Một số thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao theo chủ đề

5. Nói về quê hương:

- Quê cha đất tổ.

- Quê hương bản quán.

- Đất lề quê thói.

6. Nói về quan hệ thầy trò:

- Không thầy đố mày làm nên.

- Kính thầy yêu bạn.

- Trọng thầy mới được làm thầy.

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

7. Có chứa từ học

- Học một biết mười.

- Học đâu hiểu đấy.

- Học đi đôi với hành.

- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

- Học như vẹt.

- Học như cuốc kêu.

8. Nói về thiên nhiên thời tiết:

- Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.

- Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

 

doc 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số thành ngữ - Tục ngữ - Ca dao theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ- CA DAO
 THEO CHỦ ĐỀ
Nói về người lao động:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Ai ơi ! Đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu!
Muốn no thì phải chăm làm
Một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi.
2. Nói về nỗi vất vả của người nông dân
- Một nắng hai sương.
- Thức khuya dậy sớm.
- Chân lấm tay bùn.
3. Nói về tình cảm gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Trên kính dưới nhường.
- Lá lành đùm lá rách.
- Máu chảy ruột mềm.
4. Nói về quan hệ của những người trong cộng đồng:
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
5. Nói về quê hương:
- Quê cha đất tổ.
- Quê hương bản quán.
- Đất lề quê thói.
6. Nói về quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Kính thầy yêu bạn.
- Trọng thầy mới được làm thầy.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
7. Có chứa từ học
- Học một biết mười.
- Học đâu hiểu đấy.
- Học đi đôi với hành.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Học như vẹt.
- Học như cuốc kêu.
8. Nói về thiên nhiên thời tiết:
- Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa.
- Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
9. Nói về lao động sản xuất:
- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
- Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
10. Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt:
- Trắng như tuyết.
- Chậm như rùa.
- Đỏ như son.
- Nhanh như cắt.
11. Thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa:
- Chân cứng đá mềm. (cứng - mềm) 
- Lá lành đùm lá rách. (lành -rách)
- Chết vinh còn hơn sống nhục. (vinh- nhục; chết- sống)
12. Thành ngữ, tục ngữ nói về lòng kiên trì:
- Kiến tha lâu cùng đầy tổ.
- Nước chảy đá mòn.
- Góp gió thành bão.
- Tích tiểu thành đại.
- Có chí thì nên.
13.Tục ngữ chỉ sự so sánh
- Nước mưa là cưa trời.
- Gió thổi là chổi trời.
- Người ta là hoa đất.
14. Nói về sự tiết kiệm
- Làm khi lành để dành khi đau. (tiết kiệm tiền của)
- Việc hôm nay chớ để ngày mai. (tiết kiệm thời gian)
15. Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ
- Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Có mẹ thì ăn cơm với cá, không có mẹ liếm lá ngoài đường.
Con có cha như nhà có nóc.
 giải nghĩa một số câu tục ngữ, ca dao
Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Câu ca dao trên cho ta thấy: công lao của cha mẹ rất to lớn, sâu nặng cũng như núi Thái Sơn và nước trong nguồn là vô tận không bao giờ cạn kiệt hay mất đi.
Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 câu ca dao trên nhắc nhở chúng ta: bổn phận, trách nhiệm của người làm con là phải suốt đời một lòng nâng niu, kính mến, chăm sóc cha mẹ. Chữ hiếu hướng về cha mẹ phải chân thành, trọn vẹn và phải thể hiện được tình cảm thái độ, hành động xứng đáng với đạo làm con.
Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
 Câu ca dao trên khuyên chúng ta: đã là anh em phải biết yêu thương nhau, đoàn kết gắn bó với nhau cũng như “chân” với “tay”trên cùng một cơ thể sống không thể tách rời được. Câu ca dao đó còn cho em thấy tình cảm khăng khít, gắn bó của anh em trong gia đình. Điều đó làm em phải suy nghĩ và cố gắng để trở thành người chị (người anh) tốt trong gia đình.
 4 . Máu chảy ruột mềm, tay đứt ruột xót.
 Câu tục ngữ này khuyên chúng ta: Anh em ruột thịt phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trên mỗi bước đường đời.
 Đói cho sạch, rách cho thơm.
Ta thấy “đói” và “rách” là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người, nó tượng trưng cho cuộc sống gian truân vất vả. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta phải sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn để cho lương tâm không bị cắn dứt bởi việc làm tội lỗi xấu xa.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại làm mọi công việc dù khó khăn trở ngại cũng không nản thì sẽ có một kết quả như mình mong muốn.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
 Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta phải biết học tập, vui chơi ở những môi trường tốt, với những người tốt.
 8 . Uống nước nhớ nguồn.
 Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta, nhắc nhở chúng ta: phải biết ơn, nhớ tới công lao của người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc, những người đã bỏ bao công sức mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta như ngày nay.
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu ca dao trên khuyên chúng ta là sống trong tập thể phải biết đoàn kết để tạo ra sức mạnh. Có sức mạnh thì sẽ thành công trong nhiều công việc dù khó khăn nặng nhọc.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
 Câu này khuyên anh em trong cùng một nhà(như gà cùng một mẹ) phải sống hoà thuận, thương yêu nhau, đừng mâu thuẫn, xích mích với nhau.
Công cha như núi ngất trời
 Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
 Câu này cho ta biết công ơn của cha mẹ với con cái rất to lớn. Người ta thường nói đó là công ơn trời biển không gì so sánh được.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 Câu này nghĩa là được ăn quả thì phải nhớ đến công lao của người trồng cây. ý nói: Người được hưởng thành quả tốt đẹp cần phải biết ơn những người đã góp phần làm nên thành quả đó.
Ăn cây nào, rào cây ấy. 
 Câu này có nghĩa là : Ăn hoặc được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng ở đâu, của người nào thì phải bảo vệ, giữ gìn cho nơi đó, người đó.
Hót như khướu: Hay nói, nói nhiều như chim khướu (loài chim cỡ bằng chim sáo, lông đen, đuôi dài, hay hót).
Lủi như cuốc: lẩn tránh, trốn tránh rất nhanh(giống như con chim cuốc chui lủi trong bụi rậm)
Gầy như cò hương: Gầy gò và cao lêu đêu.
Nước mưa là cưa trời. Sức phá hoại của nước mưa rất ghê gớm (làm cho các đồ kim loại nhanh gỉ, xói mòn đất đai màu mỡ....)

Tài liệu đính kèm:

  • docThanh_ngu_tuc_ngu_ca_dao_theo_chu_de.doc