1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1/ Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết yêu cầu học sinh lớp Một viết đúng chính tả là một vấn đề hết sức quan trọng, nó không những giúp các em học tốt ở lớp Một mà nó còn giúp các em học tốt ở các lớp trên nữa. Viết đúng chính tả giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác kể cả môn toán.
Đối với học sinh lớp Một, giúp các em viết đúng chính tả là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì ở Mẫu giáo hoạt động của trẻ chủ yếu là vui chơi, khi vào lớp Một tất cả các hoạt động của các em đều mới mẻ. Các em phải học một lượng kiến thức cao hơn rất nhiều so với chương trình ở Mẫu giáo. Cụ thể ở môn Tiếng Việt : Sang tuần thứ 7 của năm học các em đã phải làm quen với những câu văn dài và những đoạn thơ 4 đến 5 dòng. Vì thế để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác đòi hỏi các em phải đọc thông , viết thạo các chữ đã học. Yêu cầu các em phải nắm được quy tắc chính tả để đọc viết cho đúng.
Thực trạng hiện nay có nhiều học sinh đọc giỏi, trình bày bài văn sạch đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả (do phát âm, do tiếng địa phương) và đặc biệt là do các em không nhớ quy tắc chính tả khi viết. Do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em.
Sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ Ở LỚP MỘT Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà Trường: Tiểu học Hùng Vương- Thị Trấn Chư Sê - Huyện chư sê- Tỉnh Gia Lai I/ PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1/ Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết yêu cầu học sinh lớp Một viết đúng chính tả là một vấn đề hết sức quan trọng, nó không những giúp các em học tốt ở lớp Một mà nó còn giúp các em học tốt ở các lớp trên nữa. Viết đúng chính tả giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác kể cả môn toán. Đối với học sinh lớp Một, giúp các em viết đúng chính tả là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì ở Mẫu giáo hoạt động của trẻ chủ yếu là vui chơi, khi vào lớp Một tất cả các hoạt động của các em đều mới mẻ. Các em phải học một lượng kiến thức cao hơn rất nhiều so với chương trình ở Mẫu giáo. Cụ thể ở môn Tiếng Việt : Sang tuần thứ 7 của năm học các em đã phải làm quen với những câu văn dài và những đoạn thơ 4 đến 5 dòng. Vì thế để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác đòi hỏi các em phải đọc thông , viết thạo các chữ đã học. Yêu cầu các em phải nắm được quy tắc chính tả để đọc viết cho đúng. Thực trạng hiện nay có nhiều học sinh đọc giỏi, trình bày bài văn sạch đẹp nhưng lại mắc nhiều lỗi chính tả (do phát âm, do tiếng địa phương) và đặc biệt là do các em không nhớ quy tắc chính tả khi viết. Do đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em. Ở bậc Tiểu học đặc biệt lớp Một là lớp rất quan trọng. Vì nó là nền móng kiến thức đầu tiên cho các em. Muốn các em học tốt ở các lớp trên, trước hết ở lớp Một các em phải đạt yêu cầu kiến thức chuẩn môn Tiếng Việt đó là đọc thông viết thạo và điều quan trọng là rèn cho các em viết đúng chính tả, các em phải nắm được quy tắc chính tả ngay từ đầu năm học. Đây là một vấn đề rất khó mà mọi giáo viên Tiểu học đều phải đặt ra. Vì học sinh lớp Một chưa có trí nhớ lâu. Giáo viên vừa giảng và nêu quy tắc chính tả xong, khi viết bài các em lại quên ngay. Viết đúng chính tả rất quan trọng trong quá trình học tập , nếu các em viết sai nhiều lỗi thì bài tập đó sẽ mất một phần điểm. Hoặc đầu năm các em viết bút chì các em có thể tẩy chữ để sửa lại, nhưng từ tuần 9 trở đi các em viết bằng bút mực, nếu các em không nắm được quy tắc viết chữ sẽ dẫn đến bài viết bị tẩy xoá, chữa qua chữa lại làm mất thẩm mĩ của bài . Các em mải sửa lại chữ viết sai dẫn đến viết chậm, không viết kịp bài so với các bạn. 1.2/ Cơ sở thực tiễn: Đầu năm học 2007 – 2008 được sự phân công của nhà trường tôi phụ trách giảng dạy lớp 1A2 sĩ số 38, dân tộc 1; phần lớn là con gia đình nông dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn, ít có thời gian chăm lo đến việc học cho con em mình. Thời gian này các em từ Mẫu giáo chuyển lên lớp Một nên các em còn thụ động nhút nhát, ý thức học tập chưa cao. Qua kiểm tra 38 học sinh thì chỉ có 20 em ( chiếm 52, 63%) có ý thức năng lực vận dụng các kiến thức đã học để làm cơ sở cho việc tiếp thu bài mới . Điều đó làm tôi cảm thấy lo lắng bởi vì thực tế này không thể đáp ứng đựơc yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy học và những kiến thức cơ bản theo tinh thần đổi mới. Mà điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. 1.3/ Khẳng định việc chọn đề tài Xuất phát từ những lý do trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn đưa ra các phương pháp giúp cho việc thiết kế bài học phù hợp với từng đối tượng giúp các em phát huy tính tích cực, vận dụng các kiến thức đã học để các em viết đúng chính tả. Vì vậy qua thực tế giảng dạy ở bậc tiểu học lớp Một và qua trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo tài liệu tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh nắm quy tắc và viết đúng chính tả. 2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.1/ Đối tượng học sinh lớp 1A2 ở trường Tiểu học Hùng Vương: Qua một thời gian giảng dạy, học sinh lớp 1A2 tiếp thu bài nhanh, nhưng hầu như em nào cũng có tính cẩu thả, thông qua việc chấm chữa bài tôi thấy chất lượng học sinh không đồng đều, một số em đã qua Mẫu giáo nhưng chưa nắm chắc 29 chữ cái, khi vào lớp 1 thì các em gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc tiếp thu kiến thức. Qua kiểm tra thực tế thì thấy các em viết sai lỗi chính tả rất nhiều và sai khoảng cách độ cao của các con chữ, chữ viết không cẩn thận, viết ngoáy. Các hình thức sai chủ yếu của lớp tôi thường mắc phải là: Không nắm được quy tắc chính tả. Do phát âm sai nên dẫn đến viết sai. Viết sai độ cao, chưa nắm được cấu tạo của từng chữ, đặt vị trí các dấu thanh còn sai. 2.1/ Phạm vi nghiên cứu giúp học sinh viết đúng chính tả ở lớp 1: Qua các hình thức viết sai chính tả của học sinh, làm cho tôi cảm thấy lo lắng. Bởi vì, thực tế này không thể đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Vậy thì làm thế nào để học sinh không mắc những lỗi như trên ; làm thế nào để học sinh học tốt, và có thể viết đúng, viết nhanh, viết đẹptừ đó tôi tìm hiểu những điểm yếu của học sinh để khắc phục những lỗi sai cơ bản, giúp các em luôn viết đúng chính tả. II/ PHẦN NỘI DUNG 1/ Thực trạng và các biện pháp 1.1/ Thực trạng : * Ưu điểm: + Giáo viên : Nắm được nội dung chương trình và những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, các quy tắc chính tả. Có đầøu tư nghiên cứu, tìm hiểu bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học. Luôn vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học như: giảng giải , đàm thoại, thực hành luyện tập, quan sát, trực quan + Học sinh: Các em nắm được kiến thức cơ bản ( các quy tắc chính tả). Nhiều học sinh chịu khó, thích học hỏi những điều mới lạ. Được học hai buổi trên ngày. * Những tồn tại: + Giáo viên: Chưa phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh + Học sinh: Phát âm sai nhiều do tiếng địa phương, do vùng miền. Các em chưa hiểu và nhớ quy tắc chính tả. Nhiều học sinh còn nôn nóng chỉ mong sao viết cho nhanh. 1.2/ Các biện pháp : * Biện pháp thứ nhất: Bản thân giáo viên: Cũng như các môn học khác, với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, trong quá trình giảng dạy tôi nghiên cứu kỹ toàn bộ chương trình sách giáo khoa, đồ dùng cần thiết cho mỗi bài dạy. Ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã tìm hiểu về cách phát âm của học sinh qua lời đối thoại để có kế hoạch trong giảng dạy. Tôi luôn phát âm chuẩn xác, viết đúng chính tả trên bảng lớp và không viết tắt. * Biện pháp thứ hai: Đối với học sinh: Vào các buổi học thứ hai ( buổi chiều) tôi thường đọc cho các em viết một số vần, tiếng từ mà các em vừa được học ở buổi sáng. Thời gian đầu tôi cho các em viết ít sau đó nâng dần lượng kiến thức lên và lồng ghép thêm những chữ đã học từ đầu năm và trọng tâm vẫn là những lỗi mà các em còn đọc viết sai. Sau mỗi buổi học tôi chấm bài tại lớp khoảng 10 em, tìm ra những lỗi các em viết sai và giúp các em sửa lại chữ đúng bằng cách gọi các em lên bảng viết lại chữ đó, những học sinh dưới lớp có nhiệm vụ nhận ra lỗi sai của bạn. Trong các tiết học những em hay đọc, viết sai các em sẽ phải đọc chữ ( đánh vần những tiếng hay sai ) đối với môn học vần hoặc đàm thoại nhiều hơn so với những em không mắc lỗi chính tả ở các môn học khác. Viết đúng chính tả không chỉ viết đúng quy tắc viết chữ mà còn phải viết đúng độ cao cỡ chữ. Vì thế mà mỗi tuần tôi cho các em viết 2 bài trong vở luyện viết chữ đẹp với hình thức tập chép theo chữ mẫu. Tôi kẻ dòng trên bảng lớp và viết lại mẫu chữ to rõ hơn, sau đó cho học sinh nêu độ cao cỡ chữ của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ với nhau sau đó mới cho các em luyện viết vào vở. * Biện pháp thứ ba: Kết hợp với phụ huynh: Trong các buổi họp phụ huynh tôi thông báo cho phụ huynh biết tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả. Muốn viết đúng chính tả trước hết các em phải phát âm đúng (ngoài yêu cầu về đọc lưu loát ). Vì vậy phụ huynh mua đầy đủ sách vở cho các em, ngoài ra các em cần có hai vở chính tả: 1 vở viết chính vào buổi sáng , 1 vở luyện viết vào buổi chiều. Về phần phụ huynh nhắc nhở các em đọc bài ( 1 – 2 lượt) vào buổi tối, khi các em đọc bài phụ huynh theo dõi uốn nắn cách phát âm cho các em. (Ví dụ quê đọc là vê, rượu đọc là riệu, hươu đọc là hiêu, nứa đọc là lứa, sau đọc là xau) . 2/ Hướng dẫn viết đúng chính tả: 2.1/ Đối với các môn học: + Đối với môn học vần, những bài đầu tiên của phần học vần có các phụ âm các em hay phát âm hay lẫn lộn tôi cho các em phát âm nhiều hơn và sửa để các em phát âm đúng. Khuyến khích các em tìm tiếng mới có chữ các em phát âm hay sai viết vào bảng con và đọc. Các chữ đó là: l, n, r, gi, s, x, ch, tr, p, Từ tuần 5 trở đi các em học các tiếng có phụ âm k, gh, ngh; khi học đến các bài này tôi nhấn mạnh về quy tắc chính tả : k, gh, ngh chỉ ghép với i, ê, e ; các âm còn lại ghép với c, g, ng. Vào các buổi chiều tôi gợi mở để các em tìm tiếng mới có phụ âm đầu viết k, gh, ngh; các em đánh vần và đọc trơn. Ví dụ : k – e –ke – hỏi – kẻ, ngờ – i – nghi – ngã – nghĩ, (ngờ kép), gờ – ê- ghê – sắc – ghế (gờ kép ) và tôi đọc một số tiếng từ cho học sinh viết, ví dụ: kì cọ, ghế gỗ, nghỉ ngơi..Tôi nhắc học sinh nhớ lại quy tắc chính tả khi nào thì viết k, gh, ngh; viết xong các em đánh vần lại để kiểm tra xem đã đúng chưa. Tuần 6 các em học âm y ( y dài), khi giới thiệu tiếng từ mới tôi nhấn mạnh tiếng viết y ( y dài ) khi trước nó không có phụ âm ( ví dụ: y tá, ý tứ, chú ý, ỷ lại) Tuần 7, 8, 9 các em học sang phần vần, tôi luôn nhắc các em đánh vần nhẩm rồi đọc thành tiếng, đánh vần theo thứ tự ( ví dụ “ uôi” đọc u – ô- i – uôi hoặc “ chuối” ch- uôi – chuôi – sắc – chuối )để tránh tình trạng các em đọc viết thành chúi . Đến bài có vần ai, ay, ây tôi hướng dẫn từ đầu : a + i đọc là ai, a + y đọc là ay, â + y đọc là ây, â không ghép được với i ngắn nên tất cả các chữ có â + y thì ta viết y dài. Tôi gợi ý để học sinh lấy ví dụ hoặc tôi đánh vần chữ để học sinh viết vào cuối tiết học giúp các em khắc sâu kiến thức. Tôi thường đọc các chữ vừa học để các em viết vào vở ô li, tới chữ nào khó tôi đánh vần và các chữ viết k, gh, ngh, y tôi gợi ý để các em nhớ lại quy tắc viết chữ ( viết vào buổi chiều). Trong tuần 7 các em bắt đầu học chữ hoa. Như vậy từ tuần này trở đi các em lại thêm một kiến thức mới về chính tả nữa đó là đầu câu viết hoa và lùi vào một ô ( đối với câu, đoạn ), khi viết đoạn thơ thì tất cả các chữ đầu dòng đều viết hoa và viết thẳng hàng. Với phần này tôi tập cho học sinh nhận biết về đoạn văn, đoạn thơ. Đối với viết hoa tên riêng thì các em cần biết viết hoa tên người , con vật, đất nước, sông núi, địa danh Đầu tiên tôi cho các em về nhà viết tên người thân trong gia đình ( chỉ viết tên), sau đó dần dần yêu cầu các em viết hoa cả họ tên của người thân, viết tên huyện, tỉnh, viết tên một số con vật ( ví dụ: Mèo, Hổ, Voi). Trong mỗi bài học vần, bài tập đọc tôi gợi ý để học sinh nêu ra các chữ viết hoa, lý do vì sao? Đặc biệt có một số em hay nhầm lẫn thanh huyền (\ )và sắc ( / ); hỏi ( ? ) và ngã( ~ ). Tôi hướng dẫn kỹ ngay từ bài đầu; ví dụ: thanh huyền là nét xiên trái , viết hơi xiên từ trái sang , tương tự thanh sắc viết hơi xiên từ bên phải sang. Đối với dấu hỏi, ngã tôi yêu cầu học sinh đánh vần cả chữ sau đó mới viết, viết xong đánh vần lại kiểm tra lại; ví dụ: ( ngủ):ng – u- ngu – hỏi – ngủ chứ không thể ng- u- ngu – ngã- ngũ được. + Đối với các môn học khác tôi luôn gợi mở để các em được đối thoại nhiều hơn và qua lời nói tôi giáo dục các em phát âm chuẩn. 2.2/ Đối với môn chính tả Từ tuần 23 trở đi các em bắt đầu học môn chính tả ( mỗi tuần một tiết), những bài đầu tiên các em viết bằng hình thức tập chép. Với bài chép sẵn trên bảng tôi gợi ý để học sinh tìm ra tiếng khó mà các em hay viết sai. Yêu cầu học sinh phân tích, đánh vần, nêu quy tắc viết chữ đó. Tôi gạch chân tiếng khó bằng phấn màu để các em nhớ khi viết bài . Sau khi các em viết bài xong tôi hướng dẫn các em soát lỗi, tìm và chữa những lỗi các em còn hay mắc phải. Cuối mỗi bài viết bao giờ cũng có hai bài tập nhỏ để củng cố lại quy tắc chính tả. Tôi in các bài tập ra phiếu và phát cho các em, nhắc các em đọc kỹ bài , nêu yêu cầu của bài . Tôi gợi ý để các em nêu quy tắc viết ( làm bài đó), tôi ưu tiên những em hay mắc lỗi chính tả nêu câu trả lời: + Ví dụ 1: Bài tập điền ( k hay c) các em sẽ nêu k ghép với i, ê, e ; c ghép với các âm còn lại ; bài tập điền ( ng hay ngh ) các em cũng nêu : ngh luôn ghép với i, ê, e ; ng ghép với u, ô, ư, o, + Ví dụ 2: Bài tập điền ( ươc hay ươt ) tôi nhắc học sinh điền nhẩm thử từng vần sau đó đọc tiếng, từ vừa điền xem đã phù hợp chưa và chọn từ hay nhất, cảm thấy đúng hơn rồi viết. Ví dụ : Dùng thước để kẻ hết bài (chọn ươc), Dùng thướt để kẻ hết bài ( không chọn ươt ). Hoặc : Bé treo áo lên mắc, chứ không thể viết : Bé treo áo lên mắt. Tôi sẽ chấm 1/ 3 số phiếu bài tập, vở chính tả và tìm ra lỗi sai mà các em còn mắc phải sau đó chữa lại trên bảng lớp, gợi ý để các em nêu cách chữa. Sau mỗi buổi chiều có tiết chính tả tôi cho các em viết lại và làm bài tập trong vở bài tập, chính việc viết lại bài này đã giúp các em hạn chế về lỗi chính tả. Với những em không viết sai hoặc những em viết sai nay đã tiến bộ, tôi tuyên dương trước lớp. Động viên những em còn mắc lỗi để các em viết đúng hơn. Đối với bài chính tả nghe đọc, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm, 1 đến 2 em đọc to để cả lớp cùng tìm ra tiếng khó. Tôi viết tiếng khó ( tiếng các em hay viết sai ) lên bảng, gọi học sinh phân tích tiếng, tôi nhấn mạnh những điểm mà các em hay viết sai , ví dụ tiếng “ mắt, hoắt” ( trong bài òóo) mắt, hoắt viết là “t” chứ không viết là “c" . Tôi đọc các tiếng đó cho các em viết vào bảng con ( che các tiếng khó trên bảng lớp), nếu các em viết sai tôi gợi ý để học sinh so sánh với bài viết đúng để tự các em nhận ra chữ sai. Khi đọc bài cho học sinh viết, tôi nhắc lại quy tắc viết , ví dụ: Đầu đoạn viết thế nào ? đầu câu viết ra sao? tên riêng cần viết như thế nào? Với chữ “ kẻ” ta viết k hay c, nghe cô phát âm đó là ch hay tr, gi, hay r, d, . Khi soát lỗi tôi nhắc học sinh cầm bút chì soát theo chữ cô đọc, tôi đọc chậm, đánh vần tiếng khó để các em phát hiện ra mình có mắc lỗi không. Sau đó hướng dẫn học sinh ghi số lỗi ra lề ( nếu viết sai ) và hỏi ai sai 3- 4 lỗi, ai sai 1-2 lỗi , ai không sai lỗi nào? Tôi tuyên dương học sinh viết không sai , hỏi học sinh sai tiếng gì? và sửa lại tiếng đó trên bảng ( học sinh nêu cách sửa ), nhắc học sinh viết sai sửa lại ra lề thẳng hàng với chữ viết sai. Phần chấm bài viết và làm bài tập tôi cũng tiến hành như bài tập chép. Qua 1- 2 bài chính tả đầu tiên tôi trú trọng hơn, luôn giúp đỡ những em hay mắc lỗi chính tả, tạo mọi điều kiện để các em viết đúng chính tả. 3/ Hướng dẫn học thuộc quy tắc chính tả: Từ giai đoạn học sang môn chính tả các em đã có nhận thức cao hơn so với đầu năm học. Vì thế tôi cho các em học thuộc quy tắc chính tả và hướng dẫn các em dựa vào một số mẹo để viết đúng chính tả. 3.1/ Đối với chữ viết thường: * Quy tắc chính tả: + ng và ngh: Viết ngh khi đứng trước các nguyên âm: i, ê, e ( nghi, nghề, nghé) Viết ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại: u, ô, a, .( ngỡ ngàng, ngơ ngác, ngắc ngứ,) + g và gh: Viết gh khi đứng trước các nguyên âm: i, ê, e ( ghi nhớ, bàn ghế,) Viết g khi đứng trước các nguyên âm còn lại: u, ô, a, .( gà gô, gầm gừ,..) + k, c và q: Viết k khi đứng trước các nguyên âm: i, ê, e ( kín đáo, kẽ hở, kể lể,) Viết q khi đứng trước âm đệm u ( quân đội, quản lý, quanh co,) Viết c khi đứng trước các âm còn lại ( co giãn, cơ hội, cay cú,) Vậy viết gh, ngh, k khi ghép với nguyên âm : i, ê, e. * Mẹo chính tả: + Mẹo viết ch – tr: Viết ch trong trường hợp từ chỉ quan hệ họ hàng gia đình, đồ dùng trong nhà: cha, chú, cháu, chắt, chai, chén, chăn, chiếu, chảo, chum, chĩnh, chạn, chõng, chậu, Viết tr trong các từ không có sự che đậy (trống trải, trọc lốc), từ chỉ tính xấu ( trơ tráo, trơ trẽn,) * Mẹo viết vần ăc – ăt và ăng – ăn: Từ viết vần ăc thường chỉ sự lung lay, dao động ( lúc lắc, cà nhắc, ngắc ngứ, ) Từ viết vần ăt có nghĩa là cắt nhỏ, tách rời (cắt, chặt, thắt, ngắt,) Từ viết vần ăng thường có nghĩa là băng ra, thẳng ra : căng, thẳng, phẳng Từ viết vần ăn thường chỉ sự cuộn tròn, không thẳng: xoăn, xoắn, nhăn nheo, lăn tăn, 3.2/ Đối với chữ viết hoa: + Viết hoa tên riêng của người, địa danh, tên riêng của các con vật, cơ quan. + Viết hoa chữ cái đầu câu: Sau dấu chấm . Sau dấu chấm than, dấu hỏi. Sau dấu gạch đầu dòng bắt đầu bằng một lời thoại. + Viết hoa chữ cái đứng đầu một dòng thơ. III/ Phần kết luận: 1/ Những kết quả đạt được: Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, với những quy tắc nêu trên tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Số em nhớ quy tắc chính tả đã tăng lên nhiều. Các em đã viết được tiếng từ , câu chính xác, nhanh hơn và vở viết cũng sạch đẹp hơn. Cho đến nay số học sinh còn viết sai chính tả không đáng kể, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu bài của học sinh, tôi thấy đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: + Trước khi áp dụng đề tài: Học sinh viết đúng chính tả: 7 em chiếm 18,4 % Học sinh viết sai một số lỗi : 11 em chiếm 29 % Học sinh viết sai lỗi nhiều : 20 em chiếm 52,6 % + Sau khi áp dụng đề tài: Học sinh viết đúng chính tả: 30 em chiếm 79 % Học sinh viết sai một số lỗi : 8 em chiếm 21 % + Học sinh được đánh giá chính xác kết quả học tập, giúp các em học tốt ở lớp Một và còn giúp các em học tốt ở các lớp trên nữa. Viết đúng chính tả giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. 2/ Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên thật sự tâm huyết với nghề, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Bao quát lớp học chặt chẽ hơn, quan tâm đến học sinh trong tất cả các giờ học đặc biệt học sinh yếu kém và có hoàn cảnh khó khăn. - Giáo viên chịu khó suy nghĩ tìm tòi lựa chọn các phương pháp dạy học hay nhất và có hiệu quả nhất. Nắm vững phương pháp bộ môn, hướng dẫn học sinh rõ ràng, tỉ mỉ, luôn uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh - Luôn thay đổi hình thức dạy học để tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh. Với đề tài nêu trên, trong quá trình vận dụng, bản thân tôi thấy vần còn gặp một số khó khăn như thực trạng đã nêu. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của hội đồng khoa học, ban giám hiệu và đồng nghiệp chỉ ra những sai sót vướng mắc trong quá trình vận dụng để tôi có thể đạt được chất lượng dạy học cao hơn, đáp ứng với việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Người viết Nguyễn Thị Thu Hà
Tài liệu đính kèm: