Phương pháp dựng một bức phác thảo tranh bố cục “Vẽ tranh - Vẽ tranh Đề tài” ở khối 6, 7, 8, 9 – quy trình thiết kế bài giảng “vẽ tranh về Đề tài cảnh đẹp quê hương - đất nước

Bằng kiến thức đã học ở trường Cao đẳng nghệ thuật, tri thức hiểu biết thực tế và kinh nghiệm tích luỹ chuyên môn, chuyên ngành Mĩ thuật của bản thân không ngừng khai thác, khám phá, tìm tòi, sáng tạo cái mới, cái đẹp và học hỏi đồng nghiệp cũng như sự say mê yêu ngành, yêu nghề qua một quá trình công tác dạy học môn Mĩ thuật khối 6, khối 7, khối 8, khối 9 tôi đã đúc rút và nắm bắt tình hình nhận thức của các em học sinh tôi mạnh dạn xây dựng ý kiến về chuyên ngành Mĩ thuật và kiến nghị, đề xuất một số ý kiến để nâng cao việc dạy học của bộ môn Mĩ thuật ở các trường Trung học cơ sở trong thời đại mới quy mô, đại trà hơn, góp phần vào công tác Đảng, công tác chính trị, công tác giáo dục chính quy hiện đại. Hướng tới cái “chân - thiện - mỹ”, cái tinh, cái cốt lõi. Chính vì thế tôi muốn nghiên cứu và chọn đề tài: Phương pháp dựng một bức phác thảo tranh bố cục “Vẽ tranh - vẽ tranh đề tài” ở khối 6, 7, 8, 9 – quy trình thiết kế bài giảng “vẽ tranh về đề tài cảnh đẹp quê hương - đất nước”. Làm cơ sở xây dựng việc dạy học Mĩ thuật vào ứng dụng thực tế của các trường trong toàn ngành giáo dục vì vậy đây là một bộ môn mới mà Bộ giáo dục đào tạo đưa vào chương trình cải cách giáo dục dạy học ở các trưởng tiểu học, trung học cơ sở lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu cầu thưởng thức về cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong cuộc sống và xây dựng, hình thành nhân cách thẩm mỹ trong việc học tập, sinh hoạt vui chơi với chương trình Mĩ thuật hiện nay nhằm nâng cao chất lượng toàn diện.

 

doc 22 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 3018Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp dựng một bức phác thảo tranh bố cục “Vẽ tranh - Vẽ tranh Đề tài” ở khối 6, 7, 8, 9 – quy trình thiết kế bài giảng “vẽ tranh về Đề tài cảnh đẹp quê hương - đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ thuật ở trường THCS.
a) Về kiến thức: Nhận thức được khái niệm nhận thức khái niệm mĩ thuật để vận dụng dạy Mĩ thuật ở trung học cơ sở.
b) Về khả năng thực hành: Biết vẽ những bài theo mẫu trang trí và thưởng thức mĩ thuật, vẽ tranh đề tài
c) Về phương pháp giảng dạy: Nắm được mục đích, yêu cầu nhiệm vụ và nội dung chương trình mĩ thuật để vận dụng những phương pháp dạy học mĩ thuật ở trung học cơ sở.
d) Giáo dục thẩm mỹ: hiểu biết về cái đẹp và vận dụng và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua dạy môn Mĩ thuật.
IV- Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vẽ tranh đề tài, vẽ tranh dân gian, vẽ tranh quê hương, đất nước, vẽ tranh mẹ của em ở chương trình lớp 6, 7, 8, 9.
V- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế ở các khối: Khi dạy học ở lớp 6, 7, 8, 9 theo phương pháp đổi mới của Bộ giáo dục tôi thấy phát huy ở học sinh mặt tích, học sinh học tập sôi nổi, hăng say và đạt hiệu quả.
Nghiên cứu một bài giảng áp dụng vào các tiết dạy Mĩ thuật ở các khối 6, 7, 8, 9, giáo viên phải chuẩn bị giáo án, tranh mẫu cho học sinh quan sát, đồ dùng dạy học, màu chì vẽ, giá vẽ Học sinh được học lý thuyết xong và tiến hành thực hành tại lớp. Giờ thực hành học sinh vẽ tranh giáo viên bám sát hướng dẫn bổ sung.
Qua giờ thực hành tôi thấy học sinh tích cực hoạt động và mức tiếp thu của học sinh rất tốt, có một số em vẽ tranh nhanh, đẹp, bố cục chặt chẽ, hợp lý, sáng tạo độc đáo, màu sắc tươi sáng.
Là giáo viên giảng dạy tôi luôn tìm tòi tài liệu tham khảo qua thông tin truyền hình, sắc màu không gian, hành tinh xanh mãi xanh, sách sắc màu và hội hoạ của NXB Mĩ thuật, sách Mĩ thuật ngày nay của Hội Mĩ thuật Việt nam, truyện tranh Việt Nam, sạch Mĩ thuật 6, 7, 8, 9, Mĩ thuật thế giới, chương trình thế giới trong mắt em, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS, tập tranh triển lãm toàn quốc 2001 - 2005 để vận dụng đưa vào bài dạy góp thêm phần phong phú của bài và tạo cho học sinh hiểu sâu hơn.
Phần II
Nội dung đề tài
I- Cơ sở lý luận
1. Khái niệm:
Mĩ thuật là nghệ tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Mĩ: Tức là đẹp
Thuật: Tức là cách thức, phương pháp.
Những gì trong giới tự nhiên và trong đời sống xã hội đem lại sự thích thú, sự khoái cảm nghệ thuật đều được đẹp như cảnh đẹp đất nước Việt Nam, rừng vàng biển ngọc Các danh lam thắng cảnh, các kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, điêu khắc, các tác phẩm hội họa.
2. Các loại hình nghệ thuật:
Mĩ thuật bao gồm nhiều loại hình (ngành) nghệ thuật với đặc điểm và ngôn ngữ riêng như: Âm nhạc, kiến thức điều khắc, điện ảnh, sân khấu,thời trang, hội họa (Mĩ thuật) nhưng thông thường người ta dùng từ Mĩ thuật để biểu thị đặc trưng cho nghệ thuật hội. Đó là một loại hình nghệ thuật sáng tạo cái đẹp bằng cách sử dụng đường nét, màu sắc, hình mảng, khối mảng, hình thể hoà quyện với tư tưởng tình cảm của người họa sĩ, nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm mĩ thuật như tranh, tượng
3. Mĩ thuật với cuộc sống con người:
“Con người bản tính là nghệ sĩ, bắt cứ đầu vào lúc nào con người cũng đưa cái đẹp vào cuộc sống” (Mác xim - Goóc ky)
Từ buổi bình minh của nhân loại khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên sự nhận thầu của thế giới hiện thực được mở rộng với ý thức tự giác và ngưỡng mộ thì con người đã đưa cái đẹp vào phục vụ cuộc sống. Con người đã biết chê tác và trang trí các công cụ lao động bằng đá, đồng từ hình dáng đơn sơ đến tiện dụng và thẩm mỹ (đẹp).
Mĩ thuật từ đó gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao.
Ngày nay xã hội mới, nhu cầu thẩm mỹ trong đời sống xã hội ngày càng nhiều vẻ, nhiều mặt yêu cầu mĩ thuật cũng khác trước về chất lượng và kiểu dáng. Chính vì vậy, con người muốn xây dựng cải tạo khung cảnh thiên nhiên và đời sống xã hội để cảnh quan môi trường ngày một xanh - sạch - đẹp tốt hơn hoàn mỹ hơn về nơi ăn, chốn ở, phương tiện sinh hoạt từ lớn đến nhỏ trong gia đình ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn.
Tóm lại: Đời sống xã hội mới ngày nay ở mọi nơi, mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “kịp thời” của Mĩ thuật và nghệ thuật. Đó là một nhu cầu chính đáng cần thiết của con người. Hay nói một cách khác đời sống xã hội ngày càng cao, càng phát triển thì nhu cầu khoái cảm thẩm mỹ của con người cũng phải cao hơn.
II- Cơ sở thực tiễn
Trong chương trình Mĩ thuật lớp 6, 7, 8, 9 cho chúng ta biết cách vẽ tranh, vẽ tranh đề tài đường nét, bố cục, hình mảng màu sắc, luật xa gần tạo không gian phối cảnh, hình ảnh đó nguyên tắc vẽ tranh.
Vẽ tranh đề tài rất phong phú, đa dạng có tầm quan trọng to lớn mang tầm vóc thời đại sâu sắc thông qua các tiết dạy mĩ thuật giáo viên làm sống lại, tái tạo thổi hồn vào bức tranh thể hiện hoạt động sinh hoạt nguồn sống giàu đẹp của con người.
Trong những nămqua Bộ giáo dục đã tiến hành thay sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 cải cách chương trình dạy học, giáo viên thực hiện theo chương trình dạy học phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm đây là một vấn đề quan trọng đưa chất lượng dạy học có hiệu quả.
Hiện nay giáo viên mĩ thuật còn thiếu trong các trường trung học cơ sở phải một điều giáo viên dạy học kiêm nhiệm môn Mĩ thuật. Tuy dạy kiêm nhiệm nhưng học sinh học sôi nổi, tích cực nhưng chưa có chiều sâu dẫn đến kết quả học tập chưa được đáp ứng.
III- Bố cục tranh
1. Mảng chính: Là mảng nêu bật được nội dung của tranh, làm rõ nội dung chủ đề của người vẽ.
2. Mảng phụ: Là mảng có tác dụng bổ trợ cho mảng chính nhằm tăng thêm ý nghĩa của nội dung chủ đề mà người vẽ muốn diễn đạt tạo được phối cảnh không gian, thời gian.. cho tranh vẽ.
IV- Nguyên tắc bố cục tranh
* Một số phương pháp để xây dựng bố cục tranh:
Bố cục hình tháp:
Bố cục hình tháp để tạo được chặt chẽ 
sự chắc chắn vững chắc, vững vàng
 cho bức tranh.
Bố cục theo chiều ngang vẽ phải tạo được sự yên tĩnh, 
khoẻ khoắn cho bức tranh
Bố cục theo đường lượn để tái tạo 
được sự uyển chuyển, mềm mại, 
duyên dáng (vui chơi, văn nghệ)
Nhưng để có bố cục đẹp phải dựa vào tính chất và yêu cầu chủ đề tranh. Do đó còn chú ý một số điều cơ bản khi làm bố cục tranh.
 - Phân bố hình mảng to, nhỏ phải được sự nhịp nhàng.
(Cần lưu ý: Tranh bố cục dồn về một phía làm bố cục mất cân đối và tránh đặt các mảng hình đăg đối, có cùng tỷ lệ hoặc đặt một mảng quá lớn vào giữa tranh.
- Không đặt các đường xuyên chép vào các góc tranh và không nên vẽ các đườg thẳng chia đôi bức tranh thành hai mảng bằng nhau.
- Chủ đề của bức tranh có vị trí xứng đáng về hình mảng và màu sắc.
Tóm lại: Để có bố cục tranh đẹp và còn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn hình thức bố cục kết hợp với nội dung chủ đề tranh và khả năng về người vẽ.
V- Phương pháp tiến hành vẽ tranh
1. Nghiên cứu lựa chọn chủ đề:
Vẽ tranh là một khái niệm rộng lớn về nội dung.Vì vậy người giáo viên phải lựa chọn một chủ đề sao cho phù hợp với tình cảm, cảm xúc và khả năng thể hiện của mình như:
- Nên thể hiện ở khía cạnh nào thì nêu được nội dung chủ đề.
- Nên vẽ những gì hình tượng nào là chủ đề, hình tượng nào là phụ, nếu thiếu hình tượng thì tranh vẽ không có nội dung có thể lạc đề.
2. Làm phác thảo:
a) Phác thảo đen trắng:
Vẽ thử 3 -4 cái nhỏ để chọn 1. Đây là bước đầu nghiên cứu tìm tòi sắp xếp những hình ảnh, cảnh vật bằng mảng hình to nhỏ để diễn ý xây dựng chủ đề sao cho hài hoà mảng và đậm nhạt tạo cho người vẽ chủ đọng khi làm phác thảo màu tránh được tình trạng hình mảng, đậm nhạt lộn xộn, màu sắc bợt bạc, bước này làm tốt sẽ góp phần quan trọng quyết định đối với bức tranh.
Khi làm phác thảo ta có thể dùng các ký hoạ đã có từ thực tế, lựa chọn và sắp xếp bố cục, sau đó có thể thêm vào, bớt đi hoặc thay đổi các vị trí hình mảng để tạo nên một bố cục chặt chẽ vững chắc.
Cần tạo nên các mảng đậm nhạt, mảng sáng, mảng tối, trung gian để diễn tả không xa gần và tạo nên thế cân bằng của bố cục.
b) Phác thảo màu:
Dựa trên cơ sở mảng đậm, mảng nhạt của phác thảo đen trắng, ta tìm phải thảo màu cho phù hợp với các độ đậm nhạt và tương quan màu sắc hài hoà, thể hiện đúng được nội dung chủ đề, khi phác thảo màu cần chú ý ở gần, ở xa, màu trong tối, ngoài sáng. Màu ở ngoài sáng bao giờ cũng rõ ràng và nóng, tương phản mạnh, màu ở trong tối thường là màu lạnh. Nếu như sử dụng không đúng quy định sẽ không diễn tả được không gian các mảng hình sẽ không nắm đúng vị trí mà muốn nhảy ra ngoài hoặc gây rối mắt.
Trước khi vẽ phác thảo màu cần xác định gam màu chủ đạo cho phù hợp với nội dung. Khi vẽ màu phải hiểu chú ý đến tương quan đậm nhạt và tương quan màu sắc, không nên dùng màu nguyên chất để vẽ hoặc không nên vẽ xong mảng này rồi mới vẽ sang mảng khác mà phải so sánh toàn bộ giữa các mảng gần, xa, sáng, tối có như vậy ta mới tìm được một phác thảo màu tốt để thể hiện được nội dung chủ đề.
c) Phóng hình:
Đầu tiên ta phải phóng hình lên khuôn khổ quy định, Cần chú ý đến tỷ lệ giữa khôn khổ của phác thảo và khuôn khổ bản vẽ. Khi phóng hình cần phải vẽ kỹ các đặc điểm của nhân vật và đồ vật trong cảnh, cần chú ý đến tỷ lệ của người ở gần và người ở xa. Để cho hình phóng chính xác đúng với phác thảo nên áp dụng phương pháp phong tranh cách kẻ ô hay bàn cờ.
d) Thể hiện:
Dựa trên phác thảo màu đã pha màu cho đúng ta có thể vẽ từ đậm đến nhạt, từ gần đến xa, vẽ toàn bộ các mảng lớn, sau đó mới vẽ các chi tiết. Khi vẽ màu luôn chú ý so sánh các màu đặt ngang nhau sao cho thuận mắt, êm dịu tạo nên một hoà sắc đẹp, không nên vẽ kỹ các chi tiết không cần thiết.
VI- Nội dung và biện pháp thực hiện
1. Nội dung vẽ tranh:
Các em có thể vẽ nhiều đề tài, tìm được những ý hay dí dỏm, có nhiều bố cục lạ, đẹp về hình, về dáng và những nét điển hình, vẽ có chiều sâu, có động, có tĩnh, màu sắc tươi vui hồn nhiên, thơ mộng, trữ tình vì vẽ tranh có tính chất tổng hợp nhiều yếu tố như hình hoạ, ký hoạ, màu sắc, phương pháp sắp xếp (bố cục, hình mảng, đậm, nhạt xa gần) hằm ghi lại tạo nên một hình ảnh, một cảnh sinh hoạt hoặc nêu lên một vấn đề trong cuộc sống. Tranh vẽ gợi cho người xem những khung cảnh, hình ảnh cô đọng nhất, tập trung nhất.
Tranh vẽ có mục đích phục vụ cho yêu cầu cuộc sống (sản xuất, chiến đấu, các nhu cầu trong cuộc sống. Nếu suy nghĩ chúng ta sẽ tìm thấy nhiều chủ đề rất thú vị để vẽ thành tranh có chủ đề tốt.
Tranh vẽ có tác dụng giáo dục động viên mọi người cho ên khi vẽ cần phải nghiên cứu kỹ nội dung, chọn lọc những nét điển hình tiêu biểu nhất để mô tả tranh vẽ là phản ánh cuộc sống bằng chính cuộc sống cho nên phải triệt khai thác hình và màu của sự vật thông qua cảm xúc và tài năng sáng tạo của người vẽ.
Người vẽ phải biển hiện chủ đề và những nguyên tắc phương pháp sáng tác và cảm xúc của họ để bức trah đạt được 3 yếu tố.
- Tính chân thực
- Tính khoa học
- Tính thẩm mỹ, sáng tạo
Tóm lại: Vẽ tranh cần phải
- Biết lựa chọn chủ đề 
- Có vốn sống và sự hiểu biết từ cuộc sống
- Nắm được những nguyên tắc, phương pháp xây dựng bố cục
- Có khả năng thể hiện chủ đề (đề tài)
2. Biện pháp:
a) Phương pháp ban đầu:
Ban đầu giáo viên dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp cũ, giáo viên hoạt động nhiều hơn học sinh. Theo phương pháp này thì kếtquả học tập của học sinh trong một năm học như sau:
(Bảng 1)
TT
Tổng số HS
Giỏi
%
Khá
%
Đạt
%
Chưa đạt
%
Khối 6: a, b, c
126
22
18.5
33
27.2
45
36.7
22
18.5
Khối 7: a, b, c, d
170
32
18.8
56
32.9
60
35.3
22
12.9
Khối 8: a, b, c, d
157
33
21
61
38.9
47
29.9
16
10.2
Khối 9: a, b, c, d
150
30
20
45
30
54
36.0
21
14.0
Tổng khối 6,7,8,9
603
117
195
206
81
b) áp dụng phương pháp mới:
VII- Quy trình của một giáo án Mĩ thuật
1. Soạn bài theo phương pháp tích cực
- Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh (quan sát vật mẫu, tranh, ảnh và tranh luận những vấn đề đặt ra) Trên cơ sở giáo viên hình dung mình sẽ phải tổ chức các hoạt động của học sinh như thế nào ? (giao bài tập theo cá nhân hay nhóm)
Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khả năng biểu diễn của các hoạt động đề ra cho học sinh dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị “cháy giáo án”
Bài học được xây dựng từ đóng góp của học sinh thông qua những hoạt đông do giáo viên tổ chức khai thức vốn hiểu biét và kinh nghiệm của từng học sinh và tập thể, tăng cường mối liên hệ từ trò đến thầy và mối liên hệ trong thực tế thì giáo viên phải có kinh nghiệm sư phạm mới làm chủ được tiết học.
2. Quy trình thiết kế giáo án Mĩ thuật (giáo án dạy vẽ tranh - vẽ tranh đề tài)
áp dụng cho các bài: 
Lớp 6:	 bài 5, 33, 34
Lớp 7:	bài: 4, 27
Lớp 8: 	bài 3, 16, 17
Lớp 9: 	bài 5, 18.
Bài giảng
I- Mục tiêu:
* Kiến thức: giúp học sinh cảm thụ và biết thêm những di tích, danh làm, thắng cảnh của quê hương đất nước.
* Kỹ năng: Học sinh vẽ được tranh về quê hương đất nước mình qua kiến thức cơ bản và theo ý thích.
* Thái độ: Có tình cảm yên mến và biết tôn trọng gìn giữ những di sản văn hoá, lịch sử, những cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II- Chuẩn bị:
1.Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên Mĩ thuật
- Phương pháp giảng Mĩ thuật trung học cơ sở
2. Đồ dùng dạy và học hướng dẫn cách vẽ tranh đề tài
* Học sinh : Bút chì, tẩy, màu, bút vẽ, giấy vẽ, vở vẽ vv
3. Phương pháp dạy học 
- Phương pháp làm việc theo nhóm 
- Phương pháp trực quan 
- Phương pháp luyện tập 
- Phương pháp giảng giải cởi mở phát vấn 
- Phương pháp tổ chức trò chơi học tập 
III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
* ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ 
* Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Từ ngàn xưa ông cha ta đã ngợi ca đất nước ta đẹp như rừng vàng biển bạc, sơn thuỷ hữu tình:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Rừng cọ đồi chè, cây đa bến nước sân đình
 Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử, di tích 
văn hoá, du lịch nổi tiếng như cung đình Huế, Phố cổ Hội an, Văn Miếu - Phố cổ Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Sa pa mà nhiều hoạ sĩ vẽ nên những bức tranh kiệt tác. Nhưng hôm nay thầy và trò sẽ nghiên cứu một cảnh đẹp, gần gũi quen thuộc với chúng ta đó là : Vẽ tranh phong cảnh quê hương - đất nước.
Câu hỏi 1: Các em tả lại những cảnh đẹp nổi bật, quanh cảnh ở quê hương em ? 
Thảo luận nhóm
- Nhóm 1, nhóm 2 ghi lên bảng cảnh đẹp, quang cảnh ở quê hương. 
- Nhóm 3 và nhóm 4 ghi lên bảng những hoạt động thường diễn ra trên quê hương mình. 
Trả lời:
Nhóm 1 - 2: các đình làng, ngõ xóm, con sông, trường, trạm cây đa, bến nước, sân đình 
- Nhóm 3 - 4: Quê hương thường diễn ra các hoạt động như: lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, thể thao
+ Treo đồ dùng dạy học (tranh phong cảnh quê hương đất nước) 6 chủ đề khác nhau)
Câu hỏi 2: Các em hãy quan sát qua các bức tranh gồm có những chủ đề gì ? Em cho là thích nhất ? vì sao ? 
- Các nhóm lần lượt nhận xét về các chủ đề như đình làng, ngõ xóm, vệ sinh thôn xóm, sinh hoạt VNTT , lễ hội
- Cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm mình. 
Trả lời: 
Tranh 1: Sân đình trong ngày lễ hội
+ “Đêm hội trăng rằm ”trung thu.
* Hình ảnh trong tranh kể các hoạt động của các em thiếu nhi mỗi người một vẻ: 
* Màu sắc sáng sủa, ấm áp gợi được không khí lễ hội vui vẻ náo nhiệt, sôi nổi của các em. 
* Tranh 2: Cây đa bến nước (nông thôn ). 
- Hình ảnh trong tranh có 3 bạn đang cưỡi trâu, thả diều, thổi sáo, 2 em đang ngồi ôn bài ở gốc đa, trông rất hồn nhiên thơ mộng.
+ Màu sắc: Trong tranh nhiều màu, xanh, vàng, nâu gợi lên vẻ hồn nhiên, thơ mộng, trầm ấm cho bức tranh. 
+ Tranh 3: vệ sinh thôn xóm
+ Nhiều bạn đang quét dọn, cuốc cỏ xung quanh lối xóm. 
+ Màu sắc: Nhiều màu vàng nâu, da cam, hoà quyện với màu vàng của ánh nắng ban mai.
Tranh 4: Cảnh mùa gặt (sản xuất)
- Hình ảnh: Gặt lúa, xe cọ, gánh vác, kéo ủi, trâu bò, đứng, ngồi vv rất nhộn nhịp ngày mùa. 
+ Màu sắc: Rực rỡ, màu vàng của lúa. 
* Tranh 5: Hội trại hè 
Hình ảnh: Các anh, chị, các em thiếu nhi, nhi đồng đang cùng nhau căng vải làm cổng trại, sân chơi vui vẻ
Màu sắc: Đa dạng phong phú, rực rỡ trông thật sôi nổi hấp dẫn. 
Tranh 6: Vui chơi ngày hội
+ Hình ảnh; Chơi đu, đấu vật, chọi gà, đua thuyền
+ Màu sắc: Tươi vui, rực rỡ màu vàng đỏ da cam, hoà quyện với màu xanh của mùa xuân trông thật đẹp.
Treo tiếp số tranh chưa đạt yêu cầu (4 tranh )
Câu hỏi 3: Các em quan sát những bức vừa được treo, mỗi nhóm nhận xét một tranh về cách thể hiện. 
Trả lời: 
- Thảo luận nhóm và phát biểu
+ Nhóm 1: tranh 1
* Hình vẽ của bức tranh nhỏ quá so với tờ giấy. 
* Nhóm 2: tranh 2
- Các hình vẽ bị xích hẳn về một bên so với tờ giấy. 
* Nhóm 3: Tranh 3
- Hình vẽ không rõ ràng, không vẽ nội dung chủ đề.
* Nhóm 4: 
- Màu sắc chưa đạt, không rõ đậm nhạt, dùng màu tùy tiện
- Củng cố lại kiến thức cho học sinh qua các câu trả lời của các nhóm.
- Các em vừa xem xong 1 bài vẽ chưa đạt yêu cầu của các bạn. Bây giờ thầy cùng các em sẽ tìm hiểu cách vẽ tranh về đề tài “phong cảnh quê hương - đất nước mình như thế nào cho đẹp ? ”
Hoạt động II hướng dẫn học sinh cách vẽ
Câu hỏi 1: Các em nhắc lại cách vẽ tranh như thế nào ? 
- Treo đồ dùng dạy học các bước hướng dẫn cách vẽ tranh về đề tài quê hương - đất nước. 
Để vẽ đề tài phong cảnh quê hương đất nước chúng ta cũng phải vẽ theo các bước như trên.
- Ví dụ: ở chủ đề vui chơi ngày hội.
Bước 1: Tìm bố cục (sắp xếp mảng chính, mảng phụ).
- Vẽ những hình ảnh chính trước
- Vẽ những hình ảnh phụ sau
Bước 2: Vẽ hình; vẽ những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật, vẽ các hoạt động khác nhau , vẽ thêm những hình ảnh phụ để biểu hiện nội dung.
Bước 3: Vẽ màu
- Rực rỡ hoặc êm dịu tuỳ theo đề tài và cảm xúc của người vẽ.
Câu hỏi: 
Bước 1: Ta vẽ hình ảnh chính như thế nào ?
Bước 2: Sau khi vẽ xong hình ảnh chính, kế tiếp chúng ta phải vẽ thêm những hình ảnh nào ?
Trả lời: 
Hình ảnh chính là như Đình Làng, lễ hội, vui chơi ngày hội, mùa gặt
- Cây cối, rừng núi
+ Nhà cựa, bến nước, sân đình
Câu hỏi: 
Bước 3: Vẽ màu: Trình bày cách tô màu trong tranh
Trả lời:
Sau khi hoàn chỉnh hình ảnh chính phụ, bước tiếp theo chúng ta sẽ tô màu, các em tô màu theo ý thích, chú ý phải màu nào chủ yếu trong toàn bộ bức tranh (chủ đạo) khi vẽ phải có đậm nhạt, có xa gần phối cảnh hợp lý, màu sắc phù hợp với cảnh, mùa, vùng và hoạt cảnh, nội dung
	Hoạt động trò chơi học tập
	* Yêu cầu của trò chơi: Lớp học chia thành 4 tổ, mỗi tổ cử ra 3 em tham gia trò chơi. 
	- Giáo viên dán lên bảng 4 tờ giấy có màu sắc khác nhau cho mỗi đội chơi 1 số hình ảnh đã chuẩn bị sẵn về các hoạt động, các phong cảnh đẹp. Các đội tự đặt cho mình 1 cái tên về chủ đề phù hợp
	- Luật chơi: Trong thời gian 1 phút các đội lần lượt cử đội viên của mình lên dán những hình ảnh, hoạt động, cảnh đẹp tạo nên một bức tranh ghép hình các bạn còn lại ở lớp cổ động viên.
	Trò chơi kết thúc: Giáo viên lần lượt cho các tổ nhận xét, kết quả của các tổ: Giáo viên nhận xét lại và công bố đội thắng đề nghị cả lớp vỗ tay khen ngợi: 
Hoạt động 3 hướng dẫn học sinh thực hành
- Nêu yêu cầu của bài thực hành ở lớp.
- Vẽ đề tài phong cảnh quê hương đất nước trong vở (hoặc giấy vẽ A3, A4) các em có thể tìm và lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích nhất.
Gợi ý: 
+ Cách chọn cảnh để vẽ.
+ Tìm hình ảnh chính, phụ và cách sắp xếp bố cục sao cho đẹp, hợp lý. 
+ Cách tô màu theo ý thích chú ý đến độ đậm nhạt của màu như vậy sẽ làm cho sự hiểu biết của học sinh phong phú và tạo cảm hứng cho các em vẻ đẹp hơn. 
Học sinh chủ động làm việc theo ý thích
Hoạt động IV 
 đánh giá kết quả học tập
Giáo viên củng cố và phân loại những bài vẽ đẹp để động viên khích lệ
* Các tổ lần lượt treo kết quả bài vẽ của nhóm mình. 
* Các nhóm nhận xét đánh giá, góp ý kiến xếp loại
+ Củng cố : * Nhắc lại các bước vẽ tranh về đề tài quê hương đất nước.	
* Giáo viên củng cố
+ Dặn dò: * Nếu bài ở lớp chưa vẽ xong có thể vẽ tiếp ở nhà, có thể vẽ bài khác to hơn. 
* Chuẩn bị cho bài học sau
+ Bài tập về nhà: 	Vẽ tranh đời thường cuộc sống xung quanh em, mà em yêu thích.
Từ áp dụng phương pháp mới cải cách của Bộ giáo dục tôi đã thực hiện cách dạy phương pháp mới đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, học sinh ham học và rèn luyện nên đã có dấu hiệu tốt trong môn học Mĩ thuật. Kết quả học tập của các em thể hiện ở một năm học rất cao giỏi, khá, đạt không có em nào chưa đạt.
Khối : 6, 7, 8, 9 	
(bảng 2)
TT
Tổng số HS
Giỏi
%
Khá
%
Đạt
%
Chưa đạt
%
Khối 6: a, b, c
126
38
27
73
55
25
18
0
Khối 7: a, b, c, d
170
51
30
73
42.9
46
27.1
0
Khối 8: a, b, c, d
157
50
30
95
58
22
12
0
Khối 9: a, b, c, d
150
42
28
73
48.7
35
23.3
0
Tổng khối 6,7,8,9
603
181
314
128
0
Kết quả sau khi áp dụng:
Qua quá trình giảng dạy về bộ môn Mĩ thuật so sánh phương pháp ban đầu và phương pháp mới. Tôi xét thấy: phương pháp ban đầu (cũ) giáo viên còn nặng dùng phương pháp thuyết trình diễn giải, ôm đồm, áp đặt, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tính độc lập nên dẫn đến kết quả còn thấp cụ thể như ta thấy ở (bảng 1).
Khối 6: 	126 em
Giỏi: 	22 em	= 18.5%
Khá:	33 em	= 27.2%
Đạt:	45 em	= 36.7%
Chưa đạt:	22 em	= 18.5%
Khối 7: 	170 em
Giỏi: 	32 em	= 18.8%
Khá:	56 em	= 32.9%
Đạt:	60 em	= 35.3%
Chưa đạt:	22 em	= 12.9%
Khối 8: 	157 em
Giỏi: 	33 em	= 21%
Khá:	61 em	= 38.9%
Đạt:	47 em	= 29.9%
Chưa đạt:	16 em	= 10.2%
Khối 9: 	150 em
Giỏi: 	30 em	= 20%
Khá:	45 em	= 30%
Đạt:	54 em	= 36%
Chưa đạt:	21 em	= 14%
Nhờ áp dụng thông qua phương pháp mới về bộ môn Mĩ thuật thì xét thấy. Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm chủ yếu vào các hoạt động nhóm, trò chơi. Phát huy tích cực, tính sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo. Giáo án thiết kế theo kiểu phân nhánh, phân hoá trình độ năng lực của các em.
Thiết bị dạy học được sử dụng như nguồn thông tin, dẫn các em đến với những tri thức mới, phương tiện dạy học hiện đại.
- Tổ chức: Các tiết học ngoài thiên nhiên, phòng thí nghiệm, triển lãm tranh, cách bố trí phù hợp.
Cách đánh giá: Tự đánh giá kết quả của mình hoặc của bạn phát triển được năng lực tự đánh giá, khuyến khích cách học thông minh, cảm thụ bài học một cách nhẹ nhàng, hứng thú dẫn đến kết quả rất cao, cụ thể:
Khối 6: 	126 em
Giỏi: 	38 em	= 27%
Khá:	73 em	= 55%
Đạt:	25 em	= 18 %
Khối 7: 	170 em
Giỏi: 	51 em	= 30%
Khá:	73 em	= 42.9%
Đạt:	46 em	= 27.1%
Khối 8: 	157 em
Giỏi: 	50 em	= 30 %
Khá:	95 em	= 58

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MI THUAT C2.doc