Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 2

I - Đặt vấn đề

 1. Cơ sở lý luận:

Văn học nghệ thuật là một hình thái tư tưởng. Nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Nó làm bạn với con người, theo con người và lớn lên suốt chặng đường lịch sử vì vậy văn học có một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Thông qua bộ môn văn học giúp cho trẻ hình thành tốt nhân cách con người. Nhằm phát triển đức – trí – thể – mỹ và lao động, nó đem lại nhiều điều hiểu biết đầu tiên về cuộc sống và thế giới xung quanh trẻ.

Văn học không trực tiếp vào các giác quan con người mà thông qua ngôn ngữ. Bằng ngôn ngữ để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật, thông qua trí tưởng tượng của trẻ nhiều câu chuyện bài thơ miên tả cuộc sống giúp trẻ biết về những mối quan hệ vốn có của nó. Quan hệ gia đình, quan hệ ngoài xã hội Sự miêu tả đó bao giờ cũng chứa đựng những bài học về nhân sinh quan. Trẻ tìm thấy ở đây những lời hay, lẽ phải.

Hình ảnh người em trong câu chuyện “cây khế” “cô Tấm” trong chuyện “Tấm cám” chị út trong chuyện “Ba cô gái” chính là sự khẳng định chân lý của cuộc sống con người, tham thì thâm, kẻ ác sẽ bị trừng trị, người chăm chỉ tốt bụng sẽ được sống sung sướng và hạnh phúc.

Nhiều bài thơ ca ngợi thiên nhiên, yêu con người. Từ hình ảnh hạt gạo mở ra cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, của người nông dân một nắng hai sương qua bài thơ “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa. Bài “Hoa kết trái”, “Trăng ơi từ đâu đến” giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, biết được những hình ảnh so sánh ví von. Một giọng hò trong đêm trăng. Những lời ru của bà, của mẹ trong những buổi trưa hè.

 

doc 11 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 959Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm môn Đạo đức lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I - Đặt vấn đề 
	1. Cơ sở lý luận:
Văn học nghệ thuật là một hình thái tư tưởng. Nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Nó làm bạn với con người, theo con người và lớn lên suốt chặng đường lịch sử vì vậy văn học có một vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Thông qua bộ môn văn học giúp cho trẻ hình thành tốt nhân cách con người. Nhằm phát triển đức – trí – thể – mỹ và lao động, nó đem lại nhiều điều hiểu biết đầu tiên về cuộc sống và thế giới xung quanh trẻ.
Văn học không trực tiếp vào các giác quan con người mà thông qua ngôn ngữ. Bằng ngôn ngữ để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật, thông qua trí tưởng tượng của trẻ nhiều câu chuyện bài thơ miên tả cuộc sống giúp trẻ biết về những mối quan hệ vốn có của nó. Quan hệ gia đình, quan hệ ngoài xã hội Sự miêu tả đó bao giờ cũng chứa đựng những bài học về nhân sinh quan. Trẻ tìm thấy ở đây những lời hay, lẽ phải.
Hình ảnh người em trong câu chuyện “cây khế” “cô Tấm” trong chuyện “Tấm cám” chị út trong chuyện “Ba cô gái” chính là sự khẳng định chân lý của cuộc sống con người, tham thì thâm, kẻ ác sẽ bị trừng trị, người chăm chỉ tốt bụng sẽ được sống sung sướng và hạnh phúc. 
Nhiều bài thơ ca ngợi thiên nhiên, yêu con người. Từ hình ảnh hạt gạo mở ra cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, của người nông dân một nắng hai sương qua bài thơ “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa. Bài “Hoa kết trái”, “Trăng ơi từ đâu đến” giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, biết được những hình ảnh so sánh ví von. Một giọng hò trong đêm trăng. Những lời ru của bà, của mẹ trong những buổi trưa hè.
Trẻ mầm non là lứa tuổi đang “học ăn – học nói” chưa biết đọc, biết viết. Nên việc cho trẻ làm quen với văn học còn có ý nghĩa lớn lao ở phương diện phát triển lời nói cho trẻ vì “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” cho trẻ làm quen với văn học đối với trẻ mầm non là một việc hết sức quan trọng giúp trẻ hình thành cảm thụ văn học góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ.
Rèn luyện kỹ năng đọc và kể cho trẻ. Đặc biệt theo quan điểm đổi mới trong phương pháp dạy học ở trường mầm non, giáo viên phải đáp ứng nhu cầu hứng thú cho trẻ, giáo viên không máy móc thực hiện bài học khi không còn phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ. Giáo viên không được điều chỉnh nội dung bài học, kết hợp với các bậc phụ huynh cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ. Phương pháp phù hợp với nhóm, lớp, cá nhân trẻ.
* Nếu như trước đây theo chương trình cải cách chúng ta
Thiết kế chương trình giảng dạy lô gíc môn học làm trung tâm thì nay xu hướng thiết kế chương trình và phương pháp dạy học theo nhu cầu hứng thú, phù hợp với xu thế hiện nay. Thế nhưng thực tế hiện nay số giáo viên được làm như thế còn hạn chế.
Cụ thể thực trạng về làm quen với văn học hiện nay như sau:
II- Cơ sở thực hiện
* Về phần chuẩn bị: 
Giáo viên đã chuẩn bị tranh ảnh cũng như trang phục, mũ cho mỗi bài thơ, câu chuyện còn hạn chế.
- Tủ sách vẫn chưa xây dựng được
- Giới thiệu bài: Giáo viên đã thay đổi nhiều hình thức để giới thiệu, gây được hứng thú và sự tập trung của trẻ như đúng thủ thuật câu đố, bài bút, trích lời nhân vật.
* Nội dung:
Về phương pháp đọc kể giáo viên đã rèn luyện và đã đọc kể các tác phẩm tươgn đối hấp dẫn, biết phối hợp ngôn ngữ phù hợp, gây được hứng thú cho trẻ.
* Phần đàm thoại trích dẫn:
Giáo viên đã đặt được câu hỏi theo trình tự nội dung câu chuyện, bài thơ cho trẻ xung phong trả lời. Nhìn chung là trẻ đã trả lời được các câu hỏi của cô. Nhưng để phát huy trí tư duy tưởng tượng của trẻ thì chưa cao. Vì phần nhiều là trẻ khá giỏi, trả lời rất ít trẻ trung bình, yếu kém trả lời. Mặc dù cô có gọi các trẻ đó nhưng trẻ không hứng thú, không tự tin để trả lời câu hỏi của cô. Mặt khác một số giáo viên chỉ lo lắng quan tâm đến tiến trình dạy sao cho suôn sẻ đi đủ các bước, đảm bảo thời gian cho nên sẽ có nhiều trẻ không phát huy tình tích cực của bản thân, trẻ ít có cơ hội trả lời câu hỏi dẫn đến trẻ ngồi buồn không hứng thú học, trẻ mặc cảm thưa bạn bè. Vì vậy phải làm như thế nào để tất cả các trẻ đều hoạt động tích cực hồn nhiên và mạnh dạn.
* Về phân giáo viên:
Thường đặt câu hỏi theo trình tự nội dung câu chuyện, bài thơ từ đầu cho đến hết tác phẩm tự trả lời theo trí nhớ của nội dung tác phẩm chứ không suy luận. Muốn vậy giáo viên cần phải đặt một số câu hỏi, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ để tìm ra cách trả lời hay nhất.
Ví dụ: Vì sao lại như vậy ? con sẽ làm thế nào ?
* Về phần đóng kịch:
Giáo viên thường chọn 5 – 6 trẻ học khá lên đóng kịch 1 -2 lần để đảm bảo thời gian. Tất cả các trẻ còn lại chỉ ngồi xem, cổ vũ cho bạn, nên những trẻ trung bình yếu kém sẽ không có cơ hội để đóng kịch. Vì vậy phải làm thế nào để tất cả các trẻ đều được tham gia.
* Về kể chuyện sáng tạo:
Về phần này giáo viên thường cho 2 trẻ lên thi xếp trang và kể chuyện sáng tạo theo tranh.
Phần này hầu hết các giáo viên đã thực hiện nhưng kết quả chưa cao, tính sách tạo của trẻ còn hạn chế, mặt khác do thời gian còn hạn chế, nên số lượng trẻ được kể chuyện còn rất ít vì vậy ta phải làm gì để tất cả các trẻ đều được học hỏi với nhau nhiều hơn, rút được nhiều kinh nghiệm để kể tốt hơn ở lần sau. Từ những cử chỉ, lời nói
* Qua những thực trạng đó tôi luôn suy nghĩ phải dạy như thế nào, hình thức, phương pháp ra sao để nâng cao chất lượng làm quen với văn học cho trẻ.
III- Vấn đề này cũng được nghiên cứu bàn luận vào những đội chuyên đề, họp tổ chuyên môn và đi đến thống nhất quan điểm.
Trên cơ sở kế thừa một số truyền thống của giáo dục mầm non giáo viên cần phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng của trẻ, giáo viên ứng dụng tìm các phương pháp mới sáng tạo, sinh động, hấp dẫn để thực hiện tốt nhiệm vụ này giáo viên cần linh hoạt trong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm, tuyển chọn trong chương trình thơ, chuyện trong mảng sách tham khảo cho trẻ mầm non. Chọn những đề tài phù hợp với những bản sắc dân tộc, của địa phương mang tính giáo dục hợp lý.
- Tăng cường công tác sử dụng các tác phẩm văn học được thể hiện dưới hình thức đóng kịch, kể lại bằng rối và hoạt động đọc sách.
- Cung cấp các hoạt động trải nghiệm với sạch, chuyện tranh, từ các nguồn sưu tầm đó nhằm giúp trẻ viết chữ dưới tranh tạo thành câu chuyện, trẻ tập làm sách chuyện theo chủ điểm và tự kể lại.
- Tăng cường hình thức cho trẻ kể lại câu chuyện sáng tạo, tìm hiểu khám phá nội dung câu chuyện đơn giản để phát huy ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Sử dụng những con rối để biểu diễn rối làm tăng thêm sự ghi nhớ của trẻ.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra. Chúng ta cần thực hiện tốt, đúng phương pháp và phải linh hoạt sáng tạo trong phương pháp cũng như hình thức dạy trẻ.
Dựa trên những phương pháp đó tôi đã suy nghĩ và sáng tạo áp dụng hình thức “Tổ chức học nhóm” trong tiết dạy hoạt động chung nhằm phát huy tính tôi đa, tích cực sáng tạo của tất cả mọi trẻ nhằm góp phần nâng cao chất lượng làm quen với văn học một cách có hiệu quả nhất.
B- Giải quyết vấn đề
- Từ những thực trạng trên tôi luôn luôn suy nghĩ và tự hỏi bản thân phải làm thế nào để nâng cao chất lượng làm quen văn học cho trẻ với ý tưởng học nhóm với cùng một số tồn tại trên tôi đã đặt ra những giải pháp dạy học sau:
1. Về chuẩn bị:
Chuẩn bị đầy đủ tranh, chuyện, thơ, trang phục, mũ, quần áo của một số nhân vật trong tác phẩm, sắp xếp góc sách trong lớp gọn gàng, đẹp mắt. Đảm bảo đủ tranh, đồ dùng đóng kịch, múa rối. Tôi đã cố gắng mua tranh với số lượng có thể, ngoài ra còn nhờ một số phụ huynh khéo tay vẽ, làm một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn văn học, góp một số phụ liệu, giấy, hộp để làm thê đồ dùng.
Phải đảm bảo cho mỗi tác phẩm từ 3 – 5 bộ tranh để đảm bảo cho trẻ kể lại chuyện theo nhóm.
Về góc sách thì sưu tầm thêm và tham mưu với ban hiệu vụ nhà trường giải quyết kịp thời. Thông qua họp phụ huynh tôi đã nêu lên tầm quan trọng của bộ môn văn học để bố mẹ quyên góp, ủng hộ tiền để mua đồ dùng, đồ chơi, sách chuyện. Kết quả là lớp tôi đã có một tủ sách có rất nhiều loại sách có nội dung, hình thức rất là đẹp mắt.
Có nhiều tranh chuyện, trang phục phù hợp và hấp dân đối với trẻ.
2. Về tiến hành tiết dạy:
Tôi đã tiến hành dạy đủ các bước chung bộ môn văn học
+ Về giới thiệu bài và đọc kể cho trẻ nghe nói chung cơ bản là giáo viên đã thực hiện khá tốt, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau, để tạo hứng thú, tập trung chú ý của trẻ. Trẻ đọc kể đã biết kết hợp lời nói, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, thái độ để làm nổi bật tính cách của từng nhân vật và nội dung của từng câu thơ, thể hiện sự biểu cảm để tạo được sự hấp dẫn.
+ Về phần đàm thoại:
Mặc dù giáo viên cũng đã đặt ra các câu hỏi theo trình tự nội dung của tác phẩm, trẻ đã trả lời đối tượng đúng. Nhưng số lượng câu hỏi ít hơn rất nhiều so với số lượng trẻ trong lớp, do đó số trẻ khá giỏi thường trả lời nhiều hơn và hoạt động rất tích cực. 
Song còn số nhiều trẻ chỉ ngồi lắng nghe một cách thụ động như là bắt buộc chứ không có thói quen hoạt động tích cực, suy luận để trả lời. Nếu cô không quan tâm đến tất cả các trẻ thì những trẻ đó rất ít có cơ hội hoạt động, suy nghĩ cùng trả lời một cách hồn nhiên, mạnh dạn như sau:
 Để khắc phục vấn đề này tôi đã thực hiện bằng giải pháp “hợp tác nhóm” cho trẻ trả lời với những câu hỏi có đáp án theo trình tự nội dung của tác phẩm thì cho trẻ xung phong trả lời, những câu hỏi khó thì cho trẻ khá giỏi trả lời. Sau khi trả lời những câu hỏi đó trẻ khá giỏi rất là tự tin và thích thú làm tăng thêm sự suy luận của trẻ. Còn những câu hỏi dễ, đơn giản thì gọi những trẻ yếu hơn để trẻ trả lời. Sau khi trả lời những câu hỏi đó thì tôi đặt thêm một số câu hỏi nữa để trẻ suy luận trả lời liên hệ thực tế và cho trẻ về nhóm cùng bàn bạc để rút ra đáp án hay cô cho mỗi nhóm 1 trẻ trở lời 1 câu hỏi. Vậy với 5 nhóm thì sẽ có 5 câu trẻ lời hoặc 5 tên chuyện, 5 đoạn kết khác nhau tạo tiền để cho trẻ về việc kể lại chuyện sáng tạo theo tranh được nhanh hơn. Làm như vậy thì tất cả các trẻ sẽ được hoạt động tích cực, mạnh dạn hơn và trẻ cũng thích thún hoạt động vì lúc này tất cả các trẻ đều có thành tích trả lời đúng và đó chính là niềm vui của trẻ để trẻ hứng thú học tiếp mà không cảm thấy mệt mỏi. Hoặc khi đàm thoại xong cô đặt 1 – 2 câu hỏi liên hệ cho trẻ suy nghĩ trả lời.
Ví dụ: Chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” thì có thể hỏi trẻ trong lớp mình có con nào đã làm anh, làm chị, còn nào thì làm em ? Vậy là anh chị con sẽ làm gì ?
Làm em con sẽ làm gì ? như thế thì cô sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời từ những trẻ bình thường hay là trẻ yếu. Vì những câu hỏi như thế thì trẻ nào cũng sẽ suy nghĩ để trả lời. Số trẻ tham gia trả lời câu hỏi trên 80%.
- Về đóng kịch: Tôi chọn những trẻ khá giỏi (đủ với số nhân vật của chuyện, thơ cho trẻ đóng 1 lần thật hấp dẫn. Sau đó cho từng nhóm tự phân vai đóng kịch dưới sự chỉ đạo của các tổ trưởng. Còn cô bao quát hướng dẫn gợi ý để trẻ đóng kịch đúng hơn, hấp dẫn, sáng tạo hơn.
Như vậy tất cả đều được đóng kịch rất là hứng thú và mang tính chất thi đua nên trẻ rất hào hứng mạnh dạn và không còn nhút nhát nữa, với hình thức này số trẻ được tham gia đóng kịch tăng lên.
Qua đóng kịch trẻ sẽ khắc sâu nội dung câu chuyện hơn, đồng thời trẻ hiểu được tính cách của từng nhân vật, cụ thể giúp trẻ nhớ được chuyện, nhớ nhân vật một cách tốt hơn. Số lượng trẻ tham gia đóng kịch nhiều hơn thì chất lượng được nâng cao.
Sau khi đóng kịch song cho từng nhóm trẻ lên biểu diễn rối làm tăng thêm sự hứng thú và ghi nhớ của trẻ.
- Với giải pháp như vậy thì tất cả trẻ đều được xây dựng chuyện, đều được tẹ kể lại chuyện, đóng kịch chuyện, biểu diễn bằng lời nữa. Nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng tư duy, tưởng tượng phong phú cho tất cả các trẻ. Tránh việc trẻ khá giỏi thì luôn có cơ hội để phát huy, còn những trẻ khác thì rất ít có cơ hội.
* Kết thúc tiết học:
Cô cho trẻ tập trung về góc sách cho trẻ xem sách hoặc vẽ một hình ảnh trong chuyện hay một nhân vật trong tác phẩm vừa học.
Để tiết dạy đảm bảo thời gian cho phép mà vẫn chuyển tải nội dung đầy đủ, tiến hành đúng phương pháp một cách trình tự, nhẹ ngành mà không kém phần sinh động trong tiết dạy. Trẻ phối hợp linh hoạt, nhanh nhẹn kết quả cao thì giáo viên cần hình thành trước cho trẻ những kỹ năng hợp tác nhóm.
Cụ thể như sau: trẻ nắm được các ký hiệu của nhóm mình, khi ngồi học nhóm ngồi quay mặt vào nhau. 
- Mỗi nhóm không quá 7 trẻ, giáo viên phải huấn luyện cho trẻ biết cách học nhóm. Trước hết phải hiểu được ý nghĩa của việc học nhóm, học nhóm là tất cả các trẻ đều được tham gia, cùng trao đổi khám phá, tự giải quyết vấn đề, phát huy hết khả năng của trẻ. Kết quả của nhóm là kết quả của tất cả trẻ cùng tham gia của nhóm đó.
Cung cấp kỹ năng, trình bày ý kiến cho trẻ trong nhóm, tập cho trẻ nói nhỏ vừa đủ nghe ở trong nhóm. Không cười, chê bai những ý kiến của bạn. Biết lắng nghe ý kiến của bạn, không tranh lời bạn khi bạn đang nói. Giáo viên không nên tập trung cho 1 – 2 trẻ phát biểu, kể chuyện còn các bạn khác thì ngồi yêu lặng. Hoặc không nên cho 1 trẻ trình bày hết nội dung các phần mà phải cho trẻ tiếp từng đoạn, tạo sự chú ý cho trẻ, cho các trẻ lần lượt thay nhau phát biểu, khuyến khích nhiều ý kiến khác nhau, tránh để lặp lại lời của nhau.
Khi trẻ có những kỹ năng hợp tác rồi thì cô tổ chức tiết dạy sẽ rất là suôn sẻ, nhanh nhẹn và sinh động. Trẻ rất hứng thú khi dùng học nhóm với các bạn. Tiết dạy sẽ không lộn xộn, không gây sự căng thẳng cho cô và trẻ.
* Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến này
+ Đối với trẻ: 
- Về kiến thức: trẻ đã hiểu sâu sắc nội dung tác phẩm, trẻ biết suy luận để trả lời những câu hỏi khó.
- Về kỹ năng: Trẻ biết đọc kể diễn cảm các tác phẩm biết kết hợp lời nói, cử chỉ, thái độ, hấp dẫn hơn, các câu trả lời rõ ràng, mạch lạc hơn. Đặc biệt là trẻ thích đóng kịch và biểu diễn rối nhiều hơn và hấp dẫn hơn. Thể hiện vai diẽn rất giống, ngắt nghỉ đúng chỗ giọng kể hấp dẫn, phong cách hồn nhiên, tự tin, trẻ yêu thích chuyện thơ hơn, số lượng trẻ đọc kể hay đạt tỷ lệ cao.
+ Đối với giáo viên:
Đã tiến hành một cách sinh động, trẻ vui vẻ, hứng thú trong quá trình học, tạo môi trường thi đua dạy và học đạt kết quả dạy học rất cao.
- So với khi chưa thực hiện sáng kiến này. Thì kết quả hôm nay hơn hẳn cả về số lượng và chất lượng. Nay với hình thức dạy theo nhóm đã thu hút tối đa gần hết số trẻ tham gia tích cực học tập, tất cả các trẻ đều được thảo luận sôi nổi đều được phát biểu ý kiến khi chưa áp dụng sáng kiến này thì số trẻ tham gia trả lời câu hỏi rất ít và chủ yếu là trẻ khá giỏi còn những trẻ trung bình, yếu thì rất ít khi tham gia trả lời câu hỏi, ít được thảo luận, ít khi có cơ hội kể lại chuyện.
Trẻ chỉ ngồi nghe hoặc xem các bạn khác trả lời và kể, nên những trẻ đó rất nhàm chán, sinh ra nói chuyện trong lớp. Như vậy kết quả học tập chưa cao, lại ảnh hưởng đến những trẻ khác. Phần đóng kịch cũng vậy chỉ có trẻ khá giỏi xung phong lên. Vì những trẻ trung bình, yếu thì không thể cùng suy nghĩ và diễn đạt đúng từng vai của từng nhân vật, còn về chất lượng học cũng như vậy. Do học nhóm nên các trẻ không chỉ học ở cô mà còn học ở các bạn trong nhóm nữa. Trẻ tham gia thường xuyên sẽ hình thành kỹ năng hợp tác, thoả thuận và giải quyết vấn đề, có thái độ lắng nghe ý kiến người khác, có ý thức trách nhiệm với bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập do đó mà chất lượng đạt rất cao so với khi chưa áp dụng sáng kiến này cả về số lượng và chất lượng.
III- Kết luận
Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm, ngày từ tuổi ấu thơ cho nên ngoài việc nắm vững phương pháp, giáo viên còn phải vận dụng sáng tạo các phương pháp, biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp, có tính sáng tạo gây hứng thú cho trẻ vì trẻ học mà chơi, chơi mà học. Phải phát huy tính sáng tạo, tích cực của trẻ và cô để đem lại kết quả cao. Phát triển toàn diện cho trẻ về đức – trí – thể – mỹ và lao động. Qua các tiết học trẻ không những hiểu nội dung từng tác phẩm văn học mà còn áp dụng thực tế ra ngoài xã hội. Trẻ biết giúp đỡ những bạn yếu, biết chơi với bạn, đoàn kết thương yêu nhau, tôn trọng nhau. Biết kính trọng người cao tuổi, yêu quý những người lao động, yêu quê hương, đất nước
Vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai: là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
Vì vậy chúng ta cần phối kết hợp với các đoàn thể, các bậc phụ huynh cùng nhau chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
* ý kiến đề xuất
Để áp dụng đề tài này đạt kết quả trước hết phải đảm bảo về cơ sở vật chất, phòng học phải rộng rãi để trẻ hoạt động thoải mái mà khoảng ácch giữa các nhóm được xa hơn sẽ không làm ảnh hưởng đến nhóm bạn. Vì thực tế ở trường tôi, phòng học ở các lớp lẻ còn rất chật chội. Mặt khcá đồ dùng tranh ảnh các loại vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ. Tranh vẽ dù đẹp vẫn không bằng tranh gốc. Sách chuyện phù hợp ở lứa tuổi mầm non vẫn còn đang ít bán trên thị trường. Yêu cầu các cấp, các ngành cần quan tâm, phối hợp để đưa ngành học mầm non phát triển cao hơn nữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAO DUC 2.doc