Sáng kiến kinh nghiệm - Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Sinh Yếu Ở Phân Môn Tiếng Việt

Phương pháp dạy học (PPDH) là gì? PPDH là hoạt động dạy của Thầy và học của Trò trong sự phối hợp thống nhất, đồng thời có sự kết hợp của phương tiện dạy học và hình thức tổ chức hoạt động của học sinh. Trên cơ sở nắm vững nội dung, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp một cách một cách nhuẫn nhuyễn để kích thích mọi hoạt động của học sinh.

Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Vậy đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu phân môn Tiếng Việt là đưa các PPDH mới vào dạy học trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học sinh yếu kém, giúp các em học tập có hiệu quả. nắm bắt được kiến thức, kĩ năng kịp với chương trình, mục tiêu từng cấp học.

Trong khi học phân môn Tiếng Việt có rất nhiều em không có tiến bộ và trở thành học sinh yếu kém. Nguyên do có thể là do học sinh không có ham thích trong học tập. Có thể do các em bị mất kiến thức và không theo kịp bài, dẫn đến càng học càng không biết gì. Một khi đã bị mất kiến thức dẫn đến không hiểu bài thì học sinh không có hứng thú học tập, sẽ không có khả năng học tập tốt và trở thành học sinh yếu kém.

 

doc 27 trang Người đăng honganh Lượt xem 1288Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Sinh Yếu Ở Phân Môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GHIỆM NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng và những mâu thuẫn:
	Trường tiểu học Kim Đồng cũng như một phần lớn các trường trong huyện Xuyên Mộc, là trường thuộc vùng nông thôn, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đông chiếm 10% số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình, đi nương, rẫy. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều : Số em giỏi thì rất ít, em yếu thì nhiều. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến cách học của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường học yếu kém phân môn Tiếng Việt mà giáo viên cũng chưa có một phương pháp đúng để dạy các em. Nên tình trạng học sinh yếu phân Môn Tiếng Việt vẫn tồn tại nhiều. Do học yếu kém nên các em không thích đến trường, tới lớp (các em đi học vì sự bắt buộc của gia đình, vì sợ bố mẹ cho ăn đòn nhiều hơn tự nguyện đến trường). Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình.
Việc phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém trong phân môn Tiếng Việt tuy đã được giáo viên và nhà trường quan tâm nhưng sự tiến bộ của các em vẫn chưa cao. Trong giảng dạy giáo viên chi tập trung giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Dạy chung cho cả lớp chưa có thời gian giúp đỡ học sinh yếu Tiếng Việt. Còn để học sinh yếu bên lề lớp học, làm cho học sinh yếu càng yếu hơn.
Cơ sở vật chất nhà trường đã được bảo đảm chuẩn nhà trường, chưa có đầy đủ đồ dùng dạy học. Việc sử dụng đồ dùng chưa thật sự có hiệu quả. Giáo viên còn lo kinh tế gia đình thiếu thời gian chăm lo đến dạy học sinh yếu.
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề :
Hiện nay việc học sinh học yếu phân môn Tiếng Việt yếu ở các trường rất nhiều, cũng là hậu quả của việc chạy theo thành tích những năm trước. Vậy để học sinh yếu phân môn Tiếng Việt tiến bộ thì trên lớp học sinh phải hiểu bài, và làm bài được. Muốn vậy giáo viên phải cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém và tìm các biện pháp giúp đỡ các em.
Những nguyên nhân học sinh có học lực yếu kém phân môn Tiếng Việt:
a. Về phía học sinh :
-Học sinh ham chơi : Chơi điện tử, game, các trò chơi khác xao lãng việc học.
-Tham gia vào các băng nhóm quậy phá có sẵn trong trường học và bên ngoài từ đó ham chơi hơn ham học.
-Học sinh thích thể hiện cá tính của mình bằng cách chống đối : chống đối trường lớp, thầy cô, cha mẹ và chống lại việc học.
-Bị mất kiến thức từ lớp dưới do bị bịnh  hoặc do một nguyên nhân nào đó mà học sinh không đi học được khi học những bài học sau không hiểu từ đó sinh ra chán học, dẫn đến học tập yếu kém.
b. Do giáo viên:
- Còn một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm quyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình không tự vươn lên...
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học... Giáo viên thiếu tinh thần tự học, cập nhật phương pháp mới, chưa sáng tạo trong việc dạy học phân môn Tiếng Việt
c. Về phía phụ huynh: 
- Do gia đình vì một lí do nào đó (về kinh tế, tình cảm vv...) không quan tâm đến sự học hành của con cái. Phó mặc mọi việc cho nhà trường. Dẫn đến các em không có ý thức tự giác trong học tập.
- Do trong gia đình có sự thay đổi lớn như: bố mẹ li dị, hay cãi vã đánh nhau, gia đình tan vỡ vv Làm cho trẻ bị thay đổi về tâm lí dẫn đến chán học
- Một số cha mẹ quá nuông chìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!
- Một số nguyên nhân khác
Qua đó ta thấy nguyên nhân làm cho học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt rất đa dạng. Nên việc giúp đỡ cho học sinh yếu kếm học tốt hơn cũng rất đa dạng và đầy khó khăn
Để đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt thì việc đầu tiên nhà trường luôn quan tâm đến việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự ham thích trong học tập, ham thích được đi đến trường. 
Và trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt học tập có kết quả giáo viên cần chú ý những phương pháp, biện pháp sau:
2.1 Xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém:
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải thống kê được số lượng học sinh yếu kém và có nguy cơ trở thành học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt ở lớp mình. Phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó ở học sinh. Phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu và có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng loại. VD: Học sinh yếu kém vì mất kiến thức căn bản từ lớp dưới học sinh yếu kém vì ham chơi với bạn xấu, ham chơi game học sinh học yếu vì hoàn cảnh gia đình. 
Từ đó giáo viên có kế hoạch giảng dạy thích hợp, giải quyết sự yếu kém của học sinh từ những nguyên nhân trên. VD: Học sinh yếu vì mất kiến thức từ lớp dưới thì tổ chức phụ đạo cho các em lấy lại kiến thức, học sinh yếu vì ham chơi thì giáo viên và gia đình quản lí các em tốt hơn, tổ chức các hình thức dạy học sinh động để các em ham thích học tập học sinh học yếu vì hoàn cảnh gia đình thì giáo viên phối hợp với phụ huynh để tìm biện pháp tháo gỡ Giáo viên cần xác định được mức độ học sinh yếu kém, như các em yếu môn gì ? kiến thức gì ? Giáo viên cần làm hồ sơ để theo dõi từng em học sinh yếu phân môn Tiếng Việt ở lớp mình biện pháp đã đề ra cho từng học sinh, sự chuyển biến của học sinh theo từng tháng, học kì, năm học
2.2 Phương pháp dạy học bằng tình thương:
Đối với học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt thông thường giáo viên luôn có “ác cảm” với các em : Vì các em mà giáo viên phải bỏ công sức nhiều hơn, thành tích lớp bị hạ thấp, danh hiệu thi đua bị cắt Cho nên khi kèm cặp học sinh yếu tại lớp mình giáo viên thường bực bội có thái độ không tốt như la mắng, nói nặng nói nhẹ thậm chí nhiều giáo viên còn gõ đầu, đánh đít, nhéo tai các em Với những hành động đó thì học sinh không thể nào học được, mỗi lần thầy cô lại gần là sợ bị ăn đòn nên học yếu lại càng học yếu
	Một số giáo viên hiện nay về phương pháp giáo dục còn mang ảnh hưởng cách giáo dục xưa. Như còn dùng đòn roi, hình phạt, nhục mạ học sinh trước lớp làm cho các em không có thiện cảm đối với giáo viên, với trường lớp, sinh ra chán học. Để giúp đỡ học sinh yếu kém giáo viên phải biết sử dụng lời nói, cử chỉ, tổ chức các hoạt động dẫn dắt các em vào bài học, giúp các em yêu mến bạn bè, trường lớp, thầy cô... Giáo viên muốn học sinh ham thích học thì trong tiết dạy điều cần thiết là phải thể hiện được tác phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, ân cần với học sinh. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. 
	Trong giảng dạy giáo viên lưu ý lời nói phải nhẹ nhàng, giữa giáo viên và học sinh luôn có sự ăn ý nhịp nhàng, khi giảng bài giáo viên phải luôn quan sát học sinh trong lớp, đặc biệt những em học yếu hay nghịch ngợm. Mỗi lần học sinh có ý kiến nếu trả lời sai thì phải giúp học sinh hiểu cái sai, không nên để cho học sinh ngồi xuống mà không biết mình sai điểm nào, đừng để học sinh bị mất mặt trước mặt bạn bè, làm trò cười cho lớp học. Không sử dụng thước làm công cụ đánh đập học sinh, sử dụng thước nhẹ nhàng tránh việc gõ thước quá mạnh làm học sinh giật mình. Biết động viên, khích lệ học sinh dù các em chưa thật sự tiến bộ hay tiến bộ rất chậm. Giáo viên biết sử dụng năng khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động. Ví dụ: Tìm những câu truyện vui kể cho các em, hay pha một vài câu hài hước để học sinh cảm thấy thoải mái... Một tiết học mà học sinh hoạt động vui vẻ, có tiếng cười sẽ có hiệu quả hơn những tiết học mà học sinh quá nghiêm túc.
Để các em yếu mạnh dạn hơn thì giáo viên phải biết yêu thương, gần gũi, tạo sự thân tình để các em hòa đồng vào môi trường học tập ở trường lớp. Để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích học tập.
Giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh yếu đặc biệt những em nhút nhát. Hỏi các em về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em cảm thấy thân thiện với giáo viên hơn và qua đó giáo viên sẽ hiểu được nguyên nhân vì sao các em học yếu, hiểu về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh các em để có biện pháp dục tốt hơn.
Ví dụ : Nhà em ở đâu? Bố mẹ làm gì ? Hôm nay ai chở em đi học? Hôm nay em có hiểu bài không? Có cần cô giúp gì không vv...
- Nhiều khi chỉ một câu nói, một cử chỉ của thầy cô mà thay đổi cả cuộc đời các em. Làm cho các em thấy thầy cô luôn quan tâm đến mình, không ghét bỏ mình và các em thêm gần gũi, yêu mến thầy cô, tự tin vào bản thân mình (Như một lời khen hay một lời khuyến kích, động viên, một cử chỉ thân mật). Đối với những em còn thiếu tự tin thì giáo viên nên tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên. Hãy luôn khen học sinh, cố tìm ưu điểm dù nhỏ nhất để khen.
Ví dụ : Như “Bài Tập làm văn của em hôm nay chữ viết đã tiến bộ nhiều! Cần cố gắng hơn nữa!”. Hay “ Chà hôm nay bài từ ngữ em đã trình bày rất tốt”. “Hôm nay em đọc bài í vấp hơn tuần trước rồi đó”... Vừa tạo cho các em sự cố gắng, nhưng lại tạo cho các em có thêm một chút tự tin vào bản thân mình. Từ đó các em không còn ác cảm với trường lớp, thầy cô, với việc học hành.
Ngoài ra cuối học kì cần phải tổ chức khen thưởng cho các em học yếu mà học tập có tiến bộ. Nhằm động viên các em có thêm hứng thú trong học tập, tránh tình trạng chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi...
2.3 Phương pháp giúp học sinh yếu học tích cực ;
Chúng ta luôn biết học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt trước lớp hay rụt rè nhút nhát, các em thường khó trả lời các câu hỏi của giáo viên dù câu hỏi rất dễ. Vậy muốn học sinh học tập có tiến bộ trước hết giáo viên phải biết cách tổ chức để học sinh ham thích học tập phân môn Tiếng Việt. Muốn học sinh ham thích học thì phải tổ chức được tiết học tích cực cho học sinh. Ham thích học và học tích cực là hai yếu tố tác động qua lại với nhau giúp cho học sinh học tập có kết quả tốt, phát huy được khả năng học tập cao nhất. 
- Giáo viên trong khi dạy, nên cố gắng làm sao trong giờ học, cho học sinh yếu kém hoạt động càng nhiều càng tốt. Làm sao cho nhiều em được lên bảng, được nói, được làm bài, được thực hành, được thể hiện mình. Trong tiết dạy giáo viên nói nhiều thì kiến thức các em tiếp thu được sẽ chẳng bao nhiêu. Nhưng khi cho các em lên bảng tự làm, tự thực hành thì các em mới khắc sâu kiến thức qua đó cũng kích thích sự ham học ở học sinh. Kiến thức nào học sinh yếu có thể làm được thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm, không nên để học sinh khá giỏi làm hết. 
VD: Trong tiết dạy môn Tập làm văn Bải tả người, giáo viên nên cho những em yếu dàn ý chính bài văn, còn học sinh khá giỏi thì nói lên dàn ý chi tiết, hoặc trình bày bài văn. Em yếu thì nói một câu văn để tả môt chí tiết nào đó “Tả đôi mắt em bé” em giỏi thì tả nhiều chi tiết hơn... vv 
- Như ta thấy ở tiểu học rất nhiều học sinh yếu khi làm việc một mình thì run sợ nhưng khi có thêm bạn bè thì các em dạn dĩ hẳn lên và làm được bài. VD: Như kêu một học sinh đọc yếu lên trước lớp đọc bài chẳng hạn thì em này không thể đọc tốt được, hoặc đọc không trôi chảy, nhưng khi kêu thêm vài học sinh khác lên đọc chung (mỗi em mỗi câu hay đoạn) thì em học sinh yếu thể hiện việc đọc bài tốt hơn. Như vậy để tất cả các em trong một giờ học phân môn Tiếng Việt đều tham gia tích cực đặc biệt những em học yếu, nhút nhát giáo viên cần cho các em đó tham gia vào một hoạt động tập thể (học nhóm, thảo luận nhóm) rồi dần dần cho các em thể hiện một mình. Hay cho một số em nào mạnh dạn, tự tin lên trước rồi sao đó mới cho các em rụt rè, nhút nhát như lên sau. Có như vậy các em yếu lên sau mới bình tĩnh được.
VD: Trong tiết học Từ ngữ lớp 4, 5 có phần tìm từ ngữ cùng một chủ đề. Nếu ngay từ đầu ta gọi một em học yếu, lên bảng giới thiệu thì em đó lúng túng không tìm được. Nhưng khi kêu một số em giỏi khá tìm từ trước và kêu những em yếu lên sau thì gần như tất cả các em đều tìm và trả lời được.
2.4 Phương pháp giao việc cho học sinh yếu kém. 
Để học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt học tập có kết quả chúng ta cần cho học sinh thấy các em luôn được thầy cô tin tưởng, thương yêu, được làm việc có ích cho trường, lớp thầy cô bằng cách giao việc cho các em làm.
Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao các em làm. Đặc biệt những học sinh yếu lại có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, gần gũi thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích và từ đó học tập được tốt hơn.
Ví dụ : Nhờ các em cắt dán khẩu hiệu trong những ngày đại hội, thông báo họp sao đỏ. Nhờ tưới cây, khiêng bàn ghế, chuyển thông báo vvLàm cho các em thêm gần gũi với thầy cô và cảm thấy mình được thầy cô tin tưởng giao phó nhiệm vụ trước lớp từ đó các em có thêm chút tự tin vào bản thân mình, gần gũi trường, lớp hơn. Ham học và cố gắng học tập hơn...
Đặt biệt là những học sinh học yếu vì ham chơi, vì không chịu học thì chúng ta cần làm cho các em này yêu thích trường lớp, rồi mới yêu thích học tập.
VD: Có một học sinh cá biệt lớp 4 : học lực yếu, đến trường lại hay đánh bạn, nghịch ngợm...là học sinh lưu ban nhiều năm. Giáo viên chủ nhiệm liền phân cho em đó làm sao đỏ. (nói rằng đây là nhiệm vụ rất quan trọng muốn làm tốt thì phải cố gắng thể mình thật tốt). Chỉ trong vòng vài ngày em đó không còn nghịch phá nữa. Đến trường ăn mặc gọn gàng và làm công tác sao đỏ rất tích cực. Và trong vòng một tháng học lực của em đó đã chuyển biến từ học yếu chuyển lên trung bình và cuối năm đã trở thành học sinh khá. Đó là do khi được phân công làm sao đỏ em đó thấy mình được tôn trọng và cố gắng xứng đáng với sự tôn trọng đó, xứng đáng với nhiệm vụ được giao nên đã tự giác sửa mình tốt hơn, cố gắng học tập tốt để các bạn, thầy cô tôn trọng mình hơn.
Trong giảng dạy ở lớp cũng vậy giáo viên cũng phải biết giao cho các em học yếu bài tập ở lớp cũng như về nhà, (nhằm giúp các em lấy lại kiến thức đã mất) lưu ý là ở mức độ vừa phải tránh ngay lúc đầu đưa ra một lượng kiến thức quá lớn khiến các em thấy việc học quá nặng nề. Do đó giao bài về nhà cho các em thì lần đầu bài tập nên ít và dễ sau đó nâng dần số lượng và độ khó lên. Khi giao việc giáo viên phải biết được việc đó các em làm được không qua sức, và phải kiểm tra thường xuyên việc thực hiện ở các em. Tránh các trường hợp học sinh nhờ bố mẹ hay bạn bè làm giúp, phải khen ngợi khi em hoàn thành công việc...Phải luôn kiểm tra công việc đã giao...
2.5 Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng
 Để giúp đỡ học sinh yếu kém phân môn Tiếng Việt học tập tốt hơn thì giáo viên cần phải dạy học theo nhóm đối tượng. Theo đó, giáo viên đứng lớp sẽ phải phân loại lớp học thành các nhóm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi, để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm tra phù hợp. Giáo án không soạn chung cho cả lớp mà kèm theo yêu cầu riêng cho từng nhóm học sinh.
Thông thường trong tiết dạy giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cố định từ 6 - 8 em mà không theo đối tượng. Thì khi hoạt động chỉ có 1 - 2 em giỏi là tích cực làm hết công việc, còn các em khác thì thụ động, không tham gia. Nên không thể nắm được bài dẫn đến không hiểu bài được. Lâu dần các em này trở nên thụ động, mất sự tự tin vào bản thân dẫn đến chán học. Bởi vậy yêu cầu giáo trong tiết dạy phải chia nhóm theo từng đối tượng, có từng dạng câu hỏi phù hợp cho từng nhóm đối tượng và quan tâm nhiều hơn các em yếu kém. Nên để các em yếu kém có cơ hội thảo luận, được phát biểu, được thể hiện ý kiến mình, trước bạn bè và trước lớp. Và khi phân nhóm theo đối tượng với yêu cầu phù hợp thì các em thường ngày học yếu không dám thảo luận nay sẽ tự làm bài, tự thực hành các kĩ năng, kĩ xảo từ đó giúp các em hoạt động tích cực hơn, ham học hơn.
VD: Trong một tiết tập đọc khi tổ chức dạy hoạt động nhóm thì giáo viên chọn 3 – 4 em đọc yếu cho ngồi thành một nhóm và đưa yêu cầu là tìm từ có trong đoạn văn. Còn các nhóm khác có trình độ trung bình hay khá giỏi thì câu hỏi khó hơn như dạng phải suy luận như tìm nội dung đoạn văn đó. Và như vậy bắt buộc các em học yếu đó phải hoạt động để giải quyết những yêu cầu giáo viên đề ra .... và các em không còn thụ động nữa
- Trong các tiết rèn và ôn giáo viên bắt buộc phải dạy theo từng nhóm đối tượng. Vì không làm như thế thì các em yếu sẽ không nắm được kiến thức bài và giáo viên cần tập trung nhiều thời gian cho việc rèn học sinh yếu hơn, với phương châm “Thà trường không có học sinh giỏi còn hơn có một học sinh yếu” Trong khi dạy cần dành nhiều thời gian tới học sinh yếu để giúp các em hiểu bài, nắm chắc kiến thức tại lớp, lấy lại kiến thức cũ
2.6 Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu
- Trong lớp học những em học yếu kém thường hay rụt rè, nhút nhát. Trong giờ học không dám giơ tay phát biểu bài. Trong tiết học chỉ có khoảng 4 đến 5 em khá giỏi thường xuyên giơ tay phát biểu còn lại đều thụ động ngồi im. Đó là vì những câu hỏi giáo viên đưa ra quá khó, dạng phải suy luận nhiều khiến các em không biết đáp án của mình đúng sai nên không dám trả lời. Từ đó các em thành thói quen không giơ tay xây dựng bài nữa, đâm ra chán học và trở thành học sinh yếu kém. Do đó yêu cầu giáo viên nên quan tâm đến các em yếu hay nhút nhát, không dám xung phong lên bảng. Giáo viên phải tìm được câu hỏi dễ để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên các em. Phải biết đặt câu hỏi theo từng đối tượng, đối với học sinh yếu tránh tình trạng câu hỏi quá khó, các em khó xác định đúng, sai, suy luận nhiều. Làm cho các em ngập ngừng không mạnh dạn phát biểu. Yêu cầu giáo viên trong một giờ học nên đổi một số câu hỏi trong sách thành những câu hỏi dạng trắc nghiệm, hay câu hỏi có gợi ý để các em yếu dễ dàng trả lời. 
VD: Trong tiết tập đọc lớp 5 bài “Lớp học trên đường” ta có thể thay đổi câu hỏi 3 “Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là cậu bé rất hiếu học?” Bằng câu hỏi dạng trắc nghiệm sau: “Các em hãy chọn đáp án a , b, c đúng với câu hỏi sau: Chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé hiếu học là:
a. Lúc nào Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ và không bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
b. Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Hoặc câu hỏi: “Trong câu văn tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?” Thành câu:“Trong câu văn tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào sau đây: Nhân hóa hay so sánh?”.
Với việc đổi câu hỏi như trên thì việc học sinh yếu sẽ trả lời dễ dàng hơn và các em mạnh dạn xung phong trả lời từ đó các em bớt đi nhút nhát, rụt rè, ham học và học có tiến bộ hơn.
- Ngoài ra đối với học sinh yếu giáo viên nên đưa ra những câu hỏi dạng tái hiện lại kiến thức. Đó là những câu hỏi gồm những kiến thức đã học rồi học sinh chỉ nhớ lại và trả lời. VD: Trong khi tìm hiểu bài mới có những lúc cần có kiến thức cũ để tìm ra kiến thức mới thì giáo viên nên để học sinh yếu nhắc lại kiến thức nàyPhần suy luận thì để cho học sinh khá, giỏi. Hoặc để giúp học sinh yếu tích cực trong học tập thì giáo viên nên hỏi những câu hỏi mà phần trả lời có sẵn trên sách giáo khoa. VD: như tìm từ, tìm câu văn có trong bài trong môn tập đọc. 
2.7 Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh
Hiện nay trong một lớp, học sinh có rất nhiều trình độ khác nhau. Ví dụ: học sinh lớp 5 học yếu toán (chỉ có khả năng làm toán ở lớp 3 hoặc lớp 4). Hoặc yếu Tiếng Việt (mức độ đọc, hay viết văn ở mức lớp 3, 4). Đối với những em này chúng ta không thể cho các em học lại lớp dưới. Nhưng nếu dạy theo chương trình lớp 5 thì các em không hiểu bài, không làm được bài sinh ra chán học. Do đó yêu cầu giáo viên khi dạy học ngoài chương trình chung của khối cần phải dạy kiến thức lớp dưới cho từng em để các em hiểu bài dù đó là bài ở lớp dưới. 
Ví dụ: Dạy bài “Chia một số cho số có hai chữ số” ở khối lớp 4. Thì với những em học lực trung bình trở lên ta dạy bình thường còn đối với những em yếu kém chưa thực hiện được phép chia một số cho số có một số chữ số chúng ta hướng dẫn các em này “phép chia một số cho số có một số chữ số” (kiến thức lớp 3). Khi các em thực hiện được rồi thì mới dạy chia cho số cho hai chữ số.
Học sinh học yếu chủ yếu là do các em mất kiến thức dẫn đến không hiểu bài. Dù giáo viên có tạo được sự ham thích học tập ở các em nhưng khi không hiểu được bài thì niềm ham thích đó cũng không còn Mà sự mất kiến thức của các em không giống nhau trong từng lớp học. VD: em yếu môn đọc, em yếu môn chính tả, em yếu môn toán Trong những em yếu môn toán thì sự mất kiến thức cũng không giống nhau, em yếu dạng toán đố, em yếu dạng toán hình và mức độ yếu cũng khác nhau Vì vậy khi đã xác định được trình độ ở các em rồi thì giáo viên nên có kế hoạch dạy theo trình độ từng em. 
Ví dụ: Khi học sinh làm bài tập 35 x 8 = ? ở toán lớp 3, với bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh yếu có thể nhìn bảng nhân 8 để làm và sao đó yêu cầu em học bảng nhân 8 sau cho thuộc. Nếu không làm vậy thì học sinh yếu không thể làm bài được. Vì ở đây các em biết cách làm nhưng không làm được vì không thuộc bảng nhân.
Để việc dạy theo trình độ từng em không ảnh hưởng chung cả lớp thì giáo viên nên tiến hành vào tiết ôn hoặc tiết rèn. Hoặc khi giao bài về nhà cho các em. Còn các tiết dạy học chính khóa thì giáo viên nên đến giúp đỡ từng em
2.8 Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học:
Trong học tập có rất nhiều môn học khô khan, nặng về kiến thức như toán, tập làm văn, chính tả vvĐối với học sinh thường không có hứng thú học những môn này (trừ những em giỏi thì ham học vì có đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKINH NGHIEM REN HOC SINH YEU MON TIENG VIET.doc