ra những bức tranh có hình nhạc cụ dân tộc ( đàn nhị , đàn tam , đàn tứ , đàn tì bà ) và hình ảnh tư thế biểu diễn các loại nhạc cụ đó .
Điều này giúp các em được quan sát kỹ và hiểu bài một cách nhanh chóng , nội dung bài được khắc sâu trong tâm trí các em . 
Thông thường thì các đồ dùng được học sinh yêu thích nhất đó là đàn phím điện tử , đài , băng đĩa nhạc , hoặc đầu video .Nay thêm vào đó là tranh ảnh minh hoạ cho bài hát . Khi sử dụng biện pháp này học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Nó không gây cho các em sự căng thẳng ,các em có thể vừa học vừa chơi . Qua đó giúp cho các em phát triển khả năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc qua từng tiết học. 
 Với đặc thù của bộ môn này là môn Nghệ thuật nên ngay khi vào lớp học Tôi tạo cho các em cảm giác thân thiện và gần gũi với mình ,phải làm sao để các em cảm thấy khi học thật thoải mái ( học mà chơi ,chơi mà học ) . 
 Để làm được như vậy khi học hát Tôi cho học sinh xem các băng hình có liên quan đến bài hát . 
 * Ví dụ : Giới thiệu bài . thay vì kiểu giới thiệu truyền thống bằng lời , Tôi đưa hình ảnh nhạc sĩ sáng tác bài hát trên màn hình đồng thời giới thiệu luân 1 bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ . Như vậy các em sẽ nhớ tên tác giả của bài hát hơn . 
 * Ví dụ : Phần nghe hát mẫu 
T hay vì giáo viên cứ hát mẫu kiểu dạy truyền thống . Tôi cho học sinh xem băng hình có biểu diễn bài hát . Hoặc nghe đĩa nhạc . Với phần nhạc đệm hay sẽ giúp các em thấy hứng thú ngay từ đầu giờ học .
* Quá trình dạy hát từng câu – Tôi hát mẫu từng câu sau đó bắt nhịp cho học sinh 
Tôi đặc biệt chú ý đến những chỗ có luyến trong bài hát , thể hiện chính xác các tiếng có luyến để các em nghe và thực hiện tốt trong giờ học .Quá trình này Tôi cũng có thể tuỳ theo sự tiếp thu của từng lớp mà có cách dạy khác nhau .
* Ví dụ : Đối với những lớp khá thì Tôi có thể dùng đàn thay cho việc hát mẫu từng câu điều đó sẽ giúp các em thấy thích thú hơn với cách học mới ,các em sẽ chăm chú học tập và tiếp thu bài tích cực hơn rất nhiều . đồng thời góp phần giúp cho các em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc . .
2.2. Biện pháp 2 : Thực hành 
 Là tiết học mà học sinh sẽ được hát hay đọc nhạc nhiều . Ví dụ ( Trong các tiết ôn bài hát hoặc luyện đọc nhạc ) . Các em được thể hiện khả năng của mình nhiều nhất trước tập thể lớp .Thực hành trong môn âm nhạc là vô cùng quan trọng , nó giúp các em thể tự tin khi biểu diễn trước đám đông. Trong mỗi tiết học khi các em đã thuộc bài , Tôi thường xuyên cho học sinh lên biểu diễn bài hát hoặc bài TĐN vừa học .Tôi cũng có thể thay đổi cách thức biểu diễn hay luyện tập bằng cách lồng ghép các trò chơi. Như trò chơi ( Thử làm ca sĩ .- Nhóm nhạc yêu thích - Bạn hát tôi đàn , soi gương ..) 
.Điều đó khiến cho các em làm quen rần với việc đứng trước đám đông .Đồng thời qua đó Tôi sẽ phát hiện và sửa cho học sinh những chỗ các em còn hát sai ,hát chưa được truyền cảm . Qua đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những em có năng khiếu khả năng phát triển về âm nhạc để bồi dưỡng thêm cho các em , đồng thời cũng tìm ra đựơc những em có năng khiếu đẻ tham gia vào đội văn nghệ của nhà trưòng . 
Trong biện pháp thực hành này Tôi coi trọng việc khuyến khích cũng như khích lên học sinh mỗi khi học sinh lên biểu diễn . Việc động viên kịp thời sẽ làm cho học sinh thấy tự tin hơn và các em sẽ mong muốn mình được thể hiện nhiều hơn , nó giúp cho tiết học thêm phần sôi động và hào hứng .Những phần thưởng ,những trò chơi mới là phần không thể thiếu được để khích lệ cho các em tham gia tích cực và cố gắng ở những tiết sau , có như vậy học sinh mới luôn háo hức chờ đợi đến tiết âm nhạc tới . 
Thực hành tại lớp giúp các bạn học sinh nắm vững được bài , học thuộc bài luôn tại lớp tránh việc về nhà mải chơi quên học bài ..Việc học bài tập đọc nhạc cũng vậy,cần cho học sinh thực hành việc đọc bài luôn tại lớp. Các em sẽ đọc chậm từng câu ngắn để vỡ bài , sau khi các em vỡ bài tốt thì Tôi cho các em đọc đúng giai điệu của từng câu . Cuối cùng Tôi cho các em đọc cả bài và kết hợp hát lời ca. 
Với cách học đó các em sẽ không bị lúng túng khi đọc bài .,các em sẽ thấy tự tin hơn và đọc bài tốt hơn .
2.3.Biện pháp 3 : Giảng dạy liên tục sao cho đảm bảo được tính vừa sức , phù hợp với trình độ học sinh.
 Khi dạy học Tôi chú ý những kiến thức truyền đạt đến cho các em đảm bảo cho các em học tập một cách thoả mái nhất thì Tôi phải xâu chuỗi hệ thống ( dạy từ cái đơn giản đến cái phức tạp, từ dễ đến khó ) có như vậy học sinh mới dễ dàng tiếp thu được .
 Để làm đựoc vấn đề đó Tôi chú ý đến sức học của từng đối tượng học sinh. Nghệ thuật ( không thể nhồi nhét những cái quá khó ) điều đó sẽ làm cho học sinh quá tải không thể tiếp thu được dẫn đến các em cảm thấy chán nản trong việc học .
Đối với các em với từng câu từ cần phải ngắn gọn dễ hiểu ,điều đó sẽ làm cho học sinh quá tải không thể tiếp thu được dẫn đến nhàm chán trong việc học âm nhạc. Đối với học sinh của trường chúng tôi phần đa số các em là con em trong gia đình làm nông nghiệp hoặc bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà.. việc đầu tư nhiều cho các em học hành, tham gia sinh hoạt ở các nhà văn hoá thiếu nhi rất hạn chế hoặc không có. Không thể so sánh với các em ở trường thị trấn hoặc các em có điều kiện . Chính vì vậy cũng không thể đòi hỏi quá cao ở các em.
Nhưng cũng không thể hạ thấp yêu cầu bài dạy . Tôi đã cố gắng tìm mọi cách để động viên tìm ra các trò chơi nhằm động viên khuyến khích các em học tập một cách tích cực nhất. 
Trên thực tế sau mỗi tiết học các em trở về nhà nhưng sự đam mê và hứng thú khi học hát vẫn trào dâng trong các em . Có rất nhiều phụ huynh đã nói với chúng Tôi là con em họ về nhà vui vẻ hơn và hay hát nhiều hơn Điều này càng khẳng định thêm một lần nữa là các em rất yêu bộ môn Âm nhạc và có ý thức tự học . Chính vì vậy kết quả và học tập của các em tốt hơn rất nhiều bởi các em không chỉ học Âm nhạc ở lớp mà học cả khi về nhà .
2.4. Biện pháp 4 : Phát huy sự sáng tạo ,sự tích cực chủ động trong học tập của học sinh.
 Sau khi các em đã học thuộc bài hát hoặc bài tập đọc nhạc thì Tôi hưóng dẫn cho các em biết cách thể hiện bài hát . bình thường các em rất ngại xung phong lên biểu diễn vì sợ khả năng mình làm chưa tốt và ngại với các bạn . Chính vì vậy 
 để làm được việc này người thầy phải hết sức khéo léo , động viên khích lệ các em . Tôi hướng dẫn cho các em cách thể hiện bài hát hoặc bài tập đọc nhạc sau đó cho các em thể hiện theo từng nhóm Tôi tuyên dương các tổ , nhóm làm tốt và động viên những nhóm thể hiện chưa đạt hướng dẫ cụ thể cho các em để các em tự tị và làm tốt hơn , đồng thời Tôi cũng khuyến khích các em có thê tìm ra những cách thể hiện mới theo ý tương của các em , khen thưởng kịp thời có như vậy mới gây được sự hứng thú cho các em. Những ý tường hay Tôi sẽ cho các em khác cùng thực hiện để cho các em học tập lẫn nhau , các em không thể chỉ học từ thầy mà các em còn học từ bè . Tôi yêu cầu các em để chuẩn bị cho tiết học , mỗi em phải chuẩn bị cho mình một vài động tác phụ hoạ hay cách thức biểu diễn bài hát , có như vậy thì tiết học càng sinh động và hiệu quả hơn . 
Một tiết học mà thầy chỉ đóng vai trò chỉ đạo sao cho học sinh hoạt động nhiều nhất . Đó mới là một tiết học thành công.
 Dưới đây là một trong số những bài giảng về phương pháp dạy hát - dạy tập đọc nhạc TĐN mà Tôi áp dụng để truyền đạt cho học sinh trong quá trìng thực hiện đề tài .
Tiết 12 
 Học bài hát : Cò lả 
 Dân ca : Đồng bằng Bắc Bộ 
I Mục tiêu 
- HS hát đúng giai điệu lời ca .
-Tập trình bày bài hát theo cách lĩnh xướng và hoà giọng .
- nQua bài hát giáo dục học sinh biết yêu qíu những làn điệu dân ca .
II Chuẩn bị 
 + Giáo viên : nhạc cụ quen dùng 
 Đài , đĩa nhạc ,thanh phách , máy chiếu.
 + Học sinh : Thanh phách hoặc song loan.
III. Hoạt động dạy học .
a. Hoạt động 1 : Học bài hát Cò lả 
 Dân ca đồng bằng Bắc Bộ 
* Giới thiệu bài .
Tôi cho học sinh xem một đọan video có hình ảnh những đàn cò đang sải cánh trên cánh đồng lúa rập rờn trong buổi chiều . Bên dưói là hình ảnh những bác nông dân Việt Nam đang làm đồng , những con trâu đang thong thả gặm cỏ , xa xa những luỹ tre làng đang đung đưa theo gió 
Tất cả là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam nói chung và của bắc Bộ nói riêng . Chỉ một đoạn video ngắn đã đủ để cho HS hiểu phần nào nội dung của bài học , các em thấy thoải mái khi vào bài học mới .
*. Nghe hát mẫu .
Tôi cho HS nghe nhạc vừa quan sát phần biểu diễn của bài hát qua màn hình máy chiếu ..
Sau khi nghe hát mãu Tôi cho các em nêu cảm nhận khi nghe bài hát ( bài hát có giai điệu vui tươi , trong sáng )
Nó thể hiện tinh thần lạc quan của ngưòi nông dân trong lao động sản xuất 
- Tôi chia bài hát thành 5 câu 
Câu1 : Con cò , cò bay lả lả bay la .
Câu2 : Bay từ, từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng . 
Câu3 : Tình tính tang tang tính tình .
Câu4 : Ơi bạn rằng , ơi bạn ơi rằng có biết biết hay chăng ?
Câu 5 : Rằng có nhớ , nhớ hay chăng . 
* Đọc lời ca . 
 Tôi cho học sinh đọc lời ca kết hợp gõ tiết tấu .( Tôi chỉ định 2 học sinh thực hiện ) trong bài có từ “ cửa phủ “ Tôi giải thích cho các em biết “ phủ “ là đơn vị hành chính ngày xưa tương đương với quận huyện ngày nay .
* Tập hát từng câu .
Tuỳ theo tầm cữ giọng của học sinh mà Tôi dịch giọng xuống cho phù hợp với các em .
-Tôi dùng đàn thực hiện giai điệu của từng câu của bài hát .
Mỗi câu Tôi đàn mẫu 2 lần cho các em nghe và yêu cầu các em nhẩm thầm giai điệu .
Sau đó Tôi bắt nhịp ( 1-2 ) cho học sinh hát hoà cùng tiếng đàn .
Đây là bài hát bắt đầu bằng phách yếu dao vậy khi hát các em kết hợp gõ đệm theo nhịp để tiếng gõ mang tính dàn trải phù hợp với giai điệu .
Mỗi câu hát Tôi cho cat lớp thực hiện 2 lần , sau đó Tôi gọi 1vài em thực hiện cá nhân để tiện sửa kịp thời cho học sinh .
Sau khi thực hiện tốt câu 1 Tôi cho HS thực hiện câu2 theo cách trên cứ như vây đến hết bài .
Với mỗi câu hát Tôi thường nhắc nhở cac em cần chú ý những tiếng có luyến rất tinh tế trong bài nó mang đậm bản sắc dân ca đồng bằng Bắc Bộ .Đó là những tiếng ( lả , la , bay , cửa, ra , cánh , ơi , có , biết , hay , nhớ .)
 đối với những tiếng có luyến trong bài Tôi hát mẫu để hướng dẫn học sinh thể hiện được nét chính của giai điệu .
* Hát nối tiếp .
Cứ sau 2 câu hát Tôi cho các em hát nối tiếp các câu lại với nhau cứ như vậy đén hết bài . . Tôi hướng dẫn cho các em cách lấy hơi , cũng như hát rõ lời ca - hướng dẫn các em hát diễn cảm và sửa cho các em những chỗ các em còn hát chưa đúng .
* Hoàn thiện bài . .
Tôi chọn điệu Regga và âm sác là tiếng sáo và tốc độ 80 . Tôi đệm đàn cho HS hát 
Tập thể 2 lần sau đó tôi cho học sinh thực hiện cá nhân .Tôi đặc biệt chú ý đến những em hát còn chưa mạnh dạn , còn yếu .
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm theo phách . 
* Tôi làm mẫu 2 câu . cho HS quan sát .
Câu1 : Con cò , cò bay lả lả bay la .
 * * * * **
Câu2 : Bay từ, từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng . 
 * * * * * *
Tôi hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo phách ( các em thực hiện theo tổ , nhóm ) có sự đánh giá nhận xét và thi đua giữa các tổ .
- Để động viên kịp thời các em để các em thấy thoải mái hơn trong giờ học , Tôi tổ chức cho các em Trò chơi - Thử làm ca sĩ . 
Cách chơi như sau : Tôi cử 2 đội tham cùng chơi và đặt tên cho đội chơi là 
Đội Sơn ca và đội Hoạ mi . 
Mỗi đội cử 4 em thanh gia chơi , các em phải nghe nhạc và thể hiện bài hát kết hợp vận động phụ hoạ sao cho đồng đều .
 + 1em sẽ hát lĩnh xướng từ ( câu 1 đến câu 2 )
 Con cò , cò bay lả lả bay la .
 Bay từ, từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng . 
 + Cả nhóm hát xô từ ( câu 3 - 4 - 5 ) 
 Tình tính tang tang tính tình .
 Ơi bạn rằng , ơi bạn ơi rằng có biết biết hay chăng ?
 Rằng có nhớ , nhớ hay chăng . 
Cả lớp sẽ cùng gõ đệm theo phách cho 2 đội thực hiện .
Cuộc chơi kết thúc Tôi tuyên dương đội thực hiện tốt và động viên kịp thời các em 
Thực hiên chưa tốt để giờ sau các em thực hiện tốt hơn . 
IV. Củng cố bài .
Tôi cho các kể tên một số bài dân ca mà các em biết . Qua đó giáo dục cho các em biết yêu quí và bảo tồn những làn điệu dân ca bởi đó là bản sắc văn hoá riêng của từng vùng miền và cũng là bản săc văn hoá của dân tộc Viêt Nam chúng ta .
Tôi cho các em quan sát màn hình và hát bài hát kết hợp vận động theo nhạc và kêt thúc tiét học .
 Qua tiết dạy Tôi thấy hầu hết các em đều phấn khởi hứng thú với giờ học , các em đã đựoc thể hiện mình và được tham gia vào các hoạt động rất nhiều , tiết học cũng thêm phần sôi động hơn , các em tham gia rất tích cực và hiểu bài rất kĩ. Đây là tiết 1 của bài hát nhưng đã có rất nhiều em thuộc bài ngay tại lớp và hình như các em đều mong tiết học kéo dài hơn để các em được thể hiện mình . 
III. Kết qủa nghiên cứu
 Qua thời gian ngắn nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy kết quả giờ dạy đạt được là rất cao. Với phương pháp này các em được thực hành tại lớp nhiều hơn, phát huy đựoc tính tích cực của học sinh , năng lực biểu diễn của các em tiến bộ hơn rất nhiều .
. Phần tập đọc nhạc các em nắm bắt nhanh , đọc chuẩn xác các nốt hơn và hiểu bài sâu hơn, các em có thể đọc nhạc kết hợp hát lời một cách dễ dàng . Nhiều em thuộc bài ngay tại tại lớp. Các em được học một cách chủ động chứ không thụ động như trước đây. 
Dưới đây là kết quả kiểm tra chất lượng của các em trước và sau khi thực hiện đề tài cụ thể như sau .
Các mức độ yêu cầu 
Kết quả khi chưa áp dụng các phương pháp mới . 
Kết quả áp dụng các phương pháp mới .
Hát đúng giai điệu lời ca
65%
90 %
Hát kết hợp gõ đệm theo 
( phách , tiết tấu , nhịp ) 
60 %
87%
 Hát và vận động theo nhạc .
55 %
92%
Thuộc tên các bài hát .
50 %
85%
Đọc nhạc kết hợp hát lời ca .
40%
80%
IV - Kết luận Và KHUYếN NGHI
Kết luận
Trên đâylà là một vài sáng kiến kinh nghiệm của Tôi được xây dựng trong quá trình dạy học .Sáng kiến này không chỉ dực vào king nghiệm cá nhân mà còn căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn việc dạy môn học môn Âm nhạc , và phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc ở Tiểu học .
 Sáng kiến này trình bày một số phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy môn Âm nhạc cho học sinh lớp 4. Hầu hết các em đều hát đúng giai điệu,lời ca , các em tự tin mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động văn nghệ của lớp và của nhà trường..
 Sáng kiến này cũng được trao đổi cùng với giáo viên dạy Âm nhạc của một số trường bạn , đó là những vấn đề có tính khả thi và phù hợp với điều kiện dạy học hiện nay .Giáo viên có thể dễ dàng thực hiện , HS tiếp thu chủ động , hầu hết các em đều hoàn thành mục tiêu . 
Cuối cùng tôi nhận thấy Âm nhạc là một môn không thể thiếu trong hệ thống giáo dục bậc Tiểu học . Đối với lứa tuổi của các em ca hát là một hoạt động hấp dẫn , những bài hát đa dạng, phong phú mang ý nghĩa giáo dục nó sẽ bổ xung vốn sống cho các em và là phương tiện để các em tự giáo dục mình. 
Vì vậy để đáp ứng được yêu cầu ngày một nâng cao hơn của nghành giáo dục Tôi nhận thấy mỗi người giáo viên phải tự mình trau dồi học hỏi thêm nhiều kiến thức , kinh nghiệm làm mới bộ môn của mình , giúp các em thêm yêu bộ môn Âm nhạc hơn . 
2. ý kiến đề xuất
Để sáng kiến kinh nghiệm phát huy được hiệu quả cao hơn trong hoạt động dạy hát cho các em học sinh toàn trưòng . Tôi đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục bổ sung và trang bị các phương tiện dạy học cần thiết như tranh , ảnh , đài ,đĩa ,các đĩa hình về biểu diễn các bài hát để chất lượng giờ học đạt kết quả cao hơn .
Nếu đựợc học trên giáo án điện tử điều này sẽ giúp các em được học bằng đa giác 
 ( nghe , nhìn , cả

Tài liệu đính kèm:

  • docnang_cao_chat_luong_day_mon_Am_nhac_cho_HS_lop_4.doc