Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp

 3.3.5. Biện pháp thứ năm: Tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng đổi mới.

 Như chúng ta đã biết thực chất của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là “Lấy học sinh làm trung tâm” và khi đó người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Do đó, để đổi mới PPDH mỗi giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh nhằm thực hiện 3 chức năng của PPDH, gồm nắm vững, giáo dục, phát triển. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học sinh hàng mấy chục năm. Đây là vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và vấn đề này đòi hỏi sự nổ lực không chỉ của GVCN mà cả hệ thống giáo dục. Bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi phương pháp truyền đạt kiến thức cho các em làm sao phù hợp với khả năng nhận thức của các em, làm sao tất cả các em nắm bắt được kiến thức mới. Bên cạnh đó cần chú trọng, đổi mới cải tiến cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh làm sao sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của ngành và đồng thời phát huy được năng lực, sở trường của các em và góp phần đào tạo học sinh hoàn thành xuất sắc , những chủ nhân tương lai, phát triển “chất lượng mũi nhọn” cho lớp, cho nhà trường.

 

doc 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 3.3.4. Biện pháp thứ tư: Xây dựng các hình thức thi đua từng tổ, từng cá nhân
 Đầu năm học, GVCN xây dựng các tiêu chí thi đua về nề nếp, học tập và thông qua trước tập thể lớp. Giao trách nhiệm ban cán sự lớp, đặt biệt là các tổ trưởng, tổ phó theo dõi sát từng tổ viên qua bản theo dõi. Đó là cơ sở để xếp thi đua khen thưởng, tạo động lực cho các em phấn đấu học tập.
 GVCN phải hiểu rằng tâm lí học sinh tiểu học đặc biệt rất thích khen, thích động viên và đặc biệt là được phát thưởng. Vì thế, tôi hướng dẫn các em căn cứ các tiêu chí thi đua mà tôi đã cung cấp chấm điểm từng thành viên cụ thể, lấy kết quả đó để tuyên dương khen thưởng.
 Cuối tuần các tổ trưởng nhận xét đánh giá tổ viên của mình vào tiết sinh hoạt lớp và tổ chức cho các em bình bầu 1 hoặc 2 bạn xuất sắc của tổ. Đến cuối tháng GVCN tổng hợp kết quả và mời ban cán sự lớp cùng bình bầu 4 đến 5 em xuất sắc để khen thưởng (Phần thưởng có thể là vở, bút, giấy kiểm tra). Cách làm này động viên được tập thể, cá nhân, là nguồn động lực cho các em cùng nhau phấn đấu đưa tập thể lớp đi lên. 
 3.3.5. Biện pháp thứ năm: Tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng đổi mới.
 Như chúng ta đã biết thực chất của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là “Lấy học sinh làm trung tâm” và khi đó người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Do đó, để đổi mới PPDH mỗi giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh nhằm thực hiện 3 chức năng của PPDH, gồm nắm vững, giáo dục, phát triển. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học sinh hàng mấy chục năm. Đây là vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và vấn đề này đòi hỏi sự nổ lực không chỉ của GVCN mà cả hệ thống giáo dục. Bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi học hỏi phương pháp truyền đạt kiến thức cho các em làm sao phù hợp với khả năng nhận thức của các em, làm sao tất cả các em nắm bắt được kiến thức mới. Bên cạnh đó cần chú trọng, đổi mới cải tiến cách ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh làm sao sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của ngành và đồng thời phát huy được năng lực, sở trường của các em và góp phần đào tạo học sinh hoàn thành xuất sắc , những chủ nhân tương lai, phát triển “chất lượng mũi nhọn” cho lớp, cho nhà trường.
3.3.6. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
 Lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ nên khả năng tự tổ chức giờ sinh hoạt lớp chưa tốt như học sinh các cấp trên. Vì vậy, GVCN lên kế hoạch sinh hoạt riêng cho lớp mình, hướng dẫn các em trong ban cán sự lớp cách thức tổ chức, giúp các em thành thạo cách tổ chức, phong cách trước đám đông,  Giúp các em chủ động kế hoạch cho những giờ sinh hoạt lớp tiếp theo. Trước tiết sinh hoạt, nhất thiết phải duyệt trước kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, rồi lên một kế hoạch dự tiết sinh hoạt riêng cho mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển của lớp trưởng, cần đánh giá, so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng, tạo cho các em tư tưởng cầu tiến, chú ý không nên chỉ trích, quát mắng.
 Tiến trình giờ sinh hoạt có thể theo các bước như sau:
 (Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt lớp, GVCN là người dự, góp ý kiến, nhận xét cuối buổi).
	1. Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả theo dõi nề nếp, học tập của tổ. Thành viên trong tổ phát biểu ý kiến.
 2. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung về nề nếp, học tập của lớp tuần qua và đề xuất kế hoạch tuần tới (các lớp phó tham mưu trước giờ sinh hoạt cho lớp trưởng, GVCN duyệt trước kế hoạch sinh hoạt lớp).
 3. GVCN nhận xét chung, biểu dương và nhắc nhở kịp thời và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Nêu kế hoạch tuần tới.
 4 Thư kí biên bản và thông qua trước lớp (Trong đó mẫu theo dõi và ghi biên bản do GVCN xây dựng từ đầu năm học).
 Tuy nhiên, trong thực tế khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp không nên áp dụng một quy trình cứng nhắc mà cần hướng dẫn các em tổ chức một cách linh hoạt, thay đổi hình thức tổ chức. Giờ sinh hoạt lớp không nên thường xuyên phê bình như “hát dặm” mà nhẹ nhàng nhắc nhở học sinh bằng một tấm gương, hay một mẩu chuyện nhỏ. Đôi khi có thể lồng vào giờ sinh hoạt những hoạt cảnh về các chủ đề như: sự lạc quan trong cuộc sống, những mơ ước tuổi trẻ, sống đẹp mỗi ngày,... Có thể thay những lời phê bình bằng một câu chuyện nào đó. Chẳng hạn:
 Để nhắc nhở các em lười học, chưa cố gắng trong học tập, tôi tổ chức cho các em kể câu chuyện về anh Nguyễn Ngọc Ký, nhắc những em chữ viết chưa đẹp tôi kể lại câu chuyện “Văn hay chữ tốt”  . Kết quả là các em lười học nay đã tiến bộ hẳn, những em viết chữ chưa đẹp nay đã viết đẹp hơn
 Như vậy, giờ sinh hoạt không thấy kiểm điểm mà lại hoá ra kiểm điểm một cách nhẹ nhàng, thấm thía, làm cho giờ sinh hoạt rõ ràng đỡ căng thẳng hơn và lại có hiệu quả.
 3.3.7. Biện pháp thứ bảy: Rèn kỹ năng sống cho học sinh.
 Trong cuộc sống, khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải có những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kĩ năng sống (KNS) cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS tiểu học việc hình thành các KN cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Vì vậy, chúng ta cần chú ý rèn luyện cho các em các KNS cơ bản qua các hoạt động học tập và trong cuộc sống:
 + Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
 + Kỹ năng sống hợp tác: Thông qua các tiết học, trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp các em học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn và là điều kiện được học hỏi, cơ hội được thể hiện mình. 
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng và phương pháp khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của các em.
 + Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy các em biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, các em cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh các em. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với các em như những kỹ năng khác: đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Kĩ năng này giúp các em thoải mái khi trao đổi về một ý tưởng hay những suy nghĩ mới ... . Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp học sinh sẳn sàng học mọi thứ. 
 Ngoài môi trường giáo dục ở nhà trường, giáo viên cần dạy học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy các em kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh ...
 3.3.8. Biện pháp thứ tám: Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác
 - Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để thực hiện đúng các chủ điểm, kế hoạch của: Nhà trường, chuyên môn, Công đoàn, Đội- Sao, tổ khối,  nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm và thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường,  . Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh lớp mình. phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, các tổ chức đoàn thể để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Trên cơ sở đó, lớp lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. 
 - Phối hợp với giáo viên bộ môn: Luôn trao đổi, gặp gỡ và lắng nghe những nhận xét, đánh giá của giáo viên bộ môn về học sinh của lớp mình. Từ đó tìm kiếm giải pháp tối ưu để phát huy những mặt mạnh, hạn chế các khuyết điểm để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập để nâng cao chất lượng giáo dục các môn đặc thù. Phối hợp với các giáo viên khác để dạy học có hiệu quả ở lớp chủ nhiệm. Đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan.
 - Thường xuyên phối hợp được với giáo viên bộ môn nắm được toàn diện về học sinh. Từ đó đưa ra biện pháp giáo dục thích hợp. Không những thế mà còn giúp các em chăm chỉ học tập tốt hơn so với đầu năm và có ý thức đạo đức tốt. Đối với tập thể lớp thì các em luôn chuẩn bị bài cũ ở nhà, làm bài tập về nhà đầy đủ, hăng hái phát biểu ý kiến. Chất lượng giữa kì 1 đã có tiến bộ hơn. 
- Phối hợp với cha mẹ học sinh.
 Từ đầu năm học, giáo viên tiến hành họp phụ huynh lớp bàn bạc, thống nhất được phương hướng phấn đấu của lớp đặt trong kế hoạch chung của nhà trường. Đặc biệt là thống nhất được các biện pháp giáo dục để thực hiện. Mặt khác, phải định hướng bầu chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp với các tiêu chuẩn sau: Kinh tế gia đình ổn định, có tâm huyết, nhiệt tình cống hiến vì con em, năng động, hiểu biết về lĩnh vực giáo dục, có con em học khá, giỏi. Đây là điều kiện đầu tiên để phát huy được sự ủng hộ của phụ huynh trong công tác tổ chức lớp học. 
+ Tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh thường kì do nhà trường đề ra.
+ Thăm gia đình học sinh và trao đổi trực tiếp với gia đình học sinh khi cần thiết.
+ Mời phụ huynh học sinh đến trường để trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp.
+ Thường xuyên liên lạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh để cụ thể hoá các hoạt động của hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục.
 + Thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua trò chuyện trực tiếp, qua điện thoại và qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh thực hiện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
+ Cập nhật thông tin hai chiều thường xuyên giữa gia đình và nhà trường qua sổ liên lạc.
 Chú ý: Khi có học sinh vi phạm, tùy vào mức độ, GVCN có thể nhắc nhở, phê bình nếu cần thì thông báo với phụ huynh bằng văn bản, điện thoại hoặc trực tiếp gặp để thống nhất các biện pháp giáo dục. Biện pháp này tôi và nhiều đồng nghiệp đã làm và có hiệu quả, học sinh tiến bộ và phụ huynh phấn khởi, thoải mái.
 Nhờ vậy, những năm qua làm chủ nhiệm lớp tôi luôn nắm bắt được tình hình cụ thể của từng học sinh và phụ huynh thường xuyên biết được kết quả việc học tập, rèn luyện của con em mình. Học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, không vi phạm nội quy, chất lượng giáo dục tốt hơn.
 Tóm lại, nếu biết kết hợp với các lực lượng giáo dục, chắc chắn công tác chủ nhiệm sẽ thành công và đạt hiệu quả cao như mong muốn.
V. Hiệu quả đạt được
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi không có gì là to tát, những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện . 
 Trong năm học qua và năm học này lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%. Sau đây là kết quả của năm học vừa qua và năm học này của lớp tôi chủ nhiệm: 
* Năm học 2014-2015
Đa số học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác cao, có tinh thần tự học. Giờ hái bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra rất có kết quả.
Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể. Các cán bộ lớp thực sự năng động hơn.
Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường.
Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Ý thức chấp hành nội quy của trường tốt : Đồng phục khi đến lớp – xếp hàng khi đến lớp và khi ra khỏi trường.
 Năm học 2014-2015: 
 + Duy trì sĩ số 37/37 đạt 100 %.
 + Học sinh lên lớp thẳng đạt 97.3 %.
 + Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp suốt 1 năm qua luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát như những lớp khác. 
 + 100% học sinh lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi học phụ đạo trái buổi. 
 + Kết quả học tập:
 *Học lực:3 em hoàn thành xuất sắc , 13 em hoàn thành tốt môn học, 10 em hoàn thành , 1 em chưa hoàn thành .
 	*Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 100%.
 + Các thành tích khác học sinh đạt được:
 Trong năm học qua, lớp 4B đạt được những thành tích như sau:
 - Giải Nhì Hội thi ca múa nhạc cấp trường 
 - Được chọn tham gia tiết mục văn nghệ “ Hội thi Ca múa nhạc” cấp huyện và đạt giải khuyến khích .
 - Đạt giải nhất và giải nhì Hội thi vẽ tranh cấp trường . 
 * Năm học 2015-2016: 
 Kết quả đến giữa HKI năm học 2015 – 2016:
 + Duy trì sĩ số 41/41 đạt 100/%.
 + Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông.
 + 1 giải III Hội thi “ Làm lồng đèn”.
 + Về học lực: 
Đầu năm học: 
Môn
HT
CHT
SL
%
SL
%
T. Việt
29
70.7
12
29.3
Toán
33
80.5
8
14.5
Kết quả đến giữa HKI
Môn
HT
CHT
SL
%
SL
%
T. Việt
37
90.2
4
9.8
Toán
37
90.2
4
9.8
+ Về hạnh kiểm : 100% häc sinh hạnh kiểm đạt. 
VI. Mức độ ảnh hưởng :
 Bằng những biện pháp trên trong những năm học qua khi làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi cũng như đồng nghiệp trong toàn khối luôn nắm bắt được tình hình cụ thể của từng học sinh và phụ huynh thường xuyên biết được kết quả việc học tập, rèn luyện của con em mình. Học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, không vi phạm nội quy, chất lượng giáo dục tốt hơn . Với những năm làm công tác chủ nhiệm lớp 4 mới ,bản thân rút ra được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp và những kinh nghiệm này đã được trao đổi cùng đồng nghiệp trong tổ và được đồng nghiệp thống nhất cao . Đồng thời tôi nghĩ đây cũng là một số kinh nghiệm cần phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị để công tác chủ nhiệm ngày một nâng cao hơn và tiếp tục phát huy hơn nữa . 
VII – Kết luận :
Qua nghiªn cøu ®Ò tµi ( C«ng t¸c chñ nhiÖm líp) t«i nhận thÊy r»ng, ®èi víi løa tuæi häc sinh TiÓu häc th× c«ng t¸c chñ nhiÖm líp ph¶i ®­îc ®Æt lªn hµng ®Çu. Bëi lÏ c¸c em cßn rÊt nhá, nhót nh¸t , c¸i g× còng míi mÎ . Do vËy viÖc gÇn gòi c¸c em ®Ó t×m hiÓu vÒ t©m t­ t×nh c¶m, nguyÖn väng cña c¸c em, gióp ®ì c¸c em lµ rÊt quan träng. Mçi em ®­îc coi nh­ lµ nh÷ng c©y non, nã cÇn ®­îc ch¨m sãc vun síi, d¹y dç ngay tõ buæi ®Çu.
V× vËy mçi gi¸o viªn cÇn ph¶i tù häc hái trau dåi kiÕn thøc, n©ng cao tr×nh ®é chuyªn m«n nghiÖp vô, ®æi míi ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc ®Ó cho phï hîp víi thêi ®¹i.
Trong c¸c tiÕt häc ng­êi thÇy gi¸o cÇn ph¶i ®i s©u, ®i s¸t tõng ®èi t­îng häc sinh, biÕt vËn dông nhiÒu h×nh thøc d¹y häc. Ng­êi thÇy cÇn ph¶i cã kÕ ho¹ch gi¶ng d¹y ngay tõ ®Çu n¨m häc, tiÕn hµnh c¸c giê d¹y cã hiÖu qu¶. ®Æc biÖt trong c¸ch ®¸nh gi¸ chÊt l­îng häc sinh gi¸o viªn ph¶i ®¶m b¶o tÝnh kh¸ch quan, v« t­ c«ng b»ng, t¹o niÒm tin tuyÖt ®èi cña c¸c em với thÇy c«. 
Trªn ®©y lµ mét sè kinh nghiÖm trong c«ng t¸c chñ nhiÖm cña m×nh. Trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu kh«ng tr¸nh khái nh÷ng sai sãt. VËy t«i mong c¸c ®ång chÝ ®ång nghiÖp, Ban l·nh ®¹o tham gia ®ãng gãp ý kiÕn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật .
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 

Tài liệu đính kèm:

  • docLam_chu_nhiem_lop.doc