Phương pháp và quy trình dạy tập viết cấp tiểu học

Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Trong chương trình không có tiết học lí thuyết, chỉ có tiết rèn luyện kĩ năng. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường tiểu học.

Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như tính chất cẩn thận, tính kỹ thuật và khiếu thẩm mĩ.

I- Nhiệm vụ của phân môn Tập Viết ở tiểu học

1. Nhiệm vụ chung

Phân môn tập viết ở tiểu học truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật chữ viết. Trong các tiết tập viết, HS nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ La Tinh ghi âm tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở đồng thời được hướng dẫn yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu

Riêng ở lớp 1, việc dạy viết phải phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. HS luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm – chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết Tập viết.

2. Các nhiệm vụ cụ thể

Viết chữ trong phân môn Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết, hiểu theo nghĩa rộng. Giai đoạn đầu của quá trình viết chữ trong môn này dồn trọng tâm vào việc dạy viết chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối lớp 1 và những lớp trên, song song với việc rèn viết chữ cái viết hoa gọi tắt là chữ hoa, HS còn được rèn luyện viết văn bản. Viết văn bản ở đây thực chất là viết chính tả ở các thể loại tập chép, nghe – viết và nhớ – viết. Học sinh nhìn một đoạn mẫu và chép, cao hơn là nhớ lại một đoạn văn, đoạn thơ đã học và chép lại, Từ việc giới hạn nhiệm vụ của việc dạy học Tập viết như vậy chương trình tập viết ở tiểu học quy định nhiệm vụ cụ thể của phân môn này là :

a) Về tri thức: dạy HS những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét viết chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.

 

doc 8 trang Người đăng phuquy Lượt xem 21881Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp và quy trình dạy tập viết cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY TẬP VIẾT CẤP TIỂU HỌC
Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Trong chương trình không có tiết học lí thuyết, chỉ có tiết rèn luyện kĩ năng. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học Tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường tiểu học.
Ngoài ra, Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như tính chất cẩn thận, tính kỹ thuật và khiếu thẩm mĩ.
I- Nhiệm vụ của phân môn Tập Viết ở tiểu học
1. Nhiệm vụ chung
Phân môn tập viết ở tiểu học truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật chữ viết. Trong các tiết tập viết, HS nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ La Tinh ghi âm tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở đồng thời được hướng dẫn yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu
Riêng ở lớp 1, việc dạy viết phải phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. HS luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm – chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết Tập viết.
2. Các nhiệm vụ cụ thể
Viết chữ trong phân môn Tập viết thuộc giai đoạn đầu của kĩ năng viết, hiểu theo nghĩa rộng. Giai đoạn đầu của quá trình viết chữ trong môn này dồn trọng tâm vào việc dạy viết chữ cái và liên kết chữ cái để ghi tiếng. Ở giai đoạn cuối lớp 1 và những lớp trên, song song với việc rèn viết chữ cái viết hoa gọi tắt là chữ hoa, HS còn được rèn luyện viết văn bản. Viết văn bản ở đây thực chất là viết chính tả ở các thể loại tập chép, nghe – viết và nhớ – viết. Học sinh nhìn một đoạn mẫu và chép, cao hơn là nhớ lại một đoạn văn, đoạn thơ đã học và chép lại, Từ việc giới hạn nhiệm vụ của việc dạy học Tập viết như vậy chương trình tập viết ở tiểu học quy định nhiệm vụ cụ thể của phân môn này là : 
a) Về tri thức: dạy HS những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ, tên gọi các nét viết chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của các chữ viết.
b) Về kĩ năng : Dạy HS các thao tác viết chữ từ đơn giản tới phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình bày chữ viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà GV cần thường xuyên quan tâm.
II- Một số quy định về dạy và học viết chữ
Trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ thường, chữ số và chữ viết hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm.
Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái ; từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp.
Sau đây là một số lưu ý về chữ viết hiện hành:
Nhìn chung, chữ viết cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau đây :
-Dễ đọc, dễ biết;
-Cần đảm bảo phân biệt giữa chữ này với chữ khác ;
-Cần đảm bảo tính thẩm mĩ
-Tạo điều kiện cho việc viết liền mạch để tăng tốc độ khi viết.
 Bộ chữ viết hiện hành (theo QĐ 31) về cơ bản giống bộ chữ viết chỉnh lí nhưng có bổ sung thêm một số thay đổi cho chữ viết đỡ thấp và đẹp hơn.
Các chữ cũng theo quy định cũ :
+Các chữ một đơn vị chiều cao : a, ă, â, c, e, ê, i, m, n, ô, o, ơ, u, ư, v, x (các chữ ă, â, e, ê, ô, o, ư về cơ bản vẫn là một đơn vị chiều cao, có thêm dấu phụ nằm phía trên).
+Các chữ 2 đơn vị chiều cao : d, đ, q, p.
+Các chữ 1,5 đơn vị chiều cao : t
Các chữ có điều chỉnh chiều cao 
+Các chữ 2,5 đơn vị chiều cao : b, g, h, k, l, y (cũ là hai đơn vị).
+Các chữ 1,25 đơn vị chiều cao : r, s
III. Những yêu cầu và nội dung cơ bản của việc dạy tập viết ở Tiểu Học
1. Lớp 1
a) Về kiến thức: Giúp HS hiểu biết được những đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết chữ thường, dấu thanh và chữ số. Bước đầu làm quen với chữ viết hoa.
b) Về kĩ năng : Viết đúng quy trình viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra HS còn được rèn luyện các kĩ năng như : tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
Học hết lớp 1, HS viết đúng chữ viết thường, chép đúng chỉnh tả đoạn văn khoảng 30 chữ/ 15 phút.
2. Lớp 2
a) Về kiến thức : Củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ cái viết thường, chữ số, nắm vững quy trình viết chữ cái, chữ hoa, chữ số. Năm được hình dáng và viết đúng các chữ cái, viết hoa, đồng thời nâng cao kĩ năng viết liền mạch giữa các chữ cái viết thường với nhau và viết chữ hoa với chữ thường.
b) Về kĩ năng : Viết đúng mẫu chữ cái viết hoa, thể hiện rõ đặc điểm thống nhất ở các nét cơ bản trong từng nhóm chữ viết hoa. HS biết điều chỉnh về khoảng cách khi viết các chữ cái đứng sau chữ viết hoa không có nét móc.
Học hết lớp 2, HS viết đúng và đều nét các chữ thường, chữ hoa; viết đúng chính tả khoảng 50 chữ / 15 phút.
3. Lớp 3
a) Về kiến thức : Củng cố, hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ hoa, chữ thường và chữ số.
b) Về kĩ năng : Viết đúng, rõ ràng và thành kĩ năng viết nhanh. Đồng thời biết trình bày bài viết, bài làm sạch, đẹp, thực hiện nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
Học hết lớp 3, HS viết đúng chữ viết thường, chữ hoa ; viết bài chính tả khoảng 50 chữ / 15 phút. 
IV. Yêu cầu và nội dung chương trình dạy học tập viết
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu nội dung chương trình tập viết hiện hành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo để không những nâng cao chất lượng dạy chữ mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy công cụ của việc dạy học tập viết. Phần tập viết trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học (ban hành theo quyết định số 16), quy định cụ thể như sau :
1. Lớp 1: 
-Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. 
-Viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ; tập ghi dấu nhanh và đúng vị trí ; 
-Làm quen với chữ hoa cỡ to và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định ; tập viết các số đã học.
2. Lớp 2 : 
-Tập viết đúng theo mẫu và đều nét các chữ thường theo cỡ nhỏ 
-Tập viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ.
3. Lớp 3
-Viết đúng, nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ.
-Viết rõ ràng, đều nét một đoạn văn ngắn.
Trên đây là yêu cầu cơ bản trong giờ Tập Viết. Ngoài ra việc rèn luyện kĩ năng tập viết còn được triển khai trong các giờ chính tả và tập làm văn. Trên tinh thần này, tuy lớp 4 và lớp 5 không có giờ tập viết song kĩ năng tập viết vẫn cần phải được chú ý rèn luyện thêm ở mức độ cao hơn và tổng hợp hơn.
4. Vở tập viết 
Vở tập viết do nhà xuất bản giáo dục ấn hành là phương tiện để HS luyện chữ viết. Từ lớp 1 đến lớp 3, mỗi lớp có 2 quyển ứng với tập một và tập hai của sách giáo khoa Tiếng Việt.
a) Vở Tập viết 1
Vở tập viết 1 bám sát theo nội dung và yêu cầu SGK Tiếng Việt 1, gồm hai tập. Phần học vần từ bài 1 đến bài 103, nội dung tập viết được chia theo từng bài học. Ở đầu một số bài, chữ cái mẫu được viết theo cỡ chữ to trên phần kẻ ô vuông và có thể hiện rõ quy trình viết cho HS dễ theo dõi. Học sinh tập viết theo cỡ chữ vừa các chữ ghi âm, vần và các từ ngữ ứng dụng.
Phần luyện tập tổng hợp, nội dung tập viết yêu cầu HS bước đầu làm quen chữ hoa và luyện viết các từ ứng dụng. Các bài tập viết được chia theo tuần. Mỗi bài ghi hai phần : A và B. Phần A là phần tập viết ở lớp, phần B là phần tập viết ở nhà.
Phần A có chữ mẫu viết hoa cỡ to trên phần kẻ ô vuông với các chỉ dẫn quy trình viết để HS quan sát. Bên phải chữ mẫu là các chữ hoa cỡ vừa thể hiện bằng các nét chấm chấm để HS tập tô bước đầu làm quen với chữ viết hoa. Cuối bài, HS tập viết các vần, từ ngữ ứng dụng theo mẫu viết ở đầu dòng.
Phần B dành cho luyện tập ở nhà, gồm hai nội dung :
-Tập tô các chữ viết hoa cỡ vừa.
-Tập viết các vần, từ ngã cỡ chữ vừa theo mẫu trình bày ở đầu dòng.
Từ bài tập tô chữ Q đến hết năm học, HS bắt đầu tập viết cỡ chữ nhỏ sau khi tập viết cỡ chữ vừa.
b) Vở tập viết 2
Mỗi bài tập viết ở lớp 2 được thiết kế trên hai trang vở có chữ viết mẫu (cỡ vừa và nhỏ) trên dòng kẻ li. Cấu trúc cụ thể như sau :
Trang lẻ :
-Tập viết ở lớp (kí hiệu l )
+Giới thiệu chữ mẫu cỡ lớn trên khung kẻ ô vuông, với quy trình viết.
+Một dòng viết chữ hoa cỡ vừa.
+Hai dòng viết chữ hoa cỡ nhỏ.
+Hai dòng viết ứng dụng tiếng (Một cỡ vừa và một cỡ nhỏ).
+Ba dòng viết ứng dụng cụ từ (câu) theo cỡ nhỏ.
-Tập viết nghiêng (kí hiệu « - tự chọn) : một dòng chữ, một dòng tiếng và một dòng cụm từ (câu) ứng dụng theo cỡ nhỏ.
Trang chẵn :
	-Luyện viết ở nhà ( kí hiệu n )
	+Hai dòng viết chữ hoa.
	+Hai dòng viết ứng dụng tiếng.
	+Bốn dòng viết ứng dụng câu.
	Tất cả các dòng trên đều viết với cỡ chữ nhỏ.
	-Tập viết nghiêng (kí hiệu « - tự chọn) : một dòng chữ hoa, một dòng tiếng ứng dụng và năm dòng cụm từ (câu) ứng dụng.
c)Vở tập viết 3 : 
Cũng như lớp 2, vở tập viết 3 bám sát nội dung bài học trong SGK Tiếng việt 3 (tuần 31) : ôn tập, củng cố cách viết 29 chữ cái viết hoa và một số tổ hợp chữ ghi câu đầu có chữ cái viết hoa (ví dụ : Ch, Gh,Gi..) ; luyện viết ứng dụng các tên riêng, các câu (tục ngữ, ca dao, thơ) có số chữ dài hơn ở lớp 2
Nên lưu ý là : Tuy 4 tuần ôn tập và kiểm tra định kì không có tiết dạy tập viết trên lớp, nhưng vở tập viết 3 vẫn có nội dung luyện viết thêm (ở nhà) để HS luyện kĩ năng viết chữ và trình bày một đoạn văn (hoặc một bài ngắn).
Về mặt trình bày, về cơ bản mỗi bài trong vở Tập viết 3 có cấu trúc đồng dạng với vở tập viết 2. Cụ thể như sau :
Trang lẻ 
-Tập viết ở lớp (kí hiệu l)
+ Hai dòng viết chữ hoa cỡ nhỏ (một dòng ôn lại chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa đã học ở lớp 2, một dòng củng cố thêm 1,2 chữ cái viết hoa hoặc tổ hợp chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa xuất hiện trong tên riêng hoặc câu ứng dụng). Trọng tâm là luyện viết dòng thứ nhất.
+ Hai dòng viết ứng dụng tên riêng theo cỡ nhỏ.
+ Bốn viết dòng ứng dụng câu (tục ngữ, ca dao, thơ) theo cỡ nhỏ.
-Tập viết nghiêng (kí hiệu «- tự chọn): Lặp lại tên riêng và câu ứng dụng nhưng viết theo kiểu chữ nghiêng, cỡ nhỏ.
	Trang chẵn
	-Luyện viết ở nhà (kí hiệu n)
	HS luyện viết chữ hoa cần ôn và một số từ ngữ trong câu ứng dụng cần chú ý về kỹ thuật nối nét (viết liền mạch); luyện viết tên riêng và câu ứng dụng trong bài
	-Tập viết nghiêng (kí hiệu « - tự chọn)
	Lập lại tên riêng và câu ứng dụng nhưng viết theo kiểu chữ nghiêng, cỡ nhỏ.
Sau mỗi chữ viết mẫu, trên mỗi dòng kẻ đều có điểm đặt bút ( dấu chấm) với những dụng ý như đã nói ở vở tập viết 2.
V. Phương pháp dạy tập viết 
a) Phương pháp trực quan
Giáo viên khắc sâu cho các em về con chữ bằng nhiều con đường : kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.
Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các e viết đúng. Có các hình thức mẫu chữ : chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu Tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng chữ quy định, rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng : 
-Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
-Chữ nẫu GV viết tiếp trên bảng giúp cho HS nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong cùng ột chx nhằm đả bảo yêu cầu viết liền mạch, viết nhanh.
-Chữ mẫu trong hộp chữ các em kết hợp mắt nhìn, tay xếp để phối hợp các thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
Chữ viêt của GV khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu, vì thế, GV cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
Ngoài ra, để việc dạy chữ viết không đơn điệu, GV cần coi trọng việc xử lí quan hệ giữa â và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó, trong tiến trình dạy tập viết, nhất là tập viết những âm mà địa phương hay nhầm lẫn, GV cần đọc mẫu.Việc viết đúng sẽ củng cố việc dạy đọc đúng, ngược lại đọc đúng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo viết đúng 
b) Phương pháp đàm thoại gợi mở
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. GV dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh các nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học giữa các chữ cái đữ phân tích. Chẳng hạn, khi dạy chữ cái A, GV có thể đặt câu hỏi “chữ A cấu tạo bằng những nét nào ? (2 nét óc ngược và 1 nét lượn ngang). Chữ cao mấy ô ? Độ rộng của chữ bao nhiêu (trong bảng chữ mẫu) ? Nét nào viết trước, nét nào viết sau” ? với những câu hỏi khó, Gv cần định hướng câu trả lời cho các em. Vai trò của người Gv ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái, chuẩn bị cho giai đọan luyện tập viết chữ tiếp theo.
c) Phương pháp luyện tập
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao giúp học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải dược tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân ôn tập viết cũng như ở các môn của bộ môn tiếng việt và các môn học khác.
Khi HS luyện tập viết chữ, GV cần chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng và ngòi đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế đúng, rèn cho trẻ viết đẹp mà quên ắt việc uốn nắn cáhc ngòi viết là một thiếu sót lơn của GV. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau :
-Tập viết chữ (chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bản lớp
Hình thức tập viết chữ trên bảng đen có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kĩ năng viết chữ của học sinh.Hình thức này thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, cách luyện tập viết chữ ở lớp. Qua đó, GV phát hiẹn chỗ sai của học sinh (về hình dáng, kích thước, thứ tự viết các nét)để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá cho điểm.
-Tập viết chữ vào bảng con của học sinh
HS luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở. HS có thể tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ có hai hoặc ba chữ vào bảng con. Khi sử dụng bảng con, GV cần hướng dẫn các e cả cách lau bảng từ trên xuống, cách sử dụngvà quản phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh (phải có giẻ ướt để lau bảng). Viết vào bảng song, HS cần giơ lên để học sinh kiểm tra. Cần chú ý giữ trật tự trong lớp khi dùng hình thức luyện tập này và nên tận dụng hai mặt bảng khi viết.
Đối với HS lớp 1, cần phải có mẫu trình bày bảng con từng nội dung để học sinh nhìn vào đó mà viết theo.
-Luyện tập viết chữ trong vở tập viết
Muốn cho HS sử dụng có hiệu quả vở tập viết, GV cần hướng dẫn tỉ mĩ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài viết (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách chữ, dấu vị trí đặt bút, thứ tự viết nét) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn những dòng sau.
-Luyện tập viết chữ khi học các môn học khác
Cần tận dụng việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết. Đối với lớp 1 nói riêng, bậc Tiểu học nói chung, sự nghiêm khắc của GV về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc luyện viết chữ mới được củng cố đồng bộ, thường xuyên. Việc làm này đòi hỏi GV ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận, lòng yêu nghề mến trẻ.
V- Quy trình chung dạy một bài tập viết
1. Giới thiệu bài tập viết
Trên cơ sở nội dung bài viết đã được trình bày trên bảng lớp, gồm chữ cái, vần, từ và dòng chữ ứng dụng, GV cần làm những việc sau :
-Đọc gộp cả tiếng, có thể giải nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng (ngắn gọn, súc tích)
-học sinh, đọc lại toàn bài (Riêng HS lớp 1 và lớp 2 cần phải kết hợp đọc và đánh vần).
2. Phân tích cấu tạo chữ
a) Phân tích chữ cái : 
Giáo viên gợi ý đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để HS nhận biết và phân tích hình dáng, cấu tạo của chữ cần dạy. Có thể gợi ý cho HS: Chữ gồm mấy nét, là những gì ? Các nét chữ đó như thế nào ? sự liên kế phối hợp của các nét ra sao ? Điểm đặt bút, điẻm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẻ ?
Quan sát chữ mẫu, HS sẽ phát hiện được sự giống nhau và khác nhau của chữ đang học với chữ đã học, từ đó khắc sâu biểu tượng về chữ đang học. Nếu là chữ đã học, có thể yêu cầu HS phân tích ngay.
b) Phân tích vần, từ và dòng chữ viết ứng dụng. 
Bước này gồm các việc :
-Giáo viên củng cố lại một số chữ cái viết khó hoặc các chữ cai mà HS hay viết sai (các con chữ còn khuyết, nét cong, nét thắt): b,k,r,v,s,
-Xác định chữ viết hoa (nếu có )và quan hệ giữa chữ viết hoa với chữ viết thường, nhất là chữ cái viết đằng sau chữ hoa không có nét óc để chuẩn bị cho việc xác định khoảng cách giữa chữ viết hoa với điểm đặc bút của chữ cái đứng sau.
-Xác định cách nói giữa các chữ cái (con chữ), ở vị trí nào có nét nói thuận lợi, chỗ nào không thuận lợi, khi viết phải lia bút hay tạo nét phụ.
3. Giáo viên viết mẫu
-Giáo viên phân tích cách viết và ô phỏng cách viết bằng cách chỉ theo nét chữ viết của từng con chữ, dấu phụ theo quy tình viết.
-Giáo viên viết mẫu theo nội dung viết chữ.
Viết mẫu là thao tác trực quan của GV trên bảng lớp giúp HS nắm bắt được quy trình viết chữ. Do vậy, GV cần phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ. Khi viết ẫu, phải tạo điều kiện để HS quan sát được ta GV viết từng nét chữ. Đối với những con chữ có nét nói khó, GV cần viết chậ và phối hợp giảng giải cách viết. sau đó có thể trích đoạn chỗ viết khó ở phần bảng phụ (các nội dung khó, viết trích đoạn ở phần bảng phụ có thể xóa khi viết sang nội dung khác).
4. Học sinh luyện tập viết vào bảng
a) Luyện tập viết chữ
-Trước khi học sinh viết vào vở các em được luyện tập trên bảng. Hầu hết cả lớp viết vào bảng học sinh, một vài em có thể viết trên bảng lớp (số HS tùy theo thực tế bảng lớp to, nhỏ).
-Nội dung viết luyện tập về co bản theo thứ tự bài viết. Đối với dòng chữ ứng dụng, không nhất thiết viết lại toàn bộ dòng chữ, mà cần chọn lọc các nội dung chữ viết khó (viết một, hai chữ hay trường hợp nói khó).
b) Tổ chức học sinh nhận xét chữ viết luyện tập
-Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để HS quan sát chữ viết của bạn (bảng lớp, bảng HS) và nhận xét chữ viết của nhau về cấu tạo chữ, nét chữ, nét nối,
-Phát hiện chữ viết đẹp, những chỗ viết sai, HS tự đều chỉnh sửa chữa.
-Giáo viên chữa lại những sai sót của HS và khẳng định kiến thức.
Chú ý
+Giáo viên nên kết hợp giảng giải phân tích và tổ chức cho HS luyện tập đối với từng nội dung viết có trong bài. Cần thực hiện tốt việc dạy song cách viết cuat nội dung để dạy. có thể lượt bớt các chữ có cách viết giống nhau, để tập chung cho học viết các nội dung khác và tổ chức HS luyện tập theo nội dung tương ứng.
5. Học sinh viết vào vở
-Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung cần viết trong bài tập viết (điểm đặc bút, khung chữ, đường kẻ dòng viết của từng nội dung).
-Học sinh thực hành viết vào vở.
-Giáo viên hướng dẫn cá nhân học sinh viết chữ (sữa chữa sai, tư thế ngồi viết, cách cầm bút nếu cần thiết có thể rút ra kinh nghiệm chung với cả lớp).
-Chấm điểm tại chỗ : Kết hợp với quá trình nhận xét cá nhân HS, GV có thể chấm bài của một số HS và cuối thời gian viết vào vở.
6. Củng cố bài tập viết
Tùy theo thời gian còn lại của giờ dạy, GV củng cố kiến thức trọng tâm bằng những cách thức sau :
-Sử dụng bài viết của học sinh trong vở để cùng HS nhận xét, rút kinh nghiệm khuyết điểm về kĩ năng viết chữ.
-Yêu cầu học sinh viết bảng lớp các chữ có liên quan trọng tâm của bài viết, sau đó GV và HS khác nhận xét và sửa chữa.
-Thi viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, đẹp. có thể dùng bộ chữ rời cho HS thi ghép nét tạo chữ cái 
-Tổ chức trò chơi viết chữ cái theo gợi ý bằng lời về cấu tạo chữ hoặc viết chữ theo tranh vẽ gợi ý.
Cần tăng cường các hình thức củng cố, nâng cao bài viết để một mặt tạo cho giờ học không khí vui tươi, sinh động, nhẹ nhàng, mặt khác tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng giữa Tập viết với học vần, Chính tả, góp phần nâng cao hiệu quả đọc và viết của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docPHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH DẠY TẬP VIẾT CẤP TIỂU HỌC.doc