Những câu chuyện kể về Bác Hồ

Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.

 Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác Hồ được tiếp một đoàn thiếu nhi Tiệp Khắc đến thăm Bác. Cháu nào cũng muốn đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau rất dữ. Để ổn định trật tự, Bác đã nẩy ra sáng kiến hỏi các cháu:

- Các cháu thấy Bác gầy hay mập?

Các cháu trả lời:

- Bác gầy lắm ạ.

Bác lại hỏi:

- Vậy các cháu có muốn Bác gầy không?

Các cháu đồng thanh trả lời:

- Không ạ

Bác nói tiếp:

- Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi.

 Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.

 

doc 36 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những câu chuyện kể về Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xe lại gần và bảo:
- Các chú có công việc của mình nên cứ tiếp tục đạp xe mà đi. Bác đâu có phải là cái đền có biển “hạ mã” ở trước để ai đi qua cũng phải xuống xe, xuống ngựa?
Lão Tử có nói: “Trời đất sở dĩ có thể dài và lâu vì không sống cho mình nên mới được trường sinh. Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà lại lên trước, đặt thân mình ở ngoài mà lại còn”. Bác Hồ sống quên mình, không nghĩ đến mình mà lại trở thành sống mãi. Lời Lão Tử thật sâu sắc lắm thay! 
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông. Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. 
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, điều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu  khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu?. Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời,  hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra  giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác...
Nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”.
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
MỘT BỮA ĂN TỐI CỦA BÁC
Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn dành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối ngoại có lợi cho quốc gia. Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi qua thị xã Ninh Bình để xuống Phát Diệm. Lúc đó tôi là quyền Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh. Một dịp may hiếm có được đón Bác về tỉnh, nghĩ vậy, tôi mời đồng chí Uỷ viên thư ký kiêm Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng đến hội ý. Hai đồng chí cũng cùng chung một ý nghĩ như tôi.
Tôi phân công đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đón Bác, đồng chí Chánh Văn phòng chuẩn bị cơm mời Bác, còn tôi phụ trách việc dọn dẹp văn phòng, chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm.
Quả như tôi dự đoán, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía nam thị xã Ninh Bình. Nhân dân đã vẫy cờ, hô khẩu hiệu rồi ùa xuống lòng đường đón Bác. Bác ra khỏi xe vẫy chào nhân dân. Nhân lúc đó chúng tôi mời Bác vào trụ sở Uỷ ban hành chính tỉnh.
Trước sự nhiệt tình của nhân dân thị xã, không nỡ từ chối, Bác đã vào gặp Uỷ ban hành chính tỉnh Ninh Bình.
Đến cổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ. Vừa đi Bác vừa hỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo. Chúng tôi báo cáo với Bác về những khó khăn trong tỉnh, một số nơi nông dân còn bị đói.
Bác căn dặn chúng tôi phải chú ý đoàn kết lương giáo, động viên bà con tích cực tăng gia sản xuất để chống đói, chú ý công tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớp bình dân học vụ vào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học.
Chúng tôi mời Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối. Thực ra bữa cơm chúng tôi chuẩn bị cho Bác không có gì ngoài một con gà giò luộc, nước dấm nấu bí đao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khó khăn.
Bác nói:
- Hàng ngàn đồng bào đang chờ Bác ngoài kia, Bác không thể nghỉ ở đây đẻ ăn cơm được vì 9 giờ tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp Bác: một chú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói chuyện với đồng bào mươi phút, một chú ra cửa hàng  bánh mua cho Bác một cặp bánh giò. Còn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyện xong, Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém, vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác.
Chúng tôi vâng lời Bác làm theo.
Nói chuyện với đồng bào Ninh Bình hôm đó, Bác nhấn mạnh:
- Đồng bào chú ý đoàn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù luôn tìm cách chia rẽ đồng bào lương giáo.
- Đồng bào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt.
- Đồng bào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
Kết thúc, Bác hỏi:
- Đồng bào có đồng ý thực hiện ba điều tôi nêu ra không?
- Đồng ý! Đồng ý! Hồ Chủ tịch muôn năm.
Hàng ngàn nắm tay gân guốc giơ lên hưởng ứng. Tiếng hô và tiếng vỗ tay râm ran.
Bác vẫy tay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi được một quãng Bác mới bắt đầu dùng “bữa ăn tối” của mình.TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
Câu chuyện về 3 chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Bác ơi
 Tố Hữu
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...
Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.
Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hòa bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
A'nh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Sáng tháng Nǎm
 Tố Hữu
Vui sao một sáng tháng Nǎm
Đường về Việt Bắc lên thǎm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu  trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công vǎn(1)
Lát rồi, chim nhé, chim ǎn(1)
Bác Hồ còn bận khách vǎn đến nhà(1)
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Bác Hồ, cha của chúng con
Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hoà bình!
Ôi cái tên kính yêu Hồ Chí Minh!
Trong sáng lòng anh du kích
Nửa đêm bôn tập diệt đồn
Vững tay người chiến sĩ nông thôn
Bắt sỏi đá phải thành sắn gạo
Anh thợ, má anh vàng thuốc pháp
Cánh tay anh dày sẹo lửa gang
Ôi những em đốt đuốc đến trường làng
Và các chị dân công mòn đêm vận tải!
Các anh chị, các em ơi, có phải
Mỗi khi lòng ta xao xuyến rung rinh
Môi ta thầm kêu Bác: Hồ Chí Minh!
Và mỗi trận, mỗi mùa vui thắng lợi
Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ
Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi...
Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh
Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!
Giọng của Người, không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau...
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút...
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Hồ Chí Minh 
Người ở khắp nơi nơi
Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ
Lắng từng câu, từng ý chưa thành
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trǎm dòng máu nhỏ 
Người ngồi đó, với cây chì đỏ
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ...
Không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ
Đảng chói lọi Hồ Chí Minh vĩ đại!
Con nhớ hết mỗi lời Người dạy:
Kháng chiến gian nan, kháng chiến trường kỳ
Bác bảo đi, là đi
Bác bảo thắng, là thắng
Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Xta-lin
Việt Nam phải tự do
Thế giới phải hoà bình!
Chúng con chiến đấu hy sinh
Tấm lòng son sắt, đinh ninh lời thề.
Bắt tay Bác tiễn ra về
Nhớ hoài buổi sáng mùa hè chiến khu....
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Cháu nhớ Bác Hồ
 Thanh Hải
Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ
Nhớ hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu
Mắt hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời
Nhớ khi trǎng sáng đầy trời
Trung thu bác gởi những lời vào thǎm
Nhớ ngày quê cháu tan hoang
Lụt trôi, Bác gởi lúa vàng vào cho
Nhớ khi nhà cháu ra tro
Bác đưa bộ đội về lo che giùm
Bác ơi nhớ mấy cho cùng
Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không.
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn
Bác ơi dù cách núi non
Mà hình Bác vẫn trong lòng không xa
Giặc kia muốn cắt sơn hà
Mà miền Nam vẫn hướng ra Bác Hồ,
Hướng về sắc đỏ ngọn cờ
Về ngày Nam Bắc cõi bờ liền nhau.
Đêm nằm cháu những chiêm bao
Ngày vui thống nhất Bác vào miền Nam.
Cổng chào dựng chật đường quan
Bác đến đình làng Bác đứng trên cao
Bác cười thân mật biết bao
Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung Bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu, Bác âu yếm cười.
Đêm nay trǎng lại sáng rồi
Trung thu nhớ bác cháu ngồi cháu trông
Ngoài xa nghe tiếng trống rung
Nghe những nhi đồng nhảy múa hò reo
Bác chắc cũng nhớ cháu nghèo
Miền Nam đau khổ sớm chiều trông ra.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Đêm nay Bác không ngủ
 Minh Huệ
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên như bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi bác đi dém chǎn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Â'm hơn ngọn lửa hồng.
Thổn thức cả nổi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.
Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi.
- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phǎng phắc.
Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi: Mời Bác ngủ
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chǎn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Viếng lǎng Bác
 Viễn Phương
Con ở miền Nam ra thǎm lǎng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lǎng
Thấy một mặt trời trong lǎng đất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trǎng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lǎng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn là cây tre trung hiếu chốn này.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Giếng nước Bác Hồ
 Phan Thị Thanh Nhàn
Làng con nghèo, ở ngoại ô
Một chiều vui được Bác Hồ tới thǎm
Bác xem chỗ ở chỗ ǎn
Đến bên giếng đất, ân cần Bác khuyên:
Làng ta rồi phải sạch hơn
Giữ cho đôi mắt như gương trong ngần
Bác về, gửi gạch tặng dân
Giếng đầu tiên ấy ở sân đình làng
Tròn xoe dưới một tán bàng
Ôi gàu nước mát đầy tràn thương yêu
Lòng Cha chia khắp xóm nghèo
Thẳm sâu mạch nước trong veo giếng này...
Cả làng đau mắt xưa nay
Bác về, như có bàn tay diệu kỳ
Tình thương lòng Bác chở che
Giếng sâu trong vắt bốn bề khơi lên
Bác cho con gái mắt huyền
Cụ già mắt sáng trẻ em mắt tròn
Tin đâu sét đánh làng con
Bác không còn? Bác không còn! Bác ơi!
Cả làng không hẹn không mời
Bước chân tụ lại một nơi - giếng đình
Cúi đầu, tay nắm vòng quanh
Đỏ hoe bờ giếng ân tình, Bác ơi!
Giếng đầy còn có khi vơi
Lòng dân nhớ Bác chẳng nguôi bao giờ.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Đọc thơ Bác
 Hoàng Trung Thông
Ngục tối, trái tim càng cháy lửa
Xích xiềng không khóa nổi lời ca
Trǎm sông nghìn núi chân không ngã
Yêu nước yêu người yêu cỏ hoa.
Đọc lời thơ Bác tâm hồn Bác
Một tấm gương trong chẳng bụi mờ
Bóng cây đại thụ trùm xanh mát
Cánh rộng chim bằng bay tự do.
Tự do! Gươm súng nào ngǎn được
Biển rộng sông dài ý chí cao
Thân ở trong tù, lòng ở Nước
Bay quanh hồn mộng ánh vàng sao.
Khi chim rừng ca rộn núi
Khi nhìn khóm chuối ánh trǎng soi
Lao lung vẫn giữ lòng thư thái
Nắm chắc trong tay cả cuộc đời.
Tôi đọc trǎm bài trǎm ý đẹp
A'nh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác, vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
 Bài hát: Em mơ gặp Bác Hồ
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Râu bác dài tóc Bác bạc phơ
Em âu yếm hôn đôi má bác
Vui bên bác là em múa hát
Hát bài Hồ Chí Minh muôn năm
Múa bài Hồ Chí Minh muôn năm
Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ
Râu bác dài tóc bác bạc phơ
Em âu yếm hôn đôi má bác
Vui bên Bác là em múa hát
Hát bài Hồ chí minh muôn năm
Múa bài Hồ chí minh muôn năm
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
Bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng.
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam.
Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh,
Bác chúng em, mắt như sao, râu hơi dài.
Bác chúng em, nước da nâu vì sương gió.
Bác chúng em, thề cương quyết trả thù nhà.
Hồ Chí Minh kính yêu chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời.
Hồ Chí Minh kính yêu Bác đã bao năm bôn ba nước ngoài vì giống nòi.
Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi.
Ngày ngày chúng cháu ước mong.
Mong sao Bác sống muôn đời để dìu dắt nhi đồng thành người
Và kiến thiết nước nhà bằng người.
Hồ Chí Minh kính yêu chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời.
Hồ Chí Minh kính yêu chúng em ước sao Bác Hồ Chí Minh sống muôn năm.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
Bài hát: Bác Hồ Người Cho Em Tất Cả
Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh. 
Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh. 
Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá 
Đồng ruộng cho bông lúa chim tặng lời reo ca. 
Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm 
Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha. 
Cùng em vượt đường xa sôi là chiếc khăn quàng thắm tươi. 
Cho em tất cả người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ. 
Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh.
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
BÀI HÁT: NHỚ ƠN BÁC
Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng. Á có Bác Hồ đời em được ấm no chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ.
Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng. Á có Bác Hồ đời em được ấm no chúng em múa ca càng nhớ công ơn Bác Hồ. 
TUẦN:
LỚP: ..
HỌ VÀ TÊN:..
Bài hát: Hoa Thơm Dâng Bác
Những cháu ngoan Bác Hồ, khăn hồng bay rực rỡ. Như những bông hoa
tươi hoa đẹp trăm miền. Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát
hương thơm. Bông hoa ngàn việc tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa chi
đội mạnh. Để xứng đáng mang tên, cháu ngoan Bác Hồ. Là những bông hoa
tươi, kính dâng Bác Hồ. Những chiếc khăn thắm hồng mang niềm tin rực
cháy. Như nhắc em ghi sâu năm điều Bác dạy. Vì ngày mai luôn phấn đấu,
vì ngày mai hãy vươn lên. Thi đua nghìn việc tốt, thi đua học hành chăm,
thi đua xây dựng Đội. Để xứng đáng mang tên, cháu ngoan Bác Hồ. Là
những bông hoa tươi, kính dâng Bác Hồ.
Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước
Câu chuyện xảy ra ở Hải Phòng năm 1946. Ở phố Ngõ Nghè có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ ông làm thủy thủ ở các tàu buôn lớn ra nước ngoài. Sau này, ông làm công ở một hiệu ảnh bên Pháp rồi làm nhiều nghề khác.
Cuối năm 1943, ông già Thuyết trở về nước với một chiếc hòm gỗ, một chiếc ba-toong và hai con mắt chỉ còn lòng trắng. Ông đến ở nhờ gia đình người em gái. Ông già Thuyết rất ít nói chuyện với mọi người nhưng lại hay nói chuyện một mình và toàn nói bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Thỉnh thoảng người nhà lại thấy ông thở dài như nhớ tiếc một cái gì đã mất. Thấy cảnh sống của ông như vậy, những người trong gia đình cho là ông lẩm cẩm, dở người. Nhưng đến năm 1946, từ hôm được tin Hồ Chủ tịch sang Pháp đàm phán, đang trên đường về nước bằng tàu biển thì tự nhiên ông già Thuyết vui cười hớn hở lạ thường. Ông nói chuyện huyên thuyên cả ngày và có lúc ông lại hát những bài ca bằng tiếng Pháp, tiếng Anh.
Buổi sáng hôm ấy, nhân dân trong phố nô nức đi đón tàu chở Hồ Chủ tịch cập bến Sáu Kho. Ông già Thuyết cũng náo nức mở chiếc hòm gỗ, lôi ở đái hòm ra một bộ quần áo dạ. Hồi ở bên Pháp ông thường mặc bộ quần áo này. Rồi ông xỏ tất, đi giày gọn gàng. Chưa bao giờ ông già Thuyết vui như hôm ấy. Tiết trời đang nóng bức, ông lại mặc quần áo dạ. Người nhà buồn cười, chế giễu ông là dở điên, dở dại. Nhưng ông chỉ cười tủm tỉm rồi hát líu lô khe khẽ một mình những bài ca bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.
Chiều hôm ấy, hầu như tất cả nhân dân lao động thành phố Hải Phòng xuống đường đi đón Hồ Chủ tịch. T

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung_cau_chuyen_ke_ve_Bac_Ho.doc