Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng , hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1

Trẻ đến trường là một bước ngoặt trong cuộc sống và trong sự phát triển tâm lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử .Chỉ sợ những việc mình làm sẽ là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì Môn đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó.

Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6 – 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi “ của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp 1. Chính vì vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng , hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong dân gian có câu “ Ăn vóc, học hay”, ý nói con người ta lớn lên về cơ thể và phát triển về sức khỏe nhờ được nuôi dưỡng, nhờ được ăn uống và hít thở khí trời; còn sự hiểu biết, sự phát triển trí tuệ và phong phú tâm hồn của con người là do việc học, do cuộc sống đem lại. Trẻ em lớn lên về cơ thể, tăng cường thể lực, đó là sự biến đổi mà ta có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận thấy, có thể cân đo được. Còn sự phát triển tâm lí của các em là một quá trình biến đổi những gì đó mà ta khó có ther lượng hóa được.Trẻ em lớn lên về cơ thể nhờ được nuôi dưỡng.Cũng như vậy, trẻ em muốn phát triển về tâm lí, trí tuệ thì phải tự mình hoạt động . Thông qua hoạt động của bản thân, trẻ em lĩnh hội vốn kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để lại,nhờ vậy mà tâm lí ngày càng phát triển, tâm hồn ngày càng phong phú, cách cư xử trong cuộc sống ngày càng “người lớn” hơn.
Trẻ đến trường là một bước ngoặt trong cuộc sống và trong sự phát triển tâm lí của các em. Lần đầu tiên đến trường trẻ còn bỡ ngỡ, rụt rè chưa dám tự mình quyết định cách ứng xử .Chỉ sợ những việc mình làm sẽ là sai, sẽ không được thầy yêu bạn mến. Để giúp các em có tính mạnh dạn trong cách nghĩ, cách làm thì Môn đạo đức là môn học đáp ứng các yêu cầu đó. 
Ở lứa tuổi tiểu học, phần lớn các em ở độ tuổi 6 – 11 tuổi, các em bắt đầu có ý thức tự hình thành các hành vi đạo đức cũng như là hình thành nhân cách cho mình. Đặc biệt là ở giai đoạn này, các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi “ của mình. Vì vậy, việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học là một việc làm rất quan trọng, nhất là các em mới bước vào lớp 1. Chính vì vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG, HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 1” để cùng chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài, mục tiêu tôi đặt ra là kết quả đạt được góp phần giáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 đạt được kết quả tốt hơn
Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng: một số biện phápgiáo dục kỹ năng, hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1
Khách thể nghiên cứu: giáo viên và học sinh lớp 1B, 1C trường Tiểu học Lộc Trát
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 Mục tiêu môn đạo đức lớp 1
	- Có hiểu biết ban đầu về một số hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đó.
	- Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kĩ năng lưa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
	- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai và cái xấu.
1.2 Vai trò của việc giáo dục kỹ năng hành vi đạo đức cho học sinh.
	Học sinh có kỹ năng nhận xét, đánh giá các hành vi đạo đức, giải quyết các tình huống, lựa chọn và thực hiện các hành động phù hợp với các chuẩn mực hành vi quy định và trên cơ sở đó, các em rèn luyện thói quen đạo đức tích cực.
 Kỹ năng, hành vi được coi là kết quả quan trọng nhất của viêc dạy học môn đạo.Có thể nói, để đạt được đến kết quả này giáo viên và học sinh phải trải qua nhiều khó khăn, trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên, liện tục vì đạo đức của con người nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng được đánh giá qua hành đông , việc làm mà không phải là lời nói. 
2. Cơ sở thực tiễn :
2.1. Nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa thực hiện đúng hành vi đạo đức
a,Về việc dạy
Mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng đa số giáo viên chưa chú trọng đến các tư liệu dạy học như sưu tầm tranh ảnh, các bài thơ, bài hát, câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức mà các sẽ học trong chương trình.
b/ Về việc học
	Như chúng ta đã biết trẻ em không phải có ngay hành vi đạo đức, cùng với sự trưởng thành và phát triển của các em do nhiều yếu tố chi phối. Đặc biệt gia đình là “cái nôi văn hoá” góp phần lớn vào việc hoàn thiện hành vi đạo đức của các em.Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo mà họ còn có những hành vi đạo đức không hay, những lời nói không tốt ngay trước mặt các em.Mà ở lứa tuổi các em lại nhảy cảm những điều không tốt từ người lớn nên các em nhanh chóng học theo, các em không biết những điều các em bắt chước là không hay.
b/Về phía xã hội, nơi các em đang sống.
	Ta đã biết rằng trẻ em lớn lên, hình thành và phát triển tâm lí chính bằng các hoạt động phong phú đa dạng của các em. Ngoài học tập ở nhà trường, học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng còn sống và vui chơi với nhiều mối quan hệ trong làng xóm, tiếp xúc nhiều phương tiện thông tin đại chúng tạo nên nhiều yếu tố chi phối và phát triển hành vi đạo đức của các em chưa thực sự đúng. Trong đó, các bậc phụ huynh, những người xung quanh, các đoàn thể chưa nhắc nhở chỉnh đốn các em kịp thời về những hành vi đạo đức mà các em mắc phải.
c/	Nhà trường, lớp học là nơi tổ chức quá trình phát triển mọi hoạt động của các em, nhất là đối với các em học sinh lớp 1. Sau khi đến trường, vào lớp học các em rất bỡ ngỡ trước mọi mối quan hệ thầy trò, bạn bè và các thầy cô giáo khác. Chính vì vậy nên giáo viên cần giúp đỡ các em hoà đồng vào mối quan hệ đó. Nhưng trong thực tế, mỗi khi các em mắc phải các hành vi đạo đức sai, giáo viên thường không tìm hiểu về nguyên nhân tại sao mà cứ cho rằng em đó làm như vậy là sai mà không có biện pháp giáo dục nhẹ nhàng để nhắc nhở các em, ngược lại giáo viên chỉ áp đặt các sai mà học sinh đã gây ra.
2.2/Những khó khăn của học sinh khi thực hiện hành vi đạo đức.
	Đối với học sinh ở lứa tuổi lớp 1, các em chưa phân biệt được những việc làm nào là đúng, những việc làm nào là sai, những cử chỉ nào là tốt hay xấu mà chưa có sự dìu dắt, nhắc nhở của gia đình.
	Khi đến lớp, các em chưa được giáo viên giải thích rõ ràng về hành vi đúng, sai của chuẩn mực đạo đức vì thế các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện tốt các hành vi đạo đức.
3/ Biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các hành vi đạo đức.
	Từ những thực tế trên, tôi đưa ra những biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 như sau:
3.1/ Từ phía giáo viên.
	Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức đúng chuẩn mực, người giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo đức ở lớp 1 nói riêng và ở trường tiểu học nói chung.
	Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo từ hành vi, cử chỉ và lời nói.
	Người giáo viên phải giáo dục học sinh trong tất cả các môn học mà các em được học trong các tiết học trên lớp và ngoại khoá.
	Giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theo chuẩn để hình thành thói quen cho các em.
	Giáo viên thường xuyên tạo ra các tình huống để các em có thể sử dụng những hành vi đạo đức đúng mà các em đã học được để ứng xử nhằm củng cố những kiến thức về chuẩn hành vi đạo đức mà các em đã lĩnh hội được thông qua các bài học và các mối quan hệ xã hội.
	Ví dụ 1 : Giáo dục học sinh về hành vi đạo đức thông qua môn Đạo đức có trong các bài như: “Gia đình em”- rèn luyện các hành vi đạo đức cho các em là khi nhận quà phải nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn ; xin phép bà đi chơi ; chào bà, chào mẹ khi đi học về,
	Ví dụ 2: Trong môn Tự nhiên xã hội có bài “Hoạt động và nghỉ ngơi”- giáo dục học sinh biết cách đi, đứng, ngồi đúng tư thế, 
	Ngoài ra trong các môn Toán, Tiếng việt, Nghệ thuật, thì giáo viên cần giáo dục các em phải có tính cẩn thận, kiên trì,
	Giáo dục hành vi đạo đức hằng ngày cho học sinh, giáo viên đưa ra câu hỏi, tình huống để giáo dục các em.
	Ví dụ : Tập vở, đồ dùng học tập của bạn, em lấy nghịch điều đó là đúng hay sai ?
3.2/Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh.
	-Nhà trường có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với công việc hướng dẫn các bậc phụ huynh hiểu rõ mục tiêu giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 1 nói riêng để các bậc phụ huynh thấy được sự cần thiết phải giáo dục các hành vi đạo đức cho các em, từ đó có sự kết hợp với nhà trường mà cụ thể là giáo viên chủ nhiệm.
	-Ban giám hiệu nhà trường phải là người cố vấn tin cậy giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hạnh phúc gia đình là mọi người trong gia đình phải biết cùng nhau chăm lo đến việc học hành của con em.
	Ví dụ : Cha mẹ theo dõi, quan tâm sát sao đến các nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái, không nên nuông chiều, đáp ứng những nhu cầu không chính đáng của con em mình, cần giải thích cho con em mình hiểu những đồi hỏi đó là không tốt.
	-Giúp đỡ, động viên con cái học tập, xây dựng nền nếp, thói quen tốt như : giờ nào việc ấy, học hành, vui chơi, giải trí có điều độ, không a dua các tật xấu.
3.3/Kết hợp giữa nhà trường và xã hội trong giáo dục.
	-Giáo viên cần phối hợp với các đoàn thể xã hội để góp phần cho các hoạt động ở nhà trường, ở lớp như giúp đỡ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn cả về vật chất và tinh thần, từ đó động viên khuyến khích các em cùng nhau tích cực trong học tập và cả trong việc thực hiện các hành vi đạo đức tốt.
3.4/ Kết hợp lồng ghép với các môn học khác.
Giáo dục đạo đức có khả năng hình thành được ở học sinh những hành vi đạo đức một cách thường xuyên, có hệ thống.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh, môn đạo đưc định hướng việc tích hợp việc giáo dục đạo đức qua việc dạy học những môn học khác ở tiểu học.
III/KẾT LUẬN
1/Hiệu quả của việc áp dụng đề tài.
	-Qua việc áp dụng đề tài này vào lớp 1B do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa số học sinh trong lớp đã thực hiện tốt các hành vi đạo đức. Trong lớp không còn có tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức.
	-Kết quả đánh giá về mặt thực hiện đạo đức của học sinh trong lớp ở học kì I : 100% học sinh trong lớp thực hiện đầy đủ.
2.Phạm vi áp dụng đề tài.
	Đề tài này có thể áp dụng vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở khối I của trường tiểu học Đá Bạc.
	Mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả cao hơn trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
 Ngày 22 tháng 02 năm 2010
 Người viết đề tài

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_hanh_vi_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_1.doc