Một vài biện pháp v ề rèn nề nếp cho học sinh lớp 1

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

 1. Lí do chọn đề tài

 Trong nhiều năm học liền tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1. Xuất phát từ tình hình lớp nói riêng: Lớp học đa số là học sinh dân tộc gốc Tây Nguyên chưa qua mẫu giáo nên nề nếp cần phải uốn nắn nhiều, ý thức tự giác chưa cao. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, kết hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi lớp 1 lần đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ lại lạ trường, lạ lớp, bạn bè chưa quen nên còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng, tính kỉ luật chưa cao.

Tình hình lứa tuổi học sinh lớp 1 nói chung: Là lớp đầu cấp các em đang ở độ tuổi ham chơi là chính cho nên việc đưa các em vào ngồi học 35 phút đồng hồ trong một tiết học thật là khó và càng khó hơn khi yêu cầu các em phải giữ trật tự trong 35 phút đó. Chính vì thế ở bậc tiểu học, nề nếp học tập có vai trò rất quan trọng. Nếu một lớp học có nề nếp tốt thì thời gian của một tiết học sẽ được phát huy tối đa nhằm giúp học sinh tiếp thu bài tốt ở tất cả các môn học.

Đồng thời thông qua việc thực hiện tốt nề nếp trong học tập giúp các em có ý thức và thói quen trong sinh hoạt tập thể cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.

Việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1 là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học. Xuất phát từ những yếu tố trên bản thân tôi rất tâm tắc khi chọn đề tài: “ Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ”

 

doc 5 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài biện pháp v ề rèn nề nếp cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẢO LÂM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC NAM A
 -----š¶›-----
MỘT VÀI BIỆN PHÁP
V Ề RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH
LỚP 1
Phụ Lục
Trang
Phụ lục	1
Đặt vấn đề	2
Nội dung	2
Biện pháp thực hiện	3
Tổ chức thực hiện	4
Kết quả	5
Kết luận	5
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài
 	Trong nhiều năm học liền tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1. Xuất phát từ tình hình lớp nói riêng: Lớp học đa số là học sinh dân tộc gốc Tây Nguyên chưa qua mẫu giáo nên nề nếp cần phải uốn nắn nhiều, ý thức tự giác chưa cao. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, kết hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi lớp 1 lần đầu tiên cắp sách tới trường, rất ngây thơ lại lạ trường, lạ lớp, bạn bè chưa quen nên còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng, tính kỉ luật chưa cao.
Tình hình lứa tuổi học sinh lớp 1 nói chung: Là lớp đầu cấp các em đang ở độ tuổi ham chơi là chính cho nên việc đưa các em vào ngồi học 35 phút đồng hồ trong một tiết học thật là khó và càng khó hơn khi yêu cầu các em phải giữ trật tự trong 35 phút đó. Chính vì thế ở bậc tiểu học, nề nếp học tập có vai trò rất quan trọng. Nếu một lớp học có nề nếp tốt thì thời gian của một tiết học sẽ được phát huy tối đa nhằm giúp học sinh tiếp thu bài tốt ở tất cả các môn học.
Đồng thời thông qua việc thực hiện tốt nề nếp trong học tập giúp các em có ý thức và thói quen trong sinh hoạt tập thể cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
Việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1 là một việc làm rất cần thiết đối với một người giáo viên giảng dạy bậc tiểu học. Xuất phát từ những yếu tố trên bản thân tôi rất tâm tắc khi chọn đề tài: “ Rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ”
 2. Phạm vi nghiên cứu: 
 	Học sinh lớp 1E trường tiểu học Lộc Nam A .
II / NỘI DUNG:
Cơ sở lý luận
Yêu cầu chung của Bộ Giáo Dục và đào tạo đối với lớp 1 những tuần học đầu tiên một số môn có những tiết làm quen với học sinh, ổn định nề nếp  Đó chính là thời gian giáo viên rèn nề nếp cho học sinh để các em có ý thức tiếp thu kiến thức mới tốt hơn trong tất cả các môn học và cả trong quá trình học ở bậc tiểu học. Để thực hiện tốt yêu cầu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải đưa ra phương pháp hướng dẫn điều khiển về mọi mặt từ cách nói, thưa, hỏi  Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một vài sáng kiến để rèn nề nếp cho lớp học mà tôi đang giảng dạy. 
2. Thực trạng
Thuận lợi: 
Đối với giáo viên :
 + Bản thân tôi đã được phân công làm công giảng dạy lớp 1 liên tục trong nhiều 
	 năm 
 + Không ngừng tự học tự bồi dưỡng cho bản thân một số kinh nghiệm qúi báu 
 + Được sự chỉ bảo ,dẩn dắt của nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong trường 
 + Được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên kịp thời của BGH nhà trường
 + Sự phối kết hợp nhịp nhàng với tổng phụ trách Đội
Đối với học sinh :
 + Đa số học sinh con nhà làm nông nên hiền lành .thật thà chất phát .biết vâng lời
 cô giáo 
 + Một số phụ huynh có sự quan tâm nhắc nhở việc rèn luyện của các em một 
	 cách thường xuyên
	+ Được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường về việc 
	 tạo điều kiện cho các em nhất là học sinh dân tộc thiểu số có đủ sách vở và đồ 
	 dùng học tập khi đến lớp.
Khó khăn:
Đối với giáo viên: 
	+ Xã Lộc Nam là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc gốc Tây 
 Nguyên. Đời sống kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt đây là một vùng 
 kinh tế mới, dân di cư từ các tỉnh trong cả nuớc về làm ăn sinh sống nên tập 
 quán sinh hoạt khác nhau dẫn đến ý thức về nề nếp cũng khác nhau.
+ Địa bàn dân cư phân bố rộng, nhà ở rải rác, giao thông khó khăn nên việc vận 
 động các em đến lớp còn gặp nhiều trở ngại.
+ Chưa được sự phối hợp nhiệt tình của một số phụ huynh 
Đối với học sinh : 
+Đa số các em con nhà làm nông nên mức độ quan tâm của cha mẹ thiếu chặt 
 chẽ ,chưa đến nơi đến chốn 
 	+Trong cơ chế thị trường có sự chênh lệch về thu nhập ,cuộc sống các em gặp
 	 nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của
 các em. Một số học sinh thiên về thực dụng, không thuận lợi mấy cho việc xây 
 dựng tinh thần đoàn kết, thân ái trong lớp học
+ Các em đang ở độ tuổi còn nhỏ, chưa có ý thức cao, còn ham chơi là chính
III / BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 * Đối với giáo viên:
	+ Cần tạo cho học sinh có được môi trường học tập thân thiện.
	+ Dần dần đưa các em vào nề nếùp, kỉ cương của trường, lớp.
	+ Thường xuyên quan tâm giúp đỡ các học sinh còn nhút nhát.
 * Đối với học sinh:
+ Trong giờ học cần phải trật tự, tập trung chú ý nghe giảng và làm theo hiệu 
 lệnh của giáo viên.
+ Học sinh phải xác định được giờ nào - việc nấy.
 * Đối với phụ huynh học sinh :
+ Cần quan tâm, nhắc nhở các em một cách thường xuyên và liên tục
+ Cần có sự liên hệ chặt chẽ với giáo viên và nhà trường nơi con em mình đang 
 theo học
+ Giúp đỡ và hướng dẫn con em mình chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập trước 
 khi đến lớp.
IV / TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
 Tuần đầu nhận lớp: điều đầu tiên một giáo viên cần là làm quen với các em học sinh, hỏi thăm trò chuyện để nắm bắt được hoàn cảnh gia đình từng cá nhân học sinh.
Giáo viên cần tạo ra một không khí chan hoà vui vẻ, về mặt tâm lý cho các em có cảm giác thích đến lớp, mạnh dạn tiếp xúc với bạn bè và giúp các em cùng tham gia và mọi mặt hoạt động ở lớp, ở trường qua đó dần đưa các em đi vào nề nếp học tập.
Để có sự thống nhất, không gây mất thời gian, ồn ào khi đang trong giờ học tôi đã hướng dẫn các em thực hiện theo hiệu lệnh: gõ thước, cách giơ bảng, cách đọc bài, cách giơ tay phát biểu, cách sắp xếp sách vở theo từng môn học, cách xưng hô với thầy cô, bạn bè  
Ví dụ : 
Để đọc bài đồng thanh gõ 2 thươc.
Hiệu lệnh lấy bảng con gõ 1 thước
Hiệu lệnh cất bảng con gõ 3 thước
Hiệu lệnh giơ bảng con gõ 1 thước
Hiệu lệnh lấy SGK gõ liên tục 2 thước
Hiệu lệnh cất ( gấp ) gõ liên tục 3 thước
Hiệu lệnh lấy vở tập viết ngắt quãng 3 thước
Cần quan tâm đến cả không gian học tập
- Xếp hàng thành 3 dãy
- Cách xếp bàn ghế thẳng ( hàng dọc, hàng ngang )
- Sơ đồ chỗ ngồi cho học sinh cũng cần chú ý đến tính cách của từng học sinh ( cao ngồi bàn dưới, thấp ngồi bàn trên ) mỗi bàn chỉ xếp ngồi hai học sinh
- Cách ngồi của học sinh ( ngồi đúng tư thế ) theo quy định, hai tay khoanh tròn để trên mặt bàn.
- Cách giơ tay phát biểu ( thống nhất giơ tay phải và khuỷu tay luôn đặt lên trên bàn tay trái đặt sát mặt bàn.
- Cách giơ bảng con thống nhất hai tay cầm đều ở hai bên bảng và hai khuỷu tay đặt trên mặt bàn giơ thẳng cánh tay trên
- Cách đứng lên đọc bài cá nhân hướng dẫn các em đọc theo thứ tự hàng dọc ( giáo viên chỉ cần gọi tên một em đầu dãy bàn các em sau lần lượt đứng dậy )
- Để cho các em bớt mệt mỏi, căng thẳng sau một tiết học bản thân tôi cho các em một vài động tác thể dục có tác dụng làm thư giản ( tay, lưng, cổ, chân ) nhẹ nhàng, ngắn gọn thông qua khẩu lệnh ngắn không mất thời gian các em thực hiện đồng đều (thời gian đầu giáo viên hô ) sau này giao cho lớp trưởng điều khiển 
	“Viết mãi mỏi tay
	 Cúi mãi mỏi lưng
	 Thể dục thế này
	 Là hết mỏi ngay”
	Thời gian đầu ( một tháng ) tôi thường xuyên giành 15 phút đầu giờ để tập luyện cho các em nhận biết những hiệu lệnh cơ bản dần dần từng bước, giúp các em tự nhớ và chủ động thực hiện theo đúng các hiệu lệnh
	Trong khi thực hiện em nào quên tôi luôn nhẹ nhàng nhắc nhở không phê bình trực tiếp mà tăng cường tuyên dương những em thực hiện tốt sau một tiết học.
VI / KẾT QUẢ : 
Bằng những kế hoạch và biện pháp nhỏ, ngắn gọn nêu trên tôi đã áp dụng vào trong lớp học của tôi trong thời gian nửa học kỳ thì lớp học đã đi vào nề nếp và được nhà trường đánh giá là lớp học có nề nếp.
Cụ thể: Từ một lớp học chưa có nề nếp, qua một thời gian rèn luyện có kết quả và được đánh giá như sau : 
	+ Tốt : 66.2%
	+ Khá : 24.7%
	+ TB : 9.1%
VI / KẾT LUẬN : 
Tôi thiết nghĩ đối với học sinh lớp 1 thì việc rèn luyện nề nếp cho các em là rất cần thiết. Đặc biệt là trong thời gian đầu giáo viên cần quan tâm, hướng dẫn và đưa ra các biện pháp đơn giản, phù hợp với thực trạng của lớp mình thì việc đưa học sinh đi vào nề nếp sẽ đạt kết quả tốt.
Trên đây là một số dịnh hướng về việc rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 mà qua nhiều năm đứng lớp tôi đúc rút được. Mong các thầy cô giáo khác cùng đóng góp ý kiến để giải pháp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn !
Lộc Nam, Ngày 20 tháng 10 năm 2010.
Nhận xét của giám khảo	Người viết :
 Hoàng Thị Lương 

Tài liệu đính kèm:

  • docgphi(1).doc