Soạn sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới. Thay vì phấn trắng, bảng đen truyền thống, việc ứng dụng CNTT làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là mang lại một lượng kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyền tải đến cho người học, làm cho học sinh hứng thú và nhận thức sâu sắc hơn. Bên cạnh thiết kế bài giảng giáo viên có thể đưa hình ảnh, video, clip trò chơi minh họa, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh. Làm được điều này là thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết của giáo viên vào cả tinh thần hăng say học tập của học sinh mang lại hiệu quả giáo dục. Bên cạnh đó tuyệt đối tránh biến tiết dạy thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh làm loãng nội dung bài học, các hình ảnh minh họa phải phù hợp bài dạy nhằm mục đích nhấn vào nội dung quan trọng của vấn đề trong lĩnh vực mới mẻ này , qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản, lựa chọn hiệu ứng chuyển động cho chữ viết và hình ảnh thêm sinh động hấp dẫn.
Bên cạnh đó, môn Tự nhiên và Xã hội lại là môn học có thể khai thác nhiều hình ảnh để góp phần làm cho bài dạy hay và mới lạ hơn. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học TNXH ở lớp 4”.
Đề tài : Một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học TNXH ở lớp 4 A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Việc vận dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại một hiệu quả thật tích cực : Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học, gây nhiều hứng thú học tập của học sinh trong tiết dạy .... CNTT hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập cùng với thời đại CNTT phát triển hết sức mạnh mẽ. Việc sử dụng thành quả của CNTT được ứng dụng rộng rãi và hết sức đa dạng ở tất cả các lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực khác. Thực tiễn giáo dục ở thời gian qua đã chứng minh có thể xây dựng các phần mềm dạy học ở tất cả các môn học ở tiểu học. Đây cũng là một con đường có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Để có tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình giáo viên có thể khai thác các trang thông tin qua mạng Internet. Điều quan trọng giáo viên phải có sự chọn lọc trong vô số tư liệu ấy, để chọn tư liệu tốt nhất vào mục đích của mình, tránh tình trạng ôm đồm hoặc tài liệu không chính xác. Soạn sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng thiết kế giáo án và sử dụng những phương pháp truyền đạt mới. Thay vì phấn trắng, bảng đen truyền thống, việc ứng dụng CNTT làm cho bài giảng được thực hiện một cách sinh động, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của cả giáo viên và học sinh. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là mang lại một lượng kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyền tải đến cho người học, làm cho học sinh hứng thú và nhận thức sâu sắc hơn. Bên cạnh thiết kế bài giảng giáo viên có thể đưa hình ảnh, video, clip trò chơi minh họa, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh. Làm được điều này là thổi một luồng gió mới vào lớp học, vào nhiệt huyết của giáo viên vào cả tinh thần hăng say học tập của học sinh mang lại hiệu quả giáo dục. Bên cạnh đó tuyệt đối tránh biến tiết dạy thành buổi xem tranh ảnh, phim tư liệu không cung cấp đủ kiến thức cơ bản cho học sinh làm loãng nội dung bài học, các hình ảnh minh họa phải phù hợp bài dạy nhằm mục đích nhấn vào nội dung quan trọng của vấn đề trong lĩnh vực mới mẻ này , qua đó khắc sâu kiến thức cơ bản, lựa chọn hiệu ứng chuyển động cho chữ viết và hình ảnh thêm sinh động hấp dẫn. Bên cạnh đó, môn Tự nhiên và Xã hội lại là môn học có thể khai thác nhiều hình ảnh để góp phần làm cho bài dạy hay và mới lạ hơn. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học TNXH ở lớp 4”. B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I – Những vấn đề lí luận chung 1. Mục đích nghiên cứu Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: - Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa của một tiết học. - Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. - Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện thuận lợi để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. - Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp chất. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. TNXH là môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế với con người.Trong chương trình tiểu học, cùng với các môn học như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, ... TNXH trang bị cho các em các kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con ngưòi. Môn TNXH là môn học mang tính tích hợp cao thể hiện ở 3 điểm sau : - Chương trình môn TNXH xem xét Tự nhiên – Xã hội – Con người trong một thể thống nhất có mối quan hệ qua lại và tác dộng lẫn nhau. - Các kiến thức trong môn TNXH là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học. - Có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh. Đối với học sinh Tiểu học, tri giác của c ác em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ sẽ hấp hẫn tri giác của trẻ. Sử dụng CNTT có chọn lọc và đưa ra những hình ảnh chân thực trong thực tế trong SGK và trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức bài học, môn học, từ đó HS thấy được ý nghĩa vai trò thiết thực của TNXH, gây hứng thú trong việc học tập. Nếu không ứng dụng CNTT thì hoạt động này hoàn toàn chỉ thực hiện qua lời nói, câu hỏi của GV, nó sẽ ít hấp dẫn và lôi cuốn học sinh trong học tập. 2. Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy rằng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, thậm chí còn né tránh. Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm,... đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kĩ. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả. II - Các biện pháp : 3.1. Xác định hệ thống bài dạy môn Tự nhiên và Xã hội cũng như trọng tâm, chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt được để lựa chọn phương pháp và cách trình bày các slide cho phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh, tránh để các hình ảnh hoặc chữ phân tán sự tập trung của học sinh vào trọng tâm của bài. 3.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học. 3.3. Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên: Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học. Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức. Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính, các phần mềm và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo. 3.4. Sử dụng nguồn tài nguyên Internet: Giáo viên có thể tìm kiếm, sử dụng các nguồn tư liệu có chọn lọc liên quan đến bài dạy qua nhiều nguồn khác nhau, kết hợp kinh nghiệm dạy học của bản thân với việc học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. 3.5. Xây dựng thư viện dùng chung: Sau khi đã có nguồn tư liệu phục vụ cho bài học, giáo viên có thể phân chia, sắp xếp theo từng chương, bài hoặc nội dung khác thuận lợi cho việc tìm kiếm. Giáo viên các tổ có thể chuyển bài đến thư viện dùng chung đó để dễ dàng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, vừa có thêm nguồn tư liệu để giảng dạy ở các khối lớp vừa tạo điều kiện nâng cao kĩ năng ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học. Ví dụ : Bài “Hoa” lớp 1. Hoạt động 1 : Quan sát Giáo viên cung cấp cho học sinh một số tranh, ảnh về nơi sống của cây hoa ( chậu. vườn,)để học sinh tự kết luận cây hoa sống ở đất. Hoạt động 2 : Quan sát Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cây hoa thật mang đến lớp hoặc cây hoa có trên tranh, ảnh để chỉ ra các bộ phận của cây hoa. Sau khi học sinh trình bày xong, giáo viên sử dụng hiệu ứng để chỉ cho học sinh thấy rõ hơn các bộ phận của cây hoa. Hoạt động 3 : Quan sát, thảo luận Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các loài hoa mà các em biết và nêu công dụng của cây hoa. Học sinh sẽ lần lượt trả lời, sau đó giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát một số loài hoa và công dụng. ( Nếu chỉ sử dụng phương pháp dạy học thông thường, học sinh sẽ chỉ được quan sát một số loài hoa có sẵn trong SGK nên việc nêu lợi ích của hoa sẽ rất hạn chế. Ngược lại, nếu sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh nhiều loài hoa mà các em ít được thấy. Từ đó, giáo dục cho học sinh về lợi ích của việc bảo vệ và chăm sóc cây hoa). Bài “An toàn khi đi xe đạp” (lớp 3). Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh theo nhóm 4, mỗi nhóm quan sát một tranh. Sau thời gian 5 phút, mỗi nhóm lần lượt trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Trong khi học sinh trình bày, giáo viên kết hợp dùng thanh công cụ Draw có trong MS PowerPoint để chỉ ra người nào đi đúng, người nào đi sai để học sinh dễ dàng quan sát, nhận xét. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. Sau khi học sinh trình bày ý kiến về việc đi xe đạp thế nào là an toàn,giáo viên có thể cho học sinh xem một số tranh ảnh về đi xe đạp an toàn và không an toàn để khắc sâu thêm kiến thức. Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp Sau khi kết thúc hoạt động 1 và 2, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ô chữ, vừa giúp các em thư giãn, vừa tạo hứng thú học tập và cung cấp thêm cho các em một số kiến thức về đi xe đạp an toàn. III – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: Ứng dụng CNTT trong dạy học môn TNXH ở Tiểu học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện CNTT do đó không nên đồng nhất việc thực hiện tiết học có ứng dụng CNTT với bài trình chiếu PowerPoint đơn thuần. Bên cạnh đó, cần tránh việc lạm dụng ứng dụng CNTT mà không xem xét kĩ những nội dung nào cần thiết và không cần thiết hoặc loại bỏ hẳn những phương tiện khác để tránh việc chuyển từ “đọc – chép” sang “nhìn – chép”. Việc ứng dụng CNTT trong một tiết dạy - học TNXH không có nghĩa là thời lượng của tiết học chỉ dành duy nhất cho ứng dụng CNTT. Giáo viên cần linh hoạt sử dụng phương tiện CNTT hay phương tiện truyền thống khác để đảm bảo hiệu quả của tiết học. Để soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị trước các tài liệu cần thiết như hình ảnh, clip,...rồi mới bắt đầu soạn bài, lưu ý về font chữ, màu sắc phù hợp với hình nền của slide, chọn hiệu ứng phù hợp để tránh gây mất tập trung vào bài học. Do tâm sinh lý của học sinh tiểu học còn mang tính trực quan sinh động, vì vậy, giáo viên không nên đưa quá nhiều kênh chữ mà tập trung chủ yếu ở việc cung cấp hình ảnh để học sinh quan sát. Ngoài ra, cũng cần chú ý cách tạo liên kết slide để nội dung bài giảng được chặt chẽ hơn. Để làm được điều này, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau: - Đối với ngành : Trang bị thêm thiết bị phục vụ cho việc soạn giảng và dạy học bằng CNTT ( máy tính, máy chiếu...). - Đối với nhà trường : Khuyến khích giáo viên soạn giảng có ứng dụng CNTT, bắt đầu bằng các bài học đơn giản rồi dần dần nâng cao trình đô, kĩ năng ứng dụng CNTT vào môn học. - Đối với giáo viên : Cần thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời tham gia tốt, có hiệu quả các lớp tập huấn tin học. Mặt khác, giáo viên cũng có thể sử dụng nguồn tài nguyên Internet để tìm kiếm các giáo án điện tử soạn sẵn, tham khảo cách soạn bài để tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Thuận an ,ngày 9 tháng 5 nam 2011 Xác định của tổ Người viết .. .. Xác định thủ trưởng đơn vị : ( Hội đồng SKKN cơ sở) . Nguyễn Thị Minh Thi . Đánh giá, xếp loại của HDKH Ngành
Tài liệu đính kèm: