Phơng pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao chất lợng làm quen với toán

PHƠNG PHÁP DẠY TRẺ 5-6 TUỔI NÂNG CAO

CHẤT LỢNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

 I - ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Ở trờng mầm non dạy trẻ “Làm quen với toán” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển trí tuệ.

 Cho trẻ “Làm quen với toán” nhằm hình thành các biểu tởng sơ đẳng ban đầu về toán nh: Số lợng, hình dạng, kích thớc, phép đếm, định hớng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tợng ban đầu về toán các thao tác t duy: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, khả năng tranh luận, phán đoán ớc lợng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hiểu và vận dụng một số về từ ngữ về toán nh: To - Nhỏ; Cao - Thấp; Phải - trái; Nhiều hơn - ít hơn, cung cấp những kinh nghiệm, những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực của trẻ, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 12 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phơng pháp dạy trẻ 5 - 6 tuổi nâng cao chất lợng làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phơng pháp dạy trẻ 5-6 tuổi nâng cao 
chất lợng làm quen với toán
	I - Đặt vấn đề:
	ở trờng mầm non dạy trẻ “Làm quen với toán” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với việc phát triển trí tuệ.
	Cho trẻ “Làm quen với toán” nhằm hình thành các biểu tởng sơ đẳng ban đầu về toán nh: Số lợng, hình dạng, kích thớc, phép đếm, định hớng trong không gian, thời gian, hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tợng ban đầu về toán các thao tác t duy: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, khả năng tranh luận, phán đoán ớc lợng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hiểu và vận dụng một số về từ ngữ về toán nh: To - Nhỏ; Cao - Thấp; Phải - trái; Nhiều hơn - ít hơn, cung cấp những kinh nghiệm, những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực của trẻ, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày.
	Nhận thức đợc tầm quan trọng nói trên ngành giáo dục mầm non và các trờng lớp mẫu giáo đã quan tâm đến vấn đề nâng cao chất “Làm quen với toán” cụ thể lớp tôi chủ nhiệm nói riêng.
	Tôi đã thờng xuyên cập nhật mọi vấn đề có liên quan đến bộ môn toán để triển khai kịp thời và có kế hoạch sát sao cho bản thân, làm thế nào bộ môn toán ngày càng mở rộng và nâng cao hơn nữa, phù hợp với xu thế đổi mới của giáo dục.
	Xong đối chiếu những yêu cầu đợc nêu ra chơng trình chăm sóc, giáo dục trẻ thì bộ môn “Làm quen với toán” vẫn còn một số tồn tại sau:
	1/ Nhận thức cũ - tình trạng cũ:
	Đối với việc cho trẻ “Làm quen với toán” khi cha chuyên đề mũi nhọn làm quen với toán thì do điều kiện cơ sở, vật chất nh đồ dùng đồ chơi, bàn ghế, giá bảng nhiều năm đã quá cũ, mà còn đầu t lan man tất cả các bộ môn khác. Việc đầu t cho môn “Làm quen với toán” còn đơn giản, đồ dùng đồ chơi cha nhiều cha mang tính hiện đại.
	Về bản thân giáo viên: Bản thân tôi cha chịu khó bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi, dạy trẻ mà còn phụ thuộc hoàn toàn vào các đồ dùng của trờng. Bên cạnh đó kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Hơn nữa tôi lại đợc phân công dạy lớp 5-6 tuổi nên nhận thức của trẻ không đồng đều, mà không những thế bộ môn “Làm quen với toán” cha thật sự lôi cuốn trẻ, bản thân tôi cha linh hoạt sáng tạo trong tiết dạy, còn mang tính rập khuôn theo tài liệu hớng dẫn, cha biết lồng ghép các bộ môn vào tiết dạy cho trẻ còn mang tính áp đặt.
	Về phụ huynh: Cha coi trọng việc học tập của con, cho con đi học không đúng giờ, cha chuyên cần.
	Đây là những nguyên nhân dẫn đến tiết học đang còn rời rạc, tiết dạy đạt kết quả cha cao. Chính vì thế đứng trớc thực trạng đó tôi băn khoăn lo lắng với thực trạng này.
	2/ Nhận thức mới - thực trạng mới:
	Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế phát triển xã hội lớn mạnh về mọi mặt trong đó có sự đổi mới của ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục mầm non nói riêng. Trong những năm gần đây bộ môn toán đa vào chuyên đề đợc chú trọng chỉ đạo sát sao, Ban giáo dục các ngành liên quan đến giáo dục trẻ mầm non chọn chuyên đề làm mũi nhọn cụ thể năm học 1999 - 2000 là chuyên đề. Bộ giáo dục đã chọn chuyên đề nâng cao chất lợng làm quen với toán là mũi nhọn đã tổ chức các đợt chuyên đề về toán cho giáo viên.
	- Về trờng: Ban giám hiệu nhà trờng quan tâm có kế hoạch sát sao, đầu t về cơ sở vật chất, bổ sung làm mới thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi về bộ môn “Làm quen với toán”, chỉ đạo và có kế hoạch thực hiện chơng trình và bồi dỡng giáo viên tốt, tạo điều kiện cho giáo viên đứng lớp đợc học các đợt chuyên đề, dự giờ và dạy mẫu trong trờng và trờng bạn, đầu t xác đáng vào tiết học, từ đó chị em đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Bản thân tôi nhận thức đợc tầm quan trọng đó, chính vì vậy trong tiết dạy mọi lúc, mọi nơi tôi luôn tìm tòi làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi có màu sắc mẫu mã đẹp, sáng tạo đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt động dạy môn học cho trẻ “Làm quen với Toán” nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ sao cho trẻn lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò ép và áp đặt trẻ mà đạt kết quả lại cao.
	- Về phụ huynh: Biết phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thì xây dựng cho mình các biện pháp hữu hiệu khi dạy trẻ “Làm quen với Toán” và đạt kết quả dạy học cao đáp ứng nhu cầu hiện nay. 
Từ đó tôi chủ động trực tiếp thực hiện trên trẻ kết hợp các tài liệu hớng dẫn, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trờng và một số kinh nghiệm từ bạn bè để tìm ra biện pháp, phơng pháp hớng dẫn hợp lý có hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn trình bày để bạn bè và đồng nghiệp tham khảo.
II - Biện pháp:
1/ Phơng pháp dạy trẻ Làm quen với Toán trên tiết học và mọi lúc, mọi nơi:
Bộ môn “Làm quen với Toán” không đòi hỏi giáo viên phải có nhiều năng khiếu, song làm thế nào để truyền thụ kiến thức một cách chính xác mà giờ học không bị cứng nhắc.
Trớc khi thực hiện cho trẻ “Làm quen với Toán” tôi đọc đi đọc lại đề tài tham khảo tài liệu tìm ra nhiều hình thức dạy trẻ sau đó chọn một hình thức dạy trẻ cho là hấp dẫn nhất và phù hợp với đặc điểm của lớp tôi cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi nơi để nắm bắt tình hình chung của lớp.
VD: Khi ôn tập các khối “Khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu” tôi cho trẻ làm quen một số con vật và hỏi trẻ các con vật đó đợc ghép bằng khối gì? (Đầu: Khối cầu, khối vuông; Mình: Khối chữ nhật, khối trụ; Chân: Khối trụ...) Nếu hôm sau cô cháu mình cùng ghép các con vật đó có ghép đợc không? 
Mỗi tiết dạy “Làm quen với Toán” tôi đều có kế hoạch cho trẻ đợc làm quen trớc với nội dung sẽ dạy trên tiết học sắp tới thông qua các hoạt động vui chơi và các sinh hoạt khác bởi đây là cơ hội tốt để trẻ làm quan với biểu tợng toán.
VD: Trong hoạt động vui chơi (Hoạt động góc) quá trình trẻ hoạt động ở các góc tôi đi lại đặt câu hỏi trẻ trả lời nh: Nhóm chơi gia đình tôi hỏi trẻ: Gia đình bác có mấy ngời? Từng ngời trong gia đình của cháu cần bao nhiêu bát? Bao nhiêu đôi đũa? Hay là góc chơi nấu ăn? Tôi hỏi trẻ: Nhà bác có bao nhiêu cái đĩa? Bao nhiêu cái rỗ... 
Còn góc chơi nghệ thuật: Tôi khuyến khích trẻ vẽ gia đình của mình và hỏi trẻ về số lợng các thành viên mà trẻ thể hiện qua tranh. Sau khi trẻ vẽ xong cho trẻ trng bày sản phẩm... Quá trình đợc làm quen nh vậy chắc chắn vào tiết học sắp tới, khi tôi hỏi trẻ về các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số lợng là 6, 7, 8, có xung quanh lớp trẻ sẽ dễ dàng tìm thấy ngay.
Soạn giáo án là khâu rất quan trọng, quan trọng nhất là góp phần làm nên thành công của tiết dạy, tôi thờng chú ý những điều sau:
Nắm đợc yêu cầu đề ra mà trẻ cần đạt.
Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi và thực trạng nhận thức trẻ trong lớp, xác định rõ bài học này thuộc dạng bài tập sao chép, hay dạng bài tập sáng tạo, từ đó để xác định mức độ tổ chức hớng dẫn trẻ hoạt động để xác lập phơng thức hoạt động cho trẻ và lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy sao cho có hiệu quả. Ngồi chữ U hay hàng dọc tuỳ vào bài học sao cho nhìn chung cách ngồi nh thế nào để tiết học diễn ra nh một hoạt động có mang yếu tố vui chơi, dự kiến tình hình có vấn đề nh thế nào để kích thích lôi cuốn trẻ tham gia và giải quyết nhiệm vụ học tập chuẩn bị câu hỏi nhằm khơi gợi và phát triển t duy ở trẻ nhất là đặc biệt về kiến thức và kỹ năng.
Quá trình lĩnh hội tri thức trẻ phải trực tiếp sử dụng đồ vật để nêu ra nhận xét của cá nhân. Muốn cho trẻ đợc tham gia một cách tích cực, giáo viên phải chuẩn bị kỹ về đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn trẻ phải có màu sắc tơi sáng, phù hợp với trình độ nhận thức và nội dung bài giảng, nhng phải sao cho kích thức và tính thẩm mỹ, tính an toàn và tính s phạm phù hợp với trẻ và điều kiện sẵn có ở địa phơng.
VD: “Chủ điểm thế giới động vật” với tiết 8 số 8 chẳng hạn thì tôi chuẩn bị mô hình sinh nhật Gấu Mi Sa có 8 cây nến, quà của cô một lọ hoa có 8 bông, quà của trẻ là 8 con thú, 8 quyển sách, 8 tiếng vỗ tay chúc mừng hoặc một số quà cha đủ số lợng 8 và yêu cầu trẻ thêm vào. Sau đó cho trẻ đếm và gắn số tơng ứng.
Tạo cảm xúc và gây hứng thú cho trẻ không chỉ ở trong tiết học mà còn ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên cần sử dụng các thủ thuật kết hợp với đồ dùng để vào bài sao cho hấp dẫn. Làm thế nào để một thời gian ngắn mà trẻ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và trẻ thích và nghĩ rằng đó là những điều có thật.
VD: Tiết học xác định phía trái, phía phải của bản thân của đối tợng khác tôi cho trẻ tham quan mô hình vờn cổ tích. Trẻ thoả thuê ngắm nhìn vờn cổ tích nhng không quên nhiệm vụ của mình đó là xác định xem trong vờn cổ tích cái gì ở trên cao, cái gì ở dới thấp, bên trái vờn hoa là cái gì, thế còn các chú gấu ở phái nào của vờn hoa.
Trẻ mẫu giáo rất hay bắt chớc nên lời nói và việc làm của cô bao giờ cũng chính xác với những trẻ khá, cô gợi ý để trẻ biết sáng tạo thêm, còn những trẻ yếu thì cô cần phải có sự hớng dẫn tỷ mỹ và kỹ càng. Trong quá trình dạy tránh chỉ trích trẻ quá nhiều mà chủ yếu là động viên và khen ngợi trẻ.
Khi kết thúc giờ dạy phải có sự ôn luyện thờng xuyên và giao nhiệm vụ cho trẻ, bởi vì trẻ chóng nhớ mau quên.
VD: Khi tổ chức hoạt động góc “Với góc học tập” tôi cho trẻ chơi cờ xúc xắc về số lợng, hình dạng, xếp hình bằng hột, hạt, que tính, còn ở góc nghệ thuật cô cho trẻ cắt gán các đồ vật bằng hình học.
Nắm đợc đặc điểm của trẻ mầm non trong tiết học cho trẻ “Làm quen với Toán” tôi thờng xen kẻ các hình thức kết hợp với trò chơi nhng đảm bảo động tĩnh.
Không giống nh những bộ môn khác, bộ môn cho trẻ “Làm quen với Toán” nếu ngời dạy không có sự đầu t nó sẽ dễ đơn điệu và khô cứng. Chính vì vậy ngoài các phơng pháp trên tôi còn sử dụng các phơng pháp tích hợp,
2/ Tích hợp một số bộ môn học với hoạt động cho trẻ làm quen với Toán:
Để tiết dạy làm quen với Toán thành công tôi tích hợp một số bộ môn khác vào giờ học. Đối với bộ môn toán việc tích hợp nhiều môn học không khó, nếu biết cách lồng ghép sẽ làm cho giờ học sinh động lại cung cấp và củng cố đợc mở rộng kiến thức toán học cho trẻ làm quen các môn học khác.
VD: Với tiết dạy “đếm đến 10, nhận biết chữ số 10” tôi cải biên bài đồng dao “Rềnh rềnh, ràng ràng” sang bài hát.
Lời bài hát nh sau:
Rềnh rềnh, ràng ràng
Bà gang chiếu trải
Rềnh rềnh, ràng ràng
	Xích lại cho gần
	Một ngời hai chân
	Hai ngời bốn chân
	Ba ngời sáu chân
	Bốn ngời 8 chân
	Chân gần chân béo
	Chân béo chân gầy
	Dệt vải cho bà
	Vải hoa vải trắng
	Đến mai trời nắng
	Đem vải ra phơi
Nh thế tích hợp âm nhạc vào làm cho trẻ hứng thú, vừa giúp trẻ say sa với lời bài hát và ôn đợc cả phép đếm và cả số lợng, số 10 ở trong đó.
Cũng nh phần ôn tập đếm đến 9 tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện tự sáng tác dựa trên câu chuyện mà trẻ rất thích nghe “Ai đáng khen nhiều hơn” với nội dung thỏ mẹ bảo hai anh em thỏ xám.
Thỏ anh hái cho mẹ 9 bông hoa đồng tiền
Thỏ em hái cho mẹ 9 cây nấm
Sau đó cho hai trẻ đóng vai anh em nhà thỏ xám cùng thi đua ai là ngời hái nhanh hơn và đúng số lợng cô yêu cầu.
Còn đối với bộ môn thể dục và tạo hình, tôi cũng tích hợp vào giờ học toán một cách nhẹ nhàng và kéo léo để giúp trẻ hào hứng và tích cực hơn. 
VD: Ôn nhận biết khối vuông, khối chữ nhật.
Cô chuẩn bị các khối đặt lên bàn hai tổ sẽ thi đua chọn hình khối xếp lại thành các sự vật mà trẻ thích nh là xếp nhà từ khối vuông và khối tam giác hoặc xếp các hình rô bốp từ các khối vuông và khối chữ nhật, khi lên chọn hình khối cô yêu cầu trẻ phải bật qua 5 vòng, mỗi lần chỉ chọn một khối quay lại về đặt vào tay bạn, phía sau bạn lại tiết tục bật qua vòng lên chọn khối, khi bản nhạc đã kết thúc tổ nào xong trớc thì tổ ấy thắng cuộc.
	- Đối với bộ môn môi trờng và tạo hình tôi cũng lồng vào tiết dạy toán.
	VD: ở tiết học thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 8, “Chủ điểm thế giới động vật” tôi cho trẻ đội mũ con vật, con gà và con mèo sau đó hỏi trẻ hai con vật này sống ở đâu? Thuộc nhóm gia cầm hai gia súc? (Sống trong gia đình và thuộc nhóm gia cầm, mèo thuộc nhóm gia súc) rồi cho trẻ thêm bớt và so sánh số bạn ở hai đội cho bằng nhau.
	Ngoài ra tôi còn lồng các chủ điểm nh là: Chủ điểm mùa xuân, chủ điểm giao thông, nội dung dinh dỡng, nội dung môi trờng, nội dung an toàn giao thông và giờ học toán làm cho trẻ thích thú và qua đó giáo dục đến trẻ một số kỹ năng cần thiết trong đời sống hàng ngày.
VD: ở tiết học chia nhóm 10 đối tợng làm 2 phần tôi lồng nội dung dinh dỡng vào bằng cách tặng cho trẻ một lẵng hoa, hỏi trẻ gồm quả gì, con có thích ăn những quả đó không, vì sao? (Vì trong quả chứa nhiều vi ta min). Vậy vitamin có giúp ích cho chúng mình nh thế nào (Sáng mắt, thông minh và khoẻ mạnh). Sau đó cho trẻ đếm số lợng quả ra đĩa và gắn chữ số tơng ứng. Tiếp theo chia nhóm quả làm 2 phần bằng nhau một phần quả chứa nhiều vitamin C (Chanh, Cam..., một phần quả chứa nhiều vitamin A: “Đủ đủ, na”... rồi gắn chữ số tơng ứng vào 2 phần.
Nói tóm lại tích hợp bộ môn toán giúp cho trẻ quá trình lĩnh hội của trẻ diễn ra hơn sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện vận dụng những hiểu biết mới vào hoàn cảnh của mình và tình huống. Do đó các kỹ năng thói quen đợc hình thành nhanh hơn. Hơn nữa còn giúp trẻ phát huy đợc tính độc lập chủ động và tích cực trong các hoạt động của mình thông qua học bằng chơi, chơi bằng học.
3/ Gây hứng thú thông qua tạo môi trờng làm quen với toán
Đây là nguyên tắc dạy học quan trọng để hình thành biểu tợng toán ban đầu cho trẻ mầm non. Học phải đi đôi với hành, học phải đi đôi với cuộc sống, do đo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán không chỉ dừng lại ở tiết học mà còn cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có giúp trẻ nhớ lâu hơn về các chữ số, số lợng, kích thức, hình dạng... Chính vì thế tạo môi trờng cho trẻ làm quen với toán, qua các đặc điểm nh màu sắc, hình dạng bố cục góp phần hình thành ở trẻ khả năng yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp ở xung quanh là việc làm tôi cho là hết sức quan trọng và tôi tạo ra môi trờng làm quen với toán nh sau:
Trang trí góc làm quen với toán, trang trí lớp tôi dành một khoảng tờng có diện tích vừa phải, vừa tầm với trẻ, địa điểm tôi chọn dễ gây sự chú ý của trẻ và nhất là đối với các bậc phụ huynh, phía trên là khoảng tờng đó tôi đề dòng chữ Toán với tuổi thơ.
VD: ở chủ điểm thế giới động vật, những bức tranh của trẻ là các con vật đợc trẻ vẽ và viết số lợng vào đấy nh 8 con vịt đang đua nhau bơi lội hoặc gia đình nhà gà có 9 con ... 
Tôi dán những nhóm đối tợng có số lợng từ 1- 10 với nhiều sự vật ngộ nghĩnh nhng gần gũi với trẻ nh: Gà, chim, quả, hoa... trong mỗi nhóm có một chữ số tơng ứng giữa các chữ số với số lợng.
Ngoài ra một số sản phẩm của cô và cháu cùng làm và tạo thành những đồ dùng quen thuộc, một đoàn tàu từ nhiều hình vuông và hình chữ nhật... 
Những sản phẩm của góc bé học toán phải là cô và trẻ cùng làm đợc tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phơng và vận động phụ huynh đóng góp.
VD: Nhóm 9 cây xanh làm bằng vỏ cây, số 9 đợc làm bằng vỏ lạc.
Ngoài việc cho trẻ tạo môi trờng làm quen với toán thì việc phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ vô cùng quan trọng.
4/ Phối hợp với các bậc phụ huynh:
Nh chúng ta đã biết giáo dục trẻ có thông tin hai chiều là rất có lợi giúp gia đình và nhà trờng có chung quan điểm giáo dục trẻ. Qua các cuộc họp phụ huynh hay giờ đón trẻ tôi tranh thủ trao đổi về việc học chữ số, hình dạng, kích thớc... của trẻ nếu trẻ yếu kém ở mặt nào tôi yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với cô giáo khắc phục những điều đó hoặc những phụ huynh thờng cho trẻ học quá sức và nghĩ rằng trẻ sắp lên phổ thông bày dạy trớc cho trẻ ở nhà thông qua các cuộc họp phụ huynh, tôi nói rõ không cho trẻ học quá sức, buổi tối chỉ dành 30 phút dạy trẻ ôn bài cũ và học một cách nhẹ nhàng, bày dạy trớc cho trẻ là một việc làm mà Vụ giáo dục mầm non không cho phép vì nh thế ảnh hởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ nh phát triển trí tuệ trẻ, cũng qua cuộc họp các cuộc thi chúng tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh tầm quan trọng của việc làm quen với toán, đối với trẻ 5 tuổi. Tôi đánh thức t tởng một số phụ huynh đang xem nhẹ vấn đề này nhng giáo dục của trẻ không chỉ riêng ai mà phải có sự cộng tác phối hợp giữa gia đình, nhà trờng và xã hội.
III - Kết quả đạt đợc:
 Sau những năm thực hiện chuyên đề với toán bản thân tôi đạt đợc một số kết quả nh sau:
Lớp tôi chủ nhiệm nhiều năm đạt đợc lớp tiên tiến xuất sắc, trong đó bộ môn làm quen với toán đánh giá có chất lợng, hầu hết trẻ nắm đợc các kiến thức đã học về số lợng, hình dạng, kích thớc và định hớng trong không gian.
Kết quả cụ thể: 
Trẻ ham thích môn toán thì nay giờ học toán bao giờ trẻ cũng tán thành và hào hứng.
Không chỉ đếm số lợng về đồ vật cụ thể mà trẻ còn đếm qua tởng tợng và thêm bớt nhanh.
Nhận biết và phân biệt về kích thớc không gian một cách nhanh chóng và chính xác.
Biết vận dụng bộ môn toán vào mọi lúc, mọi nơi và tự kiểm tra lẫn nhau.
Về lớp cụ thể là: 
Năm học
Số trẻ
Kết quả đạt đợc
Năm học 2000 - 2001
37
50%-62%
Năm học 2001 - 2002
34
60%-73%
Năm học 2002 - 2003
30
70%-75%
Năm học 2003 - 2004
35
75%-80%
Năm học 2004 - 2005
35
80%-87%
Năm học 2005 - 2006
35
85%-90%
Năm học 2006 - 2007
45
90%-92%
Về cô giáo: Bản thân tôi nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc làm quen với toán là một yếu tố quan trọng khi trẻ chuẩn bị bớc vào lớp 1. Từ đó cô giáo suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, các biện pháp phù hợp áp dụng trên trẻ để đạt đợc những kết quả tốt trong vấn đề giáo dục hình thành các biểu tợng sơ đẳng về toán cho trẻ. Qua thi giáo viên giỏi chuyên đề tôi đạt loại khá.
IV - bài học kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng một số biện pháp sáng kiến kinh nghiệm để khắc phục khó khăn muốn đạt kết quả cao tôi thấy mình cần rút ra một số kinh nghiệm sau:
Trớc hết bản thân tôi thấy rõ thuận lợi, khó khăn để tìm ra hớng giải quyết cần phải học hỏi hơn nữa kinh nghiệm của các chị đi trớc. Nghiên cứu bài soạn cho phù hợp với tiết học, đồ dùng phải phong phú, mẫu mãu đẹp và thờng xuyên thăm lớp dự giờ để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, về cô giáo phải có sự phối hợp với gia đình để giúp trẻ hoạt động tốt về bộ môn làm quen với toán.
Khi sử dụng các biện pháp trên tôi thấy cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp.
V - ý kiến đề xuất:
Đề xuất với Sở giáo dục đào tạo Nghệ An - Phòng giáo dục đào tạo Vinh 
Tổ chức nhiều hơn nữa các tiết dạy mẫu về chuyên đề ở các trờng trọng điểm... để chị em chúng tôi đợc học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.
Bổ sung thêm các tài liệu có liên quan đến vấn đề đổi mới phơng pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở các bộ môn để chúng tôi nghiên cứu.

Tài liệu đính kèm:

  • docToán Mầm non.doc