Một số trò chơi nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 3

Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với sự phát triển về mọi mặt đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho các mục tiêu kinh tế của xã hội. Trước tình hình trên đòi hỏi phải có một lớp người lao động có đủ năng lực, có tài, có đức để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Qua các kì Đại hội Đảng toàn quốc, trong các văn kiện Đại hội Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh rằng: “Cần đổi mới phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, để đào tạo ra những con người năng động sáng tạo có năng lực giải quyết vấn đề”

 Việc đổi mới mục tiêu giáo dục đã thực hiện thông qua việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa, thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp giáo dục kĩ năng sống. Nhằm đổi mới căn bản về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.

 Điều quan trọng ở đây là việc đổi mới trong giáo dục Tiểu học phải mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh nhằm thực hiện hai phương diện: Tinh thần và phát triển tư duy vừa sức, phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học.Một trong những phương pháp chủ yếu để đạt được mục đích trên là gây cho học sinh hứng thú học tập, tạo niềm tin, niềm vui bằng cách lôi cuốn các em vào những trò chơi toán học hấp dẫn, phù hợp với trình độ nhận thức.Chính vì vậy người giáo viên ở các trường Tiểu học hiện nay đã không ngừng tìm tòi học hỏi tích luỹ những phương pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất,dễ hiểu, dễ làm mang lại hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay.

 

doc 25 trang Người đăng phuquy Lượt xem 28228Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số trò chơi nhằm gây hứng thú học Toán cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cơ thể trẻ đang thời kì phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là khi hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí .
 Học sinh tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ.Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
 Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
 Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ để củng cố khắc sâu kiến thức.
III . NHU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng rất dễ phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Muốn cho học sinh đạt hiệu quả thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở “Lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên là người định hướng, tổ chức các tình huống học tập kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn cho các em học được trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
IV . TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI:
 Hoạt đông vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động trong bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
 Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động của trò chơi.
 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học. Như vậy trò chơi học tập các kĩ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại kết quả cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi tham gia các trò chơi, học sinh thường tập trung hết khả năng sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sáng tạo của mình.
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực.Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
 Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
 Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.
 Tóm lại: Trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh phát triển các năng lực một cách tự nhiên,giúp các em trao đổi kinh nghiệm ,tương tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng. 
CHƯƠNG II: MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN LỚP 3
I . TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN TOÁN:
 Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học,khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
 1. Thiết kế trò chơi toán học trong môn toán:
 Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo .
Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.
 | Cấu trúc của trò chơi học tập.
Tên trò chơi.
Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi.
Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.
2. Cách tổ chức chơi:
- Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút.
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : 
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi.
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .
Chơi thật.
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
Thưởng - phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh,.Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như hát một bài, nhảy cò cò
II . GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI TOÁN LỚP 3:
 Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán lớp 3.
1 . Trò chơi: “KẾT BẠN”
 ¯Mục đích: 
 - Rèn luyện, củng cố kĩ năng tính nhẩm nhanh các phép tính cộng, trừ, nhân, chia (số tròn chục, tròn trăm).
 - Luyện tác phong nhanh nhẹn ,tinh mắt..
 ¯Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 10 x15cm, có dây đeo. Mỗi tấm đều có ghi một phép tính hoặc một kết quả tương ứng.
 Ví dụ:Bài “Cộng trừ các số có ba chữ số ( Không nhớ)” bài tập số 1 trang 04.
Nội dung ghi trong các thẻ như sau:
400 + 300
815
800+10+5
700 - 300
100+20+4
 300
700 - 400
124
 700
400
367
300 + 60 + 7
 ¯Cách tổ chức: 
 Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình đứng trước và sau số thẻ của bạn nào trong nhóm mình. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình.
 Yêu cầu cả đội lặc cò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp “Lặc cò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò”.
 Khi giáo viên hô “Tìm bạn! Tìm bạn!”các em nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng.
2 . Trò chơi: “AI NHIỀU ĐIỂM NHẤT”
 ¯Mục đích:
Luyện tập củng cố kĩ năng cộng hai số (có nhớ) trong phạm vi 1000.
Tập cho học sinh cách đánh giá cho điểm.
 ¯Chuẩn bị:
+ Hai cây chậu cảnh có đánh số 1,2
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như:
235+417
256+70
256+125
417+168
452+361
555+209
256+182
166+283
367+120
 ¯Cách tổ chức:
 Chia lớp làm hai đội, khi nghe hiệu lệnh ‘bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình . Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì hai đội cử đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ lên cho cả lớp xem bông hoa đó.
 Cách tính điểm:
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm.
+ Tổng hợp số điểm của từng người. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc.
 Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn. 
 Trò chơi áp dụng bài “Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)” trang 5. 
3 . Trò chơi: “THI QUAY KIM ĐỒNG HỒ”
 ¯Mục đích:
+ Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ, phút).
 ¯Chuẩn bị: 03 mô hình đồng hồ.
 ¯Cách tổ chức:
+ Chia lớp thành 03 đội (3 tổ theo lớp học).
 + Lần thứ nhất: Gọi 3 em lên bảng (3 em đại diện cho 3 đội) phát cho mỗi em 01 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên . Khi nghe giáo viên hô to một giờ nào đó , 03 em này lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó.Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác.
+ Cứ như vậy 5-7 lần: Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc.
 Lưu ý: Để các em chơi nhanh vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn một số giờ viết ra giấy (không phải suy nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh.
Ví dụ: 7 giờ 05phút, 9 giờ 35phút, 7giờ 25phút, 12 giờ 34phút, 5giờ kém 15phút
Áp dụng bài: “Xem đồng hồ” trang 13; bài “Xem đồng hồ (tt)” trang 14.
4 . Trò chơi: “CON SỐ MAY MẮN” 
 ¯ Mục đích:
Luyện tập và củng cố kĩ năng làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 1000. Bảng nhân chia từ 6 đến 9.
Luyện phản xạ nhanh ở các em. Rèn luyện tính tập thể.
 ¯ Chuẩn bị: 
 - Một hình vuông có đánh số.Chẳng hạn:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Quy ước 1 hoặc 2 con số may mắn( Là 1 hoặc 2 trong 9 số trên).
Một số câu hỏi bằng số ô vuông có trong hình.
 Ví dụ: Để dạy bài “Luyện tập/ Trang 32”.Ta có thể chuẩn bị một số câu hỏi như sau:
Một bạn nói : 7 x 2 = 2 x 7 , đúng hay sai? Vì sao?
7 x 6 thì bằng 6 x (đó là số mấy)?
Một lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ như thế có bao nhiêu bông hoa?
Đọc bảng nhân 7.
 ¯Cách tổ chức:
Chọn hai đội chơi
Mỗi đội bốc thăm để giành quyền chọn số trước .Mỗi lần chọn một số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với số đó.Nếu trả lời đúng thì được 5 điểm.Nếu trả lời sai thì đội kia được quyền trả lời. Đội trả lời sau mà đúng thì cũng được 5 điểm.
Nếu chọn được con số may mắn thì không cần trả lời gì cũng được 5 điểm.Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn , đội đó thắng cuộc.
5 . Trò chơi: “GIÀNH CỜ CHIẾN THẮNG”
¯Mục đích:
 - Củng cố khái niệm giảm đi một số lần, gấp lên một số lần.
 - Luyện cách xử lí linh họat.
¯Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số phiều học tập có thể có nội dung như sau:
4
15
Phiếu 1:
 Thêm 20 giảm 2lần bớt 14
 gấp 7 lần
	gấp 5 lần
 Phiếu 2
	gấp 3 lần
 Thêm 15 bớt 10 
giảm 3lần	 thêm 6
30
Phiếu 3
 Giảm 6 lần giảm 2 lần
 gấp 4 lần
 thêm 14
 Bớt 27 
7
Phiếu 4
	Giảm 6 lần	gấp 3 lần
Gấp 5 lần bớt 5	Gấp 4 lần
¯Cách tổ chức: 
 Giáo viên phát cho mỗi dãy bàn một phiếu.Bạn ngồi đầu dãy làm phép tính đầu tiên rồi viết kết quả vào hình tròn sau đó chuyển ngay cho bạn thứ hai trong dãy tính tiếp. Cứ như vậy cho đến học sinh cuối cùng của dãy.
Nếu nhóm nào về đích trước thì thắng cuộc, giành được cờ chiến thắng, nhận được phần thưởng một tràng pháo tay.
 Trong trường hợp các đội cùng làm xong một lúc thì đội nào có kết quả đúng,trật tự khi chơi sẽ thắng cuộc.
Trò chơi có thể sử dụng trong bài luyện tập bài số 1 trang 34 sgk, bài “Luyện tập” số 1 trang 38 sgk.
6 . Trò chơi: “ONG ĐI TÌM NHUỴ”
¯Mục đích:
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân chia.
¯Chuẩn bị:
+ Hai bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên các cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
+ Phép tính cho các chú ong.
Ví dụ: Dạy bài “Bảng chia 6 ” chuẩn bị như sau:
 6
5
 9
 7
 8
 7
 6
 9
 5
8
 36 : 6
 48 : 6
 24 : 6
 42 : 6
 54 : 6
 + Phấn màu
 ¯Cách tổ chức:
+ Chọn hai đội: mỗi đội 4 em.
 + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn một bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
 * Cô có hai bông hoa, trên những cánh hoa là kết quả của phép tính, còn những chú ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. 
 + Hai đội xếp thành hàng: Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt các bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối,cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng một phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
24 :6
 Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi để khắc sâu bài học:
 + Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà?(Vì không có nhuỵ hoa nào là kết quả). 
 + Phép tính “24 : 6” có kết quả bằng bao nhiêu?( Bằng 4)
 + Muốn chú Ong tìm được đường về nhà thì phải thay đổi số cánh hoa như thế nào? (Phải có một cánh hoa là số 4).
 Trò chơi có thể áp dụng trong các bài: Bảng nhân,chia
 7 . Trò chơi: “BÁC ĐƯA THƯ”
 ¯Mục đích : Giúp học sinh học thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói “cảm ơn” khi người khác giúp một việc gì.
 ¯Chuẩn bị: 
 + Một số thẻ, mỗi thẻ ghi 1 số 6,12,18,24,30,3660 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6:
 1x6, 6x1, 2x6, 6x2, 3x6, 4x6, 6x4,10x6, 6x10
+ Một tấm đeo ở ngực ghi “nhân viên bưu điện”
 ¯Cách tổ chức:
 + Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói:
Bác đưa thư ơi
Cháu có thư không?
Đưa giúp cháu với
Số nhà.12
 + Khi đọc đến câu cuối cùng “số nhà .12” thì đồng thời em đó giơ số nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì “6x2” hoặc “2x6”giao cho chủ nhà.) Chủ nhà nhận thư và nói lời “cảm ơn” .Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và “Bác đưa thư”lại tiếp tục đưa thư cho các nhà .
 + Nếu “Bác đưa thư ” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai nữa mà trở về chổ để các bạn khác lên thay.
 Nếu các lần thư đều đúng thì sau 03 lần được cô giáo tuyên dương.
 8 . Trò chơi: “THỬ TÀI MUA VÀ BÁN”
 ¯Mục đích:
 + Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng ( 500đ,1.000đ, 2.000đ, 5000đ,10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ).
 ¯Chuẩn bị: Một số tờ tiền và một số vật dụng có ghi giá tiền.
 ¯Cách tổ chức:
+ Gọi hai em chơi:
- Một em đóng người bán hàng.
- Một em đóng người mua hàng.
+ Phát tiền cho cả hai em.
 + Người mua hàng có thể mua bất kì món hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán sẽ phải suy nghĩ.
Ví dụ: Mua 1 quả bong bóng giá 1.500đồng
Người mua đưa trả 2.000 đồng.
Người bán phải suy nghĩ và trả lại 500 đồng.
 + Sau mỗi một lần hai em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng.Nếu sai thì về chỗ các bạn khác lên chơi.
 Tổng kết : Khen những em nghĩ ra cách trả tiền để người bán suy nghĩ trả lại khó và em biết tính trả lại để trả cho đúng là những “nhà kinh doanh giỏi”.
 9 . Trò chơi: “XẾP HÀNG THỨ TỰ”
 ¯Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
 ¯Chuẩn bị: 
Giáo viên : Chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau).
Học sinh: Mỗi đội 05 mảnh bìa(có kích thước 10x15cm)trong mỗi mảnh bìa có ghi các số.
Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 537,162,573,621,126..
 ¯Cách tổ chức: 
 - Mỗi đội 05 em, các em tự đặt tên cho đội của mình(Ví dụ: Tên gọi tương ứng với màu sắc của cờ hiệu như đội : Xanh, Đỏ)
 - Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát cho mỗi bạn ở đội mình . Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau. (1 phút).
 Quy ước: Khi cô giáo hô lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ cô giáo,. Khi cô đưa hai lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc.
Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thì thay đổi các biển giữa hai đội rồi tiếp tục chơi.
 Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng,mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm . sau 05 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
 Trò chơi có thể sử dụng ở các bài: “So sánh các số trong phạm vi 10.000 bài tập số 2 trang 101. Bài “So sánh các số trong phạm vi 100.000” bài tập số 04 trang 147.
10 . Trò chơi: “GIẢI ĐÁP NHANH”
 ¯Mục đích: 
 - Luyện kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ (tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn) nhân chia trong bảng.
 - Rèn luyện kỉ năng tính toán nhanh nhạy.
 ¯Chuẩn bị: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội tự đặt tên cho mình (chẳng hạn Thỏ Trắng- Thỏ Nâu..)
 ¯Cách tổ chức: Chơi thi đua giữa hai nhóm. Đại diện 2 nhóm oản tù tì xem bên nào ra đề trước. Nhóm thứ nhất nêu tên của phép nhân, chia đã học hay một phép tính cộng trừ các số tròn chục, tròn trăm, nhóm thứ hai trả lời kết quả. Nếu nói sai các em ở dưới được quyền trả lời.
 Sau khi trả lời, nhóm thứ hai nêu nhanh một phép tính khác yêu cầu nhóm thứ nhất trả lời. Tiến hành tương tự sau khoảng 05 phút thì dừng lại xem hai nhóm có bao nhiêu kết quả đúng.Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Nhóm nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
 Trò chơi này được sử dụng ở tiết bảng nhân, bảng chia 6,7,8,9 có bài tính nhẩm, sử dụng ở bài luyện tập bài số 2 trang 103 SGK.
11 . Trò chơi: “PHÂN TÍCH SỐ”
 ¯Mục đích: 
Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có 04 chữ số thành tổng của các nghìn,trăm,chục, đơn vị và ngược lại.
Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp.
Rèn tác phong nhanh nhẹn.
 ¯Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chổ chấm:
.=1000 +900+50+2 ; 7550 = +..+.
.=9000+900+90+9 ; 7050 = +..+.
= 9000+100+50+2 ; 1095 =.+..+
 8001 = 8000 +.	 .. = 7000+500 
 8100 = 8000 + 9009 = 9000 +.
1
 7000 +500 +50
 7000+50
9152
1952
7500
1000 + 90 +5
9
100
9999
 - Học sinh chuẩn bị phấn 
Thời gian: 3-5 phút
 ¯Cách tổ chức: 
 - Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi (5-10 em),các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng.Các em đọc,quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1-2phút).
 - Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền.. Cứ như thế tiếp tục cho đến hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn,trình bày đẹp hơn sẽ thắng.
12 . Trò chơi: “BÁC MẶT NẠ THÔNG THÁI”
 ¯Mục đích: 
 - Giúp học sinh củng cố lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin.
 ¯Chuẩn bị: 
 Giáo viên chuẩn bị 04 biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười, một bên có hình mặt mếu, 04 bảng con.
Chọn 03 đội chơi, mỗi đội khoảng 03 em.
¯Cách tổ chức: Chơi thi đua giữa các đội
Giáo viên xuất hiện từng bảng con.Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức.
30+60x2=90x2 	30+60x2=30+120
 =180	 =150
282-100:2=182:2	282-100:2=282-50
 =91 =232
Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung .Khi giáo viên có tiến hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười nếu sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức như vì sao đội em cho là đúng? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai?
Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ.
 Mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì được 10 điểm.Nếu quay mặt nạ đúng song chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1-2 điểm. Đội nào nhiều điểm đội đó sẽ thắng.
Trò chơi được sử dụng ở bài “Tính giá trị của biểu thực (tt)” bài 2 trang 80, có thể sử dụng ở bài “Luyện tập chung” bài số 4 trang 83.
13 . Trò chơi: VỀ ĐÚNG NHÀ MÌNH
          Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình (toán 3). 
Thời gian chơi: 5-7 phút.                                                                     
 Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
    Chu vi:
      a x 4
     Chu vi:
  ( a + b) x 2
   Diện tích:
     a x a
   Diện tích:
      a x b
            Cách chơi:
    Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “ trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi” thì lập tức các “ chú thỏ” phải về đúng nhà của mình ( Tức ngôi nhà có hình công thứcmình đang đeo).
    Luật chơi: Ai nhanh nhất được phong tặng: “ Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui.
* Ta thấy rằng: Ở lớp ba  các em  bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi của các em nên vẫn còn 

Tài liệu đính kèm:

  • doctro choi gay hung thu cho hoc sinh lop 3.doc