Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 có chữ viết đúng, đẹp và tập vở sạch sẽ

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1/Đặt vấn đề:

Những năm gần đây nhiều phụ huynh và giáo viên tỏ ý than phiền chữ xấu của học sinh ngày càng xấu đi,tập vở của nhiều em lại tẩy xoá lôi thôi,sai nhiều lỗi chính tả,trình bày không khoa học,thẩm mỹ.Tình trạng đó không những ảnh hưởng đến kết quả học tập,mà sau này khi ra đời các em gặp không ít khó khăn trong mối quan hệ giao tiếp bằng thư từ hoặc văn bảng.

Chính vì vậy mà chữ viết đẹp,tập vở sạch sẽ,trình bày khoa học rõ ràng là nguyện vọng và mong muốn của tất cả giáo viên,học sinh và các bậc phụ huynh.Đó cũng là mối quan tâm lớn của ngành giáo dục thực hiện chủ trương giữ vở sạch viết chữ đẹp.

Hiện nay ở các trường có những học sinh viết chữ rất đẹp,cụ thể là qua đợt thi vở sạch chữ đẹp của trường của ngành giáo dục đã đạt được những kết quả tốt.Song bên cạnh đó thì số lượng học sinh viết chữ xấu lại chiếm nhiều hơn.Vậy làm thế nào để học sinh viết chữ đẹp.Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nó làm cho mỗi giáo viên chúng ta nói riêng và cho toàn ngành giáo dục nói chung cần phải suy nghĩ về vấn đề này.Để làm được vấn đề trên đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì và nhẫn nại tính cẩn thận và dịu dàng trong công việc “dạy học sinh có chữ viết đúng,đẹp và tập vở sạch sẽ”.

 

doc 14 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 có chữ viết đúng, đẹp và tập vở sạch sẽ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng.Nhân dân ta có câu :“Dạy con từ thuở còn thơ” các em được rèn luyện ngay từ ban đầu thì mới có nền tảng cho các lớp tiếp theo và suốt cả cuộc đời.Do đó khi hướng dẫn các em làm bất cứ việc gì giáo viên cần hướng dẫn thật kỹ,chính xác và có tính khoa học.
Năm học 2008-2009 này tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 1B3. Qua nhiều năm đứng lớp, tôi nhận thấy với lớp Một ngoài 
việc đọc đúng,trôi chảy thì yêu cầu viết chữ đúng,đẹp,trình bày tập vở sạch sẽ,khoa học cũng rất quan trọng đối với tất cả học sinh.Vì thế,ngay bước đầu giáo viên cần rèn luyện ngay về chữ viết cho các em thật kỹ,tập cho các em tính cẩn thận,chính xác không cẩu thả trong khi viết,giáo viên phải kết hợp các phương pháp như “phương pháp trực tiếp quan sát,diễn giải,luyện tập,phương pháp nêu gương.Làm sao khi học sinh học xong lớp 1,học sinh phải đọc thông viết thạo,tư duy sáng tạo và phải biết trình bày bài viết khoa học,thẩm mỹ,tập vở phải sạch sẽ và cũng là tiêu chí để rèn luyện học sinh.Càng nghĩ tới yêu cầu trên,tôi càng lo lắng,cố suy nghĩ và đã tìm ra giải pháp tốt nhất để đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp 1 để học sinh có được chữ viết đúng,viết đẹp và thẳng hàng tập vở trình bày sạch sẽ và khoa học.
2/Mục đích của đề tài:
Với đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 1 có chữ viết đúng,đẹp và tập vở sạch sẽ” tôi muốn làm cho các em có chữ viết đúng kiểu chữ,đúng cỡ,chữ viết đẹp thẳng hàng và tập vở trình bày sạch sẽ khoa học.
3/Lịch sử đề tài:
Qua nhiều năm đứng lớp,tôi nhận thấy chữ viết của các em lớp 1 thường viết không thẳng hàng và chữ viết quá xấu,trình bày bài trong tập vở lộn xộn,tẩy xoá lung tung không khoa học.Tôi nhận thấy việc đầu tiên là cần phải rèn luyện ngay chữ viết cho các em.Rèn chữ viết cũng là rèn nết người và hình thành nhân cách cho học sinh.Nhà thơ Quang Huy có nói:
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
Tôi chọn đề tài này và áp dụng sau khi học sinh vào chương trình chính quy.
4/Phạm vi đề tài:
-Đề tài này thực hiện cho tất cả học sinh lớp 1B3 trường Tiểu học Lương Thế Vinh và được thực hiện vào tuần lễ thứ hai của năm học 2008-2009 đến nay.
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM.
A/Thực trạng đề tài:
-Năm học 2008-2009 lớp 1B3 có tổng số học sinh là 20 em cả nam và nữ,tất cả đều là học sinh dân tộc.
Một số em đã qua lớp Mẫu Giáo,các em đã nhận dạng được một số chữ cái nhưng cách viết thì vẫn chưa biết.
Một số em không qua lớp Mẫu Giáo,các em không nhận dạng được chữ cái,không biết cách cầm bút,không biết cách viết, ngôn ngữ giữa thầy và trò bất đồng,nên việc dạy của thầy và học của trò thường gặp nhiều khó khăn.
B/Nội dung cần giải quyết:
Từ thực tế của lớp tôi nhận thấy việc rèn chữ viết,trình bày tập vở sạch sẽ cho học sinh lớp Một là một yêu cầu không thể thiếu được.Vì vậy giáo viên cần phải rèn luyện ngay cho các em có chữ viết đều đẹp,đúng kiểu,đúng cỡ,thẳng hàng, tập vở sạch sẽ.
Để học sinh viết được cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với giáo viên,giúp học sinh nhận thức được việc rèn chữ viết là rất cần đối với các em.Bên cạnh đó chúng ta không thiên về tính áp đặt mà phải vừa áp đặt vừa vận động đồng nghĩa là phải có sự giáo dục về văn tự để các em tự chuyển biến,nhìn vào cái hay cái đẹp mà bắt chước.Từ việc rèn luyện chữ viết cho các em còn giúp các em có kỹ năng đọc thông thạo.Muốn đạt yêu cầu trên không chỉ kiểm tra uốn nắn một vài ngày mà giáo viên phải theo dõi,kiểm tra thường xuyên từ đầu năm đến cuối năm.Phải chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng.Từ suy nghĩ trên tôi đã chọn một vài kinh nghiệm giảng dạy đã tích luỹ được để đưa vào giảng dạy chữ viết cho học sinh lớp Một như sau:
1.Tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh để nắm được.
-Bao nhiêu em đã qua lớp Mẫu Giáo.
-Bao nhiêu em chưa học qua lớp Mẫu Giáo.
-Bao nhiêu em không có đồ dùng học tập,hoàn cảnh khó khăn.
-Bao nhiêu em ham chơi hơn ham học,học yếu và không hiểu được ngôn ngữ,tiếng nói của cô.
2.Hướng dẫn cách cầm bút,ngồi viết và cách trình bày tập vở theo yêu cầu của từng môn học.
3.Thường xuyên quan tâm,giúp đỡ những học sinh yếu,hoàn cảnh khó khăn.
4.Dùng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh giúp học sinh tiếp thu bài dễ dàng,thường xuyên kiểm tra uốn nắn,sửa sai nếu học sinh chưa đạt yêu cầu.
5.Rèn luyện cho học sinh tính chính xác,cẩn thận,tính thẩm mỹ và khoa học.
6.Tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp vào đầu năm học để có biện pháp rèn luyện thêm cho các em ở nhà.
7.Vì đối tượng học sinh là người dân tộc nên các em ham chơi hơn ham học, ngoài việc kết hợp với phụ huynh tôi còn gặp gỡ với thôn trưởng,già làng để tranh thủ sự giúp đỡ của họ trong việc động viên nhắc nhở các em học ở nhà.
Sau thời gian thực hiện,học sinh lớp 1B3 có nhiều chuyển biến mới cụ thể như sau:
-Số em chưa học qua lớp Mẫu Giáo,các em chưa biết cách cầm bút ở tháng đầu tiên của năm học đến nay đã viết đúng kiểu chữ,tập vở tương đối sạch.
-Những em học yếu,ham chơi hơn ham học đã theo kịp các bạn đi học đầy đủ,viết chữ đúng,tập vở tương đối sạch sẽ.
-Đối với các em đã qua lớp Mẫu Giáo,chất lượng có phần trội hơn,các em viết chữ đúng,sạch sẽ tập vở trình bày sáng sủa có tính thẩm mỹ,khoa học.
C/Biện pháp giải quyết.
-Ngay từ đầu năm học,tôi tiến hành kiểm tra để nắm được tâm sinh lý và trình độ của học sinh từ đó đề ra những biện pháp rèn luyện phù hợp.Kiểm tra dụng cụ học tập của các em,em nào chưa có đầy đủ tôi gặp trực tiếp phụ huynh,động viên phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho các em.Gia đình em nào quá khó khăn hoặc sau vài lần gặp gỡ mà học sinh vẫn không có đồ dùng học tập,trong điều kiện có thể tôi mua và phát cho học sinh để các em có đầy đủ đồ dùng học tập.
1.a/Đối với những em chưa qua lớp Mẫu Giáo:
-Đây là những em thuộc dạng gia đình ít quan tâm đến học sinh hơn nữa là người dân tộc ở đây không có truyền thống hiếu học, họ không quan tâm đến việc học tập của con em , nên họ chưa đưa con em vào lớp Mẫu Giáo đúng độ tuổi.Vì thế khi vào lớp Một các em thường hay bỡ ngỡ,chán nản nói chuyện nhiều ảnh hưởng đến tinh thần học tập của những em khác.Tôi tranh thủ thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút hướng dẫn các em viết bảng con những đường thẳng đứng hoặc nằm ngang,ở bảng tôi đã kẽ sẵn,giúp đôi tay các em mềm mại hơn.Tôi quan tâm các em nhiều hơn vì các em yếu kém hơn các em đã học qua lớp Mẫu Giáo.Khi dạy viết chữ,tôi cho các em viết thật nhiều lần vào bảng con,đến khi các em viết đúng mới thôi.Bài viết ở lớp,em nào viết chậm hơn so với bạn khác,khi về tôi cho các em ở lại khoảng 15 phút viết cho hết bài.Bên cạnh bài viết ở lớp,hôm nào tôi cũng giao bài cho các em luyện viết ở nhà,tôi viết sẵn chữ mẫu vào vở ở nhà,hướng dẫn các em trình bày sao cho sạch đẹp,khoa học,cứ như thế các em được luyện tập viết nhiều lần chữ viết sẽ nhanh và đẹp,tập vở sạch sẽ hơn.
b/Đối với những em không có đồ dùng học tập,hoàn cảnh khó khăn,học yếu,ham chơi hơn ham học,không hiểu được tiếng nói của cô,tôi luôn gần gũi thân thiện,cởi mở với các em,tìm hiểu hoàn cảnh của từng em để có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời.Em nào không có đồ dùng học tập do gia đình không quan tâm,tôi gặp gỡ trực tiếp phụ huynh để động viên họ mua sắm đầy đủ.Những em hoàn cảnh khó khăn,tôi sẵn sàng mua và phát cho các em để các em có đồ dùng học tập như các bạn khác,giúp các em hoà mình vào các bạn cùng lớp trong học tập...Các em học yếu ham chơi hơn ham học tôi nhờ đến phụ huynh,đến già làng,trưởng bản nhắc nhở các em học ở nhà và động viên nhắc nhở các em vào những buổi họp làng.Vì thời gian học ở nhà nhiều hơn so với ở trường.Tôi luôn gần gũi học hỏi những từ giao tiếp hằng ngày ở những đồng nghiệp người dân tộc ở chính học sinh của mình giúp các em dễ gần tôi hơn. “Nước chảy đá cũng mòn”, “Có công mài sắt có ngày nên kim” cuối cùng khó khăn về bất đồng ngôn ngữ giữa thầy và trò dần dần cũng được tháo gỡ,học sinh cũng đã hiểu được tiếng nói của tôi,hiểu được hướng dẫn của tôi trong học tập,từ đó các em hăng say học tập hơn và chữ viết cũng như cách trình bày tập vở của các em sáng sủa,rõ ràng đẹp như các bạn khác.
c/Đối với những em đã học qua lớp Mẫu Giáo các em học trội hơn,nhưng tôi vẫn quan tâm nhắc nhở các em để các em học tốt và không xao nhãng trong học tập.
+Tôi luôn quan tâm gần gũi học sinh ,động viên tinh thần học tập của các em đặc biệt là học sinh yếu bằng các biện pháp sau:
-Động viên nhắc nhở các em.
-Yêu cầu các em phải viết hết bài và kiểm tra lại mỗi ngày.
-Khuyến khích tuyên dương những khi các em viết đẹp,tập vở sạch sẽ.
-Nêu gương tốt của bạn cùng chung lớp.
-Cuối tuần tôi tổng kết lại điểm thi đua của từng học sinh,từng tổ để tìm ra những em học tập tốt và phát thưởng cho cá nhân,phát thưởng cho tổ có số điểm cao nhất trong tuần.
2.Hướng dẫn các em cách cầm bút,cách ngồi viết và cách trình bày viết một bài chính tả,toán hay tập viết chữ,viết từ ở phân môn học vần:
a/Dạy đúng chữ viết cho học sinh đòi hỏi học sinh phải cầm bút cho đúng quy cách:
-Cầm bút đúng quy cách là cầm bằng 3 ngón tay.Ngón cái,ngón trỏ và ngón giữa.Ngoài ra còn phải phối hợp nhịp nhàng của cổ tay,khuyủ tay và cánh tay.Đối với học sinh lớp 1,thao tác của cô là điều quyết định nhất cô là người mẫu mực nhất,cô là tất cả, cô dạy dù đúng dù sai các em vẫn thực hiện theo.Nên khi dạy học sinh cách cầm bút tôi làm mẫu cho các em quan sát,sau đó cho các em thực hiện theo tôi,tôi đi từng bàn kiểm tra,uốn nắn để sửa sai kịp thời,chỉ cần luyện tập ít lần các em sẽ quen.
Làm sao cho các em viết đúng,kiểu chữ, nét liền mạch,có con chữ thẳng hàng tập vở sạch sẽ là điều trăn trở trong tôi.Tôi kẻ sẵn ở bảng lớp những hàng kẻ giống như những hàng kẻ trong vở của học sinh,tôi dạy các em phân biệt những dòng kẻ ở bảng con bảng lớn và ở trong vở.
-Ví dụ: Dòng kẻ từ trên thẳng xuống dưới có màu đỏ gọi là lề đỏ hay dòng kẻ dọc ( )
-Dòng kẻ từ bên trái viết sang bên phải là dòng kẻ ngang hay hàng ngang ( )
Khi dạy phân biệt từng dòng kẻ tôi gọi học sinh nhắc cá nhân nhiều lần để học sinh nhớ.Mỗi ngày,mỗi lúc luyện viết tôi lại ôn lại cho học sinh vài lần trước khi viết bài.
Dạy chữ viết cho học sinh,phải dạy từ từ chậm rãi,không nóng vội,đi từng bước một thì các em mới nắm được nhất là các em là học sinh người dân tộc càng dạy chậm rãi từng bước một thì các em càng tiếp thu được bài tốt.Song song với việc dạy chữ viết cho học sinh,giáo viên cần 
tập cho các em tính cẩn thận,chính xác,không cẩu thả khi viết,trình bày phải rõ ràng sạch sẽ,không tẩy xoá lung tung.Dạy bài mới phải ôn lại bài cũ,giáo viên làm mẫu phải chính xác,lời nói to rõ ràng,dứt khoát.Khi học sinh viết phải đến từng em kiểm tra lại,tôi đã kết hợp các phương pháp sau để dạy học sinh viết:
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp diễn giải.
-Phương pháp trực tiếp và luyện tập.
-Phương pháp nêu gương.
b/Dạy viết chữ,tiếng,từ ở phân môn học vần.
-Ví dụ: Khi dạy viết chữ a,sau khi học sinh đã nắm được cấu tạo chữ viết ở phần đọc,tôi gọi học sinh nhắc lại cấu tạo của chữ a và độ cao của chữ viết (chữ a có 2 nét:nét cong tròn khép kín và nét móc ngược,chữ a cao 2 ô ly)tôi viết mẫu ở bảng lớp vừa viết vừa hướng dẫn a 
-Sau đó cho học sinh viết vào bảng con vài lần cho học sinh quen tay và nhớ quy trình viết.
-Khoảng cách các chữ cách nhau 1 thân chữ.Khi viết hết dòng này xuống viết dòng dưới thì phải thẳng hàng với dòng ở trên.
 a a a
 a a a
*Dạy viết tiếng,từ:
-Ví dụ:Khi học bài âm a có tiếng “cá”,sau khi đọc tiếng các em đã nắm được cấu tạo của tiếng “cá”,nhưng trước khi viết tôi gọi học sinh nhắc lại cấu tạo chữ viết và chiều cao của tiếng “cá” (tiếng cá có con chữ c đứng trước,chữ a đứng sau,dấu sắc trên chữ a)sau đó tôi viết mẫu và hướng dẫn cách viết ở bảng lớp,tôi viết chữ cờ cao 2 ô ly lia bút sang viết chữ a nhấc bút đặt dấu sắc trên chữ a được tiếng cá.Học sinh quan sát và viết vào bảng con 2 lần,sau đó tôi cho học sinh viết vào vở tập viết,trước khi học sinh viết tôi nhắc nhở về khoảng cách giữa các tiếng là một con chữ o chữ viết ở dòng dưới phải thẳng ở dòng trên,khi học sinh viết tôi đến từng bàn để quan sát và sửa sai kịp thời cho học sinh.
cá
-Sau khi học sinh viết ở vở tập viết xong tôi lấy một số vở tập viết sạch sẽ của học sinh để tuyên dương trước lớp,tiếp đó tôi cho học sinh thi nhau viết chữ a tiếng cá vào vở trắng.
Tiếp đó tôi hướng dẫn học sinh viết từ ba lô tôi cho học sinh quan sát từ ba lô để nhận biết cấu tạo chữ viết của tiếng ba và tiếng lô.Tiếng ba có chữ b đứng trước chữ a đứng sau,chữ b cao 5 ô ly,chữ a cao 2 ô ly,tiếng lô chữ l đứng trước chữ ô đứng sau,chữ l cao 5 ô ly chữ ô cao 2 ô ly.Học sinh nhận xét xong tôi gọi vài em nhắc lại.Tôi viết mẫu ở bảng lớp cho các em quan sát và viết bảng con, tôi viết chữ b cao 5 ô ly lia bút sang viết chữ a cao 2 ô ly,nhấc bút lên cách một thân chữ viết tiếp tiếng lô,học sinh viết tiếng lô vào bảng con.Viết xong từ “ba lô” tôi cho cả lớp luyện viết lại từ “ba lô” hai lần vào bảng con.Nhờ phần viết bảng con tôi đã hướng dẫn kỹ và chậm nên khi hướng dẫn học sinh viết vào vở rất nhanh,học sinh viết đúng, đẹp, thẳng hàng.Tôi chỉ cần nêu tên chữ viết là học sinh đã tự viết vào vở tiếng ba,lúc đó tôi đi kiểm tra lại-khoảng cách một thân chữ tôi tiếp tục cho học sinh viết tiếng lô được từ “ba lô” và hướng dẫn các em viết từ “ba lô” kế tiếp cách nhau 2 thân chữ,cứ như thế tôi hướng dẫn cho các em viết hết dòng.Các dòng còn lại tôi cho các em tự viết và tôi nhắc nhở học sinh chữ ở dưới thẳng với chữ ở trên.Cuối cùng vở các em có từ “ba lô” viết đều nét,thẳng hàng,sạch sẽ.
c/Hướng dẫn học sinh cách viết chính tả và trình bày vở viết.
-Theo yêu cầu của chương trình học đối với học sinh lớp Một.Trong môn Tiếng Việt ngoài tập đọc, tập viết ra còn có phân môn chính tả.Để học sinh viết đúng,đẹp một bài chính tả ở phần ghép âm và phần tập đọc tôi dùng biện pháp sau:
-Nghe và nhớ tiếng cô đọc.
-Phân tích tiếng trong đầu cần viết.
-Tiếng nào có âm gì đọc trước thì viết trước,âm nào đọc sau thì viết sau và viết theo kiểu chữ cỡ nhỡ,chữ viết thường theo kiểu chữ cỡ nhỡ viết thường ở phần tập đọc.
*Để tạo tiền đề cho học sinh viết chính tả ở phần tập đọc, tôi đã hướng dẫn cho học sinh viết chính tả như sau.
Ví dụ: Học bài 12 i,a tôi cho học sinh viết bài chính tả vào vở như sau:
“Bé Hà có vở ô li”
-Tôi chỉ đọc từng tiếng một cho học sinh viết,lúc học sinh viết tôi đi kiểm tra nhắc nhở cách cầm bút,khoảng cách giữa các tiếng,sau khi học sinh viết xong chữ nào tôi viết ngay chữ đó lên bảng.Từ đó học sinh sẽ theo đó mà viết thẳng hàng,khoảng cách đều nhau.
*Ở phần ghép vần và phần tập đọc.
Tôi cũng luyện kỹ ở bảng con,khi nào các em viết đúng vần khó,đúng tiếng khó viết,dễ viết sai,tôi mới cho học sinh viết vở.
-Ví dụ 1: Học vần ia bài 29 trước khi đọc bài chính tả.
“Bé Hà nhổ cỏ,chị Kha tỉa lá”
Tôi cho học sinh luyện viết vần ia thật kỹ sau đó mới ghép âm t và dấu hỏi để có tiếng tỉa.Trước khi cho học sinh viết,tôi cho cả lớp nhắc lại yêu cầu khi viết một bài chính tả:
-Nhắc luật viết hoa.
-Luật chính tả và cách trình bày vở viết sau đó mới cho học sinh viết.
-Ví dụ 2: Viết bài chính tả ở bài “Trường em” trước khi viết tôi cũng cho học sinh nhắc lại yêu cầu một bài chính tả và cách trình bày vở viết như ở phần viết chính tả phần vần,tôi còn hướng dẫn học sinh cách trình bày vở viết một bài chính tả cho đẹp như sau:
-Đếm từ lề đỏ vào 2 ô kẻ một đường kẻ dọc có chiều dài bằng chiều dài bài viết chính tả,ghi chữ lỗi ở trên song song với tên bài viết chính tả để ghi số lỗi học sinh viết sai.Sau khi viết tên bài xuống dòng thụt vào một ô bắt đầu viết,khi viết tiếng đầu câu phải viết hoa.
Lỗi Bài: Trường em
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ,có nhiều bè bạn thân thiết như anh em.
-Về cách trình bày vở viết,sau mỗi ngày học xong hết bài tôi cho các em dùng thước kẻ gạch một đường ngang dài.Học hết môn nào tôi cho các em gạch ngang khoảng 4 ô ở giữa trang giấy để khi nhìn vào sẽ có thẩm mỹ và tính khoa học.
c/Hướng dẫn trình bày viết chữ số khi tính toán.
-Về phần viết số tôi cũng hướng dẫn các em viết số bằng cách chấm các điểm chuẩn để nối lại tạo số,viết số đúng là viết theo cỡ chữ thường và cỡ nhỡ.
-Khi trình bày một phép tính cộng hoặc trừ,tôi hướng dẫn các em viết chữ số phải nằm giữa ô vuông,các dấu (+), (-), (=) cũng nằm ở giữa ô vuông của trang giấy.
Ví dụ: 2+1=3
 3 –2 =1
-Khi trình bày một bài toán có lời văn,tôi cho các em viết đề bài,sau khi viết xong đến phần giải bài tôi hướng dẫn các em xuống hàng đếm từ lề đỏ vào 4 ô gạch xuống một đường thẳng đứng 5 ô,phía trên bên phải ghi bài giải,lời giải (lời văn),giải tính,đáp số và ở dưới gạch một đường ngang nối với đường kẻ dọc.
Ví dụ: Lan nuôi được 4 con gà.Hà nuôi được 5 con gà.Hỏi cả 2 bạn nuôi được tất cả mấy con gà?
Bài giải:
Số gà của hai bạn nuôi là:
4+5=9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
3.Thường xuyên quan tâm đến học sinh yếu,kém, trung bình,động viên nhắc nhở các em học ,luyện tập nhiều lần về chữ viết để có chữ viết đẹp,tập vở sạch sẽ.
-Quan tâm đến học sinh khá giỏi nhưng không thường xuyên vì các em tiếp thu bài nhanh,chăm ngoan.
4.Rèn luyện cho học sinh tính chính xác,chuẩn mực,tính thẩm mỹ và khoa học trong khi hướng dẫn học sinh viết chữ.
-Để học sinh có được chữ viết đúng,viết đẹp,tập vở sạch sẽ tôi luôn luôn tập cho các em thói quen cẩn thận chính xác ,khi viết chữ cần giữ cho vở viết sạch sẽ,các góc của từng trang giấy không bị cuốn lại.Đối với những em hay đổ mồ hôi tay,tôi hướng dẫn các em dùng một tờ giấy gấp đôi lại lót trên mặt vở viết,khi viết đến đâu thì dời vị trí của tờ giấy lót đến đó.Biện pháp trên cũng giúp cho tập vở các em luôn sạch sẽ,đối với các em viết cẩu thả,viết nhanh để nói chuyện tôi buộc các em phải viết lại cho đến khi đúng đẹp.
5.Tổ chức họp phụ huynh,gặp gỡ thôn trưởng để hỗ trợ thêm việc nhắc nhở các em học tập ở nhà.
D.KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG.
Sau khi vận dung “Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh có chữ viết đúng,đẹp,tập vở sạch sẽ” đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp 1B3 đã đạt được kết quả sau:
-Đầu năm học có 20 học sinh ,qua 2 tháng học kiểm tra được 10 em đạt yêu cầu về chữ viết đạt 50%.
+Tháng thứ 3 có 15 em đạt tỷ lệ 75%.
+Cuối học kỳ I có 19 em đạt tỷ lệ 95% .
-Đến cuối năm tất cả 20 em đều viết đẹp đạt tỷ lệ 100% và 100% học sinh trình bày vở sạch đẹp, khoa học.
III/KẾT LUẬN:
Rèn chữ viết là rất quan trọng đối với học sinh từ đầu cấp đến cuối cấp,không phải một sớm một chiều mà thực hiện ngay được,cần có một quá trình rèn luyện lâu dài.Vì vậy việc hình thành chữ viết phải chính xác chuẩn mực,hướng dẫn phải rõ ràng cụ thể.Khi dạy bài mới nên ôn lại bài cũ,sau khi hướng dẫn phải làm mẫu,phải gọi học sinh nhắc lại thật kỹ.Giáo viên cần phải theo dõi kiểm tra uốn nắn kịp thời khi viết sai,khi các em trình bài tập vở lộn xộn,tập vở của các em có sạch sẽ hay không?Cũng 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tap viet lop 1.doc