Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4

Phần A: Đặt vấn đề

Phần B: Nội dung nghiên cứu

I. Mục đích nghiên cứu

II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

III. Nội dung và biện pháp thực hiện.

1. Điều tra phân loại chất lượng đầu năm.

2. Những ứng dụng trong thực tế.

3. Các giải pháp cụ thể.

a. Tố chất để làm nên một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt.

b. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học

sinh noi theo.

c. Rèn nề nếp.

d. Rèn nề nếp học tập

e. Những kĩ năng cần đạt

Phần C: Thực tiễn giáo dục

Phần D: Kết quả.

Phần E: Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị.

1. Bài học kinh nghiệm.

2. Đề xuất kiến nghị,

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải pháp giúp các em có ý thức tự giác học tập tích cực, có chí cầu tiến vươn lên trong học tập, có đủ kiến thức kỹ năng cơ bản của cấp học mà làm nền tảng tự tin bước tiếp ở các bậc học sau - Đảm bảo các em tự tin, ham thích học tập, không ngại học.
Với mục đích đó tôi đã chọn nghiên cứu:
 “Một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4”.
Phần B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. Mục đích nghiên cứu.
Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp.
Tiếp thu từ thực tiễn như thế; bản thân cũng biết đã có nhiều anh chị đồng nghiệp đã nghiên cứu về chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng mỗi trường, mỗi lớp, mỗi khối lớp đều có thực tế khác nhau nên bản thân tôi trú trọng nghiên cứu kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở ngay trên lớp 4a2 của trường Tiểu học Bế Văn Đàn mà bản thân tôi chủ nhiệm trong năm học 2009-2010 này. Tôi đã nghiên cứu ngay trong tháng đầu tiếp xúc lớp và vận dụng, có điều chỉnh trong suốt năm học. Đến nay bước dầu khả quan nên tôi viết lại những kinh nghiệm của mình đã làm được.
II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4a2
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/9/2009 đến 31/5/2010
Phương pháp nghiên cứu: 
- Điều tra thực tế học sinh đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy và giáo dục.
- Tìm hiểu những thông tin lý luận của vai trò người giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh trên các tập san giáo dục.
- Học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Lập kế hoạch theo chủ đề năm học, tháng tuần, theo từng chủ điểm của tháng.
- Phương pháp quan sát: 
+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh.
+ Phương pháp điều tra : Trò chuyện trao đổi với GV chủ nhiệm cũ, học sinh , hội cha mẹ học sinh.
II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Điều tra phân loại chất lượng đầu năm.
Đầu năm học 2009 – 2010, được phân công chủ nhiệm lớp 4a2, trường Tiểu học Bế Văn Đàn. Hiện nay, lớp tôi chủ nhiệm có 33 học sinh, hầu hết các em đều ở Thành Phố Điện Biên Phủ. Ngay trong tuần lễ đầu năm học, trường tổ chức thi kiểm tra chất lượng đầu năm. Kết quả kiểm tra của lớp tôi chủ nhiệm như sau:
TS HS
THOÁNG KEÂ ÑIEÅM KIEÅM TRA CHAÁT LÖÔÏNG ÑAÀU NAÊM
33 em
TOAÙN
TIEÁNG VIEÄT
TREÂN TB
DÖÔÙI TB
TREÂN TB
DÖÔÙI TB
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
26
78,8%
7
21,2%
25
75,8%
8
24,2%
 - 21,2 % học sinh yếu toán ở đây là những em chưa thạo phép nhân và phép chia.
- 24,2 % học sinh yếu Tiếng Việt ở đây đa số là do các em sai chính tả, mà trong đó nhiều em viết chữ chưa đạt yêu cầu về chữ viết.
Đó là chất lượng trên bài kiểm tra,còn giờ học trên lớp, phần đông các em học thiếu tích cực, tôi dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm rất khó khăn và chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Cả lớp chưa có học sinh vở sạch chữ đẹp.
Qua tìm hiểu tình hình học sinh trên đường đi học, tôi phát hiện có một số em la cà trên đường đến trường (tụ tập chơi ở nhà bạn, hoặc chơi trò chơi điện tử ở những điểm dịch vụ ).
Nếu không có giải pháp tích cực để kịp thời điều chỉnh thực trạng trên thì trong lúc học sẽ có một số em ngồi bên lề tiết học, các em tiếp tục hụt hẫng kiến thức. Và rồi tương lai không xa là các em sẽ nghỉ học.
Muốn điều chỉnh hệ quả phải biết được nguyên nhân. Tôi đã tìm hiểu và phân tích thực trạng trên là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:
Toán yếu là do các em chưa thuộc bảng nhân, chưa biết chia đặc biệt là chưa hiểu ước lượng thương trong phép chia .
 Tiếng Việt yếu do ảnh hưởng của chính tả và chữ viết là do các em chưa có luyện viết một cách tích cực và cũng vì thế mà chưa có vở sạch chữ đẹp trong lớp.
Nhiều em chưa tích cực xây dựng bài là do các em chưa có chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến trường, đến lớp.
* Đây là do đặc thù tâm lý lứa tuổi tiểu học – Các em chưa có ý thức tự học cao, chưa tự mình có một phương pháp học tập tích cực, nhằm hướng tới một kết quả tốt trong học tập.
Các em còn la cà dọc đường là do một phần lớn các em có cha mẹ là buôn bán ở các chợ còn lo công việc làm ăn nên hầu như không quan tâm để ý đến con cái và không quản lí được giờ giấc đến trường và sinh hoạt của các em.
* Đó là hậu quả của việc gia đình quan tâm chưa đúng mức – góp phần thêm cho việc học tập không đạt kết quả.
Hai nguyên nhân trên chỉ là khách quan. Tôi nghiêm túc nhìn nhận rằng:
*Nguyên nhân chủ quan là do chưa có một giải pháp kết hợp giáo dục tốt cho các em ở trường, ở nhà và ngoài xã hội.
Tóm lại: Đặc điểm tâm lí lứa tuổi là tất yếu.
Môi trường gia đình, sự quan tâm của gia đình là điều kiện khách quan.
Nguyên nhân chủ quan là người giáo viên chủ nhiệm các em chưa có những giải pháp đảm bảo công tác chủ nhiệm đạt kết quả tốt làm động cơ tích cực thúc đẩy quá trình học của học sinh.
II. Những ứng dụng trong thực tế
Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, bản thân tôi xác định nội dung cần giải quyết là:
Cần khắc phục ngay việc yếu về kĩ năng thực hành tính toán và kỹ năng viết chữ của các em. Làm sao để các em không còn la cà dọc đường mà tự giác tập trung cho việc rèn luyện tích cực ở nhà, tham gia chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới ở lớp; ham thích học tập và có quyết tâm học tập tiến bộ - Mục tiêu lớn hơn là các em tiến bộ thực sự về năm mặt giáo dục mà mục tiêu giáo dục của ngành đã đề ra và hoàn thành chương trình bậc tiểu học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng yêu cầu.
Bản thân tôi đã đặt vấn đề và cũng lấy đó để làm căn cứ xây dựng những giải pháp trong việc thực hiện chuyên đề công tác chủ nhiệm của mình.
III.Các giải pháp cụ thể :
Qua kinh nghiệm nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 4, và trước tình hình thực tế của lớp, bản thân tôi đã chắt lọc và thực thi những giải pháp sau:
1. Tố chất để làm nên một giáo viên chủ nhiệm lớp tốt.
 Vì GVCN là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là bình thường. Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ HS. GVCN phải vừa là thầy, vừa là bạn của học trò.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 	Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về GV. Bản thân tôi vừa là GVCN. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong làm gương cho học sinh,Soạn bài trước khi đến lớp. Theo tôi, chỉ khi nào thầy cô cảm thấy hứng thú với bài dạy thì sự hứng thú đó mới lây truyền sang HS. Sự hứng thú này đi đôi với sự soạn bài trước và có một chương trình trước cho những gì phải làm trong giờ học thay vì một thái độ "tùy cơ ứng biến". GV cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố gắng học.
Khi lên lớp, theo tôi, GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu , hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mớiChú ý nghe trở lạ,Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời ...). Hỏi cá, những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường... giúp các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái.
3. Rèn nền nếp:
 - Đây là công tác đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định đến học tập và mọi phong trào của lớp. Vì lớp học có trật tự, có nề nếp tốt thì học sinh mới chú ý nghe giảng và hiểu bài được. Điều này giúp giáo viên rất nhiều trong việc đảm bảo hết các kiến thức của tiết học. Với công việc này, tôi đã tiến hành như sau:
 - Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho các em học sinh học về Nội quy học sinh, cho các em học cụ thể chi tiết từng mục một, phân tích kỹ để các em hiểu nội quy đó, vì nhiều khi các em còn nhỏ, nếu Giáo viên chỉ nêu qua thì Học sinh không thể hiểu hết được yêu cầu của Nội quy. Ví dụ xếp hàng thẳng là thế nào, trật tự nghe giảng và hăng hái phát biểu là như thế nào, hát đầu giờ phải như thế nào, thể dục giữa giờ như thế nào cho đúng.
 Lớp học phải trật tự thì Giáo viên mới giảng, tuyệt đối không có tình trạng thầy nói, trò nói, không ai nghe ai.
 - Trong công tác này luôn phải nghiêm khắc nhưng cũng cần phải nhẹ nhàng với các em. học ra học, vui ra vui.
 -Ngoài ra, tôi đã hướng dấn tỉ mỉ về yêu cầu thi đua giữa các tổ và các cá nhân ngay từ buổi học đầu tiên để các em phấn đấu.
 - Luôn duy trì đều đặn hoạt động thi đua giữa các tổ, các cá nhân, có khen chê kịp thời. Lấy tiêu chí khen, động viên là chính.
 - Bên cạnh đó, tôi luôn giáo dục các em ý thức giữ gìn môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp gíup cho chúng ta có sức khoẻ tốt. Hướng dẫn các em cụ thể cả việc đi vệ sinh đúng nơi quy định, vứt rác đúng chỗ.
 - Tôi luôn đề cao vai trò của cán bộ lớp, các em này thực sự là những cô giáo nhỏ của lớp học. tôi hướng dẫn cách các em tự quản lớp như thế nào, nhiều khi những em cán bộ lớp được tôi phân công lại là những em hiếu động ở trong lớp để các em có ý thức sửa chữa và động viên kịp thời nếu các em làm tốt nhiệm vụ được giao
 - Là chủ nhiệm của lớp nhỏ tuổi nhưng tôi luôn đề cao tinh thần tự quản của các em, khen tập thể cá nhân nào có ý thức tự quản tốt, từ đó giúp các em có sự ganh đua nhau.
 - Cuối mỗi tuần, mỗi tháng luôn giành khoảng thời gian cho các em tự bình bầu thi đua giữa các tổ, các cá nhân. Hàng tuần tôi sẽ thưởng cho các cá nhân xuất sắc và tổ có nhiều điểm. Phần thưởng đôi khi chỉ là 1 chiếc kẹo song các em rất thích và tổ nào chưa được kẹo thì phải cố gắng phấn đấu... 
 - Để làm tốt được những việc trên không thể ngày một ngày hai mà các em có thể thực hiện được tốt, do vậy tôi luôn phải nhắc nhở đến khi các em quen dần, đặc biệt trong một, hai tháng đầu Giáo viên phải chỉ dẫn tỉ mỉ cho học sinh từng tí một để các em có cái chuẩn để thực hiện theo.
4, Học tập
 - Ngay từ đầu năm học, tôi điều tra học lực của các em, phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, luôn ưu tiên đến các học sinh yếu trong lớp, giành cho các em này những câu hỏi đơn giản để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến.
 - Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập tốt, sôi nổi trong mọi tiết dạy.
 - Duy trì thi đua cho những HS hăng hái, thưởng điểm cho những HS trả lời đúng và cho tổ có nhiều em phát biểu ý kiến, nhiều khi là một tràng pháo tay tuyên dương cho những em trả lời đúng sẽ khích lệ các em rất nhiều.
 - Khi xếp chỗ ngồi, tôi luôn chú ý xếp xen kẽ HS kém với HS khá, giỏi để các em tự giúp đỡ nhau trong học tập, cuối tuần luôn có bình bầu đôi bạn nào tiến bộ nhất trong tuần đó.
 - Ngay trong đầu năm học phải cho các em hiểu các ký hiệu về học tập và được thống nhất khi ở trong lớp như cách giơ tay, lấy đồ dùng học tập phải được sắp xếp như thế nào, cách đứng trả lời ... từ đó rèn cho HS tác phong nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.
 - Duy trì nền nếp truy trao bài đầu giờ và kiểm tra bài của nhau trong các tiết dạy giúp GV tiết kiệm được thời gian và hướng các em vào mục tiêu tự đánh giá kết quả của mình.
 - Luôn có kế hoạch kèm cặp các em yếu kém.trong lớp chủ động gọi các em nhút nhát để các em tự tin và bạo dạn hơn.
5. Những kỹ năng cần đạt:
Trong công tác chủ nhiệm, đầu năm, việc đầu tiên mà tôi cần biết là nắm tình hình và hoàn cảnh gia đình từng em, việc làm cụ thể của cha mẹ các em, cách sống và quan hệ của từng gia đình như thế nàoVì những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng và đạo đức) của các em.
Làm những việc này là để chuẩn bị lên kế hoạch giáo dục cụ thể trên lớp với từng đối tượng học sinh xuyên suốt trong năm học – Biết rõ từng đối tượng, giáo dục em nào? Giáo dục như thế nào? Giáo dục những nội dung gì ?biết được đặc thù tâm lý từng em như thế nào, mức độ kiến thức kĩ năng ra sao mà từ đó định hướng phương pháp giáo dục – uốn nắn, phụ đạo kịp thời phù hợp.
Nếu công tác chuẩn bị đầu năm không tốt thì trong quá trình giảng dạy trong suốt thời gian sau sẽ mang hình thức, tình thế, chung chung. Đến khi tình cờ phát hiện được thì nội dung cần cung cấp cho các em sẽ không kịp thời đúng lúc, hoặc sẽ thực hiện giáo dục theo từng thời điểm, gián đoạn–không đảm bảo đồng bộ nhất quán – thì kết quả giáo dục sẽ không đạt, hay đạt không như mong muốn là một kết quả tất yếu.
Bản thân đã chuẩn bị giáo dục đầu năm bằng những công việc sau:
a. Nắm thông tin kết quả học tập từ năm học trước :
Tôi đã xem kết quả các mặt giáo dục của từng em trong học bạ của năm học trước - Biết đâu năm trước em học không yếu, mà ngay đầu năm học kiểm tra của em không đạt yêu cầu là do em ham chơi chưa tự giác ôn luyện kiến thức trong dịp hè.
 Tôi đã nắm thông tin ngay trên học sinh lớp qua trao đổi với các em, các em đã thông tin cho tôi nắm lớp mình năm vừa rồi có bạn nào yếu, yếu môn gì,bản thân em còn vướng mắc kỹ năng nào. 
Sau hai hoạt động trên, tôi tiến hành thẩm định thông tin một lần nữa bằng việc ôn sơ lược cho các em kiến thức Toán và Tiếng Việt cơ bản .Sau đó, tôi cho các em làm một bài kiểm tra ngắn, trong lúc làm tôi lưu ý các em trình bày thật cẩn thận.
* Kết quả chấm bài lần này là góp phần đánh giá tương đối chính xác kết quả kiến thức và kỹ năng của từng em đã đạt được từ năm học trước.
Đơn cử như: Em Nguyễn Văn Hồng viết rất chậm và sai chính tả nhiều do em đánh vần Tiếng Việt không đúng, môn toán em rất yếu vì trừ có nhớ chưa thạo và chỉ mới thuộc đến bảng nhân 3; em Nguyễn Quang Trung yếu Tiếng Việt cụ thể là sai chính tả âm “ch” âm “tr” và đấu huyền, dấu sắc; em Nguyễn Văn Lam đọc rất yếu nên không hiểu nổi một đề toán có lời văn.
 b. Thu thập thông tin về sinh hoạt ,giao tiếp của học sinh:
Bản thân đã tìm hiểu qua bạn học chung lớp, tìm hiểu trong cuộc họp phụ huynh, phụ huynh gần nhà, nắm được nếp sinh hoạt hằng ngày ở gia đình và trên đường đi học của những em học sinh cần lưu tâm.
Qua đó tôi biết được những em ngoài giờ học ở trường, khi về nhà là các em thường xuyên đi chơi; hoặc những em thường xuyên la cà trên đường đi học từ đó dẫn đến xao lãng việc học ở nhà và khi đến trường học tập thụ động nên kết quả học tập rèn luyện không cao.
Có thể chỉ ra một vài em như: em Vũ Điện Biên đi học, trên đường về em thường vào chơi game video; hay như em Nguyễn Minh Hiếu la cà dọc đường bắn bi với các bạn khác trên đường về nhà..Đặc biệt những em la cà chơi dọc đường này hầu hết là có cha mẹ bán rau ở chợ nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đã chuẩn bị tốt bằng các hoạt động nắm thông tin về kiến thức, kỹ năng, hành vi đạo đức của từng em, trên cơ sở đó tôi tiến hành giải pháp kế tiếp.
6. Giáo dục thông qua tập thể và đôi bạn cùng tiến.
	Víi t©m lÝ häc sinh tiÓu häc tập thể là vô cùng quan trọng, chúng ta thấy đấy em học sinh nào mà bị cô lập chỉ chơi một mình là một điều tủi hổ nên giáo viên cần phát huy tối đa sức mạnh của tập thể lớp. 
Tôi xin được nêu một ví dụ về một học sinh ở lớp: Em Yến luôn đi học trễ và ăn mặc không đúng đồng phục quy định. Có một hôm thứ 2 em Yến ăn mặc tươm tất và dự chào cờ đầu tuần cùng toàn trường vào lớp tôi khen ngợi sự tiến bộ của Yến và đề nghị cả lớp biểu dương bằng một tràng pháo tay, em Yến hơi ngượng nhưng trong lòng tràn ngập niềm vui vì được cô giáo và các bạn tin tưởng đó cũng là niềm cổ vũ lớn cho Yến có được sự tự tin, tự điều chỉnh hành vi của mình.
 Mặt khác tôi còn quan tâm đến x©y dựng đôi bạn (ngồi cùng bàn) cùng tiến: Học tốt chăm chú nghe giảng phát biểu sôi nổi trật tự, nói lời hay làm việc tốtSắp xếp, những em nhút nhát ngồi cùng bàn với em nhanh nhẹn, mạnh dạn, nh÷ng em häc kh¸ giái ngåi cïng nh÷ng em häc yÕu kÐm , những em chưa gọn gàng ngăn lắp ngồi gần với bạn luôn có ý thức gọn gàng để các em học tập gióp ®ì lẫn nhau. Đánh giá biểu dương hàng tuần vào giờ sinh hoạt tập thể lớp và đồng thời ghi tích vào sổ điểm cá nhân đề nghị lớp biểu dương và tuyên dường trước cờ những em có tiến bộ.
 Đặc biệt tôi luôn chú trọng vào những biểu hiện, hành vi cụ thể của các em để xem xét đánh giá (nhìn nhận sự tiến bộ là chính, không chê trách phê phán mặc cảm trong các em)
7. Kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục.
- "Gia đình nhà trường và xã hội."
	* Về nguyên lí giáo dục “Giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: " Gia đình - Nhà trường - xã hội.” Vì vậy kết hợp với gia đình là không thể thiếu được, nó vừa mang tính lý luận đồng thời hết sức thực tiễn. Để làm tốt tôi đã:
	- Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kì : đầu năm , giữa năm, cuối năm học để gặp gỡ, nắm bắt thông tin về học sinh; trao đổi với phụ huynh học sinh về hướng kết hợp giáo dục đạo đức các em để tránh tình trạng “ Trống đánh xuôi , kèn thổi ngược” Nhằm tạo sự hiểu biết cảm thông giữa giáo viên chủ nhiêm và phụ huynh học sinh.
	- Thông qua sổ liên lạc phụ huynh học sinh nắm được tình hình học tập, đạo đức của học sinh và ngược lại GV chủ nhiệm nắm chắc hơn những biểu hiện hành vi tích cực hoặc tiêu cực tiêu cực của các em để cùng giáo dục.
	- Thống nhất với phụ huynh học sinh một số yêu cầu và biện pháp giúp các em học tập ở nhà, tuỳ điều kiện cụ thể nên có thời gian biểu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí cho các em, phụ huynh học sinh đóng vai trò động viên, nhắc nhở các em thực hiện tránh chê bai tuyệt đối, không dùng bạo lực đối với các em.
	- Qua mỗi học kì họp phụ huynh học sinh.
	+ Báo cáo đầy đủ quá trình rèn luyện phấn đấu của từng học sinh và kết quả điểm số, xếp loại từng môn, có nhận xét đánh giá so sánh với thời điểm trước.
	+ Trao đổi những phát hiện mới về hành vi đạo đức của học sinh (nếu có) để phụ huynh nắm bắt cùng cộng đồng trách nhiệm, động viên khuyến khích nếu là biểu hiện tốt, ngăn ngừa giáo dục nếu là biểu hiện chưa tốt.
 `- Nắm bắt các thông tin ở học sinh qua phiếu sinh hoạt hè, để động viên kịp thời những em có thành tích tốt,uốn nắn những biểu hiện sai trái lệch lạc của học sinh . Đồng thời giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong trường đặc biệt là Đoàn, Đội để tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt đông lành mạnh và bổ ích.
	C. THỰC TIỄN GIÁO DỤC.
Bản thân đã lần lượt tổ chức thực hiện 4 hoạt động sau:
1. Họp phụ huynh thông báo tình hình từng em, bàn giải pháp hỗ trợ từ phía gia đình :
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã thông báo cụ thể chi tiết về học lực và hạnh kiểm từng em mà qua thời gian đầu tiếp nhận lớp tôi đã ghi nhận được (về kiến thức,kỹ năng trình bày đọc,viết).
Ví dụ như tôi đã thông báo với phụ huynh em Nguyễn Việt Thắng rằng em thông minh nhất lớp, toán em giỏi nhưng kết quả học tập năm lớp 3 của em chỉ là học sinh tiên tiến vì chính tả em còn yếu, tôi đã đề nghị gia đình có giải pháp giúp em luyện chính tả ở nhà để năm nay kết quả học tập của em tốt hơn; hay như em
 Nguyễn Như Bình là học sinh giỏi nhưng em viết văn chưa hay vì thường sai trong dùng từ và đặt câu viết văn;..
Qua đó tôi bàn cụ thể với phụ huynh từng em, cần chú trọng quan tâm hỗ trợ các em rèn luyện kĩ năng gì hoặc vun đắp mảng kiến thức nào cho các em; và kèm theo chuẩn bị dụng cụ học tập và phương pháp giáo dục tại nhà ở nhà hỗ trợ cho việc học ở trường (trang bị tập luyện chữ viết ở nhà; Kiểm tra nhắc nhở việc luyện viết, luyện đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp) - Đặc biệt chú trọng khuyến khích các em rèn luyện thường xuyên liên tục và có hệ thống.
2. Trao đổi với phụ huynh của các em học sinh yếu:
Tôi thường xuyên trao đổi những phụ huynh có con em là học sinh yếu. 
Trong lần trao đổi đó tôi thông báo cụ thể con em họ còn khiếm khuyết kiến thức kỹ năng cơ bản nào, cần phải vun đắp cái gì và mức độ quan tâm ra sao ở tại gia đình. Đồng thời tôi đề nghị phụ huynh đưa các học sinh yếu học phụ đạo một buổi thứ sáu trong tuần – vào những tuần không sinh hoạt tổ khối (Lịch học này tôi có xin và thông qua Ban Giám Hiệu trường). 
Có thể nêu ra một vài trường hợp tiêu biểu như: Tôi đưa cho phụ huynh của em Nguyễn Văn Hồng xem bài viết chính tả của em để gia đình nhận ra chữ em quá yếu và chính tả em còn sai nhiều lắm; và cũng tương tự như vậy với trường hợp của các em Hoàng, Hồng, Lam. yếu về môn Tiếng Việt. Sau đó, tôi đề nghị phụ huynh sắp xếp cho các em đi học phụ đạo bằng lịch học cụ thể và đề nghị phụ huynh quản lí giờ giấc của các em.
3. Tổ chức học phụ đạo đúng đối tượng ở trường :
Theo chân lí của giáo dục là người dạy phải biết mình “dạy ai” và khi dạy phải xác định mình “dạy cái gì” thì khi phụ đạo học sinh yếu tôi xác định quan điểm đó rất cần được vận dụng - Nếu phụ đạo cho các em mà phụ đạo chung chung trên nền kiến thức cơ bản là không đạt hiệu quả. Vì mỗi em có mức độ yếu khác nhau – về từng môn và ngay trong mỗi phân môn. Có bù đắp đúng mạch kiến thức mà em khiếm khuyết thì mới mong hình thành kĩ năng cơ bản cần đạt theo chương trình lớp học, bậc học .
Vì vậy khi vào học tôi chia các em ra thành từng nhóm nhỏ phù hợp với từng nội dung cần vun đắp cho các em và tổ chức dạy như

Tài liệu đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chu_nhiem_lop_4_20162017DOCVOLET.doc