A- PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là "hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động"
Muốn thực hiện được mục tiêu đã đặt ra thì nhất thiết ở các trường cần dạy đủ và dạy tốt tất cả 9 môn học bắt buộc trong chương trình quy định.
Trong hệ thống môn học bắt buộc đó, Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, nó được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học khác. Tiếng Việt gồm nhiều phân môn trong đó có phân môn kể chuyện. Các phân môn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với nhau, học tốt phân môn này sẽ góp phần học tốt các phân môn khác.
Với kể chuyện, nói đến vị trí, vai trò của nó trước hết ta phải nói nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống mà đặc biệt là với trẻ em. Các em rất thích nghe kể chuyện, từ 3- 4 tuổi các em đã được nghe những lời kể của bà , của mẹ, của cô giáo. Niềm say mê chuyện càng ngày càng lớn dần cùng độ tuổi các em. Tuy đã biết đọc, biết viết nhưng trẻ vẫn thích nghe kể chuyện. Mỗi câu chuyện lạ, mỗi tình huống hấp dẫn đều có sức thu hút mạnh mẽ sự chú ý của các em. Do đó môn kể chuyện có trong chương trình tiểu học trước tiên là để thoả mãn nhu cầu muốn nghe chuyện của các em. Nhưng bên cạnh đó, kể chuyện còn là một phương tiện giáo dục rất quan trọng và rất có hiệu quả. Qua mỗi bài kể chuyện tất cả những hiểu biết của các em về từ ngữ, ngữ pháp, khả năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt, vốn hiểu biết về cuộc sống. đều được vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo. Đặc biệt là qua kể chuyện mà kỹ năng nghe và nói được rèn luyện nhiều hơn. Kể chuyện giúp cho các em biết diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy, lưu loát, biết biến câu chuyện được nghe (hoặc đọc), thành sản phẩm của mình để kể lại. Mặt khác qua kể chuyện mà giáo dục tình cảm cho các em, giúp các em biết phân biệt rõ ràng giữa yêu và ghét, giữa thích hay không thích.biết sống có lý tưởng, vươn tới cái đẹp và hành động vì cái đẹp.
tạo. Đặc biệt là qua kể chuyện mà kỹ năng nghe và nói được rèn luyện nhiều hơn. Kể chuyện giúp cho các em biết diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy, lưu loát, biết biến câu chuyện được nghe (hoặc đọc), thành sản phẩm của mình để kể lại. Mặt khác qua kể chuyện mà giáo dục tình cảm cho các em, giúp các em biết phân biệt rõ ràng giữa yêu và ghét, giữa thích hay không thích....biết sống có lý tưởng, vươn tới cái đẹp và hành động vì cái đẹp. Nhiệm vụ của môn kể chuyện ở tiểu học là: Bồi dưỡng tâm hồn trẻ, góp phần hình thành nhân cách và cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, làm giàu thêm vốn sống và vốn hiểu biết của trẻ, phát triển tư duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt cho trẻ, làm phong phú vốn từ ngữ - giúp các em làm quen với cách ứng xử ngôn ngữ trong nhiều lĩnh vực giáo tiếp khác nhau, cảm nhận được cái hay cái đẹp của Tiếng Việt. Với mục tiêu giáo dục và vị trí, vai trò, nhiệm vụ của môn kể chuyện như vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ dạy kể chuyện? Liệu có một giải pháp hữu hiệu nào để các giờ kể chuyện luôn hấp dẫn và lôi cuốn hứng thú của các em không? đó là điều tôi cũng như nhiều người làm công tác giáo dục rất băn khoăn và lo nghĩ. Chính vì vậy mà tôi chọn kinh nghiệm "Quy trình dạy kể chuyện lớp 4 và lớp 5 theo phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm". Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn kể chuyện. 2) Mục đích nghiên cứu: - Góp phần tìm ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn kể chuyện ở lớp 4 - 5 theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. - Đề xuất quy trình dạy kể chuyện mới cho lớp 4 - 5. 3) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận về dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. - Tìm hiểu thực tế việc dạy môn kể chuyện ở lớp 4 - 5. - Từ đó đề xuất quy trình dạy học mới - "Quy trình dạy môn kể chuyện lớp 4 - 5 theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm". B - Phần nội dung Chương I: Cơ sở lý luận 1) Cơ sở văn học: 1.1. Đặc trưng cơ bản của truyện Truyện kể trong chương trình tiểu học chính là tác phẩm văn học. Do đó truyện kể mang đầy đủ đặc trưng cơ bản của một tác phẩm truyện. Bao gồm : - Truyện được sáng tác chủ yếu bằng văn xuôi để miêu tả cuộc sống một cách sinh động trên cơ sở tình tiết của cốt truyện. - Truyện có nhân vật và người kể : Trong truyện thường xuất hiện nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực,... - Truyện phải có lời kể. Lời kể đi đôi với việc lựa chọn ngôn ngữ, điệu bộ cho phù hợp với nội dung truyện làm cho truyện thêm hấp dẫn. - Nói đến truyện là nói đến hư cấu . Chính đặc điểm này mới làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. 1.2. Chức năng văn học của truyện. - Chức năng nhận thức và dự báo. Giúp người đọc hiểu sâu thêm về cuộc sống. Qua truyện, người đọc có thể nhận ra những biến động của lịch sử, xã hội. - Chức năng thẩm mỹ và giải trí: Khi phản ánh cuộc sống, truyện kể có chức năng làm thoả mãn nhu cầu về cái đẹp, trau dồi năng lực và thị hiếu thẩm mỹ cho con người. Cái đẹp trong truyện là cái đẹp được chọn lọc có tính chất điển hình, có chất lượng cao và mới mẻ hơn đời thường, nó có khả năng nuôi dưỡng những cảm xúc thẩm mỹ cho con người, giúp con người có khả năng hành động, sáng tạo hướng tới cái đẹp. Ngoài ra, truyện còn đem đến cho con người khoái cảm thưởng thức, tiếp nhận. Đó chính là chức năng giải trí của truyện. - Chức năng giao tiếp và giáo dục: Văn học giáo dục con người bằng tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật. Mỗi câu chuyện có một sự tác động theo một xu hướng đạo đức khác nhau, song đều nhằm hoàn thiện con người. Đối với trẻ em mỗi bài học đạo đức rút ra từ câu chuyện đều có tính giáo dục rất lớn. Truyện giúp các em biết trách cái xấu, hướng tới cái đẹp. Qua việc đọc truyện, kể chuyện, chức năng giao tiếp của các em được hình thành . 2) Những cơ sở tâm lý, giáo dục: 2.1. Các nhà tâm lý khẳng định các em là những thực thể hồn nhiên, vô tư, tiềm tàng một khả năng của mình do người lớn tổ chức. Tiếp xúc với thế giới xung quanh các em biết nhận xét, đánh giá theo chuẩn mực của các em. Tất cả hiện tại, tương lai đối với các em đều rất đơn giản và bí ẩn, bởi vậy mà các em rất thích nghe kể chuyện. Đối với các em, đến với truyện như đến với sự ly kỳ, hấp dẫn. Nghe kể chuyện là nhu cầu không thể thiếu được đối với các em, bởi truyện có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi tâm lý. Trong sự biến đổi đó, đáng chú ý hơn cả là các thao tác tư duy dần dần được hình thành. ở lứa tuổi 6 đến 11, 12 tuổi các em có khả năng tư duy sáng tạo và tư duy tưởng tượng phong phú đa dạng. Chính những khả năng đó làm cho các em có một cảm xúc thực sự, biết vui, buồn, yêu, ghét những hình ảnh do chính mình tưởng tượng ra. Mặt khác, các em còn có khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của truyện, biết đánh giá nó và lựa ngôn ngữ thích hợp để kể lại . 2.2. Cơ sở giáo dục: Lứa tuổi từ 6 đến 11, 12 là lứa tuổi nhân cách đang hình thành. Do đó, giáo dục trẻ trong nhà trường luôn là vấn đề phải được quan tâm. Có nhiều hình thức giáo dục trẻ song giáo dục trẻ bằng văn học, đặc biệt qua các tác phẩm truyện là hình thức dễ đi vào tâm hồn trẻ nhất. Tuy nhiên, cần có phương pháp sử dụng nó sao cho hợp lý và khoa học là việc làm khó, bởi mỗi câu chuyện nó chứa đựng một tình huống và một bài học đạo đức riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải giúp các em rút ra được điều cần học tập. Mặc dù vậy, trẻ em vốn thông minh, giàu tưởng tượng nên các em dễ hoà nhập với nhân vật, cốt truyện để tìm ra cái hay, cái đẹp trong đó. Đến với tác phẩm các em sẽ thấy thế giới xung quanh như đẹp hơn, sống động hơn. Sống với cái đẹp, cái tốt trong truyện, trẻ em sẽ từng bước vươn tới những ước mơ đẹp đẽ, những tình cảm cao quý, những việc làm đáng khen. Đây chính là chức năng giáo dục của truyện được dùng để hướng các em vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Các em biết tự điều chỉnh mình để trở thành người có nhân cách hoàn thiện . 3) Đổi mới phương pháp dạy học. 3.1. Phương pháp dạy học truyền thống; Với phương pháp dạy học này chủ yếu là giáo viên thuyết trình giảng giải. Thầy giáo trình bày những kiến thức có sẵn bằng vốn kinh nghiệm của mình, trò thụ động tiếp thu bài học, trò chỉ nghe và ghi nhớ những điều giáo viên đã giảng. Giáo án được thiết kế theo đường thẳng chung cho cả lớp, lên lớp giáo viên trình bày những vấn đề đã chuẩn bị. Hình thức dạy học này chỗ ngồi của học sinh luôn cố định, được tiến hành ở trong phòng học, bảng đen là nơi thu hút sự chú ý của học sinh. Thầy giáo độc quyền đánh giá kết quả của học sinh. * Nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống: Không phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các em. 3.2. Phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Với phương pháp dạy học này, trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy, trò chủ động thực hiện các hoạt động học. Trong giờ học hình thức đối thoại được sử dụng nhiều. Học sinh được tiến hành đối thoại với bạn, với thầy, có thể hợp tác với bạn để học. Thầy hướng dẫn học sinh cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, học sinh tự tìm ra kiến thức, tự đánh giá, điều chỉnh. * Ưu điểm của phương pháp này là học sinh phát triển cao hơn về mặt nhận thức và sáng tạo. Trong các hoạt động các em luôn được chủ động tự tìm ra cái mới. Như vậy sẽ phát huy được trí thông minh và khả năng còn tiềm ẩn ở các em. 3.3. Phương pháp dạy học tích cực với việc dạy môn kể chuyện: Đặc thù chính của môn kể chuyện là việc kể câu chuyện (giáo viên kể - học sinh kể). Dạy học theo phương pháp tích cực yêu cầu giáo viên phải kể chuyện một cách hẫp dẫn bằng ngữ điệu thích hợp với từng câu chuyện, từng nhân vật trong chuyện...để thu hút sự chú ý của các em để từ đó các em học tập cách kể chứ không phải đọc truyện cho học sinh nghe. Học sinh, sau khi nghe kể , phải biết kể lại câu chuyện sinh động , hấp dẫn bằng ngôn ngữ riêng của mình . Có thể kể dưới nhiều hình thức: kể theo lời tác giả, kể theo lời nhân vật, kể phân vai... Việc tổ chức lớp học không nhất thiết ở trong lớp học mà có thể ở chỗ nào đó thích hợp có tác dụng tạo tâm thế thoải mái cho học sinh. Khi kể chuyện giáo viên không yêu cầu học sinh kể một cách trung thành với nội dung của sách mà có thể thay lời, đảo ý nhưng phải toát lên được nội dung cốt truyện đã nghe. Với phương pháp dạy học này, yêu cầu cả giáo viên và học sinh phải nghiên cứu kỹ trước nội dung câu chuyện, hiểu truyện để từ đó mà tìm ra cách kể cho phù hợp. Chương II: Tìm hiểu thực tế việc dạy học môn kể chuyện lớp 4 - 5 ở trường tiểu học hiện nay. 1) Tìm hiểu tình hình học của học sinh ( dùng phiếu - phụ lục). Qua tìm hiểu tôi được biết, các em rất thích học môn kể chuyện thích đọc truyện. Đối với các em được đến với truyện như đến với một thế giới huyền diệu, bởi vậy các em thích nhất là truyện cổ tích. Các em thích loại truyện này một lý do rất đơn giản là nó hay và hấp dẫn, có nhiều tình tiết ly kỳ. Chẳng hạn như truyện "Tấm Cám": Tấm bị hại chết hoá thành chim Vàng Anh. Chim bị hại chết , chỗ chôn lông mọc lên cây xoan... Có thể nói, những tình tiết biến hoá ly kỳ có ở truyện cổ tích mà ở truyện khác không thể có được hoặc chỉ có rất ít. Các em thích đọc nhiều truyện và thích mỗi tuần có nhiều tiết kể chuyện. Trong giờ kể chuyện, các em thích nghe cô kể hơn là cô giáo đọc truyện vì cô giáo kể hẫp dẫn hơn đọc. Thích nghe kể nhưng các em không thích kể lại chuyện cho người khác nghe. Nếu được gọi các em chỉ kể theo gợi ý của giáo viên chứ chưa kể lại được cả đoạn dài hay cả câu chuyện một cách trôi chảy. Nguyên nhân là do các em ít thâm nhập truyện vì vậy mà các em chưa kịp hiểu chuyện và tổng hợp ý để kể lại sau khi nghe cô giáo kể. Mặt khác kỹ năng kể của các em chưa được rèn luyện nhiều nên các em ngại kể. Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn có một số em biết kể lại truyện một cách trôi chảy, hấp dẫn, biết nhập vai của nhân vật trong truyện để kể lại. Như vậy ta thấy rằng, trong các em vẫn còn chứa một khả năng tiềm tàng về kể chuyện mà ta chưa giúp các em khai thác hết. Nếu như có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức và phương pháp dạy thích hợp thì chắc chẵn các em sẽ rèn luyện được kỹ năng kể chuyện hay hơn , hấp dẫn hơn. 2) Việc dạy môn kể chuyện ở trường tiểu học hiện nay. Qua tìm hiểu tôi được biết hầu hết giáo viên đều xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với học sinh. Song với riêng phân môn kể chuyện thì chưa có sự quan tâm đúng mức vì họ cho rằng kể chuyện chỉ để giải trí cho các em, còn nhiều môn khác quan trọng hơn cần đầu tư nhiều. Do đó, sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh không chu đáo dẫn đến tiết dạy, học kể chuyện không đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên rất ngại dạy tiết kể chuyện trong các giờ thao giảng, dự giờ thăm lớp vì sợ khâu kể chuyện không hấp dẫn, không biết khai thác đầy đủ nội dung ý nghĩa để rút ra bài học đạo đức cho học sinh và rất ít học sinh biết kể lại câu chuyện một cách trôi chảy, mạch lạc. Đối với những giáo viên có tâm huyết với nghề và dày dạn kinh nghiệm thì họ cho rằng kể chuyện là một môn học hấp dẫn, thú vị nhưng làm sao để khai thác và chuyển tải hết nội dung, ý nghĩa câu chuyện đến với học sinh là cả một vấn để khó. Đó chính là vấn đề nan giải mà chúng ta cần tháo gỡ. 3) Quy trình dạy học môn kể chuyện hiện nay. Quy trình được tiến hành 4 bước: Bước 1: Giáo viên ổn định lớp, kiểm tra sỹ số, cho học sinh hát . Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Căn cứ vào tình hình của lớp giáo viên gọi khoảng vài em nhắc lại kiến thức cũ bằng cách: - Nhắc tên truyện. - Kể một đoạn chuyện và tìm các nhân vật. - Nêu bài học đạo đức rút ra từ truyện. Bước 3: Bài mới: a) Giới thiệu truyện ( trực tiếp hoặc gián tiếp). b) Giáo viên kể (kết hợp giải nghĩa từ khó). c) Tóm tắt truyện: - Tóm tắt các chi tiết chính của truyện; + Các nhân vật (tính cách). + Kết quả, bài học. d) Học sinh luyện kể: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách kể. - Giáo viên gọi học sinh kể cá nhân (kể từng doạn, theo câu hỏi, cả truyện). - Học sinh kể cá nhân kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung. Bước 4: Củng cố, tổng kết, dặn bài. - Nhắc lại bài học. - Dặn dò phần chuẩn bị bài sau. - Học sinh ghi đầu bài vào vở. Với quy trình này, nó đã trở thành nếp quen thuộc trong giáo viên và học sinh nên nó đơn giản, dễ thực hiện song chưa đảm bảo phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua thực tế ta thấy rằng, cần có một quy trình và phương pháp dạy kể chuyện mới hơn, phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay. Chương III: Đề xuất quy trình dạy học mới theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. 1) Các nguyên tắc xây dựng quy trình 1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học. Quy trình phải đảm bảo tính logic, khoa học, thống nhất trên cơ sở lý luận về phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm. 1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp. Cần tạo ra được mối tương quan giữa bài kể chuyện với bài học khác hỗ trợ cho việc học các bài học khác có chất lượng. 1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính nghệ thuật: Quy trình dạy kể chuyện cần phải giúp học sinh hiểu được nội dung tác phẩm, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của truyện. 1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng loạt, tính cá thể và tính thời đại: Dạy kể chuyện phải dựa trên cơ sở tính đồng loạt, khái quát của bộ môn song cần có những nét riêng theo khối lớp để phát huy khả năng của học sinh. 2) Mục đích xây dựng quy trình. - Phát triển kỹ năng nói và nghe cho học sinh giúp học sinh kể lại câu chuyện đã học, đã nghe ở những mức độ khác nhau. + Tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau. Biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ... + Biết theo dõi câu chuyện bạn kể, nêu ý kiến bổ sung, nhận xét. - Nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện. - Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện đem lại niềm vui tuổi thơ trong học tập môn Tiếng Việt. 3) Đề xuất quy trình. I/ Kiểm tra bài cũ. Học sinh kể lại một đoạn câu chuyện đã học ở tiết trước giáo viên nhận xét, củng cố thêm về nội dung hoặc ý nghĩa câu chuyện. II/ Dạy bài mới. 1) Giới thiệu bài. - Giáo viên nêu yêu cầu của tiết học 2) Giáo viên kể chuyện - Giáo viên kể mẫu toàn bộ câu chuyện (có thể kết hợp tranh minh hoạ). 3) Hướng dẫn kể chuyện - Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo từng đoạn (nếu có đoạn) hoặc cả chuyện dưới hình thức : Tập kể theo nhóm : đôi, ba... - Học sinh đại diện các nhóm kể trước lớp (có thể yêu cầu học sinh cùng nhóm kể tiếp sức hoặc hỗ trợ cho bạn khi bạn còn gặp khó khăn khi kể). - Các nhóm khác nhận xét đánh giá bổ sung. - Thi đua giữa các nhóm xem nhóm nào kể đạt yêu cầu hay hơn. - Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo lối phân vai hoặc kể có sáng tạo, nhận xét, nêu cảm nghĩ.... III/ Củng cố - Dặn dò: Lưu ý về nội dung ý nghĩa câu chuyện, về cách kể chuyện, nêu yêu cầu kể chuyện ở nhà. * Lưu ý: Giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện. Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện giáo viên có thể nhắc nhẹ nhành để em đó nhớ lại câu chuyện. Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi các em đã kể xong. Nên động viên, khuyến khích để các em kể tự nhiên, hồn nhiên như đang kể cho anh, chị em nghe ở nhà. * Cần động viên các em kể với giọng và điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sinh động. Biết đưa vào chuyện trong chừng mực vừa phát huy một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể. Chúng ta không yêu cầu học sinh phải thêm vài các tình tiết, các nhân vật không có trong nguyên bản, cũng không khuyến khích học sinh thay những từ đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện là thiếu sáng tạo mà nên giúp học sinh kể một cách sinh động như sống với câu chuyện, chứ không kể như đọc văn bản truyện. 3) Thiết kế một bài dạy theo quy trình đề xuất Bài: Truyện " Tấm Cám" (lớp 5 - 2 tiết) chỉ soạn 1 tiết. I. Mục tiêu: 1) Giúp học sinh nắm được đây là truyện cổ tích thần kỳ vào loại tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam . 2) Học sinh nắm vững cốt truyện và hệ thống nhân vật. 3) Hướng dẫn học sinh biết cách cảm thụ một tác phẩm văn học dân gian. 4) Giúp các em nhận thức sâu sắc điều mong ước thiết tha của nhân dân ta là " ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác". 5) Hướng dẫn luyện tập cho học sinh cách kể chuyện diễn cảm bằng nhiều hình thức tâm lý, tính cách riêng của mỗi nhân vật. II. Chuẩn bị Bước này thực hiện trước khi đến lớp cả thầy và trò đều thực hiện. 1) Làm quen với tác phẩm: Thể loại truyện 2) Đọc kỹ truyện - tìm hiểu nội dung thông tin. - Phần 1: Cuộc sống của Tấm trước khi vào cung - Phần 2: Cuộc đấu tranh sinh tồn để bảo vệ sự sống. - Mối quan hệ giữa các nhân vật : Tấm, dì ghẻ, Cám, Vua, bà hàng nước. 3) Đồ dùng trực quan: Bộ tranh kể truyện Tấm Cám. 4) Địa điểm và cách tổ chức . - Tại lớp theo hình chữ U, chia nhóm 5 người - học sinh rèn kể theo nhóm - kể truyện theo tranh không cần bảng. III. Hoạt động dạy và học. A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . B. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ngày xưa có một cô gái hiền lành, chăm chỉ nhưng luôn bị mẹ con dì ghẻ hành hạ. Nhờ Bụt giúp đỡ cô đã trở thành hoàng hậu. Vì ghen ghét mẹ con dì ghẻ quyết tâm hãm hại, cô phải hoá thân bốn lần và cuối cùng cô đã chiến thắng. Em có biết là ai ? ở trong truyện gì không? H: Cô Tấm trong truyện " Tấm Cám". ? Em có thích truyện "Tấm Cám" không? Vì sao? Em có thích tự mình kể cho người khác nghe không? * Hoạt động 2: Thầy kể chuyện Thầy kể mẫu (phần 1). Vừa kể vừa dùng tranh minh hoạ. Học sinh : Nghe kể, ghi nhớ và học cách kể. * Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện từng đoạn theo các bước sau: - Cho học sinh quan sát từng tranh. - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý. - Cho học sinh kể chuyện. (Theo nhóm - trước lớp) - Sau mỗi lần học sinh kể cho lớp nhận xét về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không? + Về cách diễn đạt : Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? + Về cách thể hiện : Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp với điệu bộ, nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không? Tiến hành cụ thể như sau: 1) Kể theo tranh 1.(học sinh quan sát tranh 1) - Học sinh kể theo nhóm đôi (1 em dẫn chuyện, 1 em kể đoạn một).(Hướng cho học sinh đổi vai cho nhau). - Nhóm kể trước lớp (3 nhóm). - Học sinh kể theo nhóm 5 : Mỗi em một nhân vật, một em dẫn chuyện (cũng hướng dẫn học sinh diễn lời kể theo nhân vật cho nhau). Câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhìn tranh kể: (in ra phiếu). T : Em hình dung nhân vật Tấm. H : ở với mẹ con dì ghẻ Tấm chăm chỉ, siêng năng, thật thà, thường bị hành hạ. T : Tính cách của mẹ con Cám thế nào? H : Độc ác, lừa dối, ranh mãnh, đạo đức giả, lười biếng. T : Nhân vật nào đại diện cho cái thiện - cái ác. - Sau đó từng nhóm kể trước lớp (2 nhóm). 2) Kể theo tranh 2. (học sinh quan sát tranh 2, các bước như đoạn 1) - Học sinh trong nhóm kể nối tiếp hết đoạn 2 (thi đua kể giữa các nhóm). - Học sinh kể theo nhóm 5 : Câu hỏi gợi ý giúp học sinh nhìn tranh kể: (in phiếu) T : Sự kiện nào làm thay đổi cuộc đời Tấm. H : Tấm đánh rơi giày. T : Em hãy hình dung cảnh thử giày? H : Nhộn nhịp, đông đúc, toàn đàn bà con gái có cả mẹ con Cám. T : Thái độ của mẹ con Cám thế nào? Khi thấy Tấm thử giày. H : Mụ bĩu môi, nói mỉa : "Chuông khánh...." T : Sự kiện thử giày có ý nghĩa gì đối với Tấm. H : Được rước vào cung làm Hoàng Hậu. T : Việc Tấm được rước vào cung, trở thành Hoàng Hậu cho em bài học gì? H : ở hiền gặp lành, người tốt được giúp đỡ. * Hoạt động 4: Rèn kỹ năng kể chuyện (có sáng tạo) - Yêu cầu học sinh kể có sáng tạo, dựng lại câu chuyện theo vở kịch nhỏ + Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo lối phân vai (chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm 5 người) 1 nhóm làm trọng tài. Kể theo nhóm 5 người. Mỗi người 1 vai. + Các nhóm cùng trọng tài trao đổi nhận xét về cách kể của bạn. Thầy bao quát chung: - Theo dõi học sinh dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa tốt để góp ý. - Hướng dẫn học sinh trong lớp góp ý cho các vai. - Kết hợp với ý kiến của học sinh trong lớp với những nhận xét riêng đã ghi sổ, giáo viên tổng kết. T : Theo em đoạn nào khó kể nhất? Vì sao : Trong câu chuyện này em yêu nhân vật nào? Hoạt động 5: Rút ra nội dung ý nghĩa câu truyện. ở phần một , nhân vật Tấm đã để lại cho chúng ta những ấn tượng đẹp về đức tính hiền lành chăm chỉ. Cuộc đời Tấm sau khi vào cung sẽ như thế nào? Tiết kể chuyện sau chúng ta sẽ rõ. *Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà. - Xây dựng lại dàn ý phần 1 của câu chuyện. - Em hãy tưởng tượng cảnh Tấm đi dự hội. - Chuẩn bị tốt phần 2 của truyện. Tóm lại : Trên đây tôi đã đề xuất quy trình dạy học môn kể chuyện lớp 4 - 5 theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Với quy trình này đã phát triển được kỹ năng nói và nghe của học sinh. Các em biết kể lại câu truyện theo các vai khác nhau, biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giáo tiếp. Học sinh hứng thú với môn kể chuyện. C - Phần kết luận Môn kể chuyện mãi vẫn là môn học hấp dẫn đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Các em đến với truyện như đến với một thế giới mới lạ, đầy hấp dẫn thú vị. Truyện mở mang thêm tâm hồn các em, giúp các em biết nhìn nhận và đánh giá sâu sắc mọi vấn đề... Chính vì vậy, môn kể chuyện sẽ góp phần giúp các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy, vấn đề được đặt ra hiện nay là tìm phương pháp tối ưu cho việc dạy môn kể chuyện nhằm phát huy ưu thế của môn học. Qua qúa trình được nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế dạy học môn kể chuyện hiện nay ở trường tiểu học, tôi đã mạnh dạn đề xuất "Quy trình dạy kể chuyện ở lớp 4 - 5 theo phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm", với mong muốn góp phần tìm hiểu phương pháp dạy học mới, phù hợp hơn cho môn kể chuyện ở tiểu học. Với quy trình dạy học này sẽ giúp học sinh tự xây dựng cho mình cách học đúng theo ý tưởng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đối với bậc tiểu học. Tuy nhiên, những vấn đề tôi trình bầy trên đây mới chỉ là bước đầu tiếp cận, tìm hiểu vấn đề mà tôi cho là quan trọng nhất và đặc trư
Tài liệu đính kèm: