Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh - Võ Anh Nhật

Vẽ tranh theo đề tài là hình thức rèn luyện cho học sinh tập sáng tạo khi vẽ tranh, đưa các em tiếp cận với cái đẹp, tạo điều kiện cho năng khiếu mĩ thuật của các em phát triển. Vẽ tranh theo đề tài là tổng hợp kiến thức giữa các phân môn, nó kích thích cho học sinh thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá tính chất, quy luật phát triển của đời sống xã hội. Qua đó làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, rèn luyện cho các em thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê và giáo dục cho các em yêu sản phẩm lao động của mình.

Vẽ tranh nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, qua quá trình học tập, giáo viên hướng dẫn và cung cấp cho học sinh về cách chọn nội dung đề tài, cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ. Sử dụng màu sắc để thể hiện nội dung của đề tài. Tuy vậy, đa số các em khi thực hành vẽ tranh thường lúng túng và không xây dựng được bố cục, không thể hiện được bài vẽ tốt theo yêu cầu. Một số em thường xây dựng bức tranh đơn điệu không rõ nội dung đề tài, không phác được mảng chính, phụ trong tranh làm cho bức tranh không sinh động, màu sắc thể hiện chưa đẹp Từ những nguyên nhân đó, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở trên lớp mà tôi đúc kết được thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “ Biện pháp giúp học sinh lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh”.

 

doc 22 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 1 tạo bố cục hợp lý trong vẽ tranh - Võ Anh Nhật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục hợp lý, đẹp mắt. Nhưng không hẳn mọi giáo viên đều ý thức được điều đó, thậm chí còn có một số giáo viên coi nhẹ bộ môn, không chịu nghiên cứu tìm tòi và áp dụng các biện pháp mới trong từng bài dạy, vẫn còn tình trạng dạy qua loa, và mang đậm lối dạy học theo phương pháp cũ (giáo viên giảng thì cứ giảng học sinh nghe được đến đâu thì nghe) dẫn tới tiết học đơn điệu, buồn tẻ và đặc biệt là học sinh tiếp thu bài rất chậm, rất thụ động, không tạo được một bức tranh có bố cục đẹp. Trong chương trình sách giáo khoa Mỹ thuật Tiểu học đã cho chúng ta thấy rất rõ vai trò của người giáo viên là người dẫn đường, định hướng và gợi mở để học sinh chủ động tiếp thu bài.
Vì lẽ đó, mà mỗi giáo viên chúng ta đang trực tiếp giảng dạy bộ môn cần chủ động cập nhật nhiều biện pháp đổi mới nhằm mục đích xây dựng cho học sinh lớp 1 tạo được bố cục đẹp, hợp lý khi vẽ tranh.
b) Về phía học sinh:
 Hiện nay trẻ ở Mầm non đã được làm quen với môn Mĩ thuật song do cách tư duy tưởng tượng của trẻ vẫn còn tản mạn, ít có tổ chức, hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững. Chỉ một số ít học sinh vào lớp 1 có ý thức sắp xếp bố cục trong tờ giấy, còn đa số học sinh lớp 1 bỡ ngỡ chưa làm quen được với cách học của bậc tiểu học. Các em vẽ hình nhỏ, hay tẩy xoá không tự tin khi vẽ hình, tạo bố cục trống trải không đẹp mắt dẫn đến khó tô màu, khó biểu đạt nội dung đề tài. Qua khảo sát đầu năm học, tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số HS
Vẽ hình vừa với phần giấy
Vẽ hình có mảng chính, mảng phụ
Sắp xếp bố cục rõ ràng, hợp lý
SL
%
SL
%
SL
%
50
18
36
16
32
12
24
Sau đây là một số bài vẽ của học sinh lớp 1 đầu năm học:
Vậy để giúp học sinh, nhất là học sinh lớp 1 ngay từ ngày đầu cấp học đã có thiện cảm với môn Mĩ thuật, luôn muốn được vẽ, được hoạt động phù hợp sinh lí trẻ, tôi muốn đưa ra giải pháp mà theo tôi là đạt hiệu quả, giúp trẻ vẽ hình tự tin, thoải mái, sắp xếp hình phù hợp với khuôn khổ giấy vẽ.
2. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TẠO BỐ CỤC HỢP LÍ TRONG VẼ TRANH
Biện pháp1: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học cần thiết cho mỗi bài giảng.
Vẽ tranh là một phân môn đòi hỏi học sinh được quan sát trực quan rất cao, không những các em cần được quan sát thực tế (để nhớ lại) mà còn cần được quan sát hiện thực cuộc sống thông qua tranh vẽ, ảnh chụp của trực quan (đồ dùng dạy học). Để học sinh thể hiện bài vẽ có bố cục hợp lý, chặt chẽ thì học sinh cần được quan sát tranh, ảnh có bố cục đẹp mắt, giúp các em so sánh và rút ra nhận thức đúng đắn về bố cục đề tài cần vẽ.
Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học đòi hỏi người thầy cần phải biết chắt lọc, lựa chọn để trực quan cô đọng, đủ nhưng súc tích, nhằm giúp học sinh có một cái nhìn tổng thể về bố cục đề tài của bài học. Trong thực tế hiện nay do yêu cầu của phân môn Vẽ tranh đòi hỏi cần rất nhiều tranh trực quan nhưng đồ dùng dạy học được cấp lại thiếu rất nhiều, chưa phong phú. Bởi thế việc đầu tiên của người thầy dạy Mỹ thuật nói chung và dạy phân môn Vẽ tranh nói riêng, trước khi lên lớp giảng bài cần phải chủ động chuẩn bị đồ dùng dạy học theo sự biên soạn bài giảng của mình một cách đầy đủ và hợp lý nhất. Ngoài những tranh sẵn có có thể sử dụng được, tôi đã sưu tầm thêm một số tranh phong cảnh của các họa sĩ, của các em học sinh lớp 1; tự làm thêm các bước vẽ; các bài vẽ có bố cục lệch lạc và bố cục hợp lý để học sinh thảo luận; làm phiếu học tập, . Công việc này thì mỗi giáo viên chúng ta thực hiện cũng không có gì là khó khăn cả, hoàn toàn có thể khắc phục được. 
 Công việc chuẩn bị của giáo viên vô cùng quan trọng, nếu yếu tố này được chuẩn bị kỹ lưỡng thì coi như đã tạo được bước khởi đầu cho một tiết dạy thành công. 
Biện pháp2: Tạo hứng thú cho học sinh thích vẽ tranh
	Mĩ thuật là một bộ môn nghệ thuật, giúp các em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Ở đó, các em tha hồ thả mình trong những nét vẽ, những màu sắc cùng sự sáng tạo phong phú của mình. Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em có các đặc điểm sau: tri giác của các em mang tính đại thể , ít đi sâu vào chi tiết , tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc các em tri giác những gì mình thích . Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền trong trí nhớ của các em . Các em có thể nhớ rất nhanh và làm những gì mình thích . Do đó , khi dạy vẽ học sinh lớp 1 , ta lợi dụng đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình . Trong mỗi tiết học vẽ , ta tạo ra sự hứng thú cho trẻ đối với những đề tài định vẽ ; không khí lớp học thoải mái , nhẹ nhàng bằng cách áp dụng một số trò chơi cho phần khởi động như: Thi ai vẽ nhanh, vẽ đẹp hơn; Thử làm họa sĩ; trả lời câu đố bằng cách vẽ hình; Nhìn tranh đoán đề tài; Thi kể tên các con vật mà em biết;
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh hình thành bố cục thông qua bước quan sát và nhận xét tranh.
Tuy ở hoạt động này chỉ sử dụng một số câu hỏi mang tính chất so sánh dạng vấn đáp đơn giản nhưng học sinh đã nhận thức được đề tài và nội dung của đề tài khá đầy đủ để từ đó lựa chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục. Nếu một giáo viên coi nhẹ, xem thường phần hướng dẫn quan sát này, sẽ dẫn tới học sinh có cái nhìn chưa thật chính xác về đề tài, chưa nhận thức chính xác bài đẹp và bài chưa đep. Đặc biệt khi học sinh quan sát còn được xem các bài vẽ đẹp của bạn cùng lứa tuổi, từ đó sẽ kích thích được tinh thần tự lực rất cao. Có quan sát học sinh sẽ biết so sánh, biết nhận xét, biết được chuẩn mực của bố cục (sắp xếp), màu sắc
Đối với bài Vẽ tranh và cụ thể là phần quan sát nhận xét giáo viên cần làm toát lên bài học thông qua hệ thống câu hỏi và trình tự nhận xét trả lời của học sinh. Giáo viên trước tiên cần hướng dẫn cho học sinh xem và so sánh tranh, đặt các câu hỏi gợi ý về định hướng về sắp xếp bố cục như: 
Tranh vẽ đề tài gì?
Hình ảnh chính, hình ảnh phụ là gì?
Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? Hình ảnh phụ được vẽ như thế nào?
Màu sắc của hình ảnh chính và hình ảnh phụ ra sao?
Để đảm bảo phần quan sát nhận xét hiệu quả, sinh động và học sinh thực sự hứng thú, giáo viên cần chú ý tới phương pháp trực quan. Vì dạy học Mỹ thuật là dạy bằng trực quan, kiến thức của Mỹ thuật là đường nét, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc và bố cục, và tất cả đều được hiện diện trên ĐDDH một cách cụ thể và rất rõ ràng. Học sinh luôn cần được ngắm, được nhìn để được cảm thụ. Đồ dùng dạy học nó có một vai trò rất quan trọng. Bởi vì, nó chính là nội dung của bài học. Trong mọi hoàn cảnh dạy – học bộ môn Mỹ thuật, riêng phương pháp trực quan nó được chi phối ở hầu hết tất tư duy. Trongàcảm giác àcả các phân môn. Học sinh học Mỹ thuật thông qua thị giác đó thị giác tức là quan sát, nhận xét. Vậy nếu thiếu trực quan tức là quá trình hình thành kiến thức thẩm mỹ bị khuyết ở ngay giai đoạn đầu tiên (thị giác), đây chính là điểm khởi đầu, là nền móng của mọi sự sáng tạo, mọi tư duy nghệ thuật. Hay chúng ta nói cụ thể hơn là nếu học sinh không được quan sát nhận xét kĩ thì sẽ không thể thể hiện được bố cục đúng yêu cầu.
 Giáo viên cần chỉ vào những nơi cần thiết ở đồ dùng dạy học để nhấn mạnh trọng tâm của bài học, hoặc nhấn mạnh về đường nét , hình mảng, bố cục, màu sắc không chỉ giới thiệu chung chung bằng lời. Đó chính là sự cần thiết kết phải hợp giữa lời giảng, lời phân tích với việc chứng minh trên đồ dùng. 
Ví dụ: trong bài “Vẽ vật nuôi trong nhà” các em rất thích vẽ con gà. Giáo viên treo tranh của một bạn học sinh lớp 1 có bố cục đẹp mắt và tranh có bố cục lỏng lẻo, trống trải. Sau đó hướng dẫn các em quan sát, nhận xét bằng các câu hỏi thảo luận: Tranh vẽ con vật gì? Trong tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào to nhất và nằm ở vị trí nào? Xung quanh con gà có những hình ảnh nào? Kích thước to hơn hay nhỏ hơn con gà?Em thấy bức tranh nào đẹp hơn? Vì sao?... Từ đó giúp các em tự rút ra kết luận về một bức tranh có bố cục đẹp, hợp lý.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tạo bố cục thông qua cách vẽ tranh.
Sau khi giáo viên đã hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét, tìm hiểu được đề tài, trong mỗi học sinh đã hình thành được khái niệm về Vẽ tranh, khái niệm về bố cục, màu sắc trong tranh đề tài. Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản đó giáo viên sẽ tiếp tục hướng dẫn các bước để thực hiện được yêu cầu bài thực hành.
Trong thực tế học sinh lớp 1 thường không để ý tới phần giảng lý thuyết nên sẽ có nhiều ý đồ của giáo viên chưa được học sinh sử dụng vào bài vẽ của mình. Điển hình như cách sắp xếp bố cục: Học sinh thường không chú ý tới bố cục (cách sắp xếp) cho nên các em cứ đặt bút là vẽ liền, dẫn đến tình trạng hình vẽ nhỏ quá, lớn quá hoặc lệch trái, lệch phải làm cho bài vẽ bị lệch lạc, mất cân đối. Vô hình chung, việc đó đã tạo cho học sinh một thói quen tuỳ tiện khi thể hiện bài vẽ. Nếu thói quen này vẫn được tồn tại trong học sinh thì sau này (lớp lớn hơn) muốn học sinh bỏ đi thói quen xấu sẽ gặp nhiều khó khăn. Cho nên mỗi giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh ý thức sắp xếp hình vẽ ngay từ lớp một để học sinh dần có thói quen trình bày mảng hình trước khi vẽ hình chi tiết. Bên cạnh đó, một mặt học sinh thì rất thích vẽ và muốn được thể hiện bài vẽ ngay lập tức, một mặt do các em có khái niệm môn Mỹ thuật là chỉ có vẽ chứ không cần học lý thuyết. Do đó kết quả bài vẽ của học sinh thường mang đậm phong cách “tự do” thích gì vẽ nấy. Đã có một bộ phận giáo viên chưa ý thức đúng đắn việc định hướng cách vẽ đầy đủ cho học sinh, nhiều khi chỉ hướng dẫn học sinh các bước vẽ được hình ảnh các nhân vật mà lại không chú ý tới hướng dẫn cách sắp xếp hình vẽ (bố cục tranh). Ta phải ý thức được rằng dạy Mỹ thuật là dạy học sinh sáng tạo ra cái đẹp, cái thẩm mỹ. Mà đã là cái đẹp, cái thẩm mỹ sẽ không hoàn thiện nếu tồn tại trong nó sự mất cân đối, sự sắp xếp một cách tuỳ tiện.
Tính vừa sức cũng là một yếu tố mà mỗi giáo viên chúng ta cần xác định rõ để đảm bảo cho kiến thức bài giảng thật đơn giản, dễ hiểu, thật nhẹ nhàng và thoải mái. Trong thực tế có một khái niệm rất mới lạ đối với học sinh Tiểu học đó là khái niệm “Bố cục”. Ở độ tuổi mới “cắp sách tới trường” học sinh vẫn còn gặp nhiều sự bỡ ngỡ và lúng túng trước nhiều kiến thức. Cho nên chúng ta cần hạn chế sử dụng các cụm từ mang tính chuyên môn cao. Biết rằng học sinh rất cần hiểu các từ và cụm từ như thế nhưng việc đó để chúng ta sẽ hướng dẫn từ từ.
a) Hướng dẫn cách sắp xếp hình vẽ (bố cục)
Trước khi thể hiện bài vẽ của mình giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách sắp xếp hình (bố cục), tuy đây là một bước nhỏ nhưng lại ảnh hưởng rất sâu sắc tới kết quả bài học của học sinh. Giáo viên cần thực hiện hướng dẫn học sinh một cách có hệ thống. Hướng dẫn cho học sinh nhận thấy muốn vẽ đẹp thì cần phải vẽ cân đối, hài hoà, không bị to quá, nhỏ quá, hoặc lệch lạc. Trên cơ sở đó giáo viên sẽ định hướng cho học sinh trước khi vẽ một bài Vẽ tranh đề tài thì việc phân các mảng hình chính, phụ là rất cần thiết.
Hướng dẫn cách sắp xếp thông qua đồ dùng dạy học, việc vận dụng phương pháp này sẽ giúp giáo viên tận dụng được thời gian, và hơn nữa trong giờ học học sinh được quan sát và hoạt động rất nhiều, rất tích cực. Đó chính là hướng giải quyết cho một phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Việc hướng dẫn học sinh theo phương pháp này thì học sinh sẽ được nhìn thấy và chứng kiến rất trực quan về các bài có sự sắp xếp xấu, chưa đẹp. Từ đó hình thành được nhận thức về bài thể hiện đẹp trong học sinh rất sâu sắc. Nếu giáo viên chỉ giảng chay thì chưa chắc tất cả các em đã ghi nhận đầy đủ lời giảng giải của giáo viên. Nhưng nếu học sinh được quan sát, nhận xét các bài vẽ đẹp , xấu cụ thể chắc chắn các em sẽ có sự ghi nhớ sâu đậm. Chẳng hạn: giáo viên treo tranh vẽ 4 tranh có bố cục một bị nhỏ quá, một bị to quá, một bị lệch và một cân đối, đẹp. Hoặc có thể tổ chức cho 4 em lên vẽ mẫu trên bảng. Cho học sinh thảo luận nhóm: chọn bức tranh có bố cục hợp lý và giải thích vì sao? Sau khi học sinh nhận biết giáo viên nên tổng kết lại mục đích để nhấn mạnh giúp các em khắc sâu kiến thức. 
b) Hướng dẫn học sinh phác mảng chính, mảng phụ.
Nói tới mảng chính, mảng phụ trong bài Vẽ tranh chúng ta tưởng chừng đó là chuyên môn cao nhưng thực chất của vấn đề lại là những kiến thức đơn giản và hết sức bình thường. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh theo một trình tự, không nâng cao vấn đề, bắt đầu từ dễ đến khó, thì chắc chắn học sinh sẽ nhận thức được sự cần thiết của mảng chính, mảng phụ trong một bức tranh.
Mảng chính của tranh đó chính là những hình ảnh thể hiện được đầy đủ nội dung của đề tài, còn mảng phụ lại là các hình ảnh bổ trợ cho mảng chính. Nhưng vấn đề được nêu ra trong phạm vi phần hướng dẫn này không phải là hướng dẫn để học sinh vẽ được các nhân vật chính và phụ mà chỉ là cách vẽ phác được các ô mảng dành cho nhóm chính và nhóm phụ, hay còn gọi là phân mảng chính, mảng phụ.
Giáo viên cần sử dụng trực quan (chuẩn bị) có cách thể hiện nhóm chính, nhóm phụ thật rõ ràng (việc quan sát các trực quan này thực chất các em đã được quan sát ở phần trước rồi) nên giáo viên sẽ gợi ý để học sinh nhận ra: Nhóm chính thường ở vị trí nào trong tranh (ở giữa); nhóm chính thường vẽ hình ảnh lớn hay nhỏ (hình ảnh lớn vừa phải). Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh hiểu (sử dụng các câu hỏi vấn đáp) để phác được các mảng của nhóm chính, nhóm phụ, học sinh cần liên tưởng tới các hình học như hình tròn, tam giác, chữ nhật. (giáo viên có thể vẽ các hình học bao quanh nhóm chính, nhóm phụ ngay trên trực quan để các em nhận thấy rõ ràng).
Qua phần quan sát, nhận xét và gợi ý hướng dẫn bằng vấn đáp, giáo viên sẽ cho học sinh lên bảng để vẽ phác mảng của nhóm chính mà mình định vẽ. Thời điểm này bắt đầu để học sinh tập thể hiện ngay trên bảng, các em sẽ được vẽ theo ý đồ của mình. Sau khi một học sinh phác được hình của nhóm chính, giáo viên yêu cầu thêm một em lên vẽ phác hình của nhóm phụ.
Trong phần hướng dẫn này giáo viên đã tạo được không khí một giờ học nhẹ nhàng, thoải mái không còn khoảng cách xa giữa thầy và trò, học sinh được tham gia hoạt động cùng giáo viên sẽ tạo ra tâm lý thoải mái và gần gũi ở học sinh. Điều này đã khích lệ được ý thức tự chủ cho học sinh, mặt khác còn tạo cho học sinh có thái độ mạnh dạn, hăng hái học tập.
Một điểm nữa mà giáo viên thấy việc học sinh tham gia minh hoạ sẽ được hiểu học trò hơn, và nếu giáo viên phát triển bài từ những ý tưởng của học sinh sẽ đem lại tâm lý vui thích cho học sinh, vì các em sẽ cảm nhận rằng mình đã chọn và có ý đồ tốt nên sẽ hăng hái làm bài là điều đương nhiên. 
Tóm lại ở bước hướng dẫn này giáo viên cần cùng học sinh xây dựng được bố cục hình mảng, tìm được các mảng chính, mảng phụ hợp lý, từ đó các em sẽ có cơ sở thể hiện hình vẽ vào các ô mảng đó. Bước này chúng ta có thể ví như nền móng của một công trình xây dựng. Nó chính là cái khung giúp định hướng học sinh vẽ đúng, trúng và hiệu quả.
c) Hướng dẫn học sinh vẽ phác hình ảnh của nhóm chính và nhóm phụ.
Như phần thực trạng chúng ta đã biết, một bộ phận học sinh khi học phân môn vẽ tranh, các em ít chú ý tới cách vẽ mà giáo viên hướng dẫn. Điều này xảy ra một phần là do giáo viên chưa sử dụng phương pháp tích cực trong giảng dạy để lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động dạy- hoc, một phần nhỏ lại do yếu tố tâm lý lứa tuổi, ở tuổi của các em do rất hiếu động, thích gì làm nấy cho nên có khi giáo viên chưa bắt đầu giảng bài thì ở dưới học sinh đã cặm cụi làm bài. Trước thực trạng thì giáo viên phải là người cần điều chỉnh hành vi đó của học sinh
Phần hướng dẫn học sinh vẽ phác hình ảnh này là một bước cơ bản và cần thiết. Nếu bước trước các em được vẽ khung hình của nhóm chính, phụ thì ở bước này học sinh cần biết phác các hình ảnh cho các ô mảng đã định đó (các hình ảnh đó có thể là Người, các con vật, thiên nhiên). Mỗi một đề tài thì lại được đề cập đến một nhóm hình ảnh cụ thể, nếu muốn vẽ các hình ảnh đúng, cân đối, hài hoà thì học sinh không quên và giáo viên không bỏ qua phần hướng dẫn này. 
Ví dụ: khi vẽ tranh đề tài Phong cảnh địa phương, giáo viễn hướng dẫn học sinh tìm hình ảnh như sau:
- Phong cảnh nông thôn: Mảng chính là những hình ảnh nào? (cánh đồng, đường làng, ngõ xóm, cây đa, giếng nước, mái đình) Mảng phụ là những hình ảnh nào ? (người, con vật, cây cối)
- Phong cảnh thành phố: Mảng chính là những hình ảnh gì ? (Đường phố, nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.) Mảng phụ là các hình ảnh gì? (cây cối, người đi lại)
- Phong cảnh miền núi: Mảng chính là những hình ảnh gì? (Đồi núi, cây cối, nhà sàn) Mảng phụ là những hình ảnh ? (thú rừng, người.)
- Phong cảnh miền biển: Hình ảnh chính là gì? (đảo, sóng biển, tầu thuyền, bãi cát.) Hình ảnh phụ là gì? ( người đánh cá, du lịch, chim, cá)
*Một số tranh tham khảo:
Thường thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ nhóm chính trước, nhóm phụ sau. Bởi vì khi vẽ nhóm chính xong mới thấy các khoảng trống và vẽ vào đó để thêm các hính ảnh phụ sao cho phù hợp. Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ phác cần sử dụng bút chì và phác bằng nét mờ, nét thẳng vì các nét phác này chính là cơ sở để các em thể hiện chi tiết lại các hình ảnh.
Toàn bộ các hướng dẫn trên đây giáo viên cần sử dụng cách dạy, cách chuyển tải kiến thức thật khoa học, yêu cầu học sinh gợi tả các hình ảnh định vẽ, giáo viên sẽ minh hoạ dáng, hình của các hình ảnh cho nhóm chính. VD: Học sinh nêu ra một hình ảnh học sinh đang chạy, thì giáo viên cần minh hoạ đúng động tác đó của bạn học sinh, học sinh nêu dáng của một con mèo dang rình chuột thì giáo viên cũng cần minh hoạ ngay lập tức. Hình minh hoạ của giáo viên cần rõ ràng không được chung chung và phải thể hiện thật nhanh. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy giáo viên vẽ minh hoạ một số hình ảnh theo sự gợi ý của học sinh sẽ làm cho các em có rất thích và rất chăm chú học tập.
Đối với học sinh phổ thông nói chung, và học sinh Tiểu học nói riêng và đặc biệt là các em nhỏ lớp 1, hầu hết các em có nhận thức về hình dáng rất sơ đẳng có thể các em sẽ vẽ chưa đúng với giải phẫu (nếu là hình ảnh của các nhân vật là người và con vật), và chưa đúng với luật xa gần (nếu là cảnh vật). Nhưng đừng vì lý do này mà giáo viên cố uốn nắn học sinh thể hiện. Vì chúng ta đã biết rất rõ mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở bậc Tiểu học. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý lứa tuổi cũng là cơ sở để giáo viên áp dụng phương pháp dạy học. Cho nên những hình ảnh các em thể hiện tưởng chừng ngô nghê, buồn cười, và chưa chính xác đó, lại chính là vẻ đẹp rất hồn nhiên, mang đậm tính ngộ nghĩnh và ngây thơ của học sinh Tiểu học mà người lớn chúng ta sẽ không bao giờ thể hiện được như thế.
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh sắp xếp bố cục thông qua thực hành.
Trước khi hướng dẫn học sinh thực hành giáo viên cho học sinh xem một số tranh của hoạ sỹ, của giáo viên và củahọc sinh cùng lứa tuổi, nhằm giúp các em một lần nữa nhận biết được một bức tranh có bố cục đẹp, hợp lý là như thế nào. Trong thời gian học sinh làm bài thực hành sẽ sảy ra nhiều tình huống, nhiều vấn đề nảy sinh nhất. Kết quả của hoạt động của thầy - trò cũng sẽ dần được khẳng định qua “sản phẩm” của học sinh. Do vậy giáo viên không nên hiểu nhầm thời gian thực hành là việc chỉ của học sinh còn giáo viên có thể ngồi chơi, không cần chú ý tới bài giảng nữa. Chúng ta cần hiểu rằng khi học sinh thực hành tức là lúc đó giáo viên phải hoạt động nhiều hơn, phải bao quát, quan sát rất nhiều thì mới có thể hướng dẫn cá nhân học sinh một cách chu đáo được. Giáo viên quản lý lớp thực hành cần đảm bảo yêu cầu không dời lớp khi các em đang làm bài, không ngồi tại một chỗ, không nên làm gián đoạn nhiều thời gian thực hành của học sinh, để đảm bảo thời gian thực hành của học sinh diễn ra một cách thoải mái, nhẹ nhàng.
Giáo viên hướng dẫn cá nhân: cần quan sát , bao quát cả lớp để có những nhận xét, hướng dẫn cá nhân kịp thời cho những học sinh còn lúng túng hoặc còn chưa hiểu kỹ cách vẽ tranh, cách sắp xếp bố cục, hình ảnh.
Giáo viên hướng dẫn nhóm: trong khi phân chia nhóm vẽ cần chọn những em có khả năng tạo bố cục tốt chia đều ra các nhóm. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng dẫn, chỉ đạo các em này giúp đỡ những em còn yếu, tạo được môi trường học tập hợp tác, thân thiện hơn.
Tóm lại, phần hướng dẫn học sinh thực hành thực chất là cả quá trình học sinh vẽ tranh, giáo viên có những gợi mở, định hướng kịp thời giúp các em hoàn thiện bài. Thái độ và tác phong của giáo viên phải gần gũi, hoà nhã, mềm mỏng và thật nhẹ nhàng để học sinh cảm thấy giờ học thực sự “vui để học”, “chơi để học”.
Biện pháp 6: Chú trọng đúng mức việc đánh giá nhận xét bài vẽ của học sinh.
Nếu phần hướng dẫn quan sát, nhận xét và hướng dẫn cách vẽ là yếu tố quan trọng để các em hoàn thành được bài vẽ, thì nhận xét đánh giá chính là nguồn động viên, khích lệ các em tiếp tục hoàn thành bài và có thái độ yêu mến, thích học bộ môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Vẽ tranh nói riêng. Để học sinh học phân môn Vẽ tranh tốt, có nhiều sáng tạo mới lạ, cách sắp xếp bố cục hợp lý, đẹp mắt thì giáo viên không chỉ dạy học sinh những kiến thức sách vở mà còn cần phải “dỗ” phải “nịnh” hay chính xác hơn là “khích lệ” và “động viên” thì các em mới phát huy hết khả năng khi tham gia vẽ bài.
Một trong những phương pháp đánh giá tích cực nhất hiện nay của bộ môn Mỹ thuật mà chúng ta thường áp dụng đó là cách đánh giá thường xuyên tay đôi. Như chúng ta được biết, hiện nay phương pháp dạy học liên tục đổi mới theo hướng tích cực, hầu hết trọng mọi hoạt động dạy – học đều có hai nhân tố tham gia. Tức là, thầy vận động thì trò hoạt động để đảm bảo được thông tin hai chiều. Do vậy để hướng dẫn nhận xét đánh giá bài vẽ của học sinh thì giáo viên cần cho học sinh nói lên tiếng nói của mình (cảm nhận) sẽ tránh được sự áp đặt vô lý khiến các em không thoải mái và “thui chột” nhiều ý tưởng sáng tạo nơi học sinh. Khi chọn và treo bài cho học sinh nhận xét, giáo viên có thể thực hiện hoặc là chọn một số bài điển hình hoàn thành đẹp và chưa hoàn thành hoặc là treo toàn bộ bài của học sinh lên bảng (có thể áp dụng ở các lớp ít học sinh). Sau khi hoàn tất công tác treo bài lên bảng giáo viên sẽ bắt đầu gợi ý bằng những câu hỏi đơn giản để các em suy nghĩ và có những nhận xét thật xác đáng:
- Đặt câu hỏi để các em chọn được bài đẹp nhất mà mình thích nhất.
-

Tài liệu đính kèm:

  • docGiup hoc sinhcach tao bo cu trong ve tranh Mi thuat Lop 1.doc