Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học

Giáo dục trẻ em là một nhiện vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều phải quan tâm, bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai ”. Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay, khi trẻ em còn là những mầm non nhỏ, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy:

 “ Vì lợi ích mười năm trồng cây

 Vì lợi ích trăm năm trồng người ”

Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, đóng vai trò quan trọng.

Trong lịch sử nước ta, “ Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báo của dân tộc, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng trong yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đất nước.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội, đa số vẫn còn dạy học theo phương pháp cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của học sinh; một bộ phận nhà giáo còn thiếu tính gương mẫu về đạo đức, lối sống, chưa thực sự làm gương tốt cho học sinh noi theo.

Trước tình hình trên, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện. Đây là những việc vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020 và chấn hưng đất nước. Việc bồi dưỡng giáo viên như thế nào? bằng cách nào? Là người quản lý trường Tiểu học chúng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm biện pháp chỉ đạo và quản lý sao cho có chiều sâu, có kết quả.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học ” .

 

doc 20 trang Người đăng honganh Lượt xem 1120Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên. 
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra - thống kê.
Ý nghĩa lý luận và thực tiển:
Với lý luận và thực tiển dạy học của giáo viên trường và qua các biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo cho trường.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều khiển bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng công nhiệp hoá và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực được xã hội uỷ thác để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động Giáo dục và Đào tạo trên phạm vi toàn xã hội.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc người quản lý hoặc cơ quan quản lý được nhà nước uỷ quyền tác động vào hệ thống được quản lý theo các văn bản pháp quy nhằm biến đổi hệ thống đó đến trạng thái mong muốn.
Quản lý nhà nước về giáo dục là việc sử dụng pháp luật để điều khiển hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng hoàn thiện và phát triển phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội.
Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động và điều kiện để có thể đưa Giáo dục và Đào tạo phát triển đúng hướng với quy mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để làm một việc gì.
Năng lực giảng dạy là khả năng truyền thụ giảng dạy về một lĩnh vực nào đó cho người học.
Biện pháp là các yếu tố để nhằm yêu cầu đối tượng thực hiện đúng hướng mà mục tiêu đã đặt ra.
Nguyên tắc quản lý nhà nước trong Giáo dục & Đào tạo:
Bất cứ một cơ quan nào cũng có nguyên tác hoạt động của mình, trong quản lý nhà nước về giáo dục cũng có nguyên tắc thì mới có thể quản lý được.
Có ba nguyên tắc chính:
Nguyên tắc chấp pháp và hành chính.
Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ : “ Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của chúng ta”, Nguyên tắc tập trung dân chủ chính là biểu hiện của quan điểm “ Quyền lực thuộc về nhân dân”. Trong quản lý nhà nước về giáo dục, nguyên tắc này được thể hiện trong việc xã hội hoá giáo dục, toàn dân tham gia phát triển hệ thống giáo dục.
Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo theo ngành và lãnh thổ.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo:
Nhiệm vụ quản lý.
Nhiệm vụ chuyên môn.
Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý.
Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của sự nghiệp giáo dục là : “ Đào tạo con người có kiến thức văn hoá – khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ và có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai”. Đó là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “ Vừa hồng, vừa chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ.
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN.
Đặc điểm tình hình nhà trường.
Là một xã vùng sâu của huyện , được thành lập vào năm 1994, gồm có 04 ấp, với diện tích khoản 7739.38 ha. Xã được công nhận là xã Anh hùng vào năm 1999. Giao thông đường xá đi lại giữa các ấp trong xã chưa hoàn chỉnh. Dân cư đóng thưa thớt, chủ yếu là dân ở các vùng khác đến khai hoang, lập nghiệp.
Nhân dân trong xã sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và làm mướn lưu động, đại đa số không có trình độ.
Là một đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo . Trường có Chi bộ giáo dục gồm 09 đảng viên. Tổng số cán bộ công nhân viên toàn trường là 15 đồng chí, trong đó:
- Hiệu trưởng:	01
- P. Hiệu trưởng:	01
- Giáo viên chủ nhiệm:	08
- Giáo viên bộ môn :	01
- Chuyên trách:	03
- Công nhân viên:	01 
Thuận lợi :
Trường luôn được dự quan tâm của chính quyền địa phương và các ban ngành trong xã. Được quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục.
Giáo viên của trường có tuổi đời trung bình còn rất trẻ, lại được đào tạo chính quy, nhiệt tình trong giảng dạy, tích cực và năng nỗ trong công tác.
Học sinh đều ngoan, ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình.
Khó khăn:
Mặt bằng dân trí trong xã thấp so với khu vực, cha mẹ học sinh có quan tâm đến việc học tập của con em mình nhưng lại rất hạn chế.
100% giáo viên không phải là dân của địa phương, nơi an, chốn ở còn nhiều khó khăn, chưa ổn định cuộc sống, lại có tư tưởng chờ về quê nên cũng ảnh hưởng một phần chất lượng giảng dạy.
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng cho công tác dạy và học, nóng bức vào mùa hè, lầy lội vào mùa mưa.
Hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, gây không ít khó khăn cho học sinh khi đến trường.
Bảng thống kê trình độ đào tạo giáo viên:
Tổng số giáo viên
nữ
Trình độ đào tạo
Trình độ chính trị
Trung học
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
15
09
03
05
07
13
02
Tỉ lệ
60%
20.0%
33.3%
46.6%
86.6%
13.3%
Nhìn chung trình độ cán bộ giáo viên đạt chuẩn trở lên, đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện nay đối với Tiểu học.
Có 01 giáo viên đạt giải giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 01 giáo viên đạt giải viết chữ đẹp cấp huyện.
Tuy nhiên việc vận dụng và đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức dạy học của một số giáo viên chưa thật sự tích cực lắm, kết quả giáo dục chưa cao.
Thống kê về cơ sở vật chất:
Số phòng
HT
VP
TV-TB
GV
Đội
lớp học
nhạc
hoạ
chức năng
vệ sinh
Y tế
1
1
1
1
1
6
0
0
0
1
0
Thống kê kết quả học tập của học sinh:
Năm học: 2008-2009:
 Về hạnh kiểm:
Thực hiện đầy đủ : 155/73 học sinh – tỉ lệ : 100 %
Thực hiện chưa đầy đủ : không có học sinh – tỉ lệ : 0 %
Về học lực : 
Loại giỏi :	11	em. Tỉ lệ : 7.1 %
Loại tiên tiến :	22	em. Tỉ lệ : 14.2 %
Còn lại :	122 em. Tỉ lệ : 78.7 %
Loại yếu :	0	em. Tỉ lệ : 0 %
Học sinh được lên lớp thẳng : 155/73 em – tỉ lệ : 100 %
Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học : 35 em. Tỉ lệ : 100 %
Học sinh phải ôn và thi lại trong hè : 0 em. Tỉ lệ : 0 %.
Năm học: 2009-2010:
Về hạnh kiểm : 
Thực hiện đầy đủ:	179/77 HS – tỉ lệ : 100%
Thực hiện chưa đầy đủ: 	 0 HS
Về học lực : 
Loại giỏi:	57 em.	Tỉ lệ: 	31.84 %
Loại tiên tiến:	75 em.	Tỉ lệ: 	41.89 %
Loại trung bình : 	46 em. 	Tỉ lệ: 	25.59 %
Loại yếu : 	01 em.	Tỉ lệ: 	 0.55 %
Học sinh được lên lớp thẳng: 178/77 em. Tỉ lệ: 99.44 %
Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học: 31/12 em. Tỉ lệ : 100 %
Học sinh phải ôn tập và thi lại trong hè: 01 Tỉ lệ : 0.5 %
Các cơ sở xây dựng mục tiêu dựa trên cơ sở các văn bản:
Luật Giáo dục.
Điều lệ trường Tiểu học được ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục và ĐT về việc ban hành Quy chế công nhận Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Quy định mức chất lượng tối thiểu của trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định 55/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/09/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáod ục và Đào tạo.
Quyết định số 04/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tiêu chuẩn đánh giáo chất lượng giáo dục Tiểu học.
Quyết định 14/2007QĐ-BGD&ĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Nghị quyết của Đảng bộ địa phương và kế hoạch phát triển của ngành Giáo dục huyện.
Mục tiêu xây dựng nhà trường và đội ngũ giáo viên:
Công tác quy động:
Tất cả trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đều được đi học. Huy động trẻ 6-14 tuổi trong địa bàn đạt 98%; huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi đạt ít nhất 90 %.
Hiệu quả đào tạo đạt 92% trở lên. Giảm tỉ lệ lưu ban bỏ học dưới 1.5%.
Chất lượng học tập của học sinh ngày nâng cao hơn sơ với năm trước.
Có ít nhất 50% học sinh học 2 buổi/ ngày.
Xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên:
Xây dựng đội ngũ chuẩn về chính trị, đạo đức và tác phong; chuẩn về nghiệp vụ.
Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên qua dự giờ thăm lớp, các hội thi cấp trường và cấp huyện tỉnh.
Tạo sự ổn định chỗ ở cho giáo viên và có tính bán lại địa bàn lâu dài.
Xây dựng cơ sở vật chất:
Tham mưu xây dựng đủ các phòng học đảm bảo học 2 buổi/ ngày và các phòng chức năng.
Xây dựng trường xanh sạch đẹp, đạt trường học thân thiện, học sinh tích cực. Phấn đấu các tiêu chuẩn trường học đạt mức chất lượng tối thiểu và chuẩn quốc gia giai đoạn 1.
Hoạt động các đoàn thể một cách vững mạnh, thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho công tác dạy và học.
Thực tiển của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Quan điểm của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường Tiểu học.
Việc bồi dưỡng giáo viên là một vấn đề quan trọng , có vị trí chiến lược lâu dài của nhà trường, việc xây dựng tập thể sư phạm, bồi dưỡng giáo viên sao cho mọi người đều có chí hướng vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người cán bộ quản lý nhà trường.
Tuy nhiên trong thực tế ở một số nhà trường Tiểu học, công tác bồi dưỡng giáo viên thường bị xem nhẹ. Bản thân việc bồi dưỡng giáo viên là một việc khó, người cán bộ quản lý dễ bị không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề nên thường chỉ đạo và quản lý hoạt động này mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp.
Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục, nên bản thân tôi làm công tác quản lý luôn suy nghĩ và trăn trở ; vì phải hiểu và nhân thức rằng: Đối với sự nghiệp giáo dục, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng cho các nhà quản lý và cho nền gaió dục hiện nay vì: có thầy giỏi, mới có trò giỏi.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và dù với phương pháp dạy học nào, thì người giáo viên luôn đóng vai trò quyết định sự thành bại trong từng bài dạy. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục, trách nhiệm của mỗi nhà trường là phải tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của trường mình và có biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. trong đó phải tạo ra được đội ngũ giáo viên giỏi làm hạt nhân, nòng cốt cho phong trào thi đua “ Dạy tốt - Học tốt” của nhà trường 
Tầm quan trọng của việc quản lý nhà trường như thế nào để bồi dưỡng đôi ngũ giáo viên.
Có được lực lượng giáo viên dạy giỏi là điều kiện thuận lợi để có đội ngũ học sinh giỏi Đào tạo đội ngũ học sinh đạt chuẩn kiến thức, có chất lượng càng cao, trong đó tổ chức bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi nhằm đáp ứng nhu cầu cho xã hội trong tình hình hiện nay, chính là nhiệm vụ chủ yếu, là mục tiêu quan trọng đối với nhà trường. Đồng thời đó còn là nguyện vọng tha thiết của các gia đình, cha mẹ học sinh và là nhu cầu của xã hội.
Có được đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, có truyền thống bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi, đạt giải cao qua các kỳ thi, nhà trường có điều kiện thuận lợi trong công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ có hiệu quả của phụ huynh học sinh.
Có học sinh giỏi, có tập thể lớp tốt điều đó đã góp phần hạt nhân thúc đẩy phong trào học tập của học sinh. Do đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự trao dồi phẩm chất, năng lực, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm phát huy hết khả năng nội lực từ học sinh.
Như vậy, đối với sự nghiệp giáo dục, việc xây dựng đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, dạy giỏi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong nhà trường.
Là người cán bộ quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động, nhất là hoạt đông chuyên môn trong nhà trường, tôi phải thấy mình có trách nhiệm cao trong việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục của giáo viên, đảm bảo trình độ giảng dạy ngày càng cao, phấn đấu trở thành những con người mới “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.
Để trở thành một giáo viên có tay nghề cao, dạy giỏi, trước hết người giáo viên đó phải cái tâm đối với nghề, có tư cách đạo đức, tác phong mẫu mực, ít nhất là phải có trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều đó hết sức khẳng định năng lực của người giáo viên trong việc học tập của mình, đồng thời mới có khả năng dạy cho người.
Người giáo viên có tay nghề cao, dạy giỏi phải không ngừng trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức học hỏi đồng nghiệp để tiến bộ. Điều quan trọng nhất của giáo viên có tay nghề dạy giỏi là phải đạt các thành tích cao trong quá trình dạy học: đó là số lượng học sinh khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao; có học sinh đạt giải trong các hội thi cấp trường cũng như cấp huyện, tỉnh.
CHƯƠNG III :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng giáo viên.
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt cả cuộc đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm lại vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người Hiệu trưởng là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học - tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bẳng nhiều hình thức như :
Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học - tự bồi dưỡng. xác định được những nội dung cần phải tự học - tự bồi dưỡng và cách tự học - tự bồi dưỡng như thế nào ? Cung cấp cho giáo viên các thông tin, tài liệu, xây dựng thư viện, phòng học, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hành việc tự học - tự bồi dưỡng.
Tổ chức các hoạt động sư các hoạt động sư phạm trong nhà trường gắn với tự học. Xây dựng một cơ chế chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ít vật chất với việc tự học - tự bồi dưỡng của giáo viên.
Bản thân Hiệu trưởng phải vững vàng về chuyên môn, không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập, học hỏi nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình.
một trong những nhiệm vụ của Hiệu trưởng là dự giờ giáo viên và đánh giá tiết dạy. Bản thân tôi trước đây cũng là giáo viên, đã được Hiệu trưởng dự giờ nhiều lần, tôi hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đánh giá tiết dạy của Ban giám hiệu nhà trường đối với giáo viên. Đó là sự “Tâm phục, khẩu phục” nêu là những lời nhận xét xác đáng, giúp ích cho giáo viên rất nhiều và ngược lại nếu là nhận xét chung chung, thậm chí không sâu sát thì sự nhìn nhận của giáo viên đối với Hiệu trưởng sẽ giảm đi rất nhiều.
Vì vậy, mỗi khi dự giờ, Hiệu trưởng cần chuẩn bị trước nội dung bài dạy của giáo viên, tìm bắt kiến thức trọng tâm và khó dạy, đồng thời suy nghĩ để nâng cao kiến thức cho học sinh trong tiết dạy đó.
Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể sư phạm do mình phụ trách bằng các biện pháp quản lý như: quản lý hành chính, quản lý về kế hoạch thi đua, khen thưởng. Người cán bộ quản lý cần có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bổi dưỡng học sinh giỏi.
Hiệu trưởng coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên có tay nghề cao, dạy giỏi là nhiệm vụ trọng tâm của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả giáo viên ở các khối lớp. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất có thể đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “ Muốn có học sinh giỏi phải có thầy giáo giỏi ”. Người cán bộ quản lý coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi của công tác quản lý.
Hiệu trưởng cần lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường, vào sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên. Kế hoạch phải đạt được những yêu cầu sau:
100% giáo viên phải hoàn thành bổi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ.
Định ra từng tổ khối chuyên môn, từng giáo viên mức phấn đấu danh hiệu cần đạt được.
Ví dụ : Kế hoạch năm học : 2010-2011 chỉ tiêu nhà trường cần đạt là:
100% giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn.
Giáo viên dạy giỏi cấp trường 06 giáo viên, cấp huyện 02 giáo viên.
Đạt danh hiệu lao động Tiên tiến 08 giáo viên
Chiến sĩ thu đua cấp cơ sở : 03 giáo viên.
Đạt danh hiệu tập thể Lao động Tiên tiến.
Hiệu trưởng nhà trường luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng thường xuyên, lớp đại học, cao đẳng tại chức. Để tạo điều kiện cho các đồng chí đi học, Hiệu trưởng cần sắp xếp cho có khoa học thời khoá biểu để các giáo viên có thể được tham gia đi học vào các ngày học, giảm bớt các buổi họp hội không cần thiết mà thay vào đó bằng công văn hay thông báo bảng tin để giúp giáo viên có thể nắm được, vì vậy vừa thực hiện nhiệm vụ vừa tham gia học tập tốt.
Trong thực tế giảng dạy cho thấy, những đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn và học vấn cao đã đóng góp vai trò chủ chốt trong các khối chuyên môn, là những mũi nhọn trong các phong trào thi đua của trường cũng như của ngành. 
Hiệu trưởng chỉ đạo nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, người cán bộ quản lý phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Hiệu trưởng cần chọn người tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyên môn, có huy tín với đồng nghiệp, có tinh thân trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị đến Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
Các giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài có nội dung cần truyền đạt hơi khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất. Khi các tồ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn, HIệu trưởng, phó hiệu trưởng thường xuyên đi kiểm tra. Có khi phải trực tiếp dự các buổi sinh hoạt hoặc kiểm tra buổi sinh hoạt thông qua sổ ghi chép của tổ khối. Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi bài dạy khó, mà các giáo viên còn trao đổi với nhau cách hướng dẫn học sinh cách học, cách tiếp thu bài nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Hiệu trưởng cần lập kế hoạch thăm lớp, dự giờ và tổ chức thi tay nghề cho giáo viên hàng năm.
Thực tế cho thấy, do trình độ giáo viên không đồng đều nên việc giảng dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh bị hạn chế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy, Hiệu trưởng cần có kết hoạch dự giờ thường xuyên ( báo trước và không báo trước). Việc dự giờ không phải tuỳ tiện, đối với người cán bộ quản lý, trước khi dự giờ, cần xem trước nội dung bài học của học sinh, để khi dự giờ nhanh chóng hiểu và phân tích ngay cái hay, cái chưa tốt trong bài dạy của giáo viên.
Hiệu trưởng cần có kế hoạch đi dự giờ cùng với khối trưởng chuyên môn hoặc thanh tra chuyên môn. Sau tiết dạy, Hiệu trưởng phải có đánh giá, nhận xét, tư vấn và thúc đẩy một cách chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát huy những mặt mạnh, đồng thời điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên tham gia dự giờ lẫn nhau để học tập và rút kinh nghiệm.
Hàng năm, Hiệu trưởng cần phát động: “ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường”. Đó là dịp để mỗi giáo viên điều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình, tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy. Do đó, chất lượng giảng dạy được nâng lên một cách rõ rệt.
Chính vì việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên Hiệu trưởng sẽ dễ dàng phát hiện ra những giáo viên có tài năng và sẽ cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp trên. Đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các giáo viên còn non yếu để tay nghề vươn lên trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ Hiệu trưởng cũng cần nên chú trọng đến những gì giáo viên làm được, những gì chưa được để góp ý cho giáo viên. 
Hiệu trưởng đẩy mạnh phong trào mũi nhọn giáo viên dạy giỏi các cấp.
Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt, điều quan trọng là phải xây dựng được mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên có tay nghề cao, dạy giỏi, Hiệu trưởng cần khuyến khích, động viên các đồng chí giáo viên trẻ nên tham gia đăng ký thi giáo viên dạy giỏi và có kế hoạch bồi dưỡng để họ tự tin và có hướng phấn đấu đi lên.
Việc chọn thầy cô có năng lực, trình độ, có phẩm chất, có trách nhiêm cao để bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ học sinh giỏi là rất cần thiết. Vì : “ Không thầy đố mày làm nên” cũng là để khẳng định tầm quan trọng của người thầy trong sự nghiệp giáo dục.
Hiệu trưởng cần tích cực tổ chức các chuyên đề. 
Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục là : Hiệu trưởng cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các chuyên đề chuyên môn do cấp trên tổ chức. Hàng năm, cần xây dựng và tổ chức các chuyên đề cấp trường về việc đổi mới phương pháp dạy học, các đánh giá học sinh, rèn luyện học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức các chuyên đề về công tác chủ nhiệm và xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và thi làm đồ dùng dạy học.
Người cán bộ quản lý cần hiểu: Viết sáng kiến kinh nghiệm là hình thức tự bồi dưỡng có hiệu quả đối với mỗi giáo viên cũng như cán bộ quản lý. Hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường và tất cả giáo viên trong trường đều tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm theo công việc hoặc chuyên môn của mình.
Để động viên các đồng chí giáo viên tham gia nhiều, Hiệu trưởng cân giải thích để giáo viên hiểu: Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc nên làm để tích luỹ kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý cũng như chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên. Bên cạnh đó, trong các đợt thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Hiệu trưởng chú trọng phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn cho bài dạy của mình. Mỗi giáo viên đều phải đầu tư, suy nghĩ để sáng tạo ra đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy của mình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 
Nêu gương người tốt - việ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_TAI_NANG_CAO_NANG_LUC_GIANG_DAY_CHO_GIAO_VIEN[1].doc