Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn lịch sử lớp 5

Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử . Hơn một 1000 năm Bắc thuộc, trong khoảng thời gian “đen tối” 10 thế kỉ ấy, ngọn lửa quật khởi của con cháu Lạc Hồng không lúc nào nguội tắt, với sự kiện tiêu biểu là trận Bạch Đằng( năm 938) của Ngô Quyền đã giành được quyền tự chủ . Từ đó, nước Đại Việt đã ngẩng cao đầu trước nhiều kẻ thù hung hãn. Vậy mà, tiếc thay vào năm 1858 nước Việt lại rơi vào họa xâm lăng. Lần này kẻ thù từ phương Tây tới, chúng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Dân ta đã anh dũng xả thân cứu nước, với biết bao cuộc khởi nghĩa nổ ra, biết bao người ngã xuống, . mới giành được độc lập như ngày nay.

Vì vậy từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có tác dụng không nhỏ về việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương đất nước.

Về lí luận và thực tiễn bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí ý nghĩa đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên trong những năm qua, thời gian tuy không nhiều nhưng tôi nhận thấy rõ là đa số học sinh rất “ ngán” học môn lịch sử . Tiết học thì khô khan, tẻ nhạt, học sinh không hứng thú tham gia. Hơn nữa môn lịch sử có nhiều nhân vật ,sự kiện gắn liền với ngày tháng nên các em hay nhớ nhầm nội dung này với nội dung khác. học thuộc hôm trước đến vài hôm sau đã quên.

Từ thực trạng trên với lương tâm và trách nhiệm của người giáo viên. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, để giúp những học sinh thân yêu của tôi và cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước tiếp nhận môn học này một cách thích thú và nhẹ nhàng. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn lịch sử lớp 5”.

 

doc 17 trang Người đăng honganh Lượt xem 5044Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn lịch sử lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LÍ DO:
Dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử . Hơn một 1000 năm Bắc thuộc, trong khoảng thời gian “đen tối” 10 thế kỉ ấy, ngọn lửa quật khởi của con cháu Lạc Hồng không lúc nào nguội tắt, với sự kiện tiêu biểu là trận Bạch Đằng( năm 938) của Ngô Quyền đã giành được quyền tự chủ . Từ đó, nước Đại Việt đã ngẩng cao đầu trước nhiều kẻ thù hung hãn. Vậy mà, tiếc thay vào năm 1858 nước Việt lại rơi vào họa xâm lăng. Lần này kẻ thù từ phương Tây tới, chúng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Dân ta đã anh dũng xả thân cứu nước, với biết bao cuộc khởi nghĩa nổ ra, biết bao người ngã xuống,.. mới giành được độc lập như ngày nay.
Vì vậy từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ. Từ những câu chuyện thần thoại, cổ tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có tác dụng không nhỏ về việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
Về lí luận và thực tiễn bộ môn lịch sử đã được thừa nhận có vị trí ý nghĩa đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên trong những năm qua, thời gian tuy không nhiều nhưng tôi nhận thấy rõ là đa số học sinh rất “ ngán” học môn lịch sử . Tiết học thì khô khan, tẻ nhạt, học sinh không hứng thú tham gia. Hơn nữa môn lịch sử có nhiều nhân vật ,sự kiện gắn liền với ngày tháng nên các em hay nhớ nhầm nội dung này với nội dung khác. học thuộc hôm trước đến vài hôm sau đã quên. 
Từ thực trạng trên với lương tâm và trách nhiệm của người giáo viên. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, để giúp những học sinh thân yêu của tôi và cũng là những chủ nhân tương lai của đất nước tiếp nhận môn học này một cách thích thú và nhẹ nhàng. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này “Một số biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn lịch sử lớp 5”.
 II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
õ Theo nghiên cứu học sinh tiểu học có những đặc điểm sau :
? Rất hiếu động luôn thích thú với những hoạt động tìm tòi, khám phá.
? Khả năng trực quan nhạy bén hơn khả năng tư duy.
? Xét về mặt tâm lý, học sinh lớp 5 luôn muốn tự khẳng định mình với thầy cô, bạn bè và rất thích được khen .
Dựa vào các đặc điểm trên trong nhiều năm qua ở các trường tiểu học đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và nâng cao chất lượng dạy học. Hơn nữa nhằm xóa bỏ tình trạng “ Thầy đọc – Trò ghi”. Trong quá trình dạy học môn lịch sử bản thân tôi nhận thấy đồ dùng trực quan là rất cần thiết . Sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể . Bên cạnh đó để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử giáo viên nên tổ chức một số trò chơi học tập để hấp dẫn các em. Hai vấn đề trên đều phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học và còn tạo điều kiện tích cực trong quá học tập của học sinh .
III/ NỘI DUNG
A/ Sử dụng đồ dùng trực quan:
Ở lứa tuổi tiểu học, các em học sinh còn rất hồn nhiên . Lịch sử đối với các em là một cái gì đó rất xa với thời đại bây giờ . Hơn nữa do đặc điểm của việc tiếp thu kiến thức lịch sử là không thể trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật trong quá khứ cho nên việc sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử là rất quan trọng. Biểu tượng lịch sử là khôi phục hình ảnh hiện thực trong quá khứ như nó đang tồn tại kết hợp với lời giảng của GV đem lai.
Muốn đạt được điều này thì đòi hỏi người GV phải cung cấp tài liệu, sự kiện lịch sử vừa sức tiếp thu của học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động .
Hiện nay việc dạy học theo phương pháp mới đã thực sự lấy học sinh làm trung tâm. Các trường học đã được trang bị cơ sở vật chất hiện đại : thiết kế băng hình ,sử dụng giáo án điện tử, máy chiếu .rất thuận tiện khi quan sát hình ảnh, phim tư liệu .
õ Ví dụ minh họa 
Với mỗi người Việt Nam , 19- 5- 1980 và 5- 6 -1911 đã trở thành thời khắc thiêng liêng lắng đọng mãi trong lòng. Bởi vì: Hồ Chí Minh đã sống trọn đời mình cho tổ quốc .
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
1/ Chuẩn bị đồ dùng: 
- Bản đồ Việt Nam.
- Hình ảnh về quê Bác, bến Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin .
 2/ Các bước tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Dựa vào SGK yêu cầu HS cho biết về ngày sinh và quê Bác? HSTL
- GV treo bản đồ yêu cầu HS lên chỉ quê Bác.
- GV hỏi : Em biết thêm gì về quê hương và thời niên thiếu cuả Bác?
- HS phát biểu tự do – GV đưa hình ảnh về quê hương Bác giới thiệu thêm cho HS biết :
Làng Hoàng Trù quê ngoại
Nhà sàn của bác
Làng Sen quê nội
Căn nhà Bác sống lúc nhỏ
Ø Qua các hình ảnh này HS sẽ thấy được Bác sinh ra từ vùng quê của xứ Nghệ nghèo khổ :
“ Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm nhiều cháo xoay quần quanh năm”
 Ở làng quê lam lũ ấy, đã sinh ra một trong những anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam . Đây cũng là vùng đất được mệnh danh là“ Địa linh nhân kiệt” đã sinh ra biết bao anh hùng dân tộc.
* Hoạt động 2:
 - Sau khi tìm hiểu về mục đích và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác- GV cho HS quan sát tranh về nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước: Bến Nhà Rồng từ đầu thế kỉ XX trong SGK va Bến Nhà Rồng ø bây giờ :
Ø Những hình ảnh đó sẽ đọng mãi trong kí ức HS về nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước. 
bĩa
 Năm 2009 này, cả nước ta tưng bừng kỉ niệm 55 chiến thắng Điện Biên Phủ và 34 năm đất nước được thống nhất và độc lập . 
Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
 1/ Chuẩn bị đồ dùng :
Bản đồ Việt Nam, lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hình ảnh, phim tư liêu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
 2/ Các bước tiến hành :
Đoàn xe thồ hàng phục vụ chiến dịch Bộ chính trị họp bàn mở chiến dịch 
 - Sau phần giới thiệu bài giáo viên cho học sinh quan sát những hình 
ảnh chuẩn bị cho chiến dịch rồi nhận xét 
Đoàn xe thồ hàng phục vụ chiến dịch Bộ chính trị họp bàn mở chiến dịch 
Ø Qua các hình ảnh này HS sẽ nhận thấy được tầm vóc và quy mô cũng như sự chuẩn bị về sức người, sức của trong chiến dịch này .
 - GV treo lược đồ và đưa ra câu hỏi cho HS trả để thu hút sự chú ý của các em vào bài học.
 + Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Thuật lại diễn biến đợt cuối cùng.( Nhóm 4)
 + HS đại diện trình bày – GV kết hơp đưa hình ảnh anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xong lên tiêu diệt địch. Anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng .
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai
Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng
- Sau khi HS thuật lại diễn biến đợt tấn công cuối cùng. GV cho HS xem đọan phim tư liệu ngắn về cuộc tổng công kích chiều ngày
 7/ 5/ 1954 . Tiếng súng, tiếng bộc phá cùng khói lửa mịt mù. Tướng Đờ Cát-xtơ-ri bị bắt sống . Tiếng reo hò chiến thắng vang dội trên chiến trường cùng với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát .
Giúp HS như sống thực trong chiền thắng Điện Biên Phủ năm xưa. 
Bài 26 : Tiến vào dinh Độc Lập 
 1/ Chuẩn bị:
 - Bản đồ Việt Nam .
 - Aûnh tư liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975 .
 2/ Các bước tiến hành :
 - GV đưa bản đồ VN lên cho HS quan sát và giới thiệu những địa danh được giải phóng: Mở đầu là đánh Buôn Ma Thuột giải phóng toàn bộ Tây Nguyên. Tiếp theo là giải phóng Huế, Đà Nẳng quét sạch địch ở miền Trung. Ngày 26/ 4/ 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu .
- GV đưa hình ảnh cho HS quan sát và yêu cầu HS thuật lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào dinh Độc Lập 
 Lữ đòan xe tăng 203 tiến vào dinh 
Xe tăng 390 húc đổ cổng dinh
 Lá cờ tung bay trên nốc dinh Độc Lập, Tiếng reo hò sung sướng mừng giờ phút lịch sử đất nước được thống nhất và độc lập. Bắc Nam sum họp một nhà. Qua đó các em thấy được cái hào hùng, oanh liệt trong chiến dịch này. Những hình ảnh đó sẽ khắc sâu vào trí nhớ của các em.
 Ø Kết luận:
Sử dụng đồ dùng trực quan, sơ đồ, phim ảnh HS được quan sát kĩ hơn, cụ thể, sinh động hơn , HS thích thú và nhớ bài lâu hơn .
GV dạy học nhẹ nhàng, giảm bớt nhiều thao tác khi lên lớp nhưng hiệu quả lại cao .
B/ Trò chơi học tập:
 Người giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi mà không có kĩ năng sư phạm thì cũng không thể nâng cao hiệu quả giảng dạy. Vì thế người giáo viên cần phải có phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng lọai bài và từng lứa tuổi học sinh. Đối với học sinh tiểu học việc tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy là rất phù hơp.
 õ Vì sao cần phải sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn lịch sử :
Tiết học nhẹ nhàng sinh động .
Học sinh thích học hơn và nhớ bài lâu hơn .
Không khí lớp học vui tươi thoải mái.
Phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 5.
Giáo viên và học sinh gần gũi nhau hơn .
õ Ví dụ minh họa
TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Bài 18: Ôn tập
Mục đích: Củng cố bài 
Qúa trình tổ chức:
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo viên chuẩn bị bảng ô chữ có điền sẵn( vẽ trên giấy rôki) như sơ đồ sau :
B
E
N
C
A
N
G
N
H
A
R
O
N
G
N
G
H
E
A
N
N
O
S
U
N
G
N
G
U
Y
E
N
S
I
N
H
C
U
N
G
Đ
A
N
G
C
O
N
G
S
A
N
P
H
A
N
B
O
I
C
H
A
U
C
A
C
H
M
A
N
G
T
H
A
N
G
T
A
M
H
A
M
N
G
H
I
Đ
O
C
L
A
P
 Ø Giáo viên sử dụng giấy dán từng hảng chữ lại.
 b.Các bước tiến hành:
 ? Bước 1:
Ø Giáo viên chia lớp thành hai đội và đặt tên cho từng đội:
Đội I: Phan Đình Gíot
Đội II: Bế Văn Đàn
Ø Giáo viên nêu luật chơi:
 * Sau khi giáo viên đọc gợi ý cho từng hàng chữ, hai đội sẽ rung chuông giành quyền trả lời. Đội nào rung chuông trước khi giáo viên nói 15 giây bắt đầu sẽ mất quyền ưu tiên. Đội còn lại được quyền trả lời .
 * Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng sẽ được 10 điểm và giáo viên mở hàng chữ đó ra.
 * Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật ma õhai đội rung chuông giành quyền trả lời. Thời gian suy nghĩ là 30 giây .Nếu trả lời sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời .Điểm cho mật mã là 20 điểm.
 * Nếu học sinh không giải được mật mã thì giáo viên giải.
 ? Bước 2:
 Giáo viên treo sơ đồ ô chữ đã che lại như sơ đồ trên lên bảng rồi cho tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý sau:
 ? Hàng ngang thứ nhất có 14 chữ cái, đây là nơi “Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ?”
 ? Hàng ngang thứ hai có 6 chữ cái, đây là “Quê hương của Bác Hồ kính yêu?”
 ? Hàng ngang thứ ba có 6 chữ cái “Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống sau: Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp .. mở đầu cuộc xâm lược nước ta.”
 ? Hàng ngang thứ tư có 14 chữ cái, đây là “Tên gọi của Bác Hồ lúc nhỏ”.
 ? Hàng ngang thứ năm có 11 chữ cái “Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống sau: Ngày 3-2-1930 là ngày thành lập  .. Việt Nam.”
 ? Hàng ngang thứ sáu có 11 chữ cái “Ai là người tổ chức và cổ động cho phong trào đông du ?”
 ? Hàng ngang thứ bảy có 16 chữ cái “Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống sau: Ngày 19-8-1945 là ngày kỉ niệm .. thành công.”
 ? Hàng ngang thứ tám có 7 chữ cái “ Tôn Thất Thuyết đã đưa vị vua nào lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến ?”
 ? Hàng ngang thứ chín có 6 chữ cái “Từ nào thích hợp điền vào chỗ trống sau: Ngày 2-9-1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn .. khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .”
Bước 3: 
 đ Giáo viên đọc câu hỏi cho học sinh giải mật mã. Mật mã lịch sử nằm ở ô thứ tư của hàng ngang ( tính theo hàng thứ nhất) và gồm 9 chữ cái theo hàng dọc. Đây là nhiệm vụ mà hơn 80 năm qua ( tính từ 1958 đến năm 1945) Đảng và nhân dân ta đã thực hiện ?
 Bước 4: 
Giáo viên nhận xét và công bố kết quả chung cuộc- tuyên dương.
TRÒ CHƠI ĐI TÌM LỊCH SỬ
Bài 29: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
1/Mục đích: củng cố lại các sự kiện lịch sử của nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay .
2/ Qúa trình tổ chức :
Chuẩn bị của giáo viên :
- GV chuẩn bị các tấm phiếu cắt rời (2 bộ) ghi tên các sự kiện, nhân vật, thời gian như dưới đây:
 Thành lập Đảng cộng sản VN
5-6-1911
Kí hiệp định Pa-ri
19-5-1980
Sinh nhật Bác
7-5-1954
Bác ra đi tìm đường cứu nước
2-9-1945
Tuyên ngôn độc lập
27-1-1973
Chiến thắng Điện Biên Phủ
3-2-1930
Thống nhất đất nước
17-1-1960
Bến Tre đồng khởi
30-4-1975
Tiến hành trên lớp :
 F Bước 1:
Ø GV chia lớp thành 2 đội và đặt tên cho từng đội :
 Đội I: Lê Văn Tám
Đội II: La Văn Cầu
Ø Giáo viên nêu luật chơi: GV phát cho mỗi đội 1 bộ các tầm phiếu như trên . Thời gian chuẩn bị của mỗi đội là 3 phút. Sau đó GV hô “bắt đầu” HS của mỗi đội sẽ nối tiếp nhau lên đính các tấm phiếu lên bảng( mỗi HS đính một cặp phiếu lần lượt theo trình tự thời gian lịch sử ).
- Mỗi cặp phiếu đúng được 10 điểm ( đội nào hoàn thành xong trước và chính xác được cộng 10 điểm ).
 F Bước 2:
 Ø 2 đội thực hiện trò chơi sao cho đạt như sơ đồ dưới đây :
 Sự kiện
Thời gian
Sinh nhật Bác
19- 5- 1980
Bác ra đi tìm đường cứu nước
5- 6- 1911
Thành lập Đảng cộng sản VN
3- 2- 1930
Tuyên ngôn độc lập
2- 9- 1945
Chiến thắng Điện Biên Phủ
7- 5- 1954
Bến Tre đồng khởi
17-1- 1960
Kí hiệp định Pa-ri
27-1- 1973
Thống nhất đất nước
30- 4- 1975
 F Bước 3:
 Ø Giáo viên nhận xét, công bố kết quả chung cuộc- tuyên dương.
 õ Kết luận:
Sử dụng trò chơi học tập trong tiết dạy HS thích thú và nhớ bài lâu hơn , không khí lớp học thoải mái vui tươi .
GV dạy học nhẹ nhàng, tiết học sinh động . 
IV/KẾT QUẢ
 Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở lớp tôi . Tôi nhận thấy học sinh trong lớp đều thích thú học môn lịch sử . Tiết học sinh động vui tươi, HS tiếp thu kiến thừc mới một cách nhẹ nhàng và nhớ bài lâu hơn.
 * Năm hoc 2008 – 2009:
Tổng số HS
 Thời gian
Điểm
3-4
5-6
7-8
9-10
13
HKI
2
6
4
1
13
HKII
0
5
5
3
 * Năm hoc 2009 – 2010:
Tổng số HS
 Thời gian
Điểm
3-4
5-6
7-8
9-10
15
HKI
0
6
7
2
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
 Để cĩ được kết quả như trên, bản thân tơi đã phải tự mình phấn đấu , tìm tịi học hỏi, rút ra cho bản thân những kinh nghiệm nghề nghiệp như :
Giáo viên phải nắm chắc mục đích yêu cầu của mơn học, bài dạy trước khi lên lớp .
Cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh . 
Làm đồ dung dạy học cĩ sự sáng tạo sẽ kích thích sự hứng thú học tập của học sinh .
Giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư trong việc tìm hiểu rõ các đối tượng học sinh của lớp mình. 
 Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ nhoi của bản thân tơi rút ra từ quá trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên bài học tâm đắc nhất tơi rút ra sau mấy năm giảng dạy đĩ là sự nhiệt tình. Giáo viên khơng nhiệt tình giảng dạy, khơng hết lịng vì học sinh thì chẳng cĩ kết quả nào cao cả. Bài học trên tưởng như là sách vở nhưng qua thời gian giảng dạy đã chứng minh sự nhiệt tình là vơ cùng cần thiết, là điều kiện tất yếu dẫn đến thành cơng trong cơng việc của mình . 
VI/ KẾT LUẬN : 
“ Một bác sĩ tồi sẽ giết chết một bệnh nhân
Một giáo viên tồi sẽ giết chết cả một thế hệ .”
Câu danh ngơn trên luơn nhắc nhở bản thân tơi phải khơng ngừng học hỏi, thường xuyên trau dồi kiến thức, nhiệt tình trong giảng dạy, hết lịng vì học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà qua quá trình giảng dạy bản thân tơi đã rút ra được nhằm mục đích giúp học sinh thích thú khi học môn lịch sử .Những kinh nghiệm trên chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương mênh mơng. Tơi rất mơng được các thầy cơ, các bạn đồng nghiệp cùng san sẻ và gĩp ý với tơi để chất lượng giảng dạy của chúng ta ngày càng cao hơn . 
Làm sao để các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đó là mong muốn không chỉ của HS mà là của tất cả những người làm công tác giáo dục như tôi.
	Tam Lập, tháng 1 năm 2010 
	Người viết 
	Nguyễn Hoài Xuân Thanh 
MỤC LỤC
I/ LÍ DO
II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
III/ NỘI DUNG
 A/ Sử dụng đồ dùng trực quan
 B/ Trò chơi học tập
IV/KẾT QUẢ
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
VI/ KẾT LUẬN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ SGK Lịch sử và Địa lí – Nhà xuất bản Giáo dục.
2/ SGV Lịch sử và Địa lí – Nhà xuất bản Giáo dục.
3/ Bác Hồ kính yêu của chúng em – Tác giả Trần Viết Lưu - Nhà xuất bản Giáo dục.
4/ Hình ảnh , tư liệu lịch sử .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiup HS hung thu voi mon lich su lop 5.doc