Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu - Năm học 2012-2013

 Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ 4 kỹ năng trên. Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện, hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.

 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đựơc làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.

 Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh của lớp mình. Đây là lý do tôi chọn và áp dụng “Một số kinh nghiệm để giúp học sinh lớp 2A viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu”. Sau đây, tôi xin trình bày một số giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua.

 

doc 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược trong thời gian qua.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Ngôn ngữ dưới dạng viết giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập làm văn là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng.
 Như chúng ta đã biết, Tập làm văn có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học. Nếu học sinh viết tốt bài Tập làm văn, đủ số lượng câu, đủ ý, diễn đạt rõ ràng, hấp dẫn người đọc thì học sinh đó có điều kiện học tập tốt hơn môn Tiếng Việt và nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ đạt cao hơn. Vì vậy, việc dạy học sinh viết tốt một đoạn văn ngay từ còn ở những lớp nhỏ cũng là xây dựng cho các em một nền móng vững chắc để tạo hứng thú hơn trong việc học Tập làm văn cũng như trong việc học tốt môn Tập làm văn các lớp sau này. Hơn thế nữa, học tốt phân môn Tập làm văn sẽ học tốt hơn môn Tiếng Việt. Đó cũng chính là rèn cho các em sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nên nhân cách của con người.
 Nhà văn Võ Thị Hảo đã nói: “ Theo tôi, trước hết cần thay đổi cái “vòng kim cô” đang đè nặng lên cách soạn giáo trình và dạy Văn theo lối “công cụ” gây tổn hại cho nhân tính lâu nay, để môn Văn thực sự là môn học hấp dẫn và cập nhật. Mục đích của việc dạy Văn phải là khuyến khích và huấn luyện con người khả năng cảm thụ, tự do bộc lộ suy nghĩ, biểu cảm, kỹ năng sống, biết yêu thương, có trách nhiệm và gắn kết với cộng đồng.” 
 Thật vậy, trong quá trình công tác, tôi nhận thấy, dạy học sinh viết văn tốt sẽ góp phần rèn luyện đạo đức và tính cách con người. Ta dạy cho các em viết đúng yêu cầu, viết đủ số lượng câu, viết gọn, rõ ràng, mạch lạc và sáng tạo là góp phần rèn luyện cho các em ý thức học tập, tính kỷ luật, tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân Đồng thời, học tốt môn Tập làm văn chính là cơ sở, là nền tảng để học tốt các môn học khác nhằm thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra nhằm đào tạo con người mới. 
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực trạng:
 Do đặc điểm tình hình địa phương là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc học của các em ít được phụ huynh quan tâm. Do vậy, gây không ít khó khăn cho giáo viên, đòi hỏi người giáo viên phải tìm mọi cách để giúp đỡ các em. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, tôi nhận thấy rằng, muốn học sinh viết tốt đoạn văn, trước hết học sinh phải viết đúng yêu cầu và nhận thức được tầm quan trọng của môn Tập làm văn.
 Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân về việc giúp học sinh viết đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu để cùng trao đổi với đồng nghiêp, hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình đem lại kết quả khả quan cho học sinh. Để từ đó, giúp các em học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Trương Hoành ngày càng học giỏi phân môn Tập làm văn hơn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
 Trong thực tế hiện nay, việc rèn cho học sinh viết đoạn văn tốt chưa được giáo viên chú tâm nhiều. Bên cạnh đó, nhiều học sinh khi viết bài còn viết bừa, viết cẩu thả, không đúng yêu cầu, viết lan man, không đủ số câu, sai ý, trình bày ý lộn xộn, thiếu tự nhiên, sai nhiều chính tả,  Hơn thế nữa, một số em thiếu tự tin trong giờ Tập làm văn dễ dẫn đến hậu quả là các em chán nản, thiếu quyết tâm trong học tập. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm và sáng tạo trong giảng dạy, phải thật kiên trì và nhẫn nại, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Từ đó, giáo dục cho các em ý thức rèn luyện bài viết của mình đạt yêu cầu cao hơn.
 Nếu vận dụng tốt một số giải pháp mà tôi đưa ra dưới đây thì việc “ Giúp học sinh lớp 2A viết được một đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu” sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan hơn. Từ đó, rèn luyện cho các em tính cẩn thận, thận trọng trong công việc, lòng tự tin của bản thân. Đồng thời, phân môn Tập làm văn chính là cơ sở, là nền tảng để giúp các em học tốt các môn học khác.
VI. NỘI DUNG THỰC HIỆN
	 Để giúp HS học tốt tiết Tập làm văn viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài, tôi thường áp dụng những phương pháp sau: 
Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp
 Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. 
Phương pháp thực hành giao tiếp 
	 Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói, trình bày miệng bài nói, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm).
Phương pháp phân tích ngôn ngữ
 Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận, diễn đạt ý rõ ràng, dễ hiểu. 
 Ví dụ: 
	Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là gì?”, “ Ai – làm gì?”, “ Ai – như thế nào?”, GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sau:
 - Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( hoặc Cái gì?/ Con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc Làm gì?/ Như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo).
 - Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? (Đảm bảo về mặt nghĩa)
Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm câu phù hợp khi hết câu. 
Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu 
	 Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp, giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn.
 Ví dụ: 
 Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác nhau, Giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp. Khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa Giáo viên cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Về kỹ năng 
	 Để tránh tình trạng học sinh không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được một đoạn văn và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy. 
 a) Giúp HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng
 Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ. Giáo viên có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh chuẩn bị, đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết sau. Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở nhà, trước khi lên lớp. Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, giáo viên có thể soạn, cung cấp cho các em. 
 Ví dụ:
ö Bài viết về một người thân:
 - Người thân của em là ai?
- Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?
 - Tình cảm của người ấy đối với em ra sao?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?
ö Bài viết về một loại quả:
 - Tên loại quả ấy là gì? Em đã nhìn thấy nó ở đâu?
 - Hình dáng bên ngoài ra sao? Bên trong như thế nào?
 - Vì sao em thích loại quả ấy?
ö Bài viết về một loài hoa:
 - Loài hoa ấy có tên là gì? Em đã thấy ở đâu?
 - Hoa có những đặc điểm gì ( màu sắc, các bộ phận: cánh hoa, nhụy, hương thơm)
- Vì sao em thích loài hoa ấy?
ö Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm:
 - Em (hoặc bạn em) đã làm việc tốt khi nào? Ở đâu? Đó là việc gì? 
 - Em (hoặc bạn ấy) đã làm như thế nào?
 - Em suy nghĩ gì khi làm (hoặc thấy bạn làm) việc tốt đó?
ö Bài viết kể về gia đình em:
 - Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai? 
 - Kể từng người trong gia đình em. 
 - Mỗi người trong gia đình quan tâm nhau như thế nào?
 - Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
 b) Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn 
 - Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết(Có thể diễn đạt bằng một câu).
 - Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2, 3 câu tùy theo năng lực học sinh.
 - Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ , mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
 Ví dụ: Viết về một con vật:
 - Con vật em định kể là con vật gì? Nó sống ở đâu?
 - Hình dáng nó như thế nào?
 - Hoạt động của nó có gì nổi bật? Nó đem lại lợi ích gì?
 - Tình cảm của em đối với con vật đó?
Câu mở đầu: Giới thiệu con chó
Nhà em có nuôi một con chó tên là Ki Ki.
Phát triển: Kể về con chó
 Nó có bộ lông màu vàng mượt như tơ. Đôi mắt của nó rất sáng và đôi tai vểnh lên trông mới đáng yêu làm sao! Nó thường nằm trước cửa để giữ nhà. 
Câu kết thúc: Tình cảm của em đối với con chó này.
 Hằng ngày, em thường cho nó ăn. Em rất yêu quý con chó của nhà em.
 Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kiên nhẫn, luôn tái hiện và lặp lại kiến thức cho học sinh trong suốt năm học, giúp học sinh có được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên.
 2. Về kiến thức
 a) Tổ chức ôn tập tốt cho học sinh 
 Giáo viên phải nắm các dạng đề Tập làm văn ở lớp 2 để tổ chức ôn tập cho học sinh. Có thể tập hợp từ chương trình một số đề bài sau đây: 
 Viết một đoạn văn ngắn về:
Gia đình
Một người thân
Cô giáo cũ (hoặc thầy giáo cũ) của em
Về trường của em
Các mùa trong năm
Một loài chim
Một con vật
Tả ngắn về biển
Tả ngắn về một loài cây
Tả về một loài hoa
Viết về Bác Hồ
Kể về một em bé
Kể một việc làm tốt
 Khi học sinh được ôn tập tốt, kiến thức được hệ thống hóa một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em.
 b) Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả.
 Ví dụ:
 Khi học về chủ đề “ Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” (từ tuần 10 đến tuần 16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh, ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho học sinh thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho học sinh liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài (ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới (viết về người thân), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em.
 3. Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý
ä Các bước hình thành: 
 Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi. 
 Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
 Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng; cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ ngữ các bạn đã dùng, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn (khuyến khích học sinh khá giỏi vận dụng, không bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh thực hiện vì đây là phần kiến thức chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp các thành ngữ so sánh, cách nhân hóa nhưng không đưa những thuật ngữ này ra với đối tượng học sinh lớp 2).
 Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng.
 Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn ngắn đảm bảo số câu theo yêu cầu. 
 Hướng dẫn các em cách trình bày một đoạn văn; bên cạnh đó cũng không quên nhắc nhở các em viết chữ rõ ràng, sạch, đẹp. Chú ý không để sai chính tả. Kể cả việc chọn màu mực khi viết bài cho đẹp hơn. 
 Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh.
Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài
	Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai. Trong quá trình chấm bài, giáo viên phát hiện, giúp học sinh khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay nhưng chưa hoàn chỉnh, giáo viên giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hấp dẫn hơn.
	Khi sửa bài, giáo viên nên giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo. Từ đó, giúp các em nhận thấy sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề tài để các em hiểu rằng, những bài làm thể hiện sự suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng.
Phối hợp với phụ huynh học sinh
Để học sinh học phân môn Tập làm văn của lớp đạt kết quả tốt, giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để cùng xây dựng tốt nề nếp tự học và chuẩn bị bài ở nhà. Cụ thể như sau:
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi thông báo kết quả học tập cũng như kết quả khảo sát của các em về mọi mặt nhất là việc học phân môn Tập làm văn của từng em, sau đó tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của phân môn Tập làm văn nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung.
- Hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng học tập của học sinh về bút, vở viết, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo cũng như việc đọc thêm sách, báo ở nhà. 
- Phổ biến cho phụ huynh biết các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại học lực của học sinh từng học kỳ, cả năm học đối với môn Tiếng Việt mà phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng.
- Hướng dẫn phụ huynh dựa vào các câu hỏi gợi ý giúp học sinh quan sát, tìm hiểu bài, chuẩn bị bài ở nhà. Phụ huynh kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót về bài viết cho con em mình.
- Yêu cầu phụ huynh tạo góc học tập yên tĩnh, có đủ ánh sáng, bàn ghế đúng với tầm của các em khi ngồi học ở nhà. Phụ huynh biết khích lệ tinh thần học tập của các em, 
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
	Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của lớp tôi có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập làm văn để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết đoạn văn theo cách riêng của mình. Với niềm đam mê đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao. Nhiều em diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, rõ ràng và hấp dẫn, phong phú hơn trong môn Tập làm văn. Nhiều em học giỏi hơn và chất lượng môn Tiếng Việt rất khả quan. Cụ thể trong từng năm học như sau:
Năm học
 Sĩ số
 Giỏi
 Khá
Trung bình
 Yếu
2010-2011
 29
20
 7
 2
 0
2011-2012
 25
 22
 3
 0
 0
HKI(2012-2013)
 32
 25
 5
 2
 0
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua việc thực hiện các giải pháp trên, tôi rút ra bài học sau:
- Hình thành cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa học: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và kiến thức mới.
- Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức.
- Sử dụng nhiều hình thức thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập.
VII. KẾT LUẬN
Bất kì mỗi ai nhìn đoạn văn của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ, diễn đạt đủ số câu, ý phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui, sự hãnh diện và thiện cảm. Chúng ta như đặt niềm tin vào tương lai con trẻ. Việc dạy cho học sinh biết cách học tốt phân môn Tập làm văn còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, chịu khó, tự tin, óc tư duy, sáng tạo. Qua đó, nhằm bồi dưỡng cho các em thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy rằng, những em tiếp thu chậm, việc viết đoạn văn sạch sẽ, rõ ràng là yêu cầu không quá cao, nhưng muốn viết hay thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn, gắng công khổ luyện nhiều hơn.
Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành công trong mọi việc đều phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, ngoài những biện pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê học tập. Giáo viên phải thổi vào học sinh luồng sinh khí mới với những ước mơ cao đẹp, khơi gợi lên ở các em lòng say mê, ham thích học văn. Giáo viên liên tục nhắc nhở, động viên, khích lệ ở lớp những em học tốt môn học này nhằm động viên phong trào học tập ngày một tốt hơn trong nhà trường hiện nay.
Cần giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, vì cha mẹ học sinh là yếu tố thứ hai sau cô giáo chủ nhiệm, giúp các em thực hiện tốt việc học tập.
 Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện trong giảng dạy phân môn Tập làm văn. Tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ trong từng năm học. Giải pháp này được áp dụng cho giáo viên giảng dạy lớp 2 và có thể thực hiện cho các lớp khác ở bậc tiểu học. 
VIII. ĐỀ NGHỊ
 Nhà trường cần khích lệ, tuyên dương học sinh học giỏi phân môn Tập làm văn hằng tháng, học kỳ.
 Đối với học sinh từ lớp Một, cần luyện nói theo chủ đề trong sách Học vần để rèn tính tự tin và diễn đạt trôi chảy hơn cho các em khi các em lên lớp 2.
 Nhà trường phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đẩy mạnh phong trào học tốt phân môn Tập làm văn hơn.
 Trên đây là “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2A viết được một đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu” mà bản thân tôi đã vận dụng vào dạy học đạt hiệu quả. Rất mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của đồng chí, đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận sự giúp đỡ của Hội đồng Khoa học các cấp. 
	Đại Nghĩa, ngày 25 tháng 02 năm 2013
	Người viết
 Lê Thị Nguyệt Nga
IX. PHỤ LỤC
 Một số bài viết của học sinh các năm học làm tư liệu: 
Kể về một con vật:
 a) Bài viết của em: Trần Lê Hoài Ân - Lớp 2C- Năm học: 2009-2010
 Nhà em có nuôi một con chó tên là Ki Ki. Nó có bộ lông màu vàng mượt như tơ. Đôi mắt của nó rất sáng và đôi tai vểnh lên trông mới đáng yêu làm sao! Nó thường nằm trước cửa để giữ nhà. Hằng ngày, em thường cho nó ăn. Em rất yêu quý con chó của nhà em.
 b) Bài viết của em: Nguyễn Hiền Vi- Lớp 2B- Năm học: 2010-2011
 Con mèo tam thể của nhà em tên là Mi Mi. Nó có bộ lông màu vàng có pha trắng và đen mượt như nhung. Đôi mắt của nó rất sáng và tròn như hai viên ngọc. Nó thường bắt chuột để giữ đồ đạc trong nhà. Hằng ngày, em thường vuôt ve và cho nó ăn. Con mèo tam thể ấy như người bạn thân thiết của em.
 c) Bài viết của em: Lê Thị Thùy Trâm - Lớp 2B- Năm học: 2011-2012
 Nhà em có nuôi một con gà trống tía. Nó có bộ lông màu đỏ có pha đen. Đôi mắt của nó rất sáng và cái mào đỏ tươi trông mới oai vệ làm sao! Mỗi sáng, nó thường gáy vang báo cho mọi người thức dậy làm việc. Hằng ngày, em thường cho nó ăn thóc. Em rất yêu quý con gà trống của nhà em. 
Kể về cô giáo cũ của em:
 a) Bài viết của em: Nguyễn Thùy Trang- Lớp 2B- Năm học: 2010-2011
 Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Đặng Thị Bích Xinh. Cô rất yêu thương và quý mến học sinh. Em nhớ nhất giọng giảng bài của cô rất rõ ràng, dễ hiểu. Em nguyện suôt đời lễ phép và kính trọng cô. Hình ảnh của cô luôn in đậm mãi trong trái tim em.
 b) Bài viết của em: Lê Thị Thanh Trúc- Lớp 2A- Năm học: 2012-2013
 Cô Nguyễn Thị Hồng Loan là cô giáo dạy em năm lớp Một. Cô rất yêu thương và tận tụy với học sinh. Em nhớ nhất bàn tay của cô sửa cho em từng nét chữ. Dù không còn học cô nữa nhưng em vẫn nhớ mãi lời dặn của cô. Hình ảnh của cô không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em.
 3. Kể về một người thân của em: 
 a) Bài viết của em: Lê Thị Thùy Phước- Lớp 2B- Năm học: 2011-2012
 Trong gia đình em, bà nội là người em kính trọng nhất. Bà nội em đã sáu mươi tuổi rồi. Tóc bà đã bạc trắng vì vất vả một đời nuôi con cháu. Bà thường làm việc để giúp các cháu học bài. Em thích được bà ôm vào lòng và nghe bà kể chuyện cổ tích. Bà thường dạy em những điều hay, lẽ phải. Em cố gắng học thật giỏi để làm bà vui lòng.
 b) Bà

Tài liệu đính kèm:

  • docHoan chinh SKKN SUA TAPLAMVAN.doc