Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức Lớp 2 - Năm học 2010-2011

Qúa trình dạy học tiết đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú ,đa dạng như :kể chuyện theo tranh ,quan sát băng hình ,tiểu phẩm ,tranh ảnh ,phân tích xử lí tình huống ;chơi trò chơi ,đóng tiểu phẩm ,hát múa ,đọc thơ .Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn đạo đức rất đa dạng bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như :học theo nhóm ,theo dự án ;giải quyết vấn đề ,đóng vai trò chơi động não,.Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp ,kĩ thuật dạy học tích cực đó ,học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành ,trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi . Do các đặc trưng trên nên có thể khẳng định đạo đức là môn học rất có tiềm năng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 2.

 Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức ,giáo dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức cho học sinh tiểu học trong năm học này tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề :”Giáo dục kĩ năng sống thông qua môn đạo đức cho học sinh lớp 2”.

 

doc 37 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 622Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức Lớp 2 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững em thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đồng thời cũng có những biện pháp đối với các em những em ỷ lại .Khi chia nhóm cần chia nhóm vừa và nhỏ hạn chế chia nhóm lớn cho học sinh luân phiên nhau làm thư kí ,nhóm trưởng để mỗi em đều được thể hiện mình.... 
3.Kĩ năng hợp tác với mọi người :
 Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm biết tham gia cùng làm việc với các thành viên trong nhóm .
 Các kĩ năng hợp tác được giáo dục cụ thể là :biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các hoạt động tập thể ,hoạt động cộng đồng . 
 Kĩ năng hợp tác được giáo dục thông qua một số bài sau :
 Bài 7: giữ gìn trường lớp sạch đẹp .
 Bài 8:giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng .
 Để giúp cho kĩ năng hợp tác của học sinh phát triển tốt bản thân giáo viên cần :Cho học sinh nhận thấy mỗi bạn đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng nếu các em biết hợp tác với nhau bổ sung cho nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh đem lại hiệu quả công việc .Đồng thời quan tâm ,giúp đỡ và chia sẻ với bạn là việc nên làm 
 4.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông :
 Kĩ năng là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác ,giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc của họ và thông cảm với hoàn cảnh của họ.
 Các kĩ năng hợp tác được giáo dục cụ thể là :biết cảm thông chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn ,những người khuyết tật ..
 Kĩ năng thể hiện sự cảm thông được giáo dục thông qua một số bài sau :
 Bài 6: Quan tâm giúp đỡ bạn .
 Bài 13:Giúp đỡ người khuyết tật 
5.Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề :
 Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải .
 Các kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề được giáo dục cụ thể là :
Bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn giản phổ biến trong cuộc sống hằng ngày 
 Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề được giáo dục thông qua một số bài sau :
 Bài 2 :Biết nhận lỗi và sửa lỗi .
 Bài 3:Gọn gàng ,ngăn nắp .
 Bài 9: Trả lại của rơi . 
 Bài 13:Giúp đỡ người khuyết tật 
 Để giúp cho kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề của học sinh phát triển
 tốt bản thân giáo viên cần giúp cho học sinh biết cách thực hiện để đi đến kết luận đúng bằng cách :xác định rõ vấn đề cần giải quyết ,đưa ra nhiều cách giải quyết , so sánh lựa chon tìm ra phương án tối ưu và giải quyết theo phương án đó ,rút kinh nghiệm để lần sau thực hiện tốt hơn . 
6.Kĩ năng quản lí thời gian :
 Kĩ năng quản lí thời gian là khả năng của cá nhân biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên ,biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm theo một thời gian nhất định 
 Kĩ năng quản lí thời gian được giáo dục thông qua một số bài sau :
 Bài 1 :Học tập sinh hoạt đúng giờ .
 Bài 5:Chăm chỉ học tập .
 Để giúp cho kĩ năng quản lí thời gian của học sinh phát triển tốt bản thân giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc sinh hoạt đúng giờ ,giúp học sinh xây dựng thời gian biểu hợp lí và thực hiện đúng theo thời gian biểu đã xây dựng .
7.Kĩ năng tự nhận thức : 
 Biết xác và đánh giá bản thân :đặc điểm ,sở thích thói quen ,năng khiếu ,điểm mạnh ,điểm yếu ...của bản thân 
 8.Kĩ năng thể hiện sự tự trọng ,tự tin : 
 Bài 12:Lịch sự khi đến nhà người khác .
9.Kĩ năng tư duy đánh giá : 
 Bài 12:Lịch sự khi đến nhà người khác .
10.Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin :
 Bài 13:Giúp đỡ người khuyết tật 
Các kĩ năng sống trên không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết và bổ sung lẫn nhau chẳng hạn để ra quyết định một cách phù hợp con người cần phối hợp với các kĩ năng khác như : kĩ năng tự nhận thức ,kĩ năng xác định giá trị ,kĩ năng thu thập thông tin ,kĩ năng tư duy phê phán ,kĩ năng tư duy sáng tạo vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết năng lực của mình không nên áp đặt gò bó học sinh .Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
Chương III :
Các phương pháp ,kĩ thuật dạy học tích cực
 môn đạo đức lớp 2
I.Phương pháp dạy học tích cực:
1.Khái niệm : Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng hái áp dụng 
PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. 
 Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
2.Một số phương pháp dạy học tích cực môn đạo đức 
2.1 Phương pháp thảo luận nhóm 
a.Khái niệm : Thảo luận nhóm phương pháp sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho hs tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập .Học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm ý kiến hay để giải quyết vấn đề nào đó 
b.Cách tiến hành :
 -Giáo viên thiệu chủ đề hoặc vấn đề thảo luận 
 -Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề 
 -Để không khí không căng thẳng hoặc quá trầm có thể bắt đầu cuộc thảo luận bằng một câu chuyện hoặc một bức tranh gợi ý 
 -Cần khích lệ mọi học sinh tham gia đóng góp ý kiến ,không nên chê bai một ý kiến nào 
 -Sau khi thảo luận phải cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp ,cả lớp bổ sung
 -Sau cùng là kết luận của giáo viên
c.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
 -Số lượng học sinh trong nhóm khoảng từ 2-6 học sinh ,không nên quá đông gây mất trật tự 
 -Tạo không khí thân thiện cho hs không gây căng thẳng hoặc giả tạo ,đùa cợt .
2.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
a.Khái niệm : Giải quyết vấn đề là một kĩ năng cơ bản .Đó là khả năng xem xét ,phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định các bước nhằm giải quyết các tình huống do vấn đề đặt ra . 
b.Cách tiến hành 
 -Nêu tình huống có vấn đề 
 -Phát hiện vấn đề cần giải quyết là gì 
 -Nêu lên các chi tiết có liên quan đến vấn đề 
 -Nêu lên những câu hỏi giúp cho giải quyết vấn đề 
 -Giải quyết vấn đề đặt ra
c.Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. 
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp.
Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
Các mức
Đặt vấn đề
Nêu giả thuyết
Lập kế hoạch
Giải quyết vấn đề
Kết luận, đánh giá
1
GV
GV
GV
HS
GV
2
GV
GV
HS
HS
GV + HS
3
GV + HS
HS
HS
HS
GV + HS
4
HS
HS
HS
HS
GV + HS
 Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống
2.3Phương pháp đóng vai 
a.Khái niệm : Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
b.Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :
 -Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
 trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. 
 - Gây hứng thú và chú ý cho học sinh 
 -Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh 
 -Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội 
 -Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn
c.Cách tiến hành có thể như sau : 
 -Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
 -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 
 -Các nhóm lên đóng vai 
 -Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai :
+Vì sao em lại ứng xử như vậy ?
+ Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai ) 
-Lớp thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ? 
-Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. 
d.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
-Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại 
-Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai 
-Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề
 -Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia 
 -Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai 
2.4 Phương pháp động não 
a.Khái niệm :Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó ,được trình bày một cách ngắn gọn .
b.Cách tiến hành 
 -Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
 -Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt 
 -Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp 
 -Phân loại ý kiến
 -Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
 -Tổng hợp ý kiến của hs và thảo luận sâu từng ý .
 d.Những điều cần lưu ý khi sử dụng :
-Tất cả mọi ý kiến hs đưa ra đều được giáo viện hoan nghênh ,chấp nhận ,không nên phê phán nhận định đúng ,sai .
-Cuối cùng giáo viên nên nhấn mạnh đây kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh .
II.Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
1.Khái niệm : Kĩ thuật dạy học là những biện pháp ,cách thức hành động của giáo viễn trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học 
 Các kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn
lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS. 
2.Một số kĩ thuật dạy học tích cực:
2.1 Kĩ thuật chia nhóm 
 -Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ,giáo viên nên sử dụng một số cách chia nhóm khác nhau để gậy húng thú cho hs
 -Chia nhóm theo điểm danh số ,theo màu sắc ,theo loài hoa ,theo mùa :ví dụ cho học sinh điểm danh 1,2,3,4,5,6, những em cùng số cúng một nhóm
 -Chia nhóm theo mảnh ghép :Giao1 viên cắt một tấm hình ra các mảnh khác nhau tùy theo số lượng hs một nhóm 
 - Chia nhóm theo sở thích 
 -Chia nhóm theo tháng sinh 
 -Chia nhóm cùng trình độ 
 -Chia nhóm hỗn hợp
2.2 Kĩ thuật “phân tích phim” 
Ví dụ : 
Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm ,phân tích phim 
a.Mục tiêu :giúp học sinh biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự .Rèn kĩ năng giao tiếp ,kĩ năng tư duy phê phán .
b.Chuẩn bị :Đoạn phim hoạt hình Tom and Jerry đoạn Tom gọi cho Jerry rủ đi đá bóng thời gian của đoạn phim khoảng 5 phút .Đèn chiếu ,câu hỏi cho hs thảo luận.
c.Cách tiến hành : 
 -Giáo viên nêu yêu cầu 
 -Cho học sinh xem phim 1 đến 2 lượt 
 -Cho hs thảo luận theo câu hỏi :
 1. Khi điện thoại reo lên Jerry đã làm gì và nói gì ?
 2.Tom nói chuyện với Jerry như như thế nào ?
 3.Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không ? Em học được gì qua đoạn hội thoại trên ?
 -Giáo viên kết luận 
 -Cho hs xem lại một lượt nữa 
2.3 Kỹ thuật "chúng em biết 3"
 Kỹ thuật "chúng em biết 3" là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.
 Cách làm như sau:
 -Chia nhóm 3 em 
 -Cho mỗi học sinh nêu ra 3 phương án để giải quyết vấn đề .Sau đó đưa ra nhóm thảo luận chốt lại 3 điểm quan trọng nhất và trình bày trước lớp 
 2.4Kỹ thuật "khăn trải bàn "
 Ví dụ 
Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích
Hoạt động 3:Thảo luận nhóm 
a.Mục tiêu :Học sinh biết những việc cần làm để bảo vệ loài vật có ích 
b.Chuẩn bị :6 tờ giấy to khổ A4
c Cách tiến hành :
 -Chia nhóm theo tên các loài chim :vàng anh ,chích chòe ,sơn ca ,họa mi ,vành khuyên ,hồng hạc 
 -Giáo viên nêu yêu cầu :Hãy nêu các việc em cần làm để bảo vệ loài vật có ích 
 -Bước 1:Cho các nhóm làm việc cá ,nhân trong thời gian 3 phút ghi ý kiến chủa mình ra giấy nháp 
 - Bước 2: Cho các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến chung của cả nhóm và ghi trên giấy khổ to 
 -Cho các nhóm trình bày 
 -Tổng kết và đưa ra kết luận chung 
 *Do điều kiện cơ sở vật chất và số lượng học sinh trong lớp quá đông nên khi áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn thay vì lần hoạt động cá nhân cho các em ghi lên các góc của khăn trải bàn gặp nhiều bất cập .Vì thế cùng một kĩ thuật nhưng để áp dụng phù hợp với thực tế tôi mạnh dạn cho các em trình bày trên giấy nháp của mình .Cuối giờ tất cả các giấy nháp của các em đều được thu lại để nắm vững tình hình học tập của các em .
2.5 Kỹ thuật "phòng tranh "
Ví dụ :
Bài : Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng (t2)
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm 
a.Mục tiêu :Học sinh biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ vệ sinh nơi công cộng .Rèn kĩ năng hợp tác .
b.Chuẩn bị :
 Giáo viên :6 tờ giấy khổ A3
 Học sinh :Bút chì ,bút màu .
c.Cách tiến hành :
 -Giáo viên chia nhóm 
 -Nêu yêu cầu : Hãy vẽ những việc em nên làm để giữ giữ trật tự ,vệ sinh nơi công cộng.
 -Các nhóm làm việc trong khoảng 8-10 phút .
 -Treo các bức tranh của học sinh trên tường xung quanh lớp học như một phòng triển lãm tranh .
 -Giáo viên cùng học sinh đi xem triển lãm ,bình luận và bổ sung thêm .
 -Tập hợp các phương án lại và cùng cả lớp rút ra những việc nên làm nhằm giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng .
*Trên đây là một số kĩ thuật dạy học mà tôi thường áp dụng .Mỗi phương pháp ,kĩ thuật dạy học môn đạo đức đều có mặt mạnh và hạn chế riêng, phù hợp 
với từng loại bài riêng, từng khâu riêng của tiết dạy. Vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên cần căn cứ vào nội dung, tính chất từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của bản thân, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường mình, lớp mình mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học hợp lí, đúng mức để giáo dục đạo đức cho học sinh qua các bài đạo đức. 
Chương IV
Mô hình dạy và học kỹ năng sống trong môn đạo đức 
I.Các giai đoạn dạy và học kĩ năng sống trong môn đạo đức 
 Cũng như các môn học khác dạy và học kĩ năng sống môn đạo đức cũng trải qua 4 giai đoạn 
a.Giai đoạn 1:Khám phá 
 - Tìm hiểu kỹ năng hiểu biết của người học về những việc hoặc sự kiện diễn ra trong cuộc sống.
 -Giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch ,khởi động ,đặt câu hỏi ,nêu vấn đề .
 -Học sinh cần chia sẻ ,phản hồi ,xử lí thông tin ,..
b. Giai đoạn 2: Kết nối
 -Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “ đã biết” và “ chưa biết”.
 -Giáo viên là người hướng dẫn 
 -Học sinh là người phản hồi ,trình bày quan điểm ..
c.Giai đoạn 3 :Thực hành.
 -Tạo cơ hội cho người học vận dụng KT và KN mới học vào hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa.
 -Giáo viên là người hướng dẫn ,người hỗ trợ 
 -Học sinh đóng vai trò người thực hiện ,người khám phá .
c. Giai đoạn 4 :Vận dụng.
 - Nâng cao hơn mức độ vận dụng KT và KN 
 - Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch.
 - Luyện tập thành kỹ năng.
 -Giáo viên là người hướng dẫn ,người đánh giá .
 -Học sinh đóng vai trò lập kế hoạch ,người sáng tạo ,người gải quyết vấn đề 
II Minh họa một bài giáo án môn đạo đức có tích hợp giáo dục kĩ năng sống 
1.Tầm quan trọng của việc soạn giáo án :
 Bất kì một bài học nào cũng cần thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoa hay tài liệu của bài học ngày hôm đó đã có sẵn thì thời gian soạn bài chi tiết cũng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng những nguồn tài liệu ấy vào bài giảng một cách khoa học. Giáo án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp bạn quản lí thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn. Quan trọng hơn, giáo án có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú trọng – phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết – từ đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian
 Giáo án cung cấp cho bạn một nguồn tham khảo. Giáo án chỉ ra nội dung của bài học và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp học viên hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học.
Tuy nhiên do tích hợp giáo dục kĩ năng sống nên giáo viên còn nhiều khó khăn trong việc soạn giáo án vì thế khi soạn giảng ta cần chú ý :
 -Hiểu rõ cái nào là chính (dạy kiến thức của bài đó, môn đó), cái nào là cái đi theo (tích hợp GDKNS) để GV dạy đúng nội dung cần chuyển tải.
 - GV phải nghiên cứu bài dạy đảm bảo CKTKN, tích hợp GD làm sao bài dạy không rườm rà mà nội dung càng thêm sinh động, hấp dẫn HS hơn. 
2Minh họa một bài giáo án môn đạo đức có tích hợp giáo dục kĩ năng sống 
Tiết: 21
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị 
I. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh có khả năng :
 - Biết một số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự.
 - Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu đề nghị lịch sự.*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : Kĩ năng nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự trong giao tiếp ,kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .
 - Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.
II. Chuẩn bị
GV: Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị. Phiếu thảo luận nhóm ,thẻ màu 
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy –học : 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ Trả lại của rơi 
Khi nhặt được của rơi em cần làm gì ? Vì sao em làm như vậy ?
3. Bài mới 
a.Khám phá :
-Hằng ngày ,khi muốn yêu cầu ,đề nghị ai làm một việc gì đó ,em nói thế nào ?
-Tổng hợp nhanh ý kiến ghi bảng 
-Giới thiệu bài :Có tất nhiều cách nói khi muốn yêu cầu ,đề nghị ai làm một việc gì đó ,Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự để vận dụng trong giao tiếp hằng ngày.
b.Kết nối :
Hoạt động 1: Thảo luận lớp , nhận xét hành vi
Mục tiêu : Hs biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng 
Cách tiến hành : 
-Nêu yêu cầu 
-Gọi 2 em lên bảng đóng kịch theo tình huống đã chuẩn bị trước .Nội dung như sau :
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
+.Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không mang
-Đặt câu hỏi cho HS khai thác mẫu hành vi:
+ Chuyện gì xảy ra sau giờ học?
+ Ngọc đã làm gì khi đó?
 + Hãy nói lời đề nghị của Ngọc với Hà.
+ Hà đã nói lời đề nghị với giọng, thái độ ntn?
Kết luận: Để đi chung áo mưa với Hà, Ngọc đã biết nói lời đề nghị rất nhẹ nhàng, lịch sự lời nói như vậy thể hiện sự tôn trọng khiến người được đề nghị cảm thấy hài lòng .
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu : Hs biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ .
Cách tiến hành : 
-Chia nhóm 3 
-Yêu cầu :Quan sát tranh thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý 
 1.Các bạn trong tranh đang làm gì ?
 2.Em có đồng tình với việc làm của các bạn không ? Vì sao ?
-Các nhóm thảo luận 
-Các nhóm báo cáo nhận xét bổ sung 
Kết luận : Việc làm của các bạn trong tranh 2,3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ .Việc làm trong tranh 1 là sai bạn đó dù là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em để xem cũng phải nói cho lịch sự .
c.Thực hành :
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
Mục tiêu :Biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác .Rèn kĩ năng ra quyết định ,xác định giá trị bản thân .
Cách tiến hành : 
-Cho hs làm việc cá nhân trên phiếu học tập 
-Gv lần lượt nêu ý kiến cho hs bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu 
-Cho hs giải thích tại sao mình lại chọn như vậy 
-Nhận xét 
Kết luận :ý đ là đúng ý a,b,c,d là sai 
-Nhận xét tiết học,giáo dục hs 
-Công việc về nhà :thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè ,người thân cùng thực hiện .
Hát
-Hs nêu 
-Quan sát tình huống và thảo 
luận.
+ Trời mưa to, Ngọc quên không mang áo mưa.
+ Ngọc đề nghị Hà cho đi chung áo mưa.
+ HS nói lại.
+ Giọng nhẹ nhàng, thái

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem giao duc KNS trong mon dao duc lop2.doc