Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách - Đinh Minh Hiền

Mục lục

I.PHẦN MỞ ĐẦU

 01

 1. Lý do chọn đề tài 01

 2. Mục đích nghiên cứu. 02

 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 a. Đối tượng nghiên cứu.

 b. Phạm vi nghiên cứu. 02

02

02

 4. Phương pháp nghiên cứu 02

II. PHẦN NỘI DUNG

 03

 1. Cơ sở lý luận của hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực

 1.1. Phẩm chất.

 1.2. Năng lực

 1.3 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. 03

 2.Thực trạng vấn đề. 05

 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.

 3.1 Đối với việc hình thành và phát triển năng lực

 3.2 Biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất 07

08

 11

 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 13

III. KẾT LUẬN

14

 

doc 15 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách - Đinh Minh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài này tôi xin đưa ra một kinh nghiệm nhỏ bé là: “ Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc để giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách”
	2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu nhằm giúp học sinh thực hành các hành động, lời nói của nhân vật, các tính cách tích cực hầu học tập bắt chước, học đòi các gương sáng của các nhân vật; bắt chước các tài năng của các nhân vật để đưa vào cuộc sống hiện tại và mai sau.	
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
	a. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp Năm A Trường Tiểu học Trường Giang 2.
	b. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển phẩm chất và năng của học sinh tiểu học qua phân môn Tập đọc – Lớp Năm A – Trường Tiểu học Trường Giang 2.
4. Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp quan sát.
b. Phương pháp phân tích, tông hợp, khái quát qua số liệu.
c. Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến với giáo viên khác, với học sinh về từng phẩm chất, năng lực cụ thể.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực
1.1. Phẩm chất.
Theo từ điển Tiếng Việt :
Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục.
1.2. Năng lực
Cũng theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
1.3 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực 
1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân.
- Các yếu tố bẩm sinh - di truyền tốt là những mầm mống của phẩm chất và tài năng, nhất là tài năng con người. các mầm mống cần được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì tài năng mới phát huy, tỏa sáng. Nếu không làm như vậy, mầm mống cũng bị mai một. Do vậy yếu tố di truyền không có vai trò quyết định đến hình thành nhân cách.
- Môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, xã hội, hoàn cảnh sống có tác động và ảnh hưởng to lớn đến cá nhân nhưng cũng không có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì hoàn cảnh sáng tạo ra con người nhưng trong một chừng mực, con người cũng sáng tạo ra hoàn cảnh.
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách như: giáo dục sẽ định hướng cho phát triển nhân cách, giáo dục làm phát huy các yếu tố bẩm sinh – di truyền, giáo dục khắc phục được một số các khuyết tật, lệch lạc của cá nhân. Tuy vậy cá nhân phát triển đến mức độ nào, theo xu hướng nào, giáo dục không quyết định được cho cá nhân. Giáo dục không là vạn năng.
- Trong các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
1.3.2 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách.
Bàn về các thành tố cấu tạo nên nhân cách, các nhà khoa học tâm lý và khoa học giáo dục đưa ra nhiều cấu trúc khác nhau về nhân cách : Loại cấu trúc 2 thành phần (đức, tài) của các nhà tâm lý học Việt Nam; loại cấu trúc 3 thành phần ( ý thức, tiềm thức, vô thức) của Freud; loại cấu trúc 4 thành phần ( nguồn gốc sinh học - đặc điểm quá trình tâm lý – vốn kinh nghiệm – xu hướng nhân cách ) của K.K.Platonop. Ngoài ra còn có các loại cấu trúc 2 tầng, loại cấu trúc 4 bộ phận, cấu trúc 5 đặc điểm...
Ở Việt Nam, loại cấu trúc nhân cách hai thành phần được nghiên cứu và vận dụng rộng rãi nhất là trong công tác giáo dục. Đó là quan điểm coi cấu trúc nhân cách gồm hai mặt cơ bản phẩm chất và năng lực (đức và tài). Trong đó phẩm chất bao gồm 4 nội dung gồm có:  phẩm chất xã hội, phẩm chất cá nhân, phẩm chất ý chí và phẩm chất ứng xử. Năng lực bao gồm 4 nội dung cơ bản: năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa, năng lực hành động và năng lực giao tiếp. Đây có thể coi là phẩm chất và năng lực khung của nhân cách theo quan niệm cấu trúc nhân cách hai thành phần (đức, tài).
Theo quan niệm nói trên, nhân cách gồm 2 mặt thống nhất phẩm chất và năng lực (đức, tài). Trường hợp một cá nhân có đức và tài không thống nhất nhau như "tài cao đức kém" hay "đức trọng tài hèn" thì là những nhân cách chưa  hoàn chỉnh. Đối với nhân cách hoàn chỉnh thì khó phân biệt được giữa đức và tài, đức và tài hòa quyện nhau thành một chỉnh thể.
Do vậy mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách được diễn đạt như sau:
- Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản của nhân cách.
- Nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực.
- Việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát  triển nhân cách.
Tóm lại, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người học) đồng thời cũng là một phương pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện).
`	Do vậy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có một ưu thế vượt trội trong hình thành và phát triển nhân cách bởi vì nó hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm...), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Vì vậy vấn đề còn lại là người học tham gia như thế nào các hoạt động để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
2.Thực trạng vấn đề. 
	Theo sự đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cụ thể là thông tư 30 và bổ sung thông tư 22 thì đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh gồm :
Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;
b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;
c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
Theo sự đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà cụ thể là thông tư 30 và bổ sung thông tư 22 thì đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh gồm: 
Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:
a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
Trên thực tế, tại các nhà trường, nhiều khi việc giáo dục chỉ quan tâm đến việc đạt được mục tiêu môn học; riêng môn Tiếng Việt, việc dạy cho học sinh đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm là được quan tâm đặc biệt. Học sinh đọc tốt văn bản; hiểu rõ được ý chính, rồi nắm được nội dung bài đọc; thể hiện tốt cách đọc của văn bản. Ngoài ra, việc dạy Tập đọc – các bài là truyện kể - thường quên một phần quan trọng là giáo dục, hình thành và phát triển phẩm chất ; năng lực cho học sinh. 
	Tôi đã từng đi dự các tiết dạy của các đồng nghiệp khi dạy tập đọc ( các bài về truyện kể ) thì tôi thấy như sau:
Số tiết dự
Liên hệ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực tốt
Có liên hệ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực 
Không liên hệ hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực 
6 
1
2
3
	Trong các tiết học trên, tôi thấy việc học đưa ra được các phẩm chất và năng lực để học tập và thực hiện trong cuộc sống như sau :
Số lượt học sinh phát biểu liên hệ
Học sinh phát biểu tốt
Học sinh phát biểu có ý đúng
Học sinh phát biểu chưa đúng
18
4
5
9
	3. Các giải pháp giải quyết vấn đề: 
	3.1 Đối với việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh.
a/ Biện pháp hình thành và phát triển tính tự phục vụ, tự quản để hoàn thành các năng lực của học sinh. Chúng ta thông qua bài tập đọc sau đây: 
 Bài thứ nhất : NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
Ngoài việc giúp học sinh đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Hiểu được ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Còn giúp học sinh bài học cho bản thân là : Tự mình phải có trách nhiệm chung “ bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường xung quanh” cũng là trách nhiệm của mỗi người, không phân biệt già hay trẻ; trai hay gái; lớn hay nhỏ; được giao nhiệm vụ hay không được giao nhiệm vụ khi thấy những việc cần phải ngăn cản kịp thời. Nơi trường học, cũng có những thái độ sai về việc bảo vệ của công; bảo vệ cây cảnh,trong nhà trường; Lúc đó, mỗi học sinh sẽ là những người bảo vệ của công và bảo vệ cây cảnh để cho quang cảnh nhà trường xanh sạch đẹp.
Bài thứ hai : CHUỖI NGỌC LAM
Ca ngợi 3 nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tam và đem lại niềm vui cho người khác.
Câu chuyện kể về một cô bé tên là Gioan - có tấm lòng biết ơn người chị và muốn thể hiện lòng biết ơn đó, qua việc mua món quà quý để tặng cho chị nhân dịp lễ Noen nhưng cô bé chỉ có ít tiền nhờ tiết kiệm. Với số tiền ít ỏi đó thì chắc chẳng mua được thứ gì có giá trị, nếu như không gặp người thanh niên đang có một tâm trạng đặc biệt như Pie; Những hoàn cảnh và lòng nhân ái gặp nhau.
Chúng ta cần đặt thêm câu hỏi, khi chuẩn bị kết thúc bài : - Qua câu chuyện, các em thấy trong gia đình, mình đã quan tâm đến mọi người chưa? và bây giờ mình cần phải làm gì?
Từ câu hỏi này : Học sinh sẽ tìm được những điều cần làm cho gia đình, cho những người xung quanh : Quan tâm, biết nói những điều tốt đẹp trong những dịp người khác có niềm vui; có thể tặng quà cho cho người thân và những người làm ơn cho mình. 
Bài thứ ba: LÒNG DÂN
Ngoài việc ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí cứu cán bộ cách mạng. Chúng ta nên lưu ý chi tiết mà nhân vật An trả lời tên lính và cai đội. Đó là nhân vật mà tuổi chỉ bằng tuổi học sinh tiểu học, nhân vật này rất dễ cho học sinh học hỏi đức tính, học sinh thường coi nhân vật này là “bạn”; Qua hành động của An, chúng ta thấy nhân vật này rất thông minh, hóm hỉnh khi trả lời mà làm cho sự bất ngờ trở nên gay cấn, tưởng chừng như bất ngờ hay chưng hửng của tên lính và cai đội. Giúp học sinh biết ứng xử trong các tình huống cho phù hợp, biết điều tốt điều xấu qua từng tình huống thực tế.
	b/ Biện pháp hình thành và phát triển cách giao tiếp, hợp tác:
Bài thứ nhất : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
	Cuộc gặp gỡ thân tình, thể hiện tình cảm chân thành của chuyên gia nước ngoài với chú công nhân Việt Nam đã nói lên tình hữu nghị giữa các dân tộc. Chúng ta chú ý đến hành động bắt tay của chuyên gia với người công nhân, một hành động không ngại ngần: khi bàn tay của chú công nhân đang lao động còn rất bẩn nhưng chuyên gia vẫn xiết tay anh công nhân rất chặt. Điều này nói lên được sự chân thành trong cảm người chuyên gia dành cho những người lao động vất vả. Đối với học sinh, trong học tập, học sinh cần giúp nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau tìm cách hoàn thành các bài tập, các công việc chung được giao.
Bài thứ hai : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
Ngoài việc tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống, hoà bình của trẻ em toàn thế giới. Ta thấy được tình cảm của các bạn nhỏ trên toàn thế giới luôn có tinh thần tương trợ nhau, giúp đỡ lẫn nhau như hành động gửi những con sếu giấy đến cho Xa-da-cô Xa-xa-ki; luôn mong muốn cho bạn được những điều tốt đẹp; cho bạn được sống thêm; mặc dù đây chỉ là điều mơ ước mong manh nhưng sự hồn nhiên của các bạn đã đem cho Xa-da-cô Xa-xa-ki những sự động viên khích lệ. Từ đó, ta dẫn học sinh đến những sự giúp đỡ, yêu thương nhau không chỉ nơi mình sinh sống; không chỉ huyện mình, tỉnh của mình, đất nước của mình, mà mỗi người chúng ta đều có thể giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt giới hạn về không gian và thời gian, xuyên biên giới; không phân biệt màu da, sắc tộc, tiếng nói; giới tính, giàu hay nghèo; chúng ta “ tất cả là anh em”.
c/ Biện pháp hình thành và phát triển tự học và giải quyết vấn đề:
 	Việc học là sự tìm tòi những điều mới lạ để trau dồi cho bản thân những điềubổ ích hay để áp dụng vào trong cuộc sống, trong cách làm, cách nghĩ, cách ứng xử, tìm ra những bài học quý giá cho bản thân.
Bài thứ nhất : TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít và dạy cho tên sĩ quan một bài học. Từ tình huống, cuộc giao tiếp không được thân tình của một bên là kẻ thù không đội trời chung và một ông già nhà văn, ta rút ra các điều cần có cách ứng xử trong cuộc sống :
 - Không được có thái độ kiêu căng.
 - Sự khéo léo trong ứng xử với kẻ thù; có thể nếu ứng xử khác đi sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
	Bài thứ hai : NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
Nội dung : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo với con người. 
Trong cuộc sống hằng ngày, những lúc chúng ta gặp những điều khó khăn, chúng ta được người khác giúp đỡ chúng ta, chúng ta có thái độ như thế nào. Ngược lại chúng ta đã có ý thức như thế nào về việc giúp đỡ người khác ?
Từ những tình huống đã đặt ra, chúng ta đưa học sinh đến bài học : Tự giải quyết những tình huống khó trong cuộc sống hằng ngày.
3.2 Biện pháp hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh.
a) Biện pháp hình thành và phát triển Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục để hoàn thành các phẩm chất của học sinh: 
Bài thứ nhất : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
Qua bài chúng ta hiểu tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết ttrọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Còn đối với mỡi người chúng ta, chúng ta đang sống gần với những nơi đô thị, những trung tâm văn hóa, chúng ta đã thích học chưa? Chúng ta thể hiện việc ham thích học như thế nào? Mỗi học sinh tự liên hệ với bản thân mình.
Bài thứ hai : LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. Từ tấm gương ham học của Rê-mi, dù khó khăn về vật chất, một trẻ mồ côi nhưng ham học; chúng ta được sung sướng có gia đình nuôi, dạy cho ăn học đầy đủ, chúng ta đã học tập để đáp lại những sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ chưa? Điều đó tự chúng ta trả lời với chính bản thân chúng ta, 
Hình ảnh cụ Vi-ta-li, một cụ già đầy lòng nhân ái, yêu thương và giúp đỡ những người gặp khó khăn, đặc biệt như Rê-mi; đã giúp chúng ta hiểu rằng những người có cùng hoàn cảnh, đặc biệt là hoàn cảnh khó khăn thì dễ thông cảm với nhau.
Bài thứ ba: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. Ở vị quan xử kiện ta thấy được sự thông minh nhưng chunhg ta rằng : Sự thông minh nào cũng cần có sự bổ sung thường xuyên của việc học hành nghiên cứu; Nếu chúng ta rời xa sách vở chúng ta sẽ đi vào sự lạc hậu, chậm tiến và xa rời với hiện tại. Vậy nên, chúng ta cần có sự rèn luyện thường xuyên để phát huy hết vốn trí tuệ sẵn có của mình, để không mất đi cơ hội học hành, cơ hội làm việc những nơi có điều kiện để phát triển hết khả năng của mình.
b) Biện pháp hình thành và phát triển Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm để hoàn thành các phẩm chất của học sinh: 
Bài thứ nhất : MỘT VỤ ĐẮM TÀU
Nội dung : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
 Sự dứt khoát của Ma ri ô khi đẩy Giu-li-ét-ta xuống xuồng cứu hỗ để nhường quyền sống cho bạn mới quen; một hành động, một sự hy sinh quên mình vì người khác; quả là tấm lòng cao cả; Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã dám hy sinh cho người khác những gì ? Hay chúng ta đang tỵ với bạn; không dám nhường cho bạn những đồ chơi, trò chơi, cuốn truyện hay mình phải được mượn trước, đọc trước. Hành động của Ma-ri-ô là một hành động nhận lấy cái chết về mình chịu thiệt cả đời để hạnh phúc sống lại cho bạn trên đời này thật hiếm có ai như vậy. Ta thấy được sự tự tin mạnh mẽ, quyết định rất nhanh của Ma-ri-ô. Quả thật, Ma-ri-ô là người được ca ngợi mãi mãi về hành động anh dũng này.
Bài thứ hai : THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Lòng tự trọng và tình thương người của một thầy thuốc cả đời vì con người, không cần danh vọng, mục tiêu cao đẹp nhất là cứu người. Hành động ghi nhật ký về việc không bốc thuốc tiếp cho bệnh nhân, sau đó bệnh nhân đó qua đời mà ông cũng nhận trách nhiệm về mình; ta thấy được Hải Thượng Lãn Ông là người thật nhân từ, tâm tư, nhân cách của ông quả là người đáng được người đời kính trọng, vị nể; sự chịu trách nhiệm gián tiếp như ông quả là hiếm trên đời cũng như xã hội hiện tại. Đối với học sinh chúng ta, những việc chúng ta làm chưa tốt thì sao ? chúng ta đã nhận về mình chưa hay các bạn tố cáo mình miễn cưỡng nhậ rồi xin lỗi cũng khó khăn.
 Bài thứ ba : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
Nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
	Công việc nào làm đầu tiên cũng gặp khó khăn, việc học tập cũng vậy, người làm bài tập – dạng bài tập kiến thức mới cũng gặp khó khăn nhưng những người dám làm làm người tự tin, dũng cảm.
c) Biện pháp hình thành và phát triển Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: 
Thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. 
Sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
d) Biện pháp hình thành và phát triển Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: 
Bài CÁI GÌ QUÝ NHẤT là một sự tranh luận để tìm ra những điều tốt và cũng biết quý trọng những gì người dân làm ra, những gì sẵn có trong cuộc sống; thời gian cũng như những giá trị hiện thực của cuộc sống.
Có những người công dân tốt thì đất nước sẽ có cuộc sống tươi đẹp hơn, Nguyễn Tất Thành là một tấm gương sáng chói về đức hy sinh cuộc đời để vì mục tieu cao đẹp, là mang hạnh phúc cho những người nô lệ lầm than khốn khổ. Hãy lả những dân tốt để đất nước và mọi người được hưởng tự do hạnh phúc. Hãy có tâm trạng như người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước. Sự quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành
 Trong bài MỘT VỤ ĐẮM TÀU Giu-li-ét-ta đã ân cần, dịu dàng giúp đỡ Ma-ri-ô khi Ma-ri-ô ngã bị thương. Đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô đã thể hiện tình yêu thương con người đến cao độ, hy sinh tính mạng vì người khác, quả thật cao thượng.
	4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
	Qua những năm, làm công tác chủ nhiệm lớp năm và đặc biệt là năm nay, tôi thấy : Tất cả học sinh thường rất vui vẻ và hào hứng với tiết học Tập đọc, tiets học không còn nặng nề, không còn là việc rèn đọc, đọc hiểu, đọc diễn cảm nữa mà học sinh rất say sưa với việc liên hệ, rút ra bài học thực tế, rồi áp dụng với bản thân, so sánh bản thân mình bằng nhân vật đó hay phải học hỏi, có khi là xin lỗi những hành động không đúng làm ảnh hưởng đến phong t

Tài liệu đính kèm:

  • docTG 2- Đinh Minh Hiền- Giáo dục.doc