Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh học thuộc bảng cộng và trừ

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH

HỌC THUỘC BẢNG CỘNG VÀ TRỪ

TRONG PHẠM VI 10

PHẦN MỘT

ĐẶT VẤN ĐỀ

 Trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm của mỗi nhà giáo là vô cùng lớn lao và cao cả . Người giáo viên phải chịu trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh và hình thành cho học sinh những kiến thức cần thiết để các em bước vào cuộc sống . Nếu người giáo viên không nắm được đặc điểm quan trọng này thì không thể làm tốt công tác giảng dạy của mình .

 Nhưng chúng ta đã biết , học sinh tiểu học có một đặc tính tâm lí và nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên . Khi giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức, học sinh có thể thuộc ngay tại lớp nhưng ngày hôm sau các em có thể quên gần hết (nếu các em không được ôn luyện thường xuyên) Vì vậy ,việc dạy các phép tính, bắt đầu từ phép cộng và phép trừ ở lớp 1 là quan trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là làm sao cho các em học thuộc được các phép tính trong bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 . Đó chính là điều mà tôi phải đắn đo suy nghĩ .

 Qua nhiều năm được phân công giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy rất nhiều học sinh không thuộc được các phép tính trong bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 hoặc có thuộc cũng mau quên . Vì thế ,đã nhiều lần tôi băn khoăn suy nghĩ ,trăn trở, tìm tòi ra những biện pháp giảng dạy học sinh học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 . Qua nhiều lần áp dụng các biện pháp giảng dạy ,tôi rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh nhanh thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 , những kinh nghiệm này tôi luôn được trình bày ra đây để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo .

 

doc 6 trang Người đăng hong87 Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học sinh học thuộc bảng cộng và trừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH
HỌC THUỘC BẢNG CỘNG VÀ TRỪ
TRONG PHẠM VI 10
PHẦN MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm của mỗi nhà giáo là vô cùng lớn lao và cao cả . Người giáo viên phải chịu trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh và hình thành cho học sinh những kiến thức cần thiết để các em bước vào cuộc sống . Nếu người giáo viên không nắm được đặc điểm quan trọng này thì không thể làm tốt công tác giảng dạy của mình .
	Nhưng chúng ta đã biết , học sinh tiểu học có một đặc tính tâm lí và nhanh nhớ nhưng cũng rất nhanh quên . Khi giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức, học sinh có thể thuộc ngay tại lớp nhưng ngày hôm sau các em có thể quên gần hết (nếu các em không được ôn luyện thường xuyên) Vì vậy ,việc dạy các phép tính, bắt đầu từ phép cộng và phép trừ ở lớp 1 là quan trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là làm sao cho các em học thuộc được các phép tính trong bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 . Đó chính là điều mà tôi phải đắn đo suy nghĩ .
	Qua nhiều năm được phân công giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy rất nhiều học sinh không thuộc được các phép tính trong bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 hoặc có thuộc cũng mau quên . Vì thế ,đã nhiều lần tôi băn khoăn suy nghĩ ,trăn trở, tìm tòi ra những biện pháp giảng dạy học sinh học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 . Qua nhiều lần áp dụng các biện pháp giảng dạy ,tôi rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh nhanh thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 , những kinh nghiệm này tôi luôn được trình bày ra đây để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo .
PHẦN HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1.Tầm quan trọng của việc dạy học sinh học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 .
Trong mục tiêu giáo dục và giảng dạy toán ở tiểu học hiện nay , việc hình thành cho học sinh những kĩ năng tính toán là rất q1uan trọng . Phrép cộng phép trừ các số tự nhiên trong phạm vi 10 . Là nội dung chính của chương trình toán lớp 1. Học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 là kĩ năng quan trọng nhất mà tất cả các học sinh cần phải nắm vững . Từ phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 , học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơi giản và thiết thực về phép cộng với phép trừ như : Tên phép tính, viết và đọc phép tính, thuộc bảng tính  Nắm được các kĩ năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp tục học môn toán của các bậc học trên .
	Qua những điều đã trình bày ở trên, chúng ta đã nhận thấy dạy học sinh thuộc bảng cộng và bảng trừ từ trong phạm vi 10 là một nhiệm vụ rất quan trọng vì nó là điểm tựa trong việc rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh lớp 1 . Chính vì thế nên người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp và nhiều hình thức dạy học để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình .
 2 . Thực trạng về việc dạy học sinh lớp 1 học thuộc lòng bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10 ở trường TH Tân long , Tân Tiến .
	Trường TH Tân Long Tân Tiến là một trường đã nhiều năm làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục cho học sinh . Nên hầu hết học sinh tròng trường điều có ý thức trong học tập . Tuy nhiên , do trường nằm trên địa bàn có nhiều khó khăn : Đường đi lại chủ yếu là đường thủy ( kênh gạch chằng chịt, sông sâu nước chảy ) một số người dân sống bằng nghề nuôi tôm, một số người dân làm mướng không có đất sản xuất, nên kinh tế vô cùng khó khănDo đó,nhiều học sinh chưa được cha mẹ cho đi mẫu giáo. Khi vào lớp 1, các em mới được làm quen với những con số và các phép tính nên việc nắm bắt kiến thức của các em còn chậm. Mặc khác, một sỗ gia đình cước tuổi trên giấy khai sinh (5 tuổi lên 6 tuổi ) để đủ tuổi cho con lên lớp 1 . Vì tuổi nhỏ không được gia đình kèm cập nên các em chưa có nhận thức tốt về học tập , yếu kĩ năng tính toán . Các em thường chỉ nắm được cách tính và phải dùng que tính để tính , ít học sinh thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 . Một nguyên nhân khác là tình trạng vẫn còn một số giáo viên ít quan tâm đến việc học sinh học thuộc bảng cộn và trừ trong phạm vi 10 . Nên khi vận dụng vào làm toán, các em tính toán chậm . Chính vì vậy việc dạy học sinh học thuộc bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10 là rất quan trọng và vô cùng cần thiết , nó rất cần cho các em tính toán sau này .
3 . Những kinh nghiệm giúp học sinh học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 . Việc giúp học sinh lớp 1 học thuộc bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10 là việc làm quan trọng và cần thiết . Vậy muốn cho tât cả học sinh đều học thuộc ta làm thế nào ? 
3.1 Giáo viên lưu ý cho học sinh về bảng cộng và bảng trừ các số có số 0 .
	Nhiệm vụ đầu tiên là giáo viên phải hướng dẫn hh biêtọc sinh các phép tính mà trong đó số 0 suất hiện rất dễ học thuộc.
	-Bất kỳ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó . Số 0 cộng bất kỳ số nào cũng bằng chính số đó .
- Bất kỳ số nào trừ 0 cũng bằng chính nó . Bất kỳ số náo trừ đi nó cũng bằng 0 khi giáo viên hướng dẫn như thế thì học sinh nhớ và biết cách thực hiện công, trừ các số 0 một cách rất tốt và đạt hiệu quả cao .
3.2 Cho học sinh thực hiện các thao tác “thêm” và “bớt” để học sinh biết cách tìm ra kết quả của phép tính .
Để các em hiểu phép tính, giáo viên cho các em là tự làm việc với que tính, vì que tính là đồ dùng dạy học “ chuẩn nhất”
Ví du: Khi dạy phép tính 3+4 = 7, giáo viên không nên áp đặt kiến thức hay tự giáo viên thực hiện các thao tác mà phải cho học sinh thực hiện hai công việc sau : 
 	3.2.1 : Dạy học sinh thao tác thêm :
- Cho học sinh đếm và lấy 3 que tính(tức là vừa đếm vừa lấy từng que tính ) : (1 , 2 , 3 ) . sau đó tiếp tục cho học sinh đếm và lấy 4 que tính .
+Hướng dẫn học sinh gộp hai nhóm que tính này thành một que tính . Đếm số que tính của nhóm này : 1,2,3,4,5,6,7 và viết 7 vào bảng con ( coong việc này gọi là thao tác gộp, giúp học sinh hiểu khái niệm phép cộng một cách chính xác nhất )
 -Cho học sinh đếm 3 que tính , rồi tiếp tục đếm lấy 4 que tính ( không để tách riêng mà gộp luôn vào số đã lấy )
	- Hướng dẫn học sinh đếm số que tính thu được : 1,2,3,4,5,6,7 và viết 7 ( công việc này gọi là thao tác thêm ) . Về mặt toán học thì thao tác thêm không khác gì với thao tác gộp . Điểm khác ở đây là thao tác gộp hai nhóm được tiến hành cùng một cách với thao tác đếm lấy 4 que tính 
3.2.2: Dạy học sinh thao tác bớt . 
	- Đối với phép trừ chẳng hạn : 7 – 4 = 3 thì ta cũng phải cho học sinh thực hiện các công việc sau .
	Đếm lấy 7 que tính . Từ sốm 7 que tính này đêmm s lấy bớt 4 que tinh sau đó đếm số que tính còn lại : 1,2,3 Viết 3 .
3.3 : Cho học sinh thực hiện các thao tác nghe, đọc , viết để thuộc kết quả từng phép tính .
	- Thuộc thông qua nghe : Nghe cô giáo đọc phép tính, học sinh phải thuộc phép tính đó nhưng nhớ một bài hát sau khi nghe .
	- Thuộc thông qua nhìn : Quan sát cô giáo viết phép tính, thuộc phép tính đó ghi nhớ các phép tính để khi cần có thể nhắc lại được 
	- Thuộc bằng cách viết : viết vào bảng con các phép tính mà cô giáo đọc, 
Sau đó nhớ các phép tính đó .
Chú ý : Hai que tính “hiểu” và “ thuộc” đôi khi độc lập với nhau . Có thể thuộc mà không hiểu , cũng có thể hiểu mà không thuộc . Nếu thuộc mà không hiểu thì sẽ chống quên và không giúp ít gì cho việc giải toán trước mắt và cho sự phát triển tư duy toán học sau này . Nếu hiểu mà không thuộc thì khó vận dụng có hiệu quả vào cuộc sống , sau nỳ khó tiếp thu kiến thức ở các lớp trên . Chính vì thế giáo viên cần phải rèn cho học sinh vừa phải thuộc bảng tính vừa phải hiểu cách tính
3.4 : Cho học sinh luyện tập để thuộc thêm kết quả phép tính khi vòng số được mở rộng dần .
Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 được giới thiệu từng phần theo nguyên tắc mở rộng vòng số, trong suốt một năm học .
Như vậy đầu tiên là học sinh học thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi ( chỉ nới những số khác 0 ) 
	1 + 1 = 2
	1 + 2 = 3
	2 + 1 = 3
Cứ lặp đi lặp lại như trên với các phép cộng trong phạm vi 4 và phạm vi 5 , dần dần học sinh sẽ có những hiểu biết đúng đắn về phép công.
	Bảng cộng trong phạm vi 4
	1 + 3 = 4
	2 + 2 = 4
	3 + 1 = 4
	Bảng cộng trong phạm vi 5
	1 + 4 = 5
	2 + 3 = 5
	 	3 + 2 = 5
	4 + 1 = 5
	- Sau khi học song tới bảng cộng trong phạm vi 5 thì học sinh được học tới bảng trừ trong phạm vi 3, phạm vi 4 , phạm vi 5 . Từ bảng cộng trong phạm vi 6 đến bảng cộng trong phạm vi 10 thì học bảng cộng song là tiếp đến học từ ngay sau đó .
	- Sự lập lại và mở rộng vòng số như trên cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao nâng lực tư duy của học sinh, giúp học sinh rèn luyện thói quen tìm hiểu vấn đề một cách có hệ thống .
	3.5 : Cho học sinh luyện tập để thuộc kết quả của các phép tính xuất hiện bất kỳ .
	- Trong bảng cộng và bảng trừ , các phép tính được liệt kê theo một trật tự logic . Nhưng để vận dụng vào cuộc sống hằng ngày , học sinh phải nói được ngay kết quả một phép tính bất kỳ , xuất hiện ngẫu nhiên, vì thế cần luyện tập cho học sinh thuộc phép tính đến mức cao này. Cách dạy học sinh đơn giản và hiệu quả nhất là :
	- Khi tiến hành lập bảng tính cần cho học sinh tiến hành đọc thành tiếng, đọc thầm bảng tính theo thứ tự khác nhau .
	- Cho học sinh tái hiện số lượng xóa che lắp trong một bảng tính .
Ví dụ : Giáo viên che một số trong phép cộng : 2 + 3 = 5 và yêu cầu học sinh nêu toàn bộ phép cộng kể cả số bị ghép 3 + 2 = 5 .
	- Mỗi buổi học dành từ 5 đến 10 phút để luyện tập tính nhẩm . Đối với cộng, trừ trong phạm vi 10 thì việc luyện tập tính nhẩm đồng nghĩa với việc học thuộc lòng . Cách tổ chức luyện tập tính nhẩm có nhiều hình thức phong phú như :
	+ Cô giáo đọc phép tính bất kì, học sinh nói nhanh kết quả .
	+ Một học sinh đọc phép tính bất kì ,học sinh khác đọc kết quả 
	+ Tổ chức các trò chơi trong đó có cộng trừ nhanh .
	+ Cho học sinh thi đua đọc thuộc bảng cộng hoặc trừ.
	+ Gọi học sinh thi đọc thuộc bảng công hoặc bảng trừ theo cách nói tiếp nhau , nếu bạn nào không đọc được là bạn đó thua cuộc .
	+ Kèm học sinh trong các buổi học , lúc 15 phút đầu giờ .
	+ Hướng dẫn các em phụ trách sao nhi đồng kèm thêm 
	Ngoài tất cả những cách để giúp cho học sinh học thuộc bảng cộng và bảng trừ nói trên, giáo viên nên treo ở cuối lớp bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10 để giáo viên luôn tự nhắc mình là hết lớp một học sinh phải thuộc hai bảng đó, đồng thời học sinh ngày nào cũng thấy và ghi vào trong trí nhớ một cách bền vững.
	3.6 Người giáo viên phải quan tâm giúp đỡ học sinh
	- Học sinh muốn học thuộc được các bảng cộng và trừ thì vai trò của người giáo viên là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải luôn áp dụng mọi biện pháp dạy học, đặt ra mục tiêu là học sinh phải học thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 khi học song lớp 1.Từ đó, giáo viên quan tâm đến mọi khó khăn mà học sinh gặp phải khi học thuộc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và có biện pháp giúp đỡ kịp thời
 - Giáo viên luôn động viên, an ũi và gần gủi với học sinh để các em vui vẽ học tốt hơn. Khi học sinh không thuộc bài hoặc làm tính chậm, người giáo viên không nên trách phạt, nói nặng , chê bai làm cho các em mất lòng tin và không cố gắng học tập.
 -Giáo viên lấy các ví dụ trong thực tế, gần gũi với học sinh để giúp học sinh hứng thú học tập,phải làm cho học sinh cảm nhận được ở trường cũng như ở nhà, cô cũng gần gũi như mẹ. Từ đó các em luôn vui tươi, tự tin và cố gắng học tập để phát huy hết khả năng của mình.
PHẦN BA
KÊT THÚC VẤN ĐỀ
 Trong nhiều năm qua, với những kinh nghiệm giảng dạy nêu trên, tôi đã thành công rất nhiều khi day môm toán cho học sinh lớp 1
 Từ việc các em chưa có khái niệm về phép cộng, phép trừ .Yếu trong các kỹ năng tính toán , nay các em trở thành học sinh ngoan,học giỏi và nắm bắt rất vững vàng bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10.Đặt biệt trong năm học 2009-2010 học sinh lớp 1 trường TH Tân Long đặt loại giỏi toàn trường môn toán đến 48% khá “29% TB : 15 % , Yếu : 8 %
“Đổi mới phương pháp giảng dạy là con đường tất yếu đưa nền giáo dục Việt Nam lên một tầm cao mới trong việc hội nhập với thế giới”(Trích trong tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy Hoàng Trí).Và đó cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Đó là những kinh nghiệm riêng của bản thân tôi.Nó giúp tôi khắc phục được những hạn chế trong công tác giảng dạy của mình.Tuy nhiên đó là những kinh nghiệm chủ quan của bản thân.Do vậy rất mong nhận được những ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp để tôi học tập, rút kinh nghiệm để vận dụng tốt hơn nữa các phương pháp dạy học ngày càng hiệu quả hơn .
 Người viết sk
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ,XẾP LOẠI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : Một số kinh nghiệm dạy học sinh học thuộc bảng cộng và trừ ở lớp 1
 Người thực hiện : Trương Lệ Thủy
Trường (đối với đơn vị trực thuộc phòng GD&ĐT), Tổ chuyên môn (đối với đơn vị trực thuộc sở GD&ĐT )
Phòng GD&ĐT (hoặc trường, Trung tâm, Đơn vị trực thuộc sở)
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
Đặt vấn đề
Biện pháp
Kết quả phổ biến ,ứng dụng
Tính khoa học 
Tính sáng tạo
Đặt vấn đề
Biện pháp
Kết quả phổ biến ,ứng dụng
Tính khoa học 
Tín - Tính sáng tạo
Xếp loại chung :
 Ngàytháng.năm 2010
 P,Hiệu trưởng
 (Hoặc tổ chuyên môn)
Xếp loại chung :
 Ngày..tháng..năm 2010
 Thủ trưởng đơn vị
 Căn cứ kết quả xét, thẩm định của hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh ;
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận skkn và xếp loại
Ngày..tháng.năm 20
 GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN LOP 1.doc