Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết câu văn đúng và hay

Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy rằng các em hầu hết học lệch. Nghĩa là học sinh chỉ hào hứng học về môn tự nhiên (như môn toán) mà lại xem nhẹ, ít học về môn xã hội (như môn Tiếng việt), nhất là những em khá giỏi cũng thường say mê về môn Toán. Mặt khác do vốn từ của các em cũng nghèo nàn, hiểu nghĩa của từ còn hạn chế. Chính vì lẽ đó mà có nhiều khó khăn để nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt là viên nâng cao giờ dạy Tập làm văn.

Mặt khác sự chênh lệch số học sinh giỏi toàn toán và số học sinh giỏi tiếng việt còn quá xa. Học sinh kém về môn Tập làm văn rất nhiều, khó mà tìm thấy học sinh say mê học văn, những điều này không riêng gì lớp tôi phụ trách mà tất cả các khối lớp trong trường tiểu học nói chung. Quả thực trong lớp tôi chủ nhiệm thực tế cho thấy rằng ở môn văn đạt tỷ lệ như sau:

 

doc 10 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1510Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết câu văn đúng và hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 viết câu văn đúng và hay
I- Đặt vấn đề.
Qua nhiều năm giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy rằng các em hầu hết học lệch. Nghĩa là học sinh chỉ hào hứng học về môn tự nhiên (như môn toán) mà lại xem nhẹ, ít học về môn xã hội (như môn Tiếng việt), nhất là những em khá giỏi cũng thường say mê về môn Toán. Mặt khác do vốn từ của các em cũng nghèo nàn, hiểu nghĩa của từ còn hạn chế. Chính vì lẽ đó mà có nhiều khó khăn để nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt là viên nâng cao giờ dạy Tập làm văn.
Mặt khác sự chênh lệch số học sinh giỏi toàn toán và số học sinh giỏi tiếng việt còn quá xa. Học sinh kém về môn Tập làm văn rất nhiều, khó mà tìm thấy học sinh say mê học văn, những điều này không riêng gì lớp tôi phụ trách mà tất cả các khối lớp trong trường tiểu học nói chung. Quả thực trong lớp tôi chủ nhiệm thực tế cho thấy rằng ở môn văn đạt tỷ lệ như sau:
Học sinh giỏi chỉ đạt:	13,3%
Học sinh khá:	20%
Học sinh trung bình:	43%
Học sinh yếu:	23,5%
Đây chính là lý do tôi trăn trở nhiều và nó đã thôi thúc tôi mạnh dạn tìm tòi học hỏi bạn đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu để đúc rút kinh nghiệm làm thế nào để nâng cao giờ dạy Tập làm văn.
Để tiến hành tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây:
A/ Các giải pháp.
1. Trước hết tôi hệ thống chất lượng về môn Tập làm văn thuộc các điểm yếu.
2. Về viết:
a) Viết sai vì lệch đề:
b) Viết sai vì câu cụt, nghèo từ, dùng từ không đúng
c) ý văn diễn đạt nghèo, khô
d) Diễn đạt lủng củng.
3. Về nói:
a) Hiểu ý song diễn đạt không rõ ràng
b) Dùng từ thiếu chính xác
c) Sắp xếp từ, ý lộn xộn
d) ý văn thiếu tình cảm
Qua hệ thống chất lượng nêu trên tôi rút ra được vấn đề cần tập trung cao sau đây:
- Điều phải quyết tâm trước tiên theo tôi là việc xác định đề bài.
- Việc xác định đề bài không thể thiếu được khi làm một bài tập làm văn có xác định đúng đề bài thì viết bài không bao giờ lạc đề.
Ví dụ: 
Đề bài: Tả lại chiếc cặp sách của em
Tôi cho học sinh đọc lại đề bài rồi hỏi:
Đề bài thuộc thể loại văn học gì?
Đối tượng để tả là gì?
Trọng tâm tả là gì?
Việc xác định đề bài chính xác là định hướng cho học sinh viết đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Mà theo tôi việc cảm thụ văn học cũng là một yếu tố quan trọng, thực chất vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong khi dạy văn không thể nào thiếu được. Đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng môn học nào cũng có điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ. Trọng tâm làm cho học sinh thấy và rung cảm với cái đpẹ, cái hay trong các bài tập làm văn, từ đó làm nảy nở và phát triển những tình cảm mới.
Muốn đáp ứng với trọng tâm này, riêng giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm để gây được ấn tượng tốt đối với học sinh. Vấn đề này chủ yếu là do sự sưu tầm và rèn luyện hàng ngày của bản thân tôi. Tôi thường tập trung cho mình một thói quen sưu tầm các bài văn hay và đọc nhiều vào sáng sớm ngủ dậy. Có những bài mới đọc 1, 2 lần chưa yêu thích nhưng đọc nhiều lần tôi mới rung động và có cảm thụ tốt. Trong các bài giảng tập đọc tôi đã cố gắng làm như vậy nên đã gây được cảm xúc cho học sinh. Từ đó, học sinh cũng cảm thấy thích về môn tập đọc. Đọc mẫu mới chỉ là giai đoạn sơ khai, cảm tính ban đầu, để cảm xúc đó gây thành ấn tượng sâu sắc trong học sinh tôi phải coi trọng quá trình phân tích bài văn, quá trình này chính là rung động thẩm mỹ.
Vậy muốn gây được rung động, thẩm mỹ tối đa, chú ý cải tiến phương pháp giảng dạy trong từng bước khai thác nội dung (giảng từ và ý). Tôi luôn luôn cố gắng tạo cho giờ học phải thực sự là giờ học của trò, nghĩa là trò được làm việc dước sự hướng dẫn của giáo viên, giáo viên không làm hộ, không áp đặt mà biến học sinh thành vai trò chủ động. Làm như vậy học sinh tự khám phá, tìm tòi thì tiết học sẽ hấp dẫn, sôi nổi, hứng thú và lắng đọng sâu bền. Nâng cao trình độ thẩm mỹ chính là học sinh đã phát hiện và khai thác được nghệ thuật của bài văn, đó là nâng cao, khám phá cái đẹp để yêu cái đẹp và sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Với biện pháp này đã giúp cho tôi có điều kiện bỗi dưỡng tâm hồn văn học cho học sinh, gây hứng thú được ở một số em ham thích học môn văn và đọc sách báo. Như vậy, tôi đã xoá được cái quan niệm ở học sinh “Không thích học văn” các em yêu thích học văn nhưng nếu dừng lại ở đây cũng chưa thể nâng cao được giờ tập làm văn. Tôi tiếp tục nghiên cứu những biện pháp mới “Làm thế nào để học tốt môn văn”. Đây là điều học sinh ở lớp tôi còn nhiều lúng túng đặc biệt là khâu nói và viết. Tôi đã dựa vào những điểm yếu đã nêu trên để tìm ra biện pháp sau đây.
- Trong các tiết dạy tập đọc ngoài việc trả lời câu hởi ở SGK tôi còn cho học sinh phát hiện ý và tín hiệu nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Sầu riêng”
- Tình cảm trong bài văn là gì?
Học sinh trả lời: Ca ngợi vẻ đặc sắc của cây Sầu riêng
Nội dung chính của bài văn là gì?
(Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây Sầu riêng)
* Thể loại: Miêu tả cây cối
Về pháp hiện tín hiệu nghệ thuật
Hơi: Trong bài văn tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? 
(So sánh)
Câu văn nào cho biết điều đó?
(Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởiCánh hoa nhỏ vảy cá, hao hao giống cánh sen con Trái Sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến)
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật so sánh giúp em hiểu thêm điều gì?
(Qua biện pháp ấy em biết được đặc điểm về hoa, trái, hương vị của Sầu riêng và làm cho bài văn thêm sinh động)
B/ Tập cho học sinh viết câu văn sinh động.
Để câu văn có hình ảnh là một điều rất khó đối với học sinh lớp tôi. Tôi đã vận dụng qua các giờ Tập làm văn, tập cho học sinh biết sử dụng và hay các từ ghép, từ láy nhằm gợi tả rõ cụ thể, biết dùng biện pháp so sánh, nhân hoá thích hợp. Câu thiếu sinh động đều do học sinh không biết dùng những tính từ, trạng từ, từ gợi cảm.
Ví dụ: Nước sông chảy mạnh vào cánh đồng
Câu này đúng nhưng không sinh động để có hình ảnh tôi đặt câu hỏi cho học sinh như sau:
Màu nước sông như thế nào và chảy ra sao?
Dựa vào câu hỏi đó học sinh trả lời và tìm ra những hình ảnh “Đỏ ngầu”, “chảy ào ào” cho nên câu văn được sửa lại như sau:
- Dòng nước đỏ ngầu tung bọt trắng xáo chảy ào ào vào cánh đồng.
Ví dụ 2: Ngày khai trường Tâm rất vui
Nếu thêm chi tiết về Tâm ta có thể đặt câu hỏi:
Tâm vui như thế nào?
Câu này được điều chỉnh như sau:
- Ngày khai trường Tâm rất vui, nét mặt hớn hở, cười nói luôn miệng.
Cũng có thể tập cho học sinh diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác.
Ví dụ 3: Mặt trời mọc
Câu này đúng nhưng chưa sinh động, tôi đã đặt câu hỏi để học sinh tìm ra hình ảnh như sau bằng phương pháp so sánh, quan sát mặt trời mới mọc giống quả gì? Hay giống vật gì?
Dựa vào ý trả lời câu hỏi tôi đã hướng dẫn học sinh sửa lại câu văn như sau:
- Mặt trời đỏ như quả gấc chín đang từ từ nhô lên.
Hoặc: Mặt trời đã xé toạc chân mây, tươi cười nhìn xuống 
- Gió thổi vi vu nghe như tiếng nhạc ly kỳ.
- Gió thổi nhè nhẹ làm tôi cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.
Hoặc ví dụ 7:
	Thân cây nghiêng mình soi gương nước
Ta có thể viết: Thân cây nghiêng ình duyên dáng gướng nước
Với biện pháp này đã giúp cho học sinh biết viết bài văn giàu hình ảnh sinh động đã xoá được nhược điểm nghèo từ. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây bài viết của học sinh vẫn còn nhược điểm như diễn đạt lủng củng, chấm câu sai, dùng từ thiếu chính xác Từ đây, tôi lại tiếp tục đề ra các biện pháp sau đây.
C/ Tập cho học sinh nói viết thành câu.
* Luyện chấm câu:
Khi học sinh viết một bài Tập làm văn phần lớn học sinh dùng dấu chấm câu tuỳ tiện, thích chấm chỗ nào là chấm chỗ ấy, chứ không hiểu rằng: Khi đã diễn đạt được một ý trọn vẹn cần phải dùng dấu chấm câu. Bởi vậy tôi cần luyện chấm câu bằng biện pháp sau:
- Dấu chấm nào dùng sai trong đoạn văn sau? Vì sao dùng dấu chấm ở vị trí đó là sai? Em hãy chữa lại cho đúng.
Cây và hoa khắp miền, đất nước về đây tụ hội, mười tám cây Vạn tuế: Tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.
Học sinh trả lời: Dấu chấm ở câu 1. Cây và hoa khắp miền, Mười tám cây Vạn tuế là sai vì: Chưa biết cây và hoa khắp miền ra sao? Mười tám cây vạn tuế như thế nào? Làm cho người đọc không hiểu được như vậy còn thiếu bộ phận nào? (Bộ phận chính thứ 2)
* Vậy em hãy dùng chấm chỗ nào cho đúng.
Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, Mười tám cây Vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự trang nghiêm.
* Đánh dấu chấm vào cuối câu trong đoạn văn sau cho đúng.
Hồ xanh thẳm khi trời quang mây tạnh, hồ như chiếc áo choàng đỏ tía lúa trời chiều ngả bóng hồ long lanh dưới ánh nắng chói chang.
Học sinh cần đánh dấu chấm ở các từ: Tạnh, bóng, chang 
Giáo viên tiếp: Vì mỗi câu đã diễn đạt được một ý trọn vẹn làm cho người đọc, người nghe hiểu được.
Giáo viên: vậy khi nói và viết phải như thế nào? Vì sao nói viết phải thành câu?
Học sinh tập làm và trả lời: Khi nói viết thành câu thì người đọc, người nghe mới hiểu được.
D/ Tập chữa câu sai.
Trong quá trình dạy Tập làm văn nói và viết để học sinh không dùng từ sai, viết câu rườm rà tối nghĩa, tôi dùng biện pháp sau:
Ví dụ:
a) Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to
b) Em giữ quyển vở cho sách và bọc bìa cho sạch sẽ
c) Mẹ em ra chợ thì gặp một bà bán nón và mẹ em mua cho em một cái nón.
d) Em thích con lợn vì ta có thức ăn hàng ngày
e) Em có 3 người bạn thân là bạn Hùng với lại bạn Nam, với lại bạn Thái.
Tôi nêu câu hỏi:
- Trong các câu văn trên câu nào dùng từ chưa đúng? Câu nào còn rườm rà tối nghĩa.
Học sinh: Các câu trên còn dùng từ chưa hợp lý, diễn đạt rườm rà tối nghĩa.
Tôi hỏi tiếp: vậy em nào có thể chữa các câu văn đó thành câu văn hay.
- Trong vườn nhà em có một cây mít rất to
- Em dùng bao bóng bọc vở và giữ gìn nó cẩn thận
- Mẹ ra chợ mua cho ưm một cái nón rất đẹp
- Em thícch con lợn vì nó hay ăn chóng lớn
- Em có ba người bạn thân là bạn Hùng, bạn Nam và bạn Thái.
Với những biện pháp trên phần nào đã giúp học sinh dùng từ chính xác, diễn đạt câu văn trong sáng
III- Kết quả.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các biện pháp cơ bản trên nên ở lớp tôi phụ trách các em đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, chất lượng đạt tỷ lệ như sau:
	Giỏi: 	33,4%
	Khá:	43,3%
	TB:	23,3%
Đặc biệt đã xoá được học sinh yếu kém về môn Tập làm văn.
Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt về phân môn Tập làm văn nói riêng và môn tập viết nói chung, có thể nó còn có nhiều thiếu sót, rất mong quí cấp trên và các bạn đọc góp ý kiến phê bình.
Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai tv 4.doc