MỤC LỤC
1. "Lịch sử phát triển các môn học về tự nhiên và xã hội "
2. Dạy cái gì
3. "Chương trình các môn học về tự nhiên và xã hội "
4. "Định hướng đổi mới chương trình tiểu học 2000 "
5. "Đặc điểm chung của chương trình các môn học về tự nhiên và xã hội "
6. "Mục tiêu các môn học về tự nhiên và xã hội "
7. "Những vấn đề tồn tại trong phương pháp dạy học các môn về tự nhiên và xã hội ở
tiểu học "
8. "Định hướng đổi mới "
9. Phương pháp thảo luận
10. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học
11. Kiểm tra và đánh giá trong các môn học về tự nhiên và xã hội
12. Các hướng đổi mới các hình thức tổ chức dạy học các môn về tự nhiên và xã hội
13. Hình thức tổ chức dạy học bài - lớp các môn học về tự nhiên và xã hội
14. Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu của các môn về tự nhiên và xã hội
15. Các hình thức tổ chức dạy học ở trong lớp các môn học về tự nhiên và xã hội
16. Các hinh thức tổ chức dạy học ở ngoài lớp các môn học về tự nhiên và xã hội
17. Dạy học ngoài thiên nhiên
18. Tham quan
19. Trò chơi học tập trong các môn học về tự nhiên và xã hội
20. Vai trò của các phương tiện dạy học
21. các phương tiện dạy học chủ yếu của các môn về tự nhiên và xã hội
22. Mô hình
23. Bảng tổng kết kiến thức, bảng số liệu
24. Bản đồ, quả địa cầu
25. Tự làm các phương tiện dạy học
26. Môn học tự nhiên và xã hội
27. Môn khoa học
28. Nội dung dạy học của chủ đề
29. Môn lịch sử và địa lí
30. Đặc trưng của môn lịch sử và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
31. Phần địa lí
32. tài liệu tham khảo
Tham gia đóng góp
Phương pháp Quan sát được phối hợp vớinhiều phương pháp khác Quan sát với thuyết trình là chủ yếu Địa điểm Gần trường, lớp học Xa trường, lớp học Không gian Hẹp Rộng Đối tượng Là phương tiện Là mục đích Thời lượng Dưới 2 tiết học Ít nhất là một buổi Thời gian Theo thời khóa biểu Ngoài thời khóa biểu Người điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Giáo viên Giáo viên hoặc/ và người khác Số lượng học sinh Một lớp học Nhiều lớp học Khâu tổ chức Đơn giản, dễ thực hiện Công phu, phức tạp 64/131 Tham quan Dạy học ngoài thiên nhiên Trong chương trình các môn học về tự nhiên và xã hội nói chung và môn Tự nhiên và xã hội nói riêng có rất nhiều bài có thể và nên tiến hành dạy học ở bên ngoài thiên nhiên. Dạy học ngoài thiên nhiên có thể coi là hình thức tổ chức đặc trưng của môn học Tự nhiên và Xã hội Câu hỏi tình huống Vì sao dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của môn tự nhiên và xã hội? - Do đối tượng học tập của môn học tự nhiên và xã hội chính là những sự vật, hiện tượng của môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Cho nên dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức tổ chức dạy học tạo điều kiện cho HS được quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng đó. Việc quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng như vậy có thể hình thành ở học sinh những biểu tượng sinh động, đầy đủ và chính xác về chúng. - Các giờ học ngoài thiên nhiên dễ hình thành ở học sinh khả năng vận dụng những tri thức vào thực tiễn và rèn luyện kỹ năng thực hành. Ví dụ ở các bài: Quy tắc đi bộ, Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống... - Các giờ học ngoài thiên nhiên còn tạo điều kiện cho việc hình thành những biểu tượng chân thực về các sự vật hiện tượng làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành các thái độ và hành vi đúng đắn để bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh. Chẳng hạn phải cho các em quan sát trực tiếp môi trường ở địa phương mình thì các em mới phát hiện ra tính vấn đề của môi trường địa phương như: xả rác bừa bãi, không khí bị ô nhiễm, cỗng r•ãnh bị ứ đọng... trên cơ sở đó mới có thể hình thành ở HS ý thức, thái độ và hành vi cải tạo môi trường đó. Vì nhiều vấn đề xảy ra xung quanh HS nhưng chưa chắc đã• lọt vào sự chú ý của các em. - Việc cho HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh dễ hình thành ở HS tìm cảm thân thiện với môi trường và đó là cơ sở để giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ở các em. 65/131 Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành dạy học ngoài thiên nhiên • Cần tìm hiểu kỹ hiện trường nơi sẽ tổ chức tiết học • Cần xác định trọng tâm kiến thức của bài học • Cần lưu ý khâu ổn định tổ chức học sinh khi đi, về từ lớp tới hiện trường học tập và cả trong khi học tập để đảm bảo hiệu quả của giờ học và sự an toàn cho học sinh. • Cần lưu ý các thủ thuật lôi cuốn sự chú ý của học sinh. 66/131 Trò chơi học tập trong các môn học về tự nhiên và xã hội TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG CÁC MÔN HỌC VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Theo quan niệm cũ người ta cho rằng trò chơi chỉ thích hợp với lứa tuổi mầm non còn đối với HS tiểu học thì học tập phải là hoạt động chủ đạo. Vì vậy trò chơi học tập đã ít được sử dụng trong dạy học ở tiểu học nói chung và trong các môn về tự nhiên và xã hội nói riêng. Song ngày nay để có được các hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh được học tập trong không khí vui vẻ, thoải mái, trò trơi học tập lại trở thành một hình thức tổ chức dạy học quan trọng ở tiểu học. Trong sách giáo khoa các môn học về tự nhiên và xã hội của chương trình tiểu học mới, trò chơi được đề cập đến khá phổ biến. Hầu như trò chơi được khuyến khích sử dụng trong tất cả các tiết học của môn Tự nhiên và Xã hội. Tác dụng của trò chơi học tập Ngoài tác dụng gây hứng thú, tích cực hoá hoạt động học tập, trò chơi học tập còn phát huy được tính độc lập, khả năng tư duy sáng tạo, sự nhanh trí và cả tinh thần tập thể. Trò chơi học tập thường được sử dụng để củng cố và hệ thống hoá những kiến thức, song cũng có thể sử dụng trò chơi ở phần phát triển bài học. Những điểm cần lưu ý khi tổ chức trò chơi học tập Trò chơi phải thú vị để các em HS thích được tham gia, trò chơi phải kết thúc trước khi HS cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi với nó. Trò chơi phải thu hút được nhiều hoặc tất cả các em học sinh tham gia. Cần phải có sự thi đua giữa các cá nhân, các nhóm và quy định về sự thưởng, phạt rõ ràng. Có cách chơi rõ ràng, dễ thực hiện 67/131 Vai trò của các phương tiện dạy học VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Mỗi một phương tiện dạy học (đồ dùng dạy học) đều có những vai trò khác nhau như: • Minh hoạ cho kiến thức hay lời giảng của giáo viên • Nguồn gốc của kiến thức • Phương tiện để rèn luyện các kỹ năng thực hành. Những vai trò này được thể hiện với các cách hay phương pháp tổ chức quan sát khác nhau. Câu hỏi tình huống Cùng một phương tiện dạy học cho dù đó là đơn giản, quen thuộc hay là phương tiện hiện đại, đắt tiền đến đâu song tuỳ theo cách sử dụng của giáo viên mà phương tiện dạy học đó có những vai trò khác nhau.Vậy sử dụng một phương tiện dạy học như thế nào thì phương tiện dạy học sẽ có vai trò minh họa kiến thức? Nếu giáo viên vừa giảng giải hay đã giảng giải xong rồi mới sử dụng (chỉ) vào đối tượng quan sát thì đối tượng quan sát đó chỉ có vai trò minh hoạ cho lời giảng của giáo viên hay cho kiến thức học sinh đã lĩnh hội. Ví dụ khi sử dụng bản đồ để dạy về vị trí, giới hạn, hình dáng của nước ta mà GV lại vừa chỉ vào bản đồ vừa nói: "Đây là đất nước Việt Nam của chúng ta. Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với biển Đông ở phía đông, với Lào, Căm- pu- chia và vịnh Thái Lan ở phía tây"... Khi đó giáo viên phải trình bày, diễn giải và chỉ lên đối tượng quan sát, còn các em học sinh chỉ có nhiệm vụ vừa nghe vừa nhìn để thu nhận thông tin. Học sinh lúc này sử dụng thính giác để nghe, thị giác để nhìn. Như vậy so với việc không sử dụng các phương tiện trực quan thì các em học sinh có huy động thêm thị giác, nhưng việc lĩnh hội tri thức của học sinh vẫn là thu động. Vì trong trường hợp này học sinh chỉ cần nghe, nhìn và chấp nhận sự điều khiển của giáo viên nên ít phải động não suy nghĩ (thực ra không có gì phải động não). Cho nên cách sử dụng các phương tiện trực quan như vậy vẫn là cách dạy học thụ động, cách dạy tập trung vào giáo viên. Cách sử dụng đối tượng quan sát như thế này chỉ nên dùng khi đối tượng quan sát là cái hoàn toàn mới, học sinh chưa hề có kinh nghiệm gì về nó. Sử dụng một phương tiện dạy học như thế nào thì phương tiện dạy học đó sẽ có vai trò là nguồn gốc của kiến thức? 68/131 Nếu GV không truyền đạt để cung cấp kiến thức cho học sinh, mà chỉ trợ giúp phần nào để các em tự phát hiện, tự khám phá kiến thức từ đối tượng quan sát thì khi đó đối tượng quan sát sẽ không phải là phương tiện minh hoạ kiến thức mà là nguồn gốc của tri thức. Vật thật, tranh ảnh, hay mô hình, bản đồ... mỗi phương tiện dạy học đều chứa đựng một lượng thông tin rất lớn. Nguồn thông tin đó được khai thác ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào người quan sát nó. Khi cho học sinh quan sát một đối tượng nào đó nếu giáo viên dẫn dắt phù hợp bằng các câu hỏi, thì các em sẽ tích cực suy nghĩ để khai thác thông tin từ đối tượng quan sát đó để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của giáo viên. Ví dụ: cũng với bản đồ như trên nếu giáo viên không giảng giải mà chỉ đặt các câu hỏi yêu cầu các em học sinh quan sát và trả lời. Chẳng hạn: Các em hã•y tìm cho cô trên bản đồ xem đâu là vị trí của nước ta (nước ta nằm ở đâu?) Phía bắc giáp với nước nào? Phía tây giáp với nước nào? Em có nhận xét gì về hình dạng của nước ta? ... Các em học sinh hoàn toàn có thể trả lời được những câu hỏi như vậy. Khi này giáo viên không cần cung cấp kiến thức cho học sinh mà chỉ bằng hệ thống câu hỏi đã• đưa học sinh vào một quá trình học tập tích cực (tích cực suy nghĩ, động n•ão khi quan sát, quan sát một cách tỉ mỉ...) để tìm ra câu trả lời. Những câu trả lời của các em cũng chính là kiến thức của bài học. Như vậy giáo viên đã• dẫn dắt học sinh tự phám phá ra kiến thức bài học. Như vậy với cách sử dụng phương tiện dạy học như nguồn gốc tri thức, các em học sinh được tham gia khám phá ra kiến thức mới, được chủ động nhận thức. Đây là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. Sử dụng một phương tiện dạy học như thế nào thì phương tiện dạy học sẽ có vai trò rèn luyện kĩ năng thực hành? Ta quay lại ví dụ với bản đồ. Sau khi học sinh đã• nắm được vị trí, giới hạn, hình dáng của nước Việt Nam ta có thể cho các em: chỉ lại trên bản đồ vị trí, giới hạn của nước ta; tô đậm đường biên giới trên lược đồ khung và điền tên các nước tiếp giáp; hoặc cũng có thể yêu cầu HS trả lời những câu hỏi tiếp theo vừa để củng cố vừa để mở rộng, đào sâu thêm những kiến thức đã• học. Chẳng hạn: các em tìm cho cô xem ta giáp với Trung Quốc bởi những tỉnh nào? Hoặc những tỉnh nào của Trung Quốc giáp với nước ta? ... Với cách sử dụng này các em học sin được thực hành, hoạt động nên đây cũng là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. 69/131 Bài tập thực hành Hãy lấy ví dụ về việc sử dụng một phương tiện dạy học nào đó để làm nổi bật từng vai trò nêu trên. 70/131 các phương tiện dạy học chủ yếu của các môn về tự nhiên và xã hội CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU CỦA CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Sách giáo khoa Hệ thống sách giáo khoa các môn học về tự nhiên và xã hội Tự nhiên và Xã hội 1 Tự nhiên và Xã hội 2 Tự nhiên và Xã hội 3 Khoa học 4 Khoa học 5 Lịch sử và Địa lí 4 Lịch sử và Địa lí 5 Sách giáo khoa là tài liệu chính có tác dụng cụ thể hóa chương trình giáo dục, đảm bảo cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức, kĩ năng phù hợp với mục đích và yêu cầu mà các môn học đề ra, là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với học sinh. Ngoài ra do được biên soạn công phu bởi một tập thể các nhà khoa học nên sách được trình bày đảm bảo tính khoa học, sư phạm và phù hợp đới đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Đây là phương tiện dạy học quan trọng nhất trong các phương tiện dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội. 71/131 Câu hỏi tình huống Lần đầu tiên được xuất hiện trong sách giáo khoa các môn Tự nhiên và Khoa học của chương trình mới là hệ thống kí hiệu.Hãy tìm hiểu xem trong sách giáo khoa các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học có những kí hiệu nào? Từng kí hiệu có vai trò gì? Hệ thống kí hiệu (xem ở phần sau) Các kí hiệu có vài trò kép: vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn các hoạt động học tập. Ngoài hệ thống kí hiệu nêu trên, phần kênh hình trong sách giáo khoa các môn học về tự nhiên và xã hội còn bao gồm những yếu tố nào? Ngoài hệ thống kí hiệu, phần kênh hình còn có tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, bảng số liệu, bảng tổng kết kiến thức... Kênh chữ trong sách sách giáo khoa các môn học về tự nhiên và xã hội gồm những yếu tố nào? Kênh chữ bao gồm phần thông tin, hệ thống câu hỏi, yêu cầu đối với học sinh... Hãy nhận xét và giải thích về tỷ lệ giữa kênh hình và kênh chữ từ sách lớp 1 đến sách lớp 5? Tỷ lệ giữa kênh chữ và kênh hình thay đổi từ lớp 1 đến lớp 5. Số lượng Kênh hình giảm từ lớp 1 đến lớp 5 để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 72/131 Hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, Khoa họ Bài tập thực hành Hãy so sánh cách trình bày của: 1. Sách giáo khoa của chương trình mới và sách giáo khoa của chương trình cũ. 2. Sách giáo khoa của 3 môn học: Tự nhiên và xã hội; Khoa học ; Lịch sử và Địa lí. Vật thật và mẫu vật Vật thật và mẫu vật thường dùng trong các môn học về tự nhiên và xã hội Vật thật: là những vật của môi trường tự nhiên và xã hội được mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học. Mẫu vật: là những phương tiện có nguồn gốc của vật thật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi, ép hoặc nhồi... Hãy nêu một ví dụ về các vật thật và mẫu vật thường dùng trong các môn học về tự nhiên và xã hội. Ví dụ: 73/131 Vật thật: cây và các bộ phận của cây, một số con vật... Nhiệt kế, la bàn, hộp khoáng sản... Mẫu vật ngâm: Giun đũa, sán, ếch, ấu trùng ... được ngâm trong dung dịch chống phân hủy. Mẫu vật ép: cây và một số bộ phận của các cây nhỏ, một số loài bướm... Mẫu vật nhồi: Một số loài chim, thú... Câu hỏi tranh luận Vật thật là phương tiện dạy học luôn luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Đúng hay sai? Vì sao? Trong các đối tượng nêu trên thì vật thật có nhiều ưu điểm hơn cả vì với vật thật các em HS có thể nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm. Hay nói cách khác là ta có thể huy động nhiều giác quan của học sinh vào quá trình tri giác nhất. Vì vậy mà các biểu tượng mà các em HS thu được từ vật thật bao giờ cũng sinh động, chính xác và đầy đủ hơn. Tuy vậy không phải vì thế mà ta lạm dụng vật thật. Việc sử dụng các đối tượng quan sát phải tuỳ thuộc vào nội dung bài học, vào đặc điểm của chính vật thật đó. Chẳng hạn với nội dung dạy học ở lớp 1 và lớp 2 khi HS mới học về các đặc điểm bên ngoài của các sự vật, hiện tượng như các cây, con vật vv... thì việc sử dụng vật thật thường mang lại hiệu quả hơn cả. Song với nội dung ở lớp 3 và cũng như ở lớp trên khi đòi hỏi phải hình thành ở HS biểu tượng về các dấu hiệu nằm ở bên trong sự vật, hiện tượng hoặc các dấu hiệu bản chất vv... thì tình huống để sử dụng vật thật ít hơn. Tuy nhiên ví dụ khi cho HS quan sát một hệ cơ quan nào đó ví dụ hệ tiêu hoá chẳng hạn ta có thể cho các em mổ một con gà để quan sát, nhưng sau đó cũng cần có thêm một sơ đồ đơn giản về hệ tiêu hóa để cho các em có thể cụ thể hoá những gì mình đ•ã quan sát trong bụng con gà. Hoặc thậm chí ngay với những tình huống có thể sử dụng vật thật, nhưng vật thật không đáp ứng được những yêu cầu học tập chẳng hạn: kích thước của vật thật quá nhỏ hay quá lớn, tiếng kêu của con vật quá to hoặc lâu, mức độ nguy hiểm, tính độc hại vv... thì việc sử dụng các phương tiện khác lại mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vậy mỗi phương tiện quan sát có những mặt mạnh riêng. Cho nên cần tuỳ theo nội dung cụ thể của bài học, tuỳ theo đặc điểm của các đối tượng quan sát có được mà ta nên sử dụng phối hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau. Như vậy câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên là: Sai! Tranh ảnh 74/131 Tranh ảnh Là loại phương tiện được sử dụng phổ biến trong các môn học về tự nhiên và xã hội, thường được sử dụng khi không có vật thật hoặc hỗ trợ thêm cho vật thật. Trong sách giáo khoa của các môn học về tự nhiên và xã hội, kênh hình chủ yếu là tranh ảnh. Đây là nguồn phương tiện quan trọng giúp cho giáo viên và học sinh ở tất cả các vùng miền khác nhau trong toàn quốc. VD: Tranh ảnh về các dạng thời tiết, về các hệ cơ quan trong cơ thể người... Phương pháp làm việc với tranh ảnh • Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được vẽ hoặc chụp trong các bức tranh bằng các câu hỏi định hướng cụ thể. Chẳng hạn: Em nhìn thấy những gì được vẽ (hay chụp) trong tranh ảnh? Em hãy nhận xét kĩ về đặc điểm của từng bộ phận của các sự vật, hiện tượng? • Hướng và giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng được để cập trong tranh ảnh. • Giáo viên tạo cơ hội và thời gian để các em được quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra những kết quả mà mình đã quan sát được. Bài tập thực hành Hãy lựa chọn một bức tranh vẽ hay ảnh chụp nào đó trong sách giáo khoa các môn về tự nhiên và xã hội và nêu phương pháp làm việc cụ thể. 75/131 Mô hình Mô hình Trong quá trình dạy học không phải lúc nào cũng có thể sử dụng được vật thật và có thể sử dụng vật thật một cách hiệu quả. Ví dụ như khi dạy học về sự chuyển động của Trái Đất, các hệ cơ quan trong cơ thể người, các dạng địa hình, các trận đánh... Trong những trường hợp đó ta có thể sử dụng mô hình để thay thế. Mô hình có ưu điểm hơn tranh ảnh là mô tả được các sự vật hiện tượng trong không gian ba chiều, thể hiện được vị trí trong không gian của chúng. Mô hình được đắp nổi như hình ảnh của các vật thật, nhưng có kích thước to hoặc nhỏ hơn. Nhiều mô hình có thể tháo lắp dễ dàng để tiện nghiên cứu, quan sát từng bộ phận. Ngoài các mô hình tĩnh, còn có các mô hình động để diễn tả một quá trình diễn biến của một hiện tượng nào đó. Ví dụ: mô hình biểu thị sự tiêu hóa thức ăn, mô hình chuyển động của trái đất trong hệ mặt trời. Phương pháp làm việc với mô hình • Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được biểu thị trên mô hình bằng các câu hỏi định hướng cụ thể. Khi học sinh quan sát, lưu ý cho các em nhìn mô hình từ nhiều phía và ngoài thị giác cần huy động xúc giác để tri giác đầy đủ các thông tin mà mô hình có thể cung cấp. • Hướng và giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng được đề cập trong mô hình. • Giáo viên tạo cơ hội và thời gian để các em được quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra những kết quả mà mình đã quan sát được từ mô hình. Bài tập thực hành Hãy lựa chọn một mô hình nào đó trong dạy học các môn về tự nhiên và xã hội và nêu phương pháp làm việc cụ thể với mô hình đó. Dụng cụ thí nghiệm Dụng cụ thí nghiệm Trong các môn học về tự nhiên và xã hội, tỷ trọng các kiến thức của khoa học tự nhiên chiếm một tỷ lệ đáng kể. Các kiến thức này có thể cung cấp cho học sinh một cách hiệu quả thông qua thí nghiệm vì vậy các dụng cụ thí nghiệm được sử dụng khá phổ biến. 76/131 Các dụng cụ thí nghiệm thường dùng là đèn cồn, các loại cốc, chậu thủy tinh trong suốt, các loại ống nghiệm, nguồn điện (pin, ắc quy), dây dẫn điện, vật thu điện ống (bóng đèn, cầu chì, bếp điện...) Sơ đồ Sơ đồ sự chuyển thể của nước Sơ đồ có tác dụng làm đơn giản hoá, vạch ra mối liên hệ hoặc tổng hợp kiến thức. Vì vậy việc sử dụng sơ đồ giúp cho học sinh lĩnh hội bài học nhanh hơn. Phương pháp làm việc với sơ đồ Giáo viên hướng dẫn để học sinh thực hiện được theo các bước sau: Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với sơ đồ. Bước 2: Đọc tên sơ đồ để biết được nội dung của sơ đồ. Bước 3: Tìm hiểu kĩ những thông tin và hình vẽ để hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố và rút ra kết luận. Bài tập thực hành Hãy lựa chọn một sơ đồ nào đó và nêu phương pháp làm việc với sơ đồ đó. 77/131 Bảng tổng kết kiến thức, bảng số liệu Bảng tổng kết kiến thức, bảng số liệu Khái niệm và vai trò Bảng tổng kết kiến thức hay số liệu là bảng tổng hợp những thông tin theo những mục chung, có tác dụng làm rút ngắn thời gian trình bày bài học, nâng cao khả năng tổng hợp và khái quát của học sinh.Ví dụ: Bảng số liệu về sự thay đổi diện tích rừng nước ta Năm 1980 1995 2004 Tổng diện tích rừng (triệu ha) 10,6 9,3 12,2 Phương pháp làm việc với bảng kiến thức, bảng số liệu Giáo viên hướng dẫn để học sinh thực hiện được theo các bước sau: Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng tổng kết kiến thức hay bảng số liệu. Bước 2: Đọc tên bảng tổng kết kiến thức hay bảng số liệu. Bước 3: xem tên hàng, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các thông tin hay số liệu ở từng hàng. Bước 4: Đối chiếu các thông tin hay số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng để rút ra kết luận. Bài tập thực hành Hãy lựa chọn một bảng tổng kết kiến thức hoặc số liệu nào đó và nêu phương pháp làm việc với bảng đó. 78/131 Bản đồ, quả địa cầu Bản đồ, quả địa cầu Bản đồ và quả địa cầu Bản đồ và quả địa cầu là hai phương tiện đặc trưng khi dạy các nội dung về lịch sử và địa lí. Bản đồ gồm có bản đồ (hình vẽ thu nhỏ của bề mặt Trái Đất theo đúng tỉ lệ), lược đồ (hình vẽ thu nhỏ không theo đúng tỷ lệ) và lược đồ khung (lược đồ trống). Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Hãy so sánh tác dụng sư phạm của bản đồ và quả địa cầu. Giống nhau: • Đều là phương tiện biểu thị cho Trái Đất • Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ của bề mặt Trái Đất • Địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất Khác nhau: • Bản đồ là hình vẽ trên mặt phẳng, có nhiều loại, thường có tỷ lệ biểu thị lớn • Địa cầu là mô hình trong không gian ba chiều, ít loại, thường có tỷ lệ biểu thị nhỏ=> Địa cầu có thể cung cấp những biểu tượng đầy đủ và đúng đắn về hình dạng của Trái Đất, về các điểm cực, đường xích đạo...vị trí của các châu lục và đại dương. • Bản đồ lại có tác dụng cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác và đầy đủ về các đối tượng địa lí có phạm vi nhỏ và với nhiều đặc điểm tự nhiên và xã hội khác nhau. Phương pháp làm việc với bản đồ hay lược đồ Giáo viên hướng dẫn để học sinh thực hiện được theo các bước sau: Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ (lược đồ) hay quả địa cầu. Bước 2: Xem bảng chú giải để có đối tượng địa lí cần tìm trên bản đồ, lược đồ. Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu. 79/131 Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng. Bước 5: Xác định mối quan hệ địa lí giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người... Bài tập thực hành Hãy lựa chọn một nội dung làm việc với bản đồ hay lược đồ nào đó và trình bày phương pháp làm việc cụ thể. Phiếu học tập Phiếu học tập là phương tiện dạy học bằng giấy được viết hoặc vẽ những yêu cầu học tập. Phiếu này thường dùng cho các hoạt động học tập cá nhân hoặc theo nhóm, đồng thời cũng là công cụ cho phép giáo viên thu thập và xử lí thông tin ngược từ học sinh. Các loại phiếu học tập Có nhiều cách phân loại phiếu học tập khác nhau. Dưới đây là các phân loại dựa vào mục đích sử dụng: • Phiếu học: là phiếu nhằm hình thành kiến thức và kĩ năng. • Phiếu thực hành: thường được sử dụng trong giờ học sinh làm bài tập thực hành hoặc thí nghiệm ở trên lớp hoặc bên ngoài thiên nhiên. • Phiếu kiểm tra, đánh giá: là phương tiện để học sinh thu thập thông tin về quá trình học tập của học sinh, để các em học sinh tự đánh giá kết quả học tập và sức học của mình. Yêu cầu đối với việc soạn thảo phiếu học tập • Các yêu cầu nêu trong phiếu học tập phải được diễn đạt một cách chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và chính xác. • Các câu hỏi, yêu cầu cần đa dạng về nội dung và hình thức. Về nội dung: có thể dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hay tự luận để hình thức hỏi phong phú, gây hứng thú học tập cho học s
Tài liệu đính kèm: