Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013 - Dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

 PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọ đề tài:

 Môn tiếng việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh có các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và kỹ năng dùng từ đặt câu ( nói – viết )kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:

 a. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.

 b. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.

 c. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đùng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Viết văn hóa trong giao tiếp.

 Nhận thức rõ được tầm quan trọng của phân môn, tôi xin được mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “ nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở lớp 4”.

 

doc 21 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012 - 2013 - Dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh phải biết vận dụng các kiến thức liên môn ( các môn học ). Bởi vì những kiến thức này sẽ giúp cho các em có được “ vốn” để nói và viết cho chuẩn và biết cách sử dụng ngôn từ để trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, rõ ràng, sáng sủa và hấp dẫn. Chẳng hạn muốn viết bài văn hay, có giá trị không phải ở chỗ trình bày mạch lạc, dễ hiểu mà cái quan trọng hơn, đó là sứ truyền cảm và dùng từ ngữ sao cho đúng. Mà sự truyền cảm này có được là do tính chân thực. Vậy dạy – học thế nào để cho học sinh “ ra đời” những câu nói chính xác mà vốn hiểu biết rộng thì điều đó mới có giá trị? Đây là điều khó. Khó không chỉ với người học, nó còn là khó khăn đối với cả người dạy: Nào thì vốn từ của học sinh chưa có nhiều, kỹ năng và trình bày còn hạn chế; sự tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo của học sinh cũng chưa thật tốt Nếu có quyết tâm chúng ta sẽ làm được điều đó bởi: Từ ngữ Việt Nam rất phong phú, con người Việt Nam yêu nước, biết tiếp thu tinh hoa của nhân loại, nền giáo dục của nước nhà đang trên đà hội nhậpHy vọng các thế hệ học trò của chúng ta sẽ làm giàu thêm vốn Tiếng Việt 
Và sẽ sớm cho “ ra đời” những tâm hồn và vốn từ rộng qua đó có giá trị và tồn tại mãi với thời gian.
1.Mục đích dạy luyện từ và câu ở tiểu học.
- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn cho học sinh.
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tu duy logich, tư duy trìu tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh.
 Luyện từ vá câu là một trong những phân môn quan trọng trong chương trình tiểu học. Nó giúp các em biết cách diễn đạt một vấn đề thông qua phân tích tổng hợp, tư duy, tưởng tượng, từ đó sẽ góp phần học tốt các môn học khác. Vì vậy khi dạy luyện từ và câu học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng định hướng văn bản, được rèn luyện kỹ năng diễn đạt thành văn bản kỹ năng kiểm tra, sửa chữa văn bản, mở rộng vốn từ để vận dụng khi nói và khi viết.
 Do vậy giáo viên cần định hướng giúp học sinh thực hiện tốt các kỹ năng trên, để các em biết cách tạo lập một văn bản hoàn chỉnh theo từng công đoạn một cách nhuần nhuyễn.
2.Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
 Như chúng ta đã biết: Tiếng Việt là môn học khác hẳn các môn học khác và chiếm phần lớn các tiết học trong chương trình tiểu học với các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện. Bởi vậy cho nên trong thực tế Tiếng Việt là một môn học nhiều giờ, các buổi học trong tuần đều có các phân môn thuộc mônTiếng Việt.
 Như vậy ngày nào hoc sinh cũng được tiếp xúc với môn này, vì Tiếng Việt có mối quan hệ đặc biệt quan trọng với đời sống hằng ngày từ cách ăn mặc, nói năng, cử chỉ, thái độ Hiểu đúng nghĩa, viết đúng chữ, nói đúng câu. Xuất phát từ đây người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu và coi Tiếng Việt là vốn sống của chính bản thân mình, xem việc học Tiếng Việt là cần thiết, không được phép coi nhẹ bất cứ phân môn nào, bài nào trong tổng thể của môn, học phải đi đôi với hành không được xa rời thực tế. Đây chính là điểm khác biệt giữa những người được học Tiếng Việt và người không được học Tiếng Việt.
 Chuyên đề sử dụng kiến thức đã có trong bài học; trong phần ghi nhớ, tham khảo các sách hướng dẫn chuyên san, tài liệu bồi dưỡng của các môn.
3. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu:
 Một trọng những nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới chương trình và SGK tiểu học lần này là đổi mới phương pháp dạy học; chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó người thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sịnh, mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển.
 Như chúng ta đã biết, phân môn Tiếng việt là phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộ lộ cả năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ và thái độ cảm súc của mình. Vì thế, đối với phân môn luyện từ và câu, yêu cầu cần phát huy tính tích cực , chủ động, sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Trong dạy luyện từ và câu cũng vậy, chỉ khi chúng ta coi trọng óc sáng tạo, cá tính, suy nghĩ riêng của học sinh chủ động cảm thụ những tinh hoa Tiếng Việt thì các em mới nói chuẩn viết hay được và tạo ra những sản phẩm chân thực, thể hiện đúng nhận thức về vốn từ của mình.
 Qua quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích học sinh phải biết tìm hiểu về vốn sống để tìm hiêu vận dụng bài học vào thực tế về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc tìm tòi và luyện tập các từ ngữ trong bài học để vận dụng vào bài tập góp phần phát triển khả năng phân tích tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh. Từ những cơ hội học tập đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng và tình yêu thương con người, thiên nhiên xung quang nảy nở, tâm hồn, tình cảm của học sinh thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phân hình thành nhân cách tốt đẹp của học sinh.
II. Thực trạng của vấn đề.
 1.Những thuận lợi và khó khăn
 1.1 Thuận lợi.
 a. Giáo viên
 Nhà trường luôn tạo điều kiện cho công tác giảng dạy đạt kết quả tốt, đội ngũ giáo viên có cán bộ giáo viên tổng là 45, trong có 3 Đ/C trong BGH, 1 Đ/C tổng phụ trách đội, 7 Đ/C vừa kế toán, nhân viên, còn lại 34 Đ/C giáo viên. Đa phần đều là giáo viên còn trẻ. Có đầy đủ SGK, sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo khác. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực sư phạm. Phân môn luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể cũng đã được bớt nhiều so với chương trình Từ ngữ - ngữ pháp của lớp 4 cũ, phân môn chỉ rõ hai dạng bài tập: Bài tập về lý thuyết và bài tập về thực hành với định hướng rõ ràng.
 b. Học sinh.
 Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết các lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Sự quan tân của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và môn tiếng việt nói chung.
 Các em học sinh đã được học 2 buổi/ ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các môn học khác.
1.2. Khó khăn:
a. Giáo viên
 Do đặc điểm của trường là trường miền núi, trường có nhiều điểm lẻ. Phương tiện dạy học hiện đại chưa có. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi cò dàn trải, hoạt động giữa thầy và trò có lúc còn thiếu nhịp nhàng.
b. Học sinh
 Bên cạnh đó vốn từ của các em hạn chế, với lối tư duy cụ thể. Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến con em của mình, vẫn còn quan điểm khi con đến trường “ trăm sự nhờ nhà trường, nhờ thầy cô giáo’’ từ đó cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn.
2.Tiến hành điều tra:
 - Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công giảng dạy lớp 4A2 trường PTDTBT Tiểu học số 2 Ta Gia. Qua việc dự giờ các lớp 4, qua kiểm tra viết của học sinh, tôi thấy rằng việc học luyện từ và câu của học sinh còn thiếu hạn chế cần phải khắc phục. 
3.Nguyên nhân
- Chưa biết cách dùng từ, chọn lọc từ, vốn từ còn hạn chế, chưa hiểu được nghĩa của từ.
- Qua quá trình quan sát, tưởng tượng, tư duy, phân tích vấn đề còn hạn chế.
- Khả năng phân tích chưa nhuần nhuyễn, chua xác định đúng các bộ phận trong câu, chua biết dùng từ nối để liên kết câu.
- Do đọc giọng, nhầm lẫn phụ âm đầu, không lắm chắc luật chính tả dẫn đến còn hiện tượng sai lỗi chính tả.
- Sau khi xác định được nguyên nhân trên tôi đã nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và thực hiện dạy các tiết luyện từ và câu bằng biện pháp sau.
 CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI UYẾT VẤN ĐỀ
1. Xây dựng kế hoạch
- Tìm hiểu khả năng vốn hiểu biết của học sinh.
- Giáo viên tăng cường tự nghiên cứu, tự rèn luyện, nắm vững nội dung, mục tiêu, vị trí của môn luyện từ và câu.
- Tự bồi dưỡng và học tập phương pháp dạy luyện từ và câu.
- Tăng cường bồi dưỡng lòng say mê học hỏi tìm tòi vốn tiếng việt cho học sinh.
- Chấm chữa bài thật tỉ mỉ. thường xuyên, chính xác.
2. Phương pháp cụ thể dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
Từ thực tế đó và căn cứ vào nội dung chương trình thực học mà tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
2.1. Phương pháp vấn đáp
 Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho học sinh tư duy từng bước một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.
 Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường kỹ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ sáng tốt hơn sâu sắc hơn.
 Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng dễ hiểu phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó cho học sinh trả lời các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài lý thuyết và thực hành.
 Ví dụ: Khi dạy bài Danh từ ( tuần 5) mục đích của bài là học snh phải nắm được Danh từ là gì – Biết tìm Danh từ trìu tượng trong đoạn văn và đặt câu với Danh từ đó.
- Ví dụ:
 Mang theo truyện cổ tôi đi
 Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
 Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
 Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
 Đời cha ông với đời tôi
 Như con sông với chân trời đã xa
 Chỉ còn truyện cổ thiết tha
 Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.
+ Hỏi: Em tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau ?
 Dòng 1: Truyện cổ Dòng 5: Đời, cha ông
 Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xưa Dòng 6: Con sông, chân trời
 Dòng 3: cơn nắng, cơn mưa Dòng 7: Truyện cổ
 Dòng 4: Con sông. rặng dừa Dòng 6: Ông cha
+Hỏi: Xếp các từ vừa tìm được theo nhóm
- Từ chỉ người: Ông cha – cha ông
- Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
- Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng
- Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời
- Từ chỉ đơn vị: Cơn, con, rặng
+ Hỏi: Những từ đó thuộc loại từ gì ?( danh từ)
+ Hỏi: Vậy danh từ là gì ? ( Danh từ là những từ chỉ sự vật: người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
 Vậy qua 4 câu hỏi gợi mở cho các em đã kết thúc một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra.
* Tóm lại: Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học và phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh.
2.2 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đưa ra những tình huống gợi mở vấn đề để học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó mà tạo được tri thức rèn luyện kỹ năng.
 Tăng thêm sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹ năng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng như khả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề.
 Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các đối tượng học sinh, giáo viên cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà học sinh đưa ra.
 Ví dụ khi dạy bài mở rộng vốn từ “ đồ chơi – trò chơi” giáo viên đưa ra một số thành ngữ - tục ngữ sau: “ chơi với lửa”, “ ở chọn nơi, chơi chọn bạn”, cọn từ ngữ thích hợp để khuyên bạn.
Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra 
mình gan dạ.
 Với tình huống (a) các em có thể chọn thành ngữ, tục ngữ “ ở chọn nơi, chơi chọn bạn”. Với tình huống (b) các em có thể chọn 1 hoặc 2 thành ngữ điền được.
* Tóm lại: Với phương pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong cùng tình huống sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập, trong cuộc sống.
2.3 Phương pháp trực quan.
 Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó có giáo viên sử dụng các phương pháp nhằm giúp học sinh có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi.
 Thu hút sự chú ý và giúp học sinh ghi nhớ bài tốt hơn, học sinh có thể khái quát nội dung bài và phát hiện liên hệ của các đơn vị kiến thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
 Ví dụ khi dạy bài “ đồ chơi-trò chơi” giáo viên đưa ra 6 bức tranh trong sách giáo khoa để tìm ra các từ ngữ chỉ tên “đồ chơi – trò chơi” mà các em được mở rộng trong bài học.
 Bức tranh 1: học sinh tòm từ đồ chơi: diều – Trò chơi : thả diều.
 Bức tranh 2: từ chỉ đồ chơi: “ dây, nồi xoong, búp bê”- Trò chơi “ nhảy dây, nấu ăn, cho bé ăn bột”.
 *Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn luyện từ và câu là rất quan trọng vì sẽ khai thác triệt để các kênh hình của bài học nhờ đó mà giáo viên giúp học sinh hiểu bài tốt hơn.
2.4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu.
 Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra cả mẫu cụ thể qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điểm của mẫu, có thể tạo mẫu và thực hiện theo mẫu.
 Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là học sinh trung bình và học sinh yếu còn đối với học sinh khá giỏi không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh tự phát huy tính tích cực chủ động của bản thân.
2.5. Phương pháp phân tích.
 Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học.
 Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức đã có của mình để tìm ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện)
Ví dụ: Khi dạy “ Câu hỏi và dấu chấm hỏi”
Bước 1: Cho học sinh tìm các câu hỏi trong bài tập đọc “ Người tìm đường tới các vì sao”. Các em sẽ tìm được 2 câu:
+ Vì sao qủa bóng không có cánh mà vẫn bay được?
+ Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Phân tích:
Hỏi: Câu hỏi (1) là của ai?( Xi - ôn –cốp - xki tự hỏi mình)
Hỏi: Câu hỏi (2) là của ai?( Bạn Xi - ôn – cốp – xki hỏi)
Hỏi: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ( cuối câu có dấu chấm)
Giáo viên - Khi đọc câu hỏi phải nhấn mạnh vào ý cần để hỏi.
 Qua phân tích của giáo viên , học sinh rút ra được bài học:
+ Câu hỏi ( còn gọi là câu ghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Ví dụ: Bạn đã đọc bài chưa?
Ví dụ: Có Trái đất quay xung quanh Mặt Trời không? 
Ví dụ: Chú đất trở thành chú Đất Nung phải không?
+ Phần lớn câu hỏi là dể hỏi người khác nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.
Ví dụ: Chiếc bút này mình đã mua ở đâu nhỉ?
Ví dụ: Vì sao Trái Đất lại quay nhỉ?
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ( có phải, không, phải không, à)
Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi(?)
Ví dụ: Có phải Trái Đất quay xung ánh mặt trời không?
Ví dụ: Chú đất trở thành chú Đất Nung phải không?
* Tóm lại: Trên đây là một số phương pháp dạy học mà tôi áp dụng trong giảng dạy phân môn luyện từ và câu. Tuy nhiên tôi cũng nhận thấy rằng không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi phương pháp thường có mặt mạnh- mặt yếu của nó, mặt mạnh của phương pháp này sẽ hỗ chợ mặt yếu của phương pháp kia. Cho nên để tránh nhàm chán cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Có như vậy học sinh mới đạt kết qu¶ cao.
3. Các biện pháp thực hiện dạy phân môn luyện từ và câu lớp 4
 Để thể thực hiện các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn luyện từ và câu. Chúng tôi có đề xuất một số biện pháp sau:
3.1 Nắm vững và phát huy những kiến thức và khả năng học sinh đã đạt được ở các lớp 1,2,3.
Với mạch kiến thức đã được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tùy theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn.
Ví dụ : Ở lớp 1: Các em được học về âm - vần - học sinh tìm tiếng có vần, nói câu có chứa tiếng có vần vừa học thì lớp 4 các em sẽ được học kỹ hơn về cấu tạo của tiếng: Tiếng thường gồm có 3 bộ phận “ âm đầu - vần - thanh” (có tiếng không có âm đầu)
 Hay chỉ là một khái niệm “ câu hỏi và dấu chấm hỏi” ở lớp 2 học sinh mới chỉ cần đạt yêu cầu” chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi. Nhưng đến lớp 4 thì không những phải hiểu khái niệm mà còn phải biết giữ lịch sự khi đặt câu hỏi tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. 
Ví dụ: Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình nói chuyện được không?
Phải biết sử dụng vào câu hỏi với mục đích khác, không chỉ dừng lại ở hỏi những điều muốn biết mà còn phải biết dùng câu hỏi để thể hiện : Thái độ, khen chê, khẳng định, phủ định, yêu cầu mong muốn.
Ví dụ: Câu hỏi thể hiện thái độ khen chê.
- Em gái học mẫu giáo chiều qua mang về phiếu bé ngoan. Em khen bé “ sao bé ngoan thế nhỉ?”
- Tối qua, bé rất nghịch, bôi mực bẩn hết sách của em. Em tức bực qúa kêu lên “ sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa?”
 Ví dụ: Câu hỏi thể hiện yêu cầu mong nuốn:
Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăn chú học bài. Em bảo: “ Em ra ngoài chơi cho chị học bài được không?
Ví dụ: Câu hỏi thể hiện sự nhờ cậy, giúp đỡ.
- Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe. “ Chú bé có thể xem giúp mấy giờ có xe đi Hà Nội không?
3.2 Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy.
Đó là các hình thức tổ chức: làm việc ca nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hướng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu.
Ví dụ khi dạy bài: “ Mở rộng vốn từ “ ước mơ”
Bài tập 2: Học sinh thảo luận nhóm đôi
Tìm thêm những từ ngữ cùng nghĩa với “ ước mơ”
Một em tìm từ bắt đầu từ tiếng “ước”
Một em tìm từ bắt đầu từ tiếng “ mơ”
Bài tập 3: Nêu yêu cầu chép thêm những từ: đẹp đẽ, viễn vông, cao cả, lớn. nho nhỏ, kỳ quặc, dại dột, chính đáng.
Học sinh thảo luận nhón 4.
Đánh giá cao: ước mơ cao đẹp. ước mơ chính đáng, ước mơ cao cả, ước 
mơ lớn.
Đàng giá không cao: ước mơ bình thường, ước mơ nho nhỏ
Đáng giá thấp: ước mơ kỳ quặc, ước mơ dại dột, ước mơ viển vông.
Bài tập 4: Nêu ví dụ về 1 loại ước mơ nói trên
Bài tập này cho học sinh làm cá nhân.
*Tóm lại: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học sẽ làm cho lớp học sôi nổi,
 gây hứng thú cho học sinh.
3.3 Phát huy tính tích cực của học sinh.
 Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý với mọi đối tượng học sinh phân ra nhiều mức độ( giỏi, khá, trung bình, kém) để có phương pháp dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh người giáo viên phải có hệ thông câu hỏi trong mỗi bài phải thật cụ thể và phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “ câu kể” “ Ai làm gì” ( tuần 17)
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau: “Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đáng trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ đốt lá. Mấy em bé bắc bếp thổi cơm.
Các bà mẹ lom khom tra ngô. C¸c em bé ngủ khì trên lưng mẹ, Lũ chó sủa om cả rừng”
+Tìm trong mỗi câu trên các từ ngữ chỉ hoạt động.
+Tìm trong mỗi câu trên các từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động.
Học sinh có thể tìm được:
+Từ chỉ hoạt động: Đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, ngủ khì trên lưng mẹ, bắc bếp thổi cơm, lom khom tra ngô, sủa om cả rừng.
+Từ chỉ ngươi hoặc vật hoạt động: Người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các 
em, lũ chó.
- Lúc này giáo viên gạch chân những từ mà các em tìm được.
- Giáo viên tiến hành hỏi: Em hãy đặt câu cho từ ngữ chỉ hoạt động?
- Học sinh có thể nêu: Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì?...
*Chú ý đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học để các em được nói, được làm việc.
3.4 Phối hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích lũy vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh.
Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hóa trong giao tiếp. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt một trong những nhiệm vụ của phân môn luyện từ và câu là để bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng Tiếng Việt văn hóa. Để thực hiện không chỉ bó gọn trong việc tổ chức cả hoạt động dạy và hoạt động học trên lớp mà còn cả việc học các môn học khác với các hoạt động trong và ngoài nhà trường nữa.
* Với bộ môn Tiếng Việt như các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện sẽ giúp học sinh rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ, cách dùng từ đặt câu khác nhau, từ phải gắn với câu, sắp xếp từng ý cho đúng văn cảnh cụ thể.
* Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các giờ chơi, chào cờ, các cuộc tọa đàm trao đổi học sinh sẽ tích lũy được vốn từ cho mình.
* Tóm lại: Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng rất lớn đến việc dạy phâm môn luyện từ và câu giúp các em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết qúy biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
IV. Hiệu ủa của sáng kiến kinh nghiệm.
 Qua qúa trình vừa nghiên cứu chuyên đề vừa áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng những phương pháp dạy học tôi áp dụng đã có những kết qủa chuyển biến.
Đầu năm
Cuối học kỳ I
Cuối học kỳ II
Cả năm
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
2
10
9
 Kết qủa học tập môn tiếng việt của các em cũng có nhiều tiến bộ. Cụ thể trong bài làm của các em đã hiểu được và phân biệt được từ rõ rệt, hiểu và phân biệt được từ loại, biết sử dụng từ loại để đặt câu và áp dụng vào việc viết văn.
 PHẦN KẾT LUẬN
I.Những bài học kinh nghiệm
 Luyện từ và câu là môn thực hành. Kết qủa của luyện từ và câu dựa trên huy động nhiều kỹ năng khác nhau thông qua các bài tập thực hành: Kỹ năng phát âm và nói, kỹ năng viết chữ, kỹ năng dùng từ đặt câu, liên kết và viết bài
Lý thuyết cho thấy, muốn có kỹ năng phải qua một giai đoạn luyện tập. Kỹ năng là kết qủa của sự tập luyện, thực hành gian khổ, là sản phẩm của lòng kiên trì. Hiện nay học sinh còn luyện tập chưa được nhiều, các kỹ năng chưa kịp hình thành nhưng vẫ cứ phải sử dụng vào nói và viết vì thế gây ra nhiều loại lỗi không đáng có. Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sữa chữa những sai sót đó. Giúp các em biết kết hợp hài hòa các yếu tố: vận dụng lý thuyết vào bài tập, diễn đạt có sử dụng biện pháp dùng từ của mỗi c nhân, vì thế cùng một đề tài, song chúng ta thu được 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc