Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm dạy phân môn học vần, tập đọc lớp 1

Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh và cũng là nền móng quan trọng cho việc học tập của các cấp học sau này. Đây là bậc học cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những kiến thức, kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam cần cù lao động, có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại sâm và tình cảm yêu quê hương tha thiết.

 Lớp 1 là lớp đầu tiên đưa các em tiến thêm một bước từ mầm non lên tiểu học, là hành trang đầu đời để các em đến với chữ viết các kiến thức ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn tiếng việt ở trường học có vị trí rất quan trọng, nó là môn học công cụ; mang tình nhân văn, góp phần hình thành nhân cách của con người lao động mới. Đồng thời nó giúp học sinh có nhiều cơ hội vận dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống hiện tại và tương lai.

 Môn tiếng việt lớp 1 giúp cho học sinh hình thành 4 kĩ năng. Đọc, viết nghe, nói nhưng chú ý hơn đến kĩ năng đọc và viết. Coi trọng đồng thời ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhưng chú ý hơn đến ngôn ngữ viết. Trên cơ sở dạy học sinh đọc đúng và hiểu phù hợp với lứa tuổi, giáo viên giúp các em bước đàu mở tầm nhìn rộng lớn ra thế giới xung quanh, dung cảm trước cái đẹp, cái xấu, trước những niềm vui, nỗi buồn, thái độ yêu, ghét. của con người. Đồng thời hình thành ở mức đơn gian trong các em những nhận thức tình cảm và thái độ đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại, biết phân biệt cái xấu cái đẹp, thiện, ác, đúng sai, biết yêu trường lớp, thầy cô, bạn bè, yêu quê hương đất nước, có lòng nhân ái, vị tha, có ý thức và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình, biết cảm thông và chia xẻ đối với người tàn tật, gia đình thương binh, liệt sĩ. biết tôn trọng nội quy trường lớp, biết bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, sống hồn nhiên tự tin, trung thực, có lối sống trong sáng, lành mạnh.

 Môn tiếng việt lớp 1 coi trọng sự hình thành rèn luyện cơ bản kỹ năng nghe, đoc, nói, viết. Nếu như ở các cuốn sách giáo khoa tiếng việt 1 trước đây dường như bị xem nhẹ thận chậm chí cơ quan thì ở chương trình HK mới hiện nay kỹ năng này được chú ý đúng mức ( thêm phần luyện nói), kỹ năng đọc cho học sinh phương pháp tực học, tự sáng tạo tìm tòi tôi rèn luyện, kỹ năng kiến thức vào thực hành, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui cho học sinh từ đó các em có hứng thú học tập các môn học khác.

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 7557Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm dạy phân môn học vần, tập đọc lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình, biết cảm thông và chia xẻ đối với người tàn tật, gia đình thương binh, liệt sĩ.... biết tôn trọng nội quy trường lớp, biết bảo vệ của công, bảo vệ môi trường, sống hồn nhiên tự tin, trung thực, có lối sống trong sáng, lành mạnh.
	Môn tiếng việt lớp 1 coi trọng sự hình thành rèn luyện cơ bản kỹ năng nghe, đoc, nói, viết. Nếu như ở các cuốn sách giáo khoa tiếng việt 1 trước đây dường như bị xem nhẹ thận chậm chí cơ quan thì ở chương trình HK mới hiện nay kỹ năng này được chú ý đúng mức ( thêm phần luyện nói), kỹ năng đọc cho học sinh phương pháp tực học, tự sáng tạo tìm tòi tôi rèn luyện, kỹ năng kiến thức vào thực hành, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui cho học sinh từ đó các em có hứng thú học tập các môn học khác.
	2. Lý do chủ quan.
	Để thực hiện được các yêu cầu trên của môn Tiếng Việt đối với học sinh vùng thành phố, thị trấn, thị xã... thì việc thực hiện không mấy khó khăn. Song đối với học sinh lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là môt xã đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn thì việc thực hiện đòi hỏi sự nỗ lực thường xuyên và nhiệt tình của giáo viên và học sinh để nâng cao được chất lượng học tập.
	Đơn vị tường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tỉ lệ học sinh đạt chất lượng cao về môn tiếng việt còn thấp và chưa đồng đều ở các khối lớp. Hiện tượng học sinh đọc chậm, phát âm sai dấu thanh do tiếng địa phương từ đó dẫn đến viết sai chính tả vẫn còn. 
Trước yêu cầu thực tế của đơn vị là “ Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tôi nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng môn tiếng việt ngay từ khi học sinh bước vào lớp 1 là một việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên và qua thực tế giảng dạy, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông trong đó có đổi mới giáo dục tiểu học, vai trò của người giáo viên rất quan trọng là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vì vậy tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài mang tên:
	“ Một số kinh nghiệm dạy phân môn học vần, tập đọc lớp 1”
II. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu là dựa trên những kinh nghiệm cũ, tìm tòi, khái quát hóa, đánh giá và phổ biến những cái mới, cung cấp những tri thức cơ bản hiện đại. Các kỹ năng kỹ xảo, giáo dục cho học sinh giá trị nhân văn và bước đầu cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, phát huy tối đa năng lực ngôn ngữ đã có sẵn của học sinh, phát huy tính tích cực của mình.
	III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ khái quát
Tìm ra những biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Nhiệm vụ cụ thể.
Gồm 3 nhiệm vụ.
- Nghiên cứu thực trạng địa phương, nhà trường và lớp chủ nhiệm làm nảy sinh kinh nghiệm.
- Nghiên cứu nắm vững chương trình, sách giáo khoa mới dạy lớp 1 theo chương trình tiểu học mới nâng cao chất lượng môn tiếng việt lớp 1 và những kết quả đạt được.
- Hệ thống hoá kinh nghiệm, khái quát lý luận thực tiễn.
IV. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
V. Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp chính.
Tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Phương pháp bổ trợ.
Phương pháp điều tra
Phương pháp khảo sát
Phương pháp trò chuyện
Phương pháp nghiên cứu thực hiện
VI. Cơ sở nghiên cứu
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - huyện Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ.
Phần II. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận và thực tiến 
Tình hình trường lớp
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nằm trên địa bàn Thị trấn Thanh Sơn huyện Thanh Sơn, là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. 
- Trường được thành lập từ năm 1997 với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đủ điều kiện cho giáo viên và học sinh học 2 ca.	
- Đơn vị trường nhiều năm liền đạt danh hiệu xuất sắc, được Thủ tướng Chính Phủ và Bộ giáo dục tặng bằng khen.	
- Trường đã được đón nhận bằng chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 do Bộ GD & ĐT trao tặng.	
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.	
- Trường gồm có 19 lớp với tổng số 384 học sinh. Số cán bộ giáo viên trong trường là 54.
2. Thực trạng môn tiếng việt lớp 1 ở trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã đạt chuẩn phổ cập đúng độ tuổi, huy động 100% trẻ 6 tuổi ra lớp. Song để đạt được tiêu chuẩn phổ cập đúng độ tuổi nhà trường cùng với giáo viên trong trường đã phải cố gắng rất nhiều trong việc dạy học.
	Chất lượng các môn của trường nhìn chung còn khá đồng đều nhất là môn Tiếng việt. Bên cạnh những thuận lợi nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng chung.
	Một số học sinh ở xa khu địa bàn trung tâm, cuộc sống còn gặp nhiều khó khă, điều kiện họck tập còn thiếu thốn như khu Ngọc Đồng, gia đình chưa thực sự quan tâm đến các em nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập.
II. Giải thuyết
	Tình trạng đọc chưa thông, viết chưa thạo làm cho việc tiếp cận với các kiến thức khoa học kỹ thuật sau này càng trở nên khó khăn hơn, làm cho các em mất tự tin khi bước vào cuộc sống hàng ngày.
	Là những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày không thể khoanh tay đứng nhìn thành quả lao động của mình đó là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này lại có trình độ quá thấm kém. Vận mệnh của đất nước đang chờ, thật không đơn giản chút nào để có được một sản phẩm tốt cho tương lai, thì từ khi tới trường bước vào lớp đầu tiên của cấp học, các em còn như những trang giấy trắng, thầy cô giáo muốn vẽ gì ? Viết gì trên trang giấy đó? đó là điều bất kỳ thầy cô giáo nào cũng phải suy nghĩ, trăn trở.
	Nhận thức rõ được điều đó và trước thực trạng học môn tiếng việt chương trình tiểu học của học sinh lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tôi đã tìm ra 1 số biện pháp để nâng cao chất lượng của môn tiếng việt lớp 1C.	
III. Quá trình thực hiện giải pháp mới 
Biện pháp thứ nhất: Nghiên cứu tài liệu
Để nắm vững nội dung và phương pháp giảng dạy môn tiếng việt lớp 1, trước tiên tôi phải nghiên cứu tài liệu, đọc và nắm vững mục tiêu – nội dung chương trình SGK tiếng việt lớp 1. Mục tiêu, nội dung chương trình tiếng việt lớp 1 chương trình tiểu học mới là một bộ phận của chương trình tiếng việt tiểu học. Chương trình lớp 1 cũng nằm trong sự đổi mới đó là : Chương trình kê thừa ưu điểm của nội dung chương trình môn tiếng việt của cách giáo dục, đồng thời phát triển những thành tựu có được của chương trình, khắc phục được những tồn tại và bất cập của chương trình tiếng việt cải cách giáo dục. Bổ xung một số nội dung cần thiết phù hợp với nhận thức của học sinh với thực tế cuộc sống hiện đại và hội nhập cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ví dụ:
Điểm mới về nội dung : Cơ bản, thiết thực gắn với cuộc sống xã hội hiện đại.
- Phong phú đa dạng vẽ dạng bài, về tư liệu.
- Tích hợp nhiều nội dung, nhiều môn học, nội dung môn học với các nội dung giáo dục khác.
+ Về mục đích : SGK tiếng việt mới khẳng định :Tiếng việt không chỉ là công cụ và sáng tác thơ văn mà còn cần thiết cho bất kỳ người Việt Nam nào trong giao tiếp, trong lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong phát triển công nghệ và trong tư duy.
+ Về cấu trúc : Phần bài học tinh giản, gọn nhẹ, tạo tình huống để học sinh phát hiện vấn đề, tự chiếm lĩnh nội dung bài học. Phần thực hành được xếp sắp ở mức độ đơn giản đến phức tạp. Từ mục tiêu, nội dung, chương trình trên của SGK đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp.
Biện pháp thứ hai : Xã hội hóa giáo dục 
Ngay từ khi bước vào học, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh riêng lớp 1 để phụ huynh nắm bắt được nội dung, chương trình sách giáo khoa lớp 1 để từ đó có cách dạy con học ở nhà cho phù hợp. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thăm hỏi hoàn cảnh của từng gia đình học sinh để trao đổi phương pháp kèm cặp học sinh. Điều tra độ tuổi của lớp, điều tra về nội tang của học sinh để phát hiện kịp thời những di tật như câm điếc, cận thị... để có cách khắc phục với từng đối tượng học sinh.
3. Biện pháp thứ 3: Thiết kế bài học
Muốn giờ học môn tiếng việt đạt hiệu quả cao để dạy tốt môn tiếng việt, đòi hỏi người giáo viên phải biết cách biết cách thiết kế bài học trước khi lên lớp, đó chính là vấn đề soạn bài.
Soạn bài thực chất là lập kế hoạch để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tích cực nhằm đạt các mục tiêu dạy học một bài cụ thể của tiếng việt 1.
	Mẫu thiết kế của mỗi bài học môn tiếng việt được thể hiện qua các nội dung chính sau:
	A. Mục địch yêu cầu
- Kiến thức.
	- Kỹ năng.
	- Phát triển tư duy.
	B. Đồ dùng dạy học
	- Thầy.
	- Trò.
	C. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Dạy học bài mới.
	a - Giới thiệu bài.
	b - Dạy bài mới.
	4. Luyện tập
	5. Củng cố dặn dò
	4 - Biện pháp thứ 4: Chuẩn bị đồ dùng ( thiết bị dạy học)
	Trong các giờ dạy ở trên lớp GV đều phải sử dụng thiết bị dạy học. Sử dụng thiết bị dạy học chính là tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 các em cần có hình ảnh trực quan sinh động để quan sát nhận biết thu hút được sự chú ý của học sinh. Do vậy trước khi lên lớp GV phải chuẩn bị đủ đồ dùng cho 1 tiết dạy ( mô hình, mẫu vật, vật thật, tranh vẽ minh họa....) quan trọng nhất trong phần học vần là bộ chữ học vần thực hành tiếng việt dùng để ghép vần. Ngoài ra GV cần sưu tầm them các mẫu vật làm đồ dùng trực quan cho phần học âm, vần ví dụ như : Bi ve, lá đa, cái nơ, con cá, quả lê, lá cờ, củ nghệ, quả khế.... sưu tầm các tranh ảnh minh họa cho các từ khóa, bài tập đọc, các tranh ảnh minh họa chủ đề luyện nói, kể chuyện phóng to.
	Ví dụ : dạng1: Làm quen với âm và chữ :
	Dạy bài 1 : e GV cần chuẩn bị những đồ dùng sau:
- Giấy ô li ( để treo lên bảng) có viết chữ cái e hoặc bảng có kẻ ô li
 ( phóng to)
- Sợi dây ( hoặc vật tương tự chữ e) để minh họa nét cho chữ e. 
- Tranh minh họa ( hoặc các mẫu vật ) các tiếng: bé, me, xe, ve.
- Tranh minh họa phần luyện nói các lớp học của loại chim, ve, ếch gấu và của học sinh.
- Sách Tiếng việt 1 tập 1 ( SGK và S GV); vở tập viết 1 tập một.
- Vở bài tập Tiếng việt 1 tập một.
- Bộ chữ học vần Tiếng việt thực hành của giáo viên và học sinh.
Ví dụ : Để dạy bài 18 : x – ch.
Cần chuẩn bị những đồ dùng sau:
- Sách tiếng việt tập 1: Vở tập viết tập một.
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh họa các từ khóa : xe, chó.
- Tranh minh họa câu ứng dụng : xe ô tô chở cá về thị xã.
- Tranh minh họa phần luyện nói : xe bò, xe lu, xe ô tô.
5. Biện pháp thứ 5 : Dạy trên lớp.
Ngoài việc phải dạy đúng nội dung, chương trình, đúng phương pháp môn tiếng việt 1 – giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. SGK Tiếng việt 1 đã được biên soạn trên cơ sở đổi mới phuơng pháp dạy học. Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không phải là phủ nhận các phương pháp dạy học Tiếng việt truyền thống trước đây như phương pháp dùng lối phương pháp trực quan, phương pháp thực hành, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp nêu vấn đề.... mà là ở chỗ biết kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp dạy học.
Thứ hai, việc sử dụng các phương pháp dạy học phải theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Khi vận dụng từng phương pháp phải đưa ra cách thức hoạt động của học sinh để tiếp nhận các tri thức tiếng việt, cũng như hình thành và phát triển các kỹ năng ( đọc, viết, nghe, nói).
Ngoài ra, giáo viên cần nghiên cứu suy nghĩ để phát huy tốt tác dụng của bộ chữ cái ghép vần, hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập cá nhân, thực hành theo nhóm cũng như tổ chức các trò chơi, làm cho bài giảng sinh động, kết hợp với cơ sở thực tiễn hàng ngày giúp cho các em nhận biết đúng đắn về âm và chữ trong tiếng việt.
Trong phần “ chữ cái và âm” GV hướng dẫn học sinh nhận diện chữ ghi âm, ghi dấu thanh mới, đọc phát âm đúng âm mới, giáo viên hướng dẫn học sinh hình dáng, đường nét con chữ, quy trình viết. Học sinh tập viết chữ ghi âm, vần, tiếng mới theo yêu cầu từ thấp đến cao. 
Ví dụ: dạy bài 8 : l - h.
Học sinh phải nhận diện được âm l gồm một nét sổ thẳng cao 2,5 đơn vị
Chữ l : gồm 1 nét khuyết trên độ cao 5 li và 1 nét móc ngược.
- Âm h gồm một nét sổ thẳng và 1 nét móc xuôi.
- Chữ h gồm 1 nét khuyết trên cao 5 li và một nét móc 2 đầu cao 2 li. 
- Học sinh phát âm đúng l, h và viết đúng l, h.
Ví dụ: Dạy bài 14 : d - đ
Học sinh phải nhận diện được âm d gồm một nét cong hở phải, một nét sổ thẳng. 
- Chữ d gồm một nét cong hở phải, một nét móc ngược độ cao 4 li.
- Âm đ gồm một nét cong hở phải, một nét sổ thẳng và một nét ngang.
- Chữ đ gồm một nét cong hở phải, độ cao 2 li, một nét móc ngược cao 4 li và một nét ngang.
- Học sinh phát âm đúng d, đ và viết đúng d, đ.
* Dạng 2 : Dạy chữ ghi âm ( vần mới ).
	Ví dụ: Dạy học 32: oi, ai
Học sinh biết ghép ng với oi, dấu sắc đặt trên o để tạo thành tiếng ngói. 
	g với ai, dấu sắc trên a để tạo thành tiếng : gái.
	Trên cơ sở đó học sinh tìm thêm những âm khác để ghép với oi, ai tạo thành những tiếng, từ thích hợp khác: ( voi, coi trọng, soi đèn...
	Cái tai, cánh mai, cái chai......)
	Hoặc dạy bài 34: ui- ưi:
	Học sinh biết ghép để đọc các tiếng: núi, gửi.
- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng có vần ui, ưi.
Biết tự tìm tiếng, từ khác có vần ui, ưi ( múi bưởi, tái sách..
Khung cửi, mắng chửi.....)
Từ việc dạy chữ kết hợp chặt chẽ 2 hình thức đọc, viết trong từng bài dạy cần phát huy cho học sinh khả năng luyện nói theo từng chủ đề của từng bài mà chương trình SGK biên soạn. Từ đó giúp học sinh có kỹ năng diễn đạt, trình bày tốt, thành thục trong việc sử dụng những vần, từ ngữ đã học.
 Ví dụ: Dạy bài 38: eo, ao
Học sinh biết trả lời theo ý của GV, luyện nói theo chủ đề: Gió, mây mưa, bão lũ.
Qua mỗi câu gợi ý của GV học sinh biết nói thành câu có đủ 2 bộ phận chính. Sau mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên sửa sai cách diễn đạt của học sinh để câu có ý nghĩa.
Để cho học sinh nắm vững âm vần đã học, sau mỗi bài học giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi nhằm củng cố lại âm vần vừa học và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ: Dạy bài 39: au, âu
Sau khi học xong bài học, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ tìm nhanh tiếng mới” giáo viên cho từng tổ thi đua tìm nhanh tiếng, từ có vần mới ( cau, sau, lau, mùa sắc, tàu lá... ).
Hoặc : ( Bầu trời, tàu thủy, mưa ngâu... ).
* Dạng 3: Dạy bài ôn tập 
ở dạng bài này, giáo viên củng cố cho học sinh đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần của bài kế trước, đọc và viết được tiếng ( từ ) ghép với âm, vần đã học ở trong sách, đọc được câu ứng dụng, phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.
Khi dạy dạng bài ôn tập, giáo viên cần tăng cường cho học sinh luyện đọc cá nhân, cần phát hiện những học sinh yếu cho luyện đọc nhiều hơn. Hạn chế đọc đồng thanh.
Sang học lỳ II có phần dạy tập đọc, lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng hơn nội dung bài, với bài đọc là một văn bản nghệ thuật, lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh. Giáo viên đọc song bài thơ, cần hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa được vẽ rất đẹp và sinh động trong bài ở sách giáo khoa giúp các em hiểu phần nào nội dung của bài. Sử dụng SGK ngay từ tiết 1 để khai thác tranh minh họa giúp học sinh quen làm việc với sách, cá thể hóa việc đọc.
Dùng cách đọc tiếp nối để tiết kiệm thời gian, tạo nhịp khẩn trương, làm cho học sinh trong lớp đều được luyện đọc, đọc nhiều lần. Yêu cầu học sinh đọc bắt đầu từ các vị trí khác nhau trong bài để tránh đọc vẹt ( sau khi các em đã đọc bài một vài lần ). Sau đó giáo viên tổ chức cho các em đọc giữa các nhóm, các tổ hoặc tổ chức trò chơi đọc tiếp sức, truyền điện...
ở tiết 2 ( luyện đọc hiểu, luyện nói), ở khâu tìm hiểu bài, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ( đọc thành tiếng, đọc thầm ) và tìm hiểu bài, tổ chức mọi học sinh đều được tham gia, trao đổi về nội dung của bài dựa theo các câu hỏi, bài tập trong SGK, giúp học sinh tái hiện, nhớ bài, hiểu nội dung chính của bài.
Sau khi học sinh đã hiểu bài, giáo viên mời một vài em đọc lại bài với yêu cầu nâng cao ( đọc vừa đúng, vừa hay). Hình thức tổ chức : thi đọc giữa các cá nhân, hoặc đọc theo vai ( với văn bản có nhân vật đối thoại ). Yêu cầu chính là luyện cho học sinh đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc hay, thể hiện đúng tự nhiên một vài câu hoặc 1 đoạn trong bài.
Ví dụ : Khi học đọc phân vai các nhân vật trong bài “ Mời vào” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thể hiện đúng, tự nhiên đúng lời hỏi đáp của từng nhân vật theo giọng của từng nhân vật .
Khâu luyện đọc luôn dược thực hiện trước khâu tìm hiểu nội dung bài, học sinh luyện đọc một cách kỹ lưỡng trước khi tìm hiểu bài. Nhờ đọc kỹ bài, các em sẽ hiểu bài tốt hơn. Sau khi đã hiểu bài, học sinh được luyện đọc lại bài để hoàn chỉnh kỹ năng đọc toàn bài, nâng cao hơn chất lượng đọc.
+ Luyện nói theo bài đọc : Có mục đích giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ, rèn cho các em nói năng mạnh dạn, tự tin. Giáo viên cần biết cách khơi gợi, kính thích học sinh nói năng, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa của mình. 
6. Biện pháp thứ 6: Kiểm tra chất lượng theo từng giai đoạn, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ khuyến học.
Sau khi học sinh học xong mỗi nhóm chữ cái âm, vần tôi tiến hành kiểm tra khảo sát mức độ đọc, viết của từng em để sau đó rèn cho các em đọc, viết còn chậm. Sau phần khảo sát đọc, viết, kết quả được nâng lên rõ rệt, các em đều đọc viết tốt.
Trong lớp nhiều em kinh tế gia đình khó khăn, đi học thiếu nhiều đồ dùng học tập ảnh hưởng lớn đến việc học của các em. Tôi đã đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường trích quỹ khuyến học để mua sách vở đồ dùng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, để các em có đủ điều kiện học tập.
7. Biện pháp thứ 7: Chương trình học hai buổi/ngày.
Là một chương trình học tốt đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng 
IV. Kết quả sau khi đá áp dụng các biện pháp 
	- Kết quả khảo sát lớp 1-2 đầu năm học 2007 – 2008 : 
TS HS
Đọc
Viết
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
- Sau khi áp dụng các biện pháp nói trên ở học kỳ 1 thì kết quả cuối kỳ 1 
 như sau:
TS HS
Đọc
Viết
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Kết quả không có học sinh yếu, chất lượng học lực khá, giỏi môn Tiếng việt so với đầu năm được nâng lên rõ rệt. Các em trở nên thoải mái vui tươi trong mỗi giờ học, từ đó các em dễ dàng lĩnh hội kiến thức ở các môn học khác.
Trên dây là toàn bộ kết quả mà tôi đã thực hiện sau khi áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 của trường tiểu học Đông Cửu.
Phần III. Bài học kinh ngiệm
I. Kinh nghiệm cụ thể
Thông qua việc nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 1 và qua trình giảng dạy tôi đã nghiên cứu tìm ra một số kinh nghiệm để nâng cao môn tiếng việt lớp 1. 	
Trên cơ sở những việc đã làm và thực tế kết quả đã đạt được tôi có những bài học kinh nghiệm cụ thể sau:	
+ Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa mới, đây chính là khâu then chốt quyết định chất lượng trong nhà trường, giúp học sinh phát hiện kiến thức, tự giải quyết vấn đề và phát triển một cách toàn diện theo sự nhận thức của từng cá nhân. Trên cơ sở đó giúp học sinh có vốn tri thức và kỹ năng để học tốt môn Tiếng Việt. 
+ Giờ học theo hướng đổi mới phương pháp là giờ học mà giáo viên nói ít nhưng biết tổ chức, hướng dẫn để học sinh làm việc và làm việc nhiều. Giáo viên không làm hộ, làm thay cho học sinh. Để giờ học tạo được cảm giác nhẹ nhàng như vậy, giáo viên cần chuẩn bị bài công phu hơn so với việc chuẩn bị bài dạy theo phương pháp cũ.	
+ Nắm chắc phương pháp giảng dạy, luôn biết kết hợp đổi mới phương pháp dạy học.	
+ Phải biết thâm nhập thực tế, trăn trở trước hoàn cảnh của học sinh.	
+ Tổ chức tốt mọi hoạt động trong các giờ học Tiếng Việt.	
+ Kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để giáo dục các em học sinh có hiệu quả.	
	+ Xác định rõ thực chất đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, làm cho mỗi học sinh đều được hoạt động được bộc lộ, phát triển (Dưới sự hướng dẫn của giáo viên).	
	II. Cách sử dụng sáng kiến	
	Với sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng thông suốt năm học, xong điều quan trọng là người thực hiện cần linh hoạt, vận dụng vào từng hoàn cảnh cụ thể, không khuôn mẫu, cứng nhắc.	
III. Kết luận – kiến nghị	
	1. Kết luận:	
Tiếng Việt là môn học có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống các môn học của tiểu học nói riêng và của các cấp học nói chung. Hiện nay đất nước ta đang nằm trong sự nghiệp đổi mới “công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. Mục tiêu của giáo dục là thực hiện giáo dục toàn diện : Đức – trí – thể – mỹ cho học sinh. Chúng ta đang thực hiện chương trình thay sách lớp 1,2,3,4 ở tiểu học và 6,7,8,9 ở THCS . Đây là một chiến dịch lớn thể hiện sự quyết tâm của ngành giáo dục để đưa tri thức của đất nước ta tiến xa hơn nữa, hội nhập cùng các nước khác trên thế giới. 
	Trong đó môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh, giúp các em học tốt các môn học khác. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt lớp 1 nói riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.	
	Trong quá trình dạy học đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết tự học, tự tìm tòi sáng tạo, đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của thầy và trò trong việc dạy và học. Nhất là đối với học sinh lớp 1, là những người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, có đầu óc suy luận khoa học, sáng tạo mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện của học sinh lớp mình dạy.	
	2. Kiến nghị	
	+ Đối với giáo viên : Để đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt chương trình tiểu học mới, tôi mong rằng tất cả giáo viên cần nghiên cứu, tìm ra phương pháp giảng dạy hay 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Hoc van Tieu hoc.doc