Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Là giáo viên tiểu học chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đều hiểu rằng; chữ viết của học sinh tiểu học là một trong những kĩ năng ban đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kĩ năng chữ viết.

 Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, người học sinh phải rèn luyện cho mình một năng lực đọc thông - viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau; học sinh đọc thông thì viết sẽ thạo và ngược lại.

 Học sinh trong nhà trường tiểu học của chúng ta cũng vậy, phải đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ. Đọc thông viết thạo là điểm phân biệt giữa người đọc được và người không đọc được tiếng Việt.

 Khi các em học sinh tiểu học bắt đầu vào trường (vào học lớp 1) thì môn học vần, tập đọc thày cô đã rèn luyện cho các em năng lực đọc thông. Môn tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo.

 Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến tất cả các môn học ở tiểu học, các em viết nhanh, viết đẹp là một thuận lợi trong việc tiếp thu bài, góp phần nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học. Ngược lại các em viết chữ xấu, chậm là một cản trở trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các môn học và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.

 Rèn chữ viết cho học sinh không những chỉ góp phần vào nâng cao chất lượng học tập của học sinh mà còn góp phần rèn luyện cho học sinh nhiều phẩm chất như kỉ luật, óc thẩm mĩ, tính kỉ luật, Như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết là thể hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp, là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với thày và bạn đọc bài, đọc vở của mình”.

 Vậy làm thế nào để chữ viết của học sinh tiểu học ngày càng viết đẹp, các em biết viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ và giải quyết việc rèn chữ viết cho các em như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng với yêu cầu của công nghệ giáo dục.

 + Ở trường tiểu học chúng tôi những năm học 1994 – 1995 tỉ lệ học sinh viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ và sạch sẽ chiếm rất ít. Đa số là các em viết không đúng cỡ chữ, thậm chí còn nhiều học sinh viết thiếu nét, sai lỗi chính tả thông thường.

 Vì những lí do trên mà Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định việc chỉ đạo tập thể giáo viên trong trường rèn chữ viết cho học sinh là việc cần làm ngay.

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm chỉ đạo việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO VIỆC RÈN CHỮ VIẾT
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
-------------- *** --------------
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
	Là giáo viên tiểu học chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đều hiểu rằng; chữ viết của học sinh tiểu học là một trong những kĩ năng ban đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kĩ năng chữ viết.
	Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, người học sinh phải rèn luyện cho mình một năng lực đọc thông - viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau; học sinh đọc thông thì viết sẽ thạo và ngược lại.
	Học sinh trong nhà trường tiểu học của chúng ta cũng vậy, phải đọc thông, viết thạo chữ quốc ngữ. Đọc thông viết thạo là điểm phân biệt giữa người đọc được và người không đọc được tiếng Việt.
	Khi các em học sinh tiểu học bắt đầu vào trường (vào học lớp 1) thì môn học vần, tập đọc thày cô đã rèn luyện cho các em năng lực đọc thông. Môn tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo.
	Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến tất cả các môn học ở tiểu học, các em viết nhanh, viết đẹp là một thuận lợi trong việc tiếp thu bài, góp phần nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học. Ngược lại các em viết chữ xấu, chậm là một cản trở trong việc tiếp thu kiến thức mới ở các môn học và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
	Rèn chữ viết cho học sinh không những chỉ góp phần vào nâng cao chất lượng học tập của học sinh mà còn góp phần rèn luyện cho học sinh nhiều phẩm chất như kỉ luật, óc thẩm mĩ, tính kỉ luật, Như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói “Chữ viết là thể hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp, là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với thày và bạn đọc bài, đọc vở của mình”.
	Vậy làm thế nào để chữ viết của học sinh tiểu học ngày càng viết đẹp, các em biết viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ và giải quyết việc rèn chữ viết cho các em như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng với yêu cầu của công nghệ giáo dục.
	+ Ở trường tiểu học chúng tôi những năm học 1994 – 1995 tỉ lệ học sinh viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ và sạch sẽ chiếm rất ít. Đa số là các em viết không đúng cỡ chữ, thậm chí còn nhiều học sinh viết thiếu nét, sai lỗi chính tả thông thường.
	Vì những lí do trên mà Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định việc chỉ đạo tập thể giáo viên trong trường rèn chữ viết cho học sinh là việc cần làm ngay.
Phần I
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
	Rèn chữ viết là một việc làm cần phải kiên trì.
	Việc rèn chữ viết ở học sinh tiểu học quả là một vịêc làm khó. Song BGH chúng tôi nhận thấy rằng không thể chỉ đạo ở riêng khối lớp nào mà tất cả các khối lớp đều phải rèn chữ, cũng không rèn chỉ rèn chữ cho học sinh ở một phân môn nào mà phải rèn chữ cho học sinh ở tất cả các phân môn nhưng đặc biệt chú trọng hơn là phân môn tập viết. Bởi vì: nhiệm vụ của môn tập viết là giáo viên hướng dẫn học sinh nắm bắt được các quy định về viết chữ, nắm bắt được kĩ thuật viết chữ. Đây cũng là môn học mà rèn luyện cho học sinh có kĩ năng viết chữ ngày càng nâng cao. Học sinh có thói quen viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ, đều nét, thẳng dòng, dần dần từng bước nâng tới viết rõ ràng, sạch đẹp.
	Để việc rèn chữ viết cho học sinh có hiệu quả nhà trường đã chỉ đạo việc thực hiện như sau:
* Đối với nhà trường:
	- Nhà trường có trách nhiệm về cơ sở vật chất và phương tiện học tập như.
	- Bàn ghế đầy đủ đảm bảo 2 em học sinh/ 1 bộ bàn ghế các em không phải ngồi chật quá.
	- Các phòng học đều rộng rãi, thoáng mát các phòng học đều bắc điện và quạt đảm bảo thoáng mát và đủ ánh sáng để học sinh học trong mọi điều kiện thời tiết.
	- Bảng đen ở các lớp được kẻ dòng ô li tương tự như vở học sinh.
	- Nhà trường trang bị cho mỗi giáo viên một thước kẻ, một que chỉ bảng; giáo viên thường xuyên sử dụng.
* Đối với phụ huynh học sinh:
Bước vào đầu năm học, nhà trường đã tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh bàn về việc chuẩn bị đồ dung cho các em để phục vụ tốt cho việc học tập ; cụ thể ở từng khối lớp như sau:
+ Đối với lớp 1 gồm: 
 1 vở tập viết;
 1 vở viết âm, vần;
 1 vở chính tả. 
Các dụng cụ học tập khác như: bảng con, phấn màu, bút chì, thước kẻ và sách giáo khoa.
+ Đối với lớp 2 - 3:
Vở gồm 5 quyển: Tập viết, chính tả, ghi đầu bài, tập làm văn, toán.
Dụng cụ học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ, giấy thấm, tẩy, vở nháp và sách giáo khoa.
+ Đối với lớp 4 - 5:
Vở gồm 5 quyển: Tập làm văn chính tả, ghi đầu bài, kho sử địa, toán.
Dụng cụ học tập gồm: bút mực, bút chì, thước kẻ, e ke, com pa, tẩy, giấy thấm, sách giáo khoa.
	- Phụ huynh học sinh cam kết với nhà trường cùng kết hợp với nhà trường kiểm tra đôn đốc quá trình học tập ở nhà và rèn chữ viết của học sinh.
Để việc kiểm tra học tập và rèn chữ của học sinh ở nhà có hiệu quả nhà trường đã hướng dẫn phụ huynh cách viết đúng cỡ chữ của các em; cụ thể như sau:
Các con chữ cao 1 đơn vị chữ tương ứng với độ cao của 1 li trong vở là chữ cái: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, n, m, x, u, ư, v, r, s.
Các con chữ cao 2 li đơn vị ô chữ ứng với độ cao của 2 li trong vở là chữ cái: d, đ, h, k, l, y, g.
Con chữ cao 1,5 li ứng với độ cao 1,5 li ở trong vở ô li là chữ: t.
- Quy định cách ghi và kẻ vở của học sinh:
 + Thứ, ngày, tháng ghi cách đều hai bên của trang giấy sao cho cân đối.
 + Môn học ghi giữa ngày tháng.
 + Tên bài ghi dưới môn học, để khoảng cách hai bên trang giấy sao cho cân đối.
 + Nội dung bài học được ghi ở phần phía trước.
Cách kẻ vở:
- Hết mỗi bài kẻ cách lề và mép vở kia là 3 ô vuông (tính theo vở ô li).
- Hết mỗi ngày kẻ từ lề đến hết trang vở.
- Hết mỗi tuần kẻ suốt sang vở cả lề.
Như vậy về nhà các bậc phụ huynh cũng kiểm tra được vở của con em mình.
Đối với giáo viên:
- Giáo viên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò then chốt trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Vì vậy mỗi giáo viên dạy ở từng khối lớp phải nắm được yêu cầu về chữ viết của lớp mình dạy và việc rèn chữ viết cho học sinh phải bắt đầu từ môn tập viết.
+ Đối với lớp 1: yêu cầu học sinh viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng, đúng khoảng cách, thẳng dòng.
+ Đối với lớp 2: Yêu cầu kĩ năng viết chữ đối với học sinh phải đúng cỡ chữ, đều nét, thẳng dòng liền mạch.
+ Đối với lớp 3: Yêu cầu học sinh viết đẹp, viết liền mạch, thẳng dòng chữ viết rõ ràng, đều nét, trình bày bài viết sạch đẹp.
+ Đối với lớp 4: Yêu cầu kĩ năng viết của học sinh phải đẹp, liền mạch, thẳng dòng, biết cách trình bày văn bản khi chép một bài thơ, bài văn xuôi, viết chữ đều nét, rõ ràng, sạch sẽ với tốc độ viết từ 80 – 100 chữ trong 15 phút.
+ Đối với lớp 5: Yêu cầu kĩ năng viết như lớp 4 song tốc độ viết nhanh hơn khoảng 100 – 120 chữ trong 15 phút.
Để đạt được yêu cầu chữ viết của học sinh, ở từng khối lớp trên đây, nhà trường có kế hoạch chỉ đạo việc rèn chữ của giáo viên và học sinh như sau:
- Người thày phải là tấm gương cho học sinh noi theo, vì vậy nhà trường có quy định đối với giáo viên cụ thể:
+ Yêu cầu dụng cụ phương tiện:
Yêu cầu giáo viên đủ 100% phương tiện dạy học như đồ dùng, thước kẻ, que chỉ bảng tất cả phải được sử dụng thường xuyên.
Chữ viết của thày, cô trên bảng phải ngay ngắn đúng cỡ chữ, mẫu chữ, thẳng dòng kẻ bảng.
Có vở rèn chữ hàng tuần, hàng tháng.
Các tổ chuyên môn tổ chức cho các thành viên thi trình bày bảng của giáo viên khối mình, tổ mình.
Đánh giá loại mức độ tiến bộ của giáo viên. Đồng thời chỉ đạo việc rèn chữ cho học sinh ở từng khối cụ thể:
+ Đối khối lớp 5: Học sinh đã nắm được cỡ chữ, mẫu chữ nhưng giáo viên vẫn phải nhắc lại cách viết các chữ cho đúng cỡ, đúng mẫu trong từng bài học, môn học, đặc biệt là phải hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả và phải làm thường xuyên.
Hướng dẫn họ sinh trình bày bài viết, sạch đẹp, kẻ vở đúng quy định như đã phổ biến ở cuộc họp phụ huynh.
+ Đối với giáo viên dạy khối 1, 2, 3, 4 cũng phải rèn chữ cho học sinh ở từng tiết học, môn học nhưng thời gian rèn nhiều hơn cả là ở môn tập viết, bởi vậy các giáo viên phải nắm chắc các nguyên tắc dạy môn tập viết sau đây:
a) Đảm bảo yêu cầu rèn kĩ năng khi viết:
Vì dạy tập viết là dạy kĩ năng viết cho học sinh, việc rèn kĩ năng đòi hỏi học sinh phải tri giác chính xác sản phẩm nắm vững các thao tác kĩ thuật và kiên trì luyện tập.
- Đối với việc rèn kĩ năng viết cho học sinh phải nắm được hình dáng đặc điểm từ con chữ, các thao tác viết các nhóm con chữ và tương tự.
(VD): Thao tác viết các nhóm con chữ nét cong khác thao tác viết các nhóm con chữ nét hất) học sinh phải tập liên tục nhiều lần trên vở tập viết.
- Trong việc rèn kĩ năng viết chữ, học sinh nhỏ tuổi (lớp 1) còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt tri giác của các em chỉ biết nhận dạng tổng quát, đại thể đối tượng, để viết được chữ cái các em phải quan sát cụ thể, chi tiết từng con chữ, từng động tác kĩ thuật tỉ mỉ về cách viết đúng từng con chữ thì học sinh mới viết được.
Do đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học thường hiếu động, thiếu kiên trì tập luyện, khó thực hiện các động tác đòi hỏi khéo léo, tỉ mỉ. Để giúp học sinh khắc phục được những đặc điểm này, người giáo viên phải nắm vững thao tác kĩ thuật và rèn kĩ năng viết chữ thành thạo, đặc biệt là việc viết mẫu cho học sinh và tạo ra các chữ mẫu đẹp đúng mẫu và cỡ chữ đã quy đinh.
Hướng dẫn học sinh cụ thể và kiên trì.
Học sinh phải luyện tập liên tục.
b) Thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ sức khoẻ chống các di hại do quá trình tập viết không đúng quy định gây nên.
c) Giáo viên phải nắm vững tiến trình dạy một tiết tập viết ở trên lớp theo các bước sau:
	- Ổn định tổ chức.
	- Kiểm tra bài cũ.
	- Bài mới.
* Giải thích và viết thử các chữ cái và chữ số.
	- Giáo viên nên nêu câu hỏi phân tích so sánh chữ của bài mới viết với các chữ đã viết.
	- Cho học sinh xem mẫu chữ đã viết sẵn.
	- Giáo viên viết mẫu thật thong thả để học sinh quan sát.
	- Viết mẫu thong thả lần 2 để học sinh bắt trước.
	- Cho học sinh viết mẫu vào bảng con.
* Giải thích phần viết ứng dụng và viết.
	- Giới thiệu nội dung viết ứng dụng làm cho học sinh hiểu ý nghĩa của từ và câu sắp viết.
	- Hướng dẫn học sinh viết từ và câu ứng dụng
	- Giáo viên viết mẫu thong thả để học sinh xem quy trình viết những vần có nối chữ và cách đặt dấu thanh.
	- Cho học sinh xem cách viết phần ứng dụng của bảng do viết.
	- Học sinh tập viết phần ứng dụng vào bảng con hay giấy nháp của mình, giáo viên kiểm tra và nhận xét học sinh viết.
* Học sinh luyện viết.
	- Khi học sinh luyện viết giáo viên quan sát, nêu yêu cầu viết ở từng phần.
	- Hướng dẫn học sinh cách ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút và cách viết đúng các chữ cái, chữ số  hoặc các từ ngữ viết ứng dụng.
d) Chấm bài:
	- Tuỳ thời gian giáo viên có thể chấm bài cả lớp hoặc một phần của lớp ngay tại lớp và mang về chấm ở nhà một phần.
	- Khi chấm tránh gạch xoá nhiều, không nên gạch chéo trên mặt chữ của học sinh.
- Cho điểm đúng mức nếu cần có thể nhận xét nhỏ, lời nhận xét phải viết rõ ràng đúng cỡ chữ.
* Tiêu chuẩn cho điểm:
- Căn cứ vào yêu cầu kĩ năng viết chữ của chương trình từng lớp để cho học điểm từng phần của bài rồi cộng lại thành điểm chung của bài.
Từ việc rèn chữ viết cho học sinh thông qua việc dạy tốt môn tập viết các em có thói quen viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ và vận dụng vào viết đúng, đẹp ở tất cả các bài học, môn học, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng các môn học.
	Từ năm học 1998 - 1999 dưới sự chỉ đạo của Sở GD - ĐT Bắc Giang. Phòng GD - ĐT Yên Dũng, Trường chúng tôi tiếp tục chỉ đạo việc rèn chữ viết cho học sinh theo nội dung công văn số 841/GDTH ngày 17 tháng 10 năm 1997 của Sở GD - ĐT Bắc Giang về việc chỉ đạo phong trào “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” trong nhà trường tiểu học.
	Nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo học sinh “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp” gồm: Ban giám hiệu và các đồng chí tổ trưởng – Bí thư Đoàn thanh niên và phụ trách Đội, trưởng ban là đồng chí Hiệu trưởng.
	BGH nhà trường yêu cầu các giáo viên giảng dạy tiếp tục rèn chữ viết, các giáo viên phải thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của cuốn sách Dạy tập viết ở trường tiểu học và không ngừng nâng cao việc rèn chữ viết cho học sinh.
Công tác kiểm tra đánh giá của Ban giám hiệu:
Kiểm tra đánh giá là một việc làm không thể thiếu được của người làm công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá xem xét công việc chỉ đạo đạt đến mức độ nào, có kết quả ra sao để có hướng chỉ đạo sao cho có hiệu quả.
Vì vậy, để đánh giá việc chỉ đạo rèn chữ viết đã đạt được hiệu quả hay chưa? BGH nhà trường đã kết hợp chặt chẽ với các tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra đánh giá, kiểm tra chéo khối và đánh giá xếp loại theo khối.
Tiêu chuẩn như sau:
A. Vở sạch:
	1. Được bọc bìa, có nhãn, không quăn góc.
	2. Không xé giấy, không bỏ giấy trắng, ít dây bẩn và tẩy xoá.
	3. Trình bày đúng quy định, đủ các môn học, bài học, bài kiểm tra, bài tập. Đối với giáo viên là bài soạn, đủ các nội dung sổ sách do nhà trường quy định.
A. Chữ đẹp:
	1. Viết đúng hình dáng kích thứơc các loại chữ (VD: các chữ o, a n, m, u, ư, i, e, ê, s, v, r, ) Cao một đơn vị ô chữ còn các chữ y, h, k, l, d,  cao hai đơn vị ô chữ ứng với 2 li trong vở học sinh.
	2. Khoảng cách giữa các con chữ trong tiếng đều nhau, đặt dấu thanh các các chữ đúng vị trí. ( Đối với giáo viên viết liền mạch không đứt chữ trong tiếng).
	3. Khoảng cách giữa các chữ trong câu cân đối, chữ viết rõ ràng, đều nét, đều chữ, ngay ngắn, thẳng dòng, ít sai lỗi chính tả. (Đối với giáo viên không sai lỗi chính tả).
B. Cách đánh giá:
1. Vở sạch: Vở loại A đạt cả 3 tiêu chuẩn.
	 Vở loại B đạt 2 tiêu chuẩn.
	 Vở loại C đạt 1 tiêu chuẩn.
2. Chữ đẹp: Chữ loại A đạt cả 3 tiêu chuẩn.
 	 Chữ loại B đạt 2 tiêu chuẩn.
	 Chữ loại C đạt 1 tiêu chuẩn.
3. Xếp loại chung vở sạch chữ đẹp:
- Vở loại A, chữ loại A xếp chung A.
- Vở loại A, chữ loại B xếp chung A.
- Vở loại A, chữ loại C xếp chung A.
- Vở loại B, chữ loại A xếp chung A.
- Vở loại B, chữ loại B xếp chung B.
- Vở loại B, chữ loại C xếp chung C.
- Vở loại C, chữ loại A xếp chung B.
- Vở loại C, chữ loại C xếp chung C.
Sau mỗi lần kiểm tra đánh giá xếp loại chữ viết của học sinh đều có những buổi sinh hoạt chuyên môn thông báo kết quả rèn chữ viết của của các lớp, rút kinh nghiệm về rèn chữ viết cho học sinh. Trong năm học, thường xuyên tổ chức kiểm tra theo sự chỉ đạo hướng dẫn định kì của Phòng giáo dục đào tạo, đặc biệt chỉ đạo trưng bày, thi vở sạch, chữ đẹp theo hai lần trong năm vào 20/11 và 26/3. Mỗi kì trưng bày, thi đều tổ chức trao thưởng cho các lớp, giáo viên có thành tích để động viên khích lệ phong trào.
* Kết quả chỉ đạo:
Qua 11 năm chỉ đạo liên tục về phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch của nhà trường, học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Lãng sơn đã đạt được nhiều kết quả liên tục. Phong trào vở sạch chữ đẹp của nhà trường đã đứng trong tốp đầu của huyện. Một số thành tích tiêu biểu về phong trào Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp:
* Năm học : 2010-2011
+ Xếp loại vở, chữ loại A có 275 học sinh - đạt 69 %
+ Xếp loại vở, chữ loại B có 123 học sinh - đạt 31 %
+ Xếp loại vở, chữ loại C: không
* Trong cuộc thi chữ viết cấp huyện khối tiểu học, nhà trường cử 13 học sinh đi thi cả 13 em đều đạt giải, trong đó:
+ 4 em đạt giải nhất,
+ 3 em đạt giải nhì.
+ 4 giải 3.
+ 2 giải khuyến khích.
* 6 em đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh cả 6 em đều đạt giải, trong đó:
 + 3 giải nhất. 
 + 3 giải nhì. 
* Năm học : 2011-2012
+ Xếp loại vở, chữ loại A có 268 học sinh - đạt 70.5 %
+ Xếp loại vở, chữ loại B có 112 học sinh - đạt 29.5 %
+ Xếp loại vở, chữ loại C: không
* Trong cuộc thi chữ viết cấp huyện khối tiểu học, nhà trường cử 13 học sinh đi thi cả 13 em đều đạt giải, trong đó:
+ 3 em đạt giải nhất,
+ 7 em đạt giải nhì.
+ 1 giải ba.
+ 2 giải khuyến khích.
* 7 em đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh cả 7 em đều đạt giải, trong đó:
+ 1 giải nhất. 
+ 2 giải nhì.
+ 3 giải ba.
+ 1 khuyến khích.
 So sánh số lượng cũng như chất lượng năm sau so với năm trước được nâng lên rõ rệt ; so với toàn huyện đứng đầu về chất lượng giải, đứng đầu số học sinh đạt giải chữ viết toàn huyện ; 
III. KẾT LUẬN:
Có được kết quả rèn vở sạch, viết chữ đẹp của thầy trò trường Tiểu học Lãng Sơn trên đây là có sự chỉ đạo đúng đắn, chặt chẽ của ban giám hiệu, sự kiên trì, chịu khó của tập thể giáo viên và học sinh trong trường, giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ trong giảng dạy uốn nắn học sinh, từ cách ngồi viết, cách cầm bút, uốn nắn từng nét chữ trong giờ học. Giáo viên luôn là người mẫu mực là tấm gương cho học sinh noi theo.
Có sự quan tâm của chính quyền địa phương, quan tâm về cơ sở vật chất, như phòng học, bàn ghế, bảng đen, quạt điện phục vụ cho việc học tập của học sinh.
Có sự quan tâm của phụ huynh học sinh, chăm lo đầy đủ đồ dùng học tập, thời gian học tập cho con em mình.
Học sinh đại đa số các em ngoan, chuyên cần, các em biết nghe lời dạy bảo của thầy cô, luôn có ý thức trong học tập, giữ vở sạch, viết chữ đẹp, chữ viết học sinh có tiến bộ rõ nét.
Bài học kinh nghiệm:
- Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo theo ngày, tuần, tháng thường xuyên liên tục.
- Tổ chức kiểm tra, tổ chức thi đua đánh giá, phân loại chính xác, khen chê rõ ràng, tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên, học tập điển hình tại chỗ.
- Đặc biệt chú trọng học sinh đầu vào ( lớp 1) để làm nền cho các lớp trên. 
- Giao kế hoạch cho giáo viên ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm học; để tổ lớp có kế hoạch thực hiện.
- Tổ chức thường xuyên cho giáo viên rèn chữ viết ở các hồ sơ sổ sách của giáo viên, trình bày bảng, viết bảng, kể cả lời phê của giáo viên trong vở học sinh.
- Thông báo thi đua, xếp loại lớp, xếp loại giáo viên được công khai tại văn phòng nhà trường để giáo viên thi đua thực hiện tốt hơn. 
 HĐTĐ ĐÁNH GIÁ Lãng Sơn, ngày 24 tháng 4 năm 2012
 Người viết
 	Trần Đức Thấm 

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM CHU VIET 2011-2012-THAM.doc