Phương pháp giảng dạy bài ôn tập “các môi trường Địa lý” - Địa lý lớp 7

I. Nhận thức cũ và tình trạng cũ.

 Trong 3 năm qua (thay SGK lớp 7), từ việc thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp, nhất là các giáo viên dạy chéo và các giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa cập nhật được phương pháp dạy SGK mới nên rất lúng túng do đó tiết ôn tập này thường có các hạn chế sau:

 - Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế của lần lượt các môi trường.

 - Giáo viên không có sự chuẩn bị bài cẩn thận, không chịu khó đầu tư suy nghĩ, không nghiên cứu tổng quát về hệ thống kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế không tạo được hứng thú học tập cho học sinh, thiếu linh hoạt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học.

 

doc 8 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp giảng dạy bài ôn tập “các môi trường Địa lý” - Địa lý lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp giảng dạy bài ôn tập
“các môi trường địa lý” - địa lý lớp 7
------------------------------
	I. Nhận thức cũ và tình trạng cũ.
	Trong 3 năm qua (thay SGK lớp 7), từ việc thăm lớp dự giờ các đồng nghiệp, nhất là các giáo viên dạy chéo và các giáo viên chưa có kinh nghiệm, chưa cập nhật được phương pháp dạy SGK mới nên rất lúng túng do đó tiết ôn tập này thường có các hạn chế sau:
	- Giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế của lần lượt các môi trường.
	- Giáo viên không có sự chuẩn bị bài cẩn thận, không chịu khó đầu tư suy nghĩ, không nghiên cứu tổng quát về hệ thống kiến thức cơ bản, mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế không tạo được hứng thú học tập cho học sinh, thiếu linh hoạt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học.
	Từ kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ khi dạy bài ôn tập tiết 27 môn Địa lý 7 như sau:
	II. Nhận thức mới và giải pháp mới:
	1. Dạy bài ôn tập tổng kết là một tiết dạy khó:
	Trong một thời gian ngắn là một tiết phải ôn tập 4 môi trường, mà lại phải hệ thống các kiến thức cơ bản khá nhiều. Do đó, trước khi dạy bài này, người dạy phải dày công chuẩn bị, nghiên cứu kỹ, lựa chọn lượng kiến thức cần thiết, phù hợp, chuẩn bị đồ dùng hợp lý, sinh động.
	2. Mục đích của bài ôn tập
	Nhằm giúp học sinh có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lý, về hoạt động của con người trên trái đất. Phân biệt được đặc điểm, vị trí các môi trường, ảnh hưởng của tự nhiên đến kinh tế. Nhận biết các yếu tố tạo nên cảnh quan tự nhiên, nhân tạo và tác động qua lại giữa chúng.
	Rèn luyện kỹ năng tiến hành đọc và lắp ghép các môi trường địa lý vào vị trí thích hợp. Qua bài này, giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn, giúp học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới, ý thức bảo vệ môi trường và góp phần phát triển kinh tế.
	3. Trọng tâm, kiến thức cơ bản:
	+ Trọng tâm: Bài ôn tập gồm chương II, III, IV, V
	- Chương II:	Môi trường đới ôn hoà
	- Chương III:	Môi trường đới lạnh
	- Chương IV:	Môi trường hoang mạc
	- Chương V:	Môi trường vùng núi
	+ Kiến thức cơ bản:
	- Đặc điểm tự nhiên (khí hậu, cảnh quan, vị trí) của các môi trường 
	- Tình hình phát triển kinh tế của các môi trường 
	4. Chuẩn bị đồ dùng:
	+ Bản đồ in: 
- Bản đồ các môi trường địa lý
- Bản đồ tự nhiên thế giới	
	+ Giáo viên chuẩn bị:
	- Bản đồ khung các môi trường địa lý (chỉ chia ranh giới và tô màu các môi trường và kiểu môi trường): Môi trường đới ôn hoà (gồm ôn đới Hải Dương, ôn đới lục địa, Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió màu và cận nhiệt đới ẩm), môi trường hoang mạc, môi trường vùng núi, môi trường đới lạnh.
	- Các mảnh giấy có ghi tên các môi trường và kiểu môi trường.
	- Các mảnh giấy có ghi sẵn đặc điểm tự nhiên (khí hậu, cảnh quan) của các môi trường.
	Ví dụ: Kiểu môi trường Địa Trung Hải: Mùa hạ nóng khô, mùa đông ấm và có mưa, phổ biến là rừng cây lá cứng và cây bụi gai.
	- Các mảnh giấy có vẽ và ghi tên một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các môi trường: lúa mì, bò, xương rồng, lạc đà, chim cánh cụt, rêu
	- Một tấm bìa có vẽ sơ đồ các vành đai thực vật ở sườn Đông dãy núi Andet để trống và các mảnh giấy ghi tên các vành đai thực vật.
	* Phần chuẩn bị kênh hình là rất quan trọng với môi Địa lý. Nhờ kênh hình nên học sinh có thể khai thác thuận lợi những tri thức địa lý dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Nếu có sự chuẩn bị tốt, giúp giáo viên giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung âm và học sinh có thể rèn luyện kỹ năng địa lý thuận lợi hơn, phát huy trí lực cho học sinh. Học sinh không chỉ nắm chắc bài học mà còn rèn luyện kỹ năng địa lý, nâng cao khả năng quan sát và suy luận, phát huy tư duy địa lý và liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống. 
	5. Nội dung và phương pháp dạy học.
	* Hoạt động I: Tự nhiên.
	+ Hoạt động 1: 
	- Giáo viên treo bản đồ các môi trường địa lý, gọi học sinh xác định vị trí các môi trường: đới ôn hoà, đới lạnh, hoang mạc.
	- Giáo viên treo bản đồ tự nhiên thế giới, yêu cầu học sinh xác định moi trường vùng núi điển hình (hệ thống An đét, Coocđie ở Châu Mỹ, vùng Himalaya ở Châu á).
	+ Hoạt động 2: 
	- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (nhóm 1 có số học sinh khoảng 1/2 lớp, còn lại nhóm 2, 3, 4 như nhau), để học sinh hoàn thành nội dung đặc điểm tự nhiên của các môi trường.
	Nhóm 1: Môi trường ôn hoà (chia làm 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm hoàn thành một kiểu môi trường: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, cận nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới ẩm).
	Nhóm 2: Môi trường đới lạnh
	Nhóm 3: Môi trường hoang mạc
	Nhóm 4: Môi trường vùng núi
	Với nội dung hoàn thành phiếu học tập sau:
Môi trường
Phân bố
đặc điểm khí hậu
Cảnh quan
	Sau 5 phút giáo viên gọi các nhóm báo cáo kết quả, học sinh khác nhận xét giáo viên chuẩn xác kiến thức,
	Đối với mỗi môi trường (riêng đới ôn hoà có 4 kiểu môi trường) học sinh phải nhắc được các đặc điểm tự nhiên cơ bản:
Ví dụ: Môi trường đới lạnh:
Môi trường
Phân bố
đặc điểm khí hậu
Cảnh quan
- Môi trường đới lạnh
Từ 2 vòng cực đến 2 cực 
Quanh năm lạnh giá: mùa đông kéo dài và nhiệt độ rất thấp (dưới -100C), mùa hạ ngắn, nhiệt độ thấp, (cao nhất không quá 100C)
Chủ yếu là đài nguyên: gồm rêu, địa y và các loài động vật thích nghi khí hậu lạnh như: hải cẩu, chim cánh cụt, tuần lộc
	Phần này cần khắc sâu cho học sinh: có sự khác nhau giữa các kiểu môi trường là do ảnh hưởng của vị trí, địa hình, biểnvà với đặc điểm khí hậu khác nhau thì cảnh quan sẽ khác nhau
	* giáo viên lưu ý: Do sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp và sự gia tăng dân số khí thải nhiều: trái đất ngày càng nóng lên: diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng, băng ở các miền cực tan ra làm cho nước ở các đại dương dâng lên.
	+ Hoạt động 3: 
	- Giáo viên treo bản đồ trống về các môi trường địa lý trên thế giới, yêu cầu học sinh lên dán các mảnh giấy có ghi tên các môi trường vào các vị trí thích hợp: môi trường đới nóng, môi trường đới ôn hoà, môi trường đới lanh, môi trường vùng núi, môi trường hoang mạc.
	Sau đó giáo viên dùng bản đồ in (các môi trường địa lý) để học sinh nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
	- Giáo viên đưa các mảnh giấy có ghi đặc điểm các kiểu môi trường của đới ôn hoà, môi trường đới lạnh, môi trường hoang mạc. Yêu cầu học sinh dán vào các vị trí trên bản đồ trống cho phù hợp.
	Ví dụ: Môi trường ôn đới hải dương: mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa quanh năm. Cảnh quan phổ biến là rừng lá rộng.
* Hoạt động II. Kinh tế:
+ Hoạt động 1: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (đảo lại vị trí các nhóm).
Hoàn thành mẫu phiếu học tập sau:
Môi trường
Ngành kinh tế chính
Hình thức
Sản phẩm
Kết luận chung
 Qua đó em rút ra nhận xét gì về hoạt động kinh tế của các môi trường?. ảnh hưởng của tự nhiên đến việc phát triển kinh tế ?.
Sau 5 phút giáo viên gọi các nhóm báo cáo kết quả, học sinh khác nhận xét, giáo viên chuẩn xác kiến thức.
ở phần kết luận chung học sinh phải rút ra được tình hình phát triển kinh tế của các môi trường là phát triển hay chưa phát triển hoặc còn kém.
ở phần câu hỏi học sinh phải rút ra được nhận xét: môi trường đới ôn hoà có nền kinh tế phát triển nhất với ngành công nghiệp hiện đại và ngành nông nghiệp tiên tiến đạt hiệu quả cao, còn môi trường hoang mạc, môi trường vùng núi, môi trường đới lạnh có nền kinh tế còn kém phát triển và tồn tại các hình thức kinh tế lạc hậu. 
Như vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi ha khó khăn có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các môi trường. Từ đó con người tìm cách khắc phục và chế ngự những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên đến sự phát triển của nền kinh tế. 
Việc phát triển kinh tế ở đới ôn hoà ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và môi trường như thế nào ? Hướng giải quyết ?
Gợi ý: Kinh tế phát triển mạnh thì thu nhập bình quân đầu người cao, nên mức sống của người dân cao.
Công nghiệp, dịch vụ phát triển dẫn đến quá trình đô thị hoá nhanh, gây ùn tắc giao thông, nhiều tệ nạn xã hội, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Hướng giải quyết: Xây dựng các khu công nghiệp theo hướng phi tập trung, các thành phố vệ tinh, cắt giảm lượng khí thải
+ Hoạt động 2: 
- Giáo viên treo bản đồ trống mà học sinh đã thực hành ở hoạt động I và phát các mảnh giấy có ghi sẵn một số sản phẩm đặc trưng của các đới như: lúa mì, bò, lạc đà, chim cánh cụt, rêu, xương rồng. Yêu cầu học sinh dán vào các môi trường cho phù hợp.
Môi trường ôn hoà: lúa mì, bò.
Môi trường ôn hoà: xương rồng, lạc đà
Môi trường đới lạnh: chim cánh cụt, rêu.
- Giáo viên treo tấm bìa có vẽ sữan sơ đồ sườn đồng dãy An đét với các thang độ cao của các thảm thực vật và các mảnh giấy co ghi tên các thảm thực vật: đồng cỏ núi cao, đồng cỏ, cây lá kim, cây lá rộng, rừng nhiệt đới.
Yêu cầu học sinh ghép các mảnh giấy ghi tên các thảm thực vật vào các thang độ cao sao cho phù hợp:
Ví dụ: Từ 0 đến 1000m là rừng nhiệt đới, từ 1000 đến 1300 m là rừng lá rộng, từ 1300 đến 2000m là rừng lá kim.
Ta thấy môi trường và con người có sự tác động qua lại với nhau, con người đã sử dụng môi trường ngày càng hợp lý để xây dựng cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn do thiên nhiên gây ra mà con người đang ra sức hạn chế.
+ Hoạt động III: Củng cố.
- Giáo viên tren bản phụ có ghi sẵn 2 bài tập yêu cầu học sinh hoàn thành.
* Bài tập 1: Nối ý của cột A và cột B sao cho phù hợp:
A
1. Địa trung hải
2. Ôn đới lục địa
3. Ôn đới Hải Dương
4. Môi trường hoang mạc
5. Môi trường đới lạnh
B
a) Mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa quanh năm
b) Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm và có mưa
c) Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, ít mưa
d) Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình < -100C, mưa rất ít
e) Vô cùng khô hạn, biên độ nhiệt cao
* Bài tập 2: Ngành kinh tế chính ở các môi trường là
A
1. Môi trường ôn hoà
2. Môi trường đới lạnh
3. Môi trường vùng núi
4. Môi trường hoang mạc
B
a) Chăn nuôi, trồng trọt, khai thác chế biến lâm sản
b) Chăn nuôi du mục, khai thác dầu mỏ, phát triển du lịch
c) Chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý
d) Nền nông nghiệp tiên tiến tạo ra khối lượng nông sản lớn, nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng với nhiều cảnh quan công nghiệp.
Giáo viên đánh giá hoạt động của các nhóm, các cá nhân qua tiết ôn tập.
Tuỳ theo trình độ của học sinh từng trường, từng địa phương giáo viên tự chọn cách giảng dạy sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của tất cả mọi học sinh trong lớp. Đối với học sinh của những lớp, trường học tốt có thể để học sinh trình bày kiến thức trên bảng theo mẫu phiếu học tập trên.
III. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực tế 2 năm giảng dạy theo chương trình SGK mới, với việc nghiên cứu kỹ chương trình SGK, đọc các tài liệu tham khảo, bài ôn tập phần các môi trường địa lý đã được chuẩn bị khá chu đáo, công phu. Giáo viên lên lớp với vai trò là người tổ chức, với lòng say mê, nhiệt tình với ý thức trách nhiệm thì học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, hoàn thành bài học một cách thoải mái. Học sinh đã nhớ được vị trí các kiểu môi trường và đặc điểm của mỗi kiểu môi trường về tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế.
Cụ thể kết quả thu được như sau:
Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sĩ số: 136
Số lượng (em)
Tỷ lệ
Sĩ số: 136
Số lượng (em)
Tỷ lệ
Giỏi
41
30%
Giỏi
70
51%
Khá
72
53%
Khá
55
41%
Trung bình
23
17%
Trung bình
11
8%
Yếu
0
0
Yếu
0
0
ơ
Như vậy, với sự cố gắng của bản thân, tôi thấy nếu giáo viên dày công nghiên cứu thì kết quả thu được sẽ cao hơn, học sinh có hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, sáng tạo. Đó chính là động lực thúc đẩy người giáo viên phải có phương pháp dạy học sao cho phù hợp.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Đối với giáo viên đổi mới phương pháp dạy học là biết sử dụng các phương pháp đặc trưng của môn Địa lý phù hợp với các yêu cầu cỉa bài giảng, với trình độ tiếp thu của học sinh, là đổi mới cách đánh giá học sinh, biết tổ chức hướng dẫn học sinh từ tiếp thu kiến thức tại lớp.
Trong các phương pháp dạy bài on tập thì phương pháp thảo luận và phương pháp trao đổi nhóm là rất quan trọng.
1. Giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao và có lòng yêu thương học sinh.
2. Trước mỗi bài dạy, giáo viên có kế hoạch giảng dạy, đặc biệt với loại bài ôn tập phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, có tính sáng tạo, tính khái quát cao. Đặc biệt với những trường học sinh học tốt như trường Tiểu học Diễn Tân đòi hỏi giáo viên phải dày công nghiên cứu và chuẩn bị. Nên chú trọng phương pháp cho học sinh ghi nhớ kiến thức đặc biệt là các địa danh từ thực tế việc lắp ghép các địa danh trên bản đồ để nhớ lâu và phù hợp với đặc trưng môn Địa lý.
3. Để đạt hiệu quả cao, giáo viên phải kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác: phát phiếu, phân nhóm, lắp ghép các vị trí trên bản đồ, khái quát để tổng quát hết kiến thức cơ bản qua tiết ôn tập theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
 Diễn Kim, ngày 13 tháng 5 năm 2007
 Giáo viên thực hiện 
	 Trần Thị Hằng

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN tieuhoc.doc