Sáng kiến kinh nghiệm - Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1

Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Hơn nữa đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ Xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo yêu cầu “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn của BGD & ĐT phối hợp cùng với cục công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”

Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục và sở giáo dục, nhận thức được rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy ba năm nay.

Ứng dụng công nghệ thông tin có thể đưa vào tất cả các môn học, nhất là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Bản thân đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều môn học. Đặc biệt là môn toán tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy. Đối với môn toán, ngoài sử dụng phần mềm Power Point, tôi đã mạnh dạn áp dụng ngay phần mềm Violet ( Được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên) để soạn giáo án điện tử, tích hợp chuẩn công nghệ e-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004 vào phần luyện tập hay trò chơi, tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: “Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1.”

 

doc 19 trang Người đăng honganh Lượt xem 1453Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy ba năm nay.
Ứng dụng công nghệ thông tin có thể đưa vào tất cả các môn học, nhất là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Bản thân đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều môn học. Đặc biệt là môn toán tôi đã thiết kế được nhiều giáo án điện tử để đưa vào giảng dạy. Đối với môn toán, ngoài sử dụng phần mềm Power Point, tôi đã mạnh dạn áp dụng ngay phần mềm Violet ( Được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên) để soạn giáo án điện tử, tích hợp chuẩn công nghệ e-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004 vào phần luyện tập hay trò chơi, tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm và quyết định viết đề tài: “Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1.”	 
2/ Phạm vi và đối tượng của đề tài:
- Học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Mong Thọ B3 trong giờ học toán có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin qua một số bài toán trong chương trình lớp 1. 
	- Theo dõi và kiểm tra đánh giá trực tiếp của giáo viên cùng với cách đánh giá ở phần mềm Violet việc tiếp thu bài của học sinh.
	- Đối chiếu với các tiết học không có sử dụng công nghệ thông tin.
3/ Mục đích của đề tài:
	-Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin vào môn Toán lớp 1.
	-Tìm hiểu thực trạng khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1.
- Trao đổi kinh nghiệm về bài giảng điện tử cùng các giáo viên ở trang web http: baigiang.violet.vn
	- Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. 
4/ Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu:
	Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp khá tích cực, đặc biệt là đối với môn toán. Qua các bài giảng đã truyền thụ đến học sinh, tôi nhận thấy ở các em niềm say mê và hứng thú học tập. Hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể giúp học sinh nhớ bài lâu hơn, giờ dạy của giáo viên nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.Bên cạnh đó tiếp xúc với phương tiện công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên nâng cao thêm tầm hiểu biết của mình và tự hoàn thiện để hòa nhập cùng với sự phát triển của xã hội.
5/ Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn của vấn đề:
	Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần không nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẵn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng không còn trở nên khó hiểu với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I/ Cơ sở lý luận:
Trí thông minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như : quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy mà đặc trưng là năng lực tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Chính vì vậy, nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển trí thông minh cho học sinh cấp I nhất là học sinh lớp 1. Nghị quyết đã chỉ ra rất rõ yêu cầu “Phát triển tư duy khoa học” và “tăng cường ở các em ý thức, năng lực vận dụng một cách thông minh những điều đã học”.
Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy, ở lớp 1, việc phát triển trí thông minh cho trẻ thông qua môn toán là hết sức cần thiết.
Học sinh tiểu học còn nhỏ nên quá trình nhận thức thường gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, học sinh sẽ chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.
Đối với môn Toán, ngoài bộ đồ dùng dạy học toán chỉ là những con số, các bài toán và hình vẽ, học sinh sẽ không quan sát rõ và sự tập trung cốt lõi của bài học còn hạn chế. Thế nhưng, những con số, những bài toán và hình vẽ nếu áp dụng soạn giảng bằng giáo án điện tử, khi đưa lên màn hình trình chiếu với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu chữ hay gạch chân thì mức độ tập trung của học sinh sẽ cao hơn đồng thời nắm bắt được cốt lõi của nội dung bài học hơn. Chính vì vậy mà việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phần mềm và tích hợp phần mềm để soạn giáo án điện tử vào giảng dạy “môn toán là cần thiết” để hợp chuẩn công nghệ e-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004 để đáp ứng theo hướng dẫn của BGD & ĐT phối hợp cùng với cục công nghệ thông tin.
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn qua công tác dự giờ, kiểm tra, chuyên đề, tạo mọi điều kiện hỗ trợ giúp giáo viên giảng dạy tốt
Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với học sinh, tích cực thực hiện mục tiêu nhà trường đề ra. Nắm bắt phương pháp giảng dạy và vận dụng sáng tạo.
Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên giảng dạy bằng phương tiện công nghệ thông tin để giúp học sinh hứng thú học tập trước phương pháp mới.
Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: tải hình ảnh, thông tin, bài giảng tham khảotừ mạng Internet.
Sau khi giảng dạy trên lớp, bài giảng của giáo viên được lưu giữ vào kho bài giảng của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên có thể tham khảo, sửa đổi hoặc bổ sung giáo án sau phần rút kinh nghiệm để hoàn thiện hơn, giảng dạy ở nhiều năm tiếp theo.
2/ Khó khăn:
Kiến thức tin học của giáo viên chưa sâu, chưa đáp ứng được kĩ thuật trong việc soạn giảng giáo án ứng dụng công nghệ thông tin. Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa mang tính thẩm mĩ cao nên việc chọn màu sắc, hiệu ứng, phông nền hay phông chữ đôi khi chưa phù hợp.
Mặt khác, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu, chỉ có một bộ đèn chiếu phục vụ cho toàn thể giáo viên giảng dạy thì quả là chưa đủ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máy do trùng lặp thời khóa biểu. Và đương nhiên là tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin chỉ dành cho thao giảng, dự giờ còn thường ngày vẫn dạy theo kiểu truyền thống. Điều này chưa thật sự phát huy hết khả năng của việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
3/ Thực trạng và những yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử:
Đến nay giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần click chuột là có. Thực ra, muốn click chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải:
- Có một ít kiến thức về sử dụng máy tính.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn Power Point nằm trong bộ MS Office, Adobe Presenter hay Violet ( Được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên) để soạn giáo án điện tử để tích hợp chuẩn công nghệ e-Learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.
- Biết cách truy cập Internet.
- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt các file âm thanh.
- Biết cách sử dụng projector.
Thoạt nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực sự muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có bắt buộc phải thực hiện hết những yêu cầu trên? Câu trả lời là không. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi môn học mà các yêu cầu khác nhau được đặt ra cho các giáo viên. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu trên thì thật tuyệt vời. Tại sao tôi lại đặt ra các yêu cầu như trên? Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu một người không có khái niệm gì về công nghệ thông tin liệu họ có bật máy tính lên và chọn cho mình một chương trình làm việc? Liệu họ có biết được tài liệu của mình ở đâu trên máy tính? Cách copy tài liệu từ nơi này sang nơi khác hay xóa một tài liệu nào đó khi không còn dùng?...Nghĩa là dù ít hay nhiều họ cũng phải sử dụng được chiếc máy tính theo ý muốn của mình.
Thứ hai, từ những giáo án được soạn sẵn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để chúng trở thành các giáo án điện tử được trình bày trên màn chiếu? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết sử dụng PC, Power Point và nhiều phần mềm ứng dụng. Power Point là một phần mềm nằm trong bộ MS Office dùng để tạo các trình diễn đa dạng trên máy tính. Nếu chỉ dừng ở mức độ gõ những nội dung cần thiết cộng thêm một ít định dạng về màu sắc, font chữ, thiết nghĩ giáo viên nào cũng có thể làm được. Hình ảnh minh họa đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản nhất đòi hỏi người thầy phải nắm được là cách thiết lập các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẽ. Các hiệu ứng này là gì? Đó chính là các hoạt ảnh của các đối tượng( văn bản, hình ảnh) được thiết lập có thứ tự. Có thể dòng chữ này xuất hiện trước dòng chữ kia hay khi dòng chữ này xuất hiện từ dưới lên, khi từ trên rơi xuốngchẳng hạn trong giờ học toán khi tổ chức trò chơi, giáo viên cho học sinh đoán kết quả trước, sau đó mới hiển thị kết quả trên màn hình nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh. Ngoài ra, đặc điểm này giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu, giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, các em học sinh hiểu bài sâu hơn.
Đối với môn toán, mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn sẽ giúp học sinh chú ý hơn, những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Hoặc khi tóm tắt đề bài, ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với nội dung( như: con gà, con cá, bông hoanhững hình ảnh này có thể lấy trên mạng internet hay scan từ sách giáo khoa cũng được) cách tóm tắt đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu và làm bài tốt hơn. Những bài toán về hình học ta có thể tô màu phần cần thiết, cắt ghép hình để tìm xem trong hình đó có bao nhiêu hình vuông, hình tam giác, biểu diễn nhiều cách ghép khác nhauđều thao tác được trên máy và toàn thể học sinh đều quan sát được. Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian nhưng dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của bài.
Ngoài phần mềm PowerPoint, tôi còn sử dụng phần mềm Violet. Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt, nên phù hợp với cả những giáo viên không giỏi Tin học và Ngoại ngữ. Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong các sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt Internet. Áp dụng Violet vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Trò chơi có thể diễn ra đầu, giữa hoặc cuối tiết học. Trò chơi có thể giải quyết được một hoặc nhiều bài toán. Trò chơi này còn giúp học sinh tính toán và phản xạ nhanh, từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
Đối với môn toán, những con số, những dấu cộng, trừ, nhân, chia quá nhỏ nên khi thiết kế giáo án điện tử không đơn giản chút nào. Bởi vậy khi thiết kế bài giảng cần chú ý những điều sau:
- Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh, cũng không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
- Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
- Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem, không chú ý đến kiến thức của bài.
- Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn cho phù hợp, không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
- Khi sử dụng phần mềm Violet, cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến thức của bài để học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn.
4/ Cách thiết kế giáo án điện tử một số bài giảng Toán lớp 1.
Bài: Phép cộng dạng 14 +3 : ( SGK trang 108)
Bài này tôi thiết kế gồm 11 Slide. Sau đây là một số Slide chính trong bài:
+ Slide thứ nhất: Tôi thiết kế như sách giáo khoa để đưa học sinh đến kiến thức của bàì.
+ Slide thứ hai chứa nội dung bài tập 1.
Đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh làm mẫu một bài. 
Sau đó cho các em làm vào bảng con theo tổ:
Mỗi lượt học sinh được làm hai phép tính, sau khi học sinh giơ bảng con, Giáo viên lấy bảng mẫu cho cả lớp xem ( làm lần lượt từng tổ) rồi cho học sinh đối chiếu với kết quả trên màn hình.
+ Slide thứ ba chứa nội dung bài tập 2.
Bài tập này tôi cho học sinh làm vào vở, sau khi học sinh làm xong, nêu đáp án, tôi đưa kết quả ra để học sinh đối chiếu xem có bao nhiêu bạn làm đúng như trên bảng.
+ Slide thứ tư chứa nội dung bài tập 3.
Bài này học sinh làm theo nhóm đôi, sau khi nghe giáo viên hướng dẫn 14 +2, các phép tính còn lại học sinh thảo luận và trình bày kết quả.
+ Slide thứ năm: Là phần trò chơi củng cố kiến thức của bài: Học sinh dùng bảng con để chơi trò chơi, trên màn hình có năm mặt cười, dưới mỗi mặt cười là một phép tính đã có sẵn kết quả nhưng có kết quả đúng và kết quả sai, giáo viên sẽ mở một mặt cười bất kì, học sinh có nhiệm vụ suy nghĩ xem phép tính đó đúng hay sai, nếu đúng thì ghi “đ” còn sai thì ghi “s” vào bảng con trong thời gian 05 giây.( giáo viên gõ giờ vào đồng hồ để thời gian được bắt đầu.) Học sinh giơ bảng, chữ “đ” hay “s” cũng hiện ra trên màn hình, em có bảng đúng sẽ giơ cao bảng và hô “yeah”. Trò chơi này rất vui nhộn, học sinh rất thích thú, tạo cho các em tính nhanh nhẹn mà chính xác.
Ngoài ra còn các Slide khác là lời chào, giới thiệu
Bài: Luyện tập ( trang 113)
 - Bài này được thiết kế trên 10 Slide:
+ Slide 1: Chứa nội dung bài tập 1, bài tập này học sinh làm vào bảng con lần lượt từng bài rồi đối chiếu với cách đặt tính trên màn hình xem mình đã đặt ngay hàng, thẳng cột chưa. Đặc biệt là với cách sử dụng hiệu ứng Descend sẽ giúp cho học sinh trực quan được cách tính: Thực hiện bắt đầu từ hàng đơn vị và phải ghi thẳng cột, kết hợp với lời giảng của giáo viên, học sinh sẽ khắc sâu hơn.
+ Slide 2: Chứa nội dung bài tập 2, tôi sử dụng phần mềm Violet (dạng bài tập ẩn- hiện) để thiết kế, nhằm thay đổi hình thức “học mà chơi” giúp học sinh thoải mái hơn trong học tập. Trên màn hình có 6 phép tính, sau dấu bằng là kết quả đang ẩn bên dưới dấu ba chấm. Học sinh nhẩm và thi nhau nêu đáp án một phép tính bất kì, nếu nêu đúng thì kết quả sẽ hiện lên đồng thời màn hình cũng hiện lên dòng chữ: “ Hoan hô bạn đã làm đúng” kèm theo tiếng vỗ tay trên loa, bông hoa thì cười tươi ngộ nghĩnh. Học sinh lớp tôi rất thích thú với trò chơi này.
+ Slide 3: chứa nội dung bài tập 3
Ở bài tập này có 4 phép tính, tôi hướng dẫn mẫu cho học sinh bài đầu tiên, với hiệu ứng đổi màu các chữ số phù hợp với ý đồ sư phạm sẽ giúp học sinh nhận ra ngay cách tính nhanh mà chính xác ( số11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, 3 và 4 cũng là những chữ số hàng đơn vị,ta lấy 1 cộng 3 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, vậy cuối cùng còn lại 1 chục là kết quả của phép tính.
+ Slide 4: chứa nội dung bài tập 4
+ Slide 5: là trò chơi củng cố: Ai nhanh ? Ai đúng ?
Trò chơi này tôi cũng thiết kế từ phần mềm Violet ( dạng chọn đúng - sai). HS sẽ chơi theo kiểu trò chơi tiếp sức, ban đầu giáo viên sẽ chỉ định một học sinh chơi, nếu em này trả lời đúng thì được quyền chỉ bạn khác chơi tiếp. ( Phép tính thứ nhất là 12+ 4= 15, nếu học sinh trả lời là “đúng”, giáo viên tích vào chữ “ đúng” ,thì trên màn hình sẽ hiện lên mặt buồn và dòng chữ “ Rất tiếc bạn đã làm sai” kèm theo bông hoa thì ủ rũ.) Nếu muốn tích vào đáp án khác thì click chuột vào chữ làm lại, rồi làm như trên.
+ Ngoài ra còn các Slide khác là kiểm tra bài cũ, dặn dò
 5/ Kết quả:
Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 1, tôi thấy học sinh thích học những tiết có dạy bằng giáo án điện tử hơn những tiết dạy truyền thống. Cụ thể khi dạy bài “ Phép cộng dạng 14 + 3” xong, tôi đã cho hai lớp 1A ( dạy có ứng dụng công nghệ thông tin) và 1B ( dạy không có ứng dụng công nghệ thông tin) kiểm tra cùng một đề bài thì kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1A
20
8
40
7
35
5
25
0
0
1B
21
6
28,6
7
33,3
8
38,1
0
0
Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng lớp 1A có ứng dụng công nghệ thông tin thì kết quả cao hơn so với lớp 1B không có ứng dụng công nghệ thông tin. Hầu hết các em ở lớp 1A nắm chắc bài và thực hiện phép tính nhanh, đúng hơn lớp 1B. Các tiết học khác cũng vậy , có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì lúc nào bài dạy cũng hấp dẫn, giờ học sinh động, phát huy được khả năng tự học của học sinh và học sinh hiểu bài sâu hơn.
Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng, mang lại một kết quả rất khả thi cho giáo viên, học sinh và cả nhà trường, cụ thể:
* Đối với giáo viên:
- Tự tin khi lên tiết dạy vì mọi thứ đều đã được chuẩn bị sẵn sàng, logic.
- Đỡ mất thời gian trình bày các đồ dùng trực quan.
- Dẫn dắt học sinh vào vấn đề một cách nhẹ nhàng, sinh động.
* Đối với học sinh:
- Được làm quen với hình ảnh trực quan sinh động, dễ hiểu.
- Học sinh được nhìn thấy nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngoài đời.
- Học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu hơn.
* Đối với nhà trường:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
- Nâng cao chất lượng học sinh.
- Được tăng cường thêm về nguồn tư liệu đồ dùng dạy học.
- Giáo viên trong nhà trường có nhiều cơ hội được tham khảo, học hỏi lẫn nhau về cách thực hiện, cách giảng dạy giáo án điện tử và có được nhiều giáo án điện tử để mọi giáo viên trong nhà trường có thể vận dụng giảng dạy ở lớp mình.
C/ Kết luận:
* Bài học kinh nghiệm:
	Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp một nói riêng, ý thức học tập chưa cao, phần nhiều các em thích chơi hơn thích học, do đó cần tạo môi trường học tập thật thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tìm tòi khám phá kiến thức.
	Để làm được như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư trong quá trình soạn bài, phải có một kiến thức cơ bản nhất định về tin học. Ngoài ra, quá trình soạn còn đòi hỏi sự tìm tòi, sưu tầm và khả năng học hỏi của bản thân người dạy nhằm truyền kiến thức bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy bằng phương tiện công nghệ thông tin, giáo viên cần chú ý phối hợp với các hình thức tổ chức hoạt động dạy học khác như: học nhóm, lớp, cá nhân và kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Hơn nữa, giáo viên không nên ỷ lại giao tất cả các hoạt động trên máy để nhàn rỗi, không quan tâm đến học sinh.
	Để có nhiều bài giảng điện tử giúp giáo viên giảm nhẹ thời gian đầu tư vào bài học, chúng ta nên có những vận dụng linh hoạt các tài liệu trong thư viện điện tử dùng chung, thừa hưởng những thành quả của đồng nghiệp khắp nơi. Không sử dụng nguyên bản các bài giảng sưu tầm mà đòi hỏi giáo viên phải điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của học sinh lớp mình và cần phải nắm vững nội dung bài giảng để khi thực hiện được sinh động và phù hợp hơn.
	Mỗi giáo viên cần phải tích cực học tập và tự bồi dưỡng để có kiến thức tin học cơ bản sử dụng công nghệ thông tin và biết khai thác tốt mạng internet, phải có ý thức và sự say mê tím tòi, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử. Mỗi giáo viên phải xác định đây là giải pháp tích cực để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
	Ngoài ra, giáo viên còn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
- Lựa chọn phần mềm dạy học cho phù hợp với mục đích, yêu cầu dạy học ở bậc Tiểu học.
- Đảm bảo tính an toàn về điện, thính giác, thị giác
- Đảm bảo tính vừa sức:
+ Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ở từng lớp.
+ Sử dụng phương tiện đúng lúc, đúng chỗ.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Nâng cao chất lượng giờ dạy.
- Đảm bảo tính thẩm mĩ cao: Tránh lạm dụng hình ảnh, ánh sáng, màu sắc lòe loẹt trong các nội dung trình chiếu.
- Chuẩn bị phương tiện:
+ Chuẩn bị thích hợp với nội dung và thời lượng dự kiến.
+ Thiết bị cần phải được sẵn sàng trước khi tiết học bắt đầu.
+ Các nội dung trình chiếu cần phải được sắp xếp theo thứ tự trình chiếu.
+ Kiểm tra độ rõ nét, âm lượng tại các vị trí của lớp học.
Trên thế giới, các nước tiên tiến đã áp dụng thành công và rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy và học. Họ đã đi trước nước ta một thời gian khá dài. Đó là xu thế tất yếu không thể cưỡng lại được của giáo dục trong nền kinh tế tri thức. Người giáo viên không cố gắng tự học, tự đào tạo cũng như nhà trường không mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất cho việc soạn giảng bằng giáo án điện tử thì chắc chắn sẽ tụt hậu.
	Qua đề tài nghiên cứu “ 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ung dung cong nghe thong tin dua vao giang daymon toan lop 1.doc