Lý thuyết Chuyên đề thực hiện phương pháp dạy học về số tự nhiên ở môn Toán lớp 4

LÝ THUYẾT

CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VỀ SỐ TỰ NHIÊN Ở MÔN TOÁN LỚP 4

I/- Đặt vấn đề :

1/- Đặc điểm môn toán :

Chương trình môn toán ở ớp 4 là một bộ phận môn toán ở tiểu học. Chươgn trình này tiếp tục tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học ở các lớp 1, 2, 3, 4. khắc phục một số tồn tại của dạy học tán ở các lớp 1,2,3,4 theo chương trình cũ. Góp phần thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đầu thế kỷ XXI.

Để dạy và học số tự nhiên đat hiệu quả là lý do tổ 4 thực hiện chuyên đề này.

2/- Mục tiêu dạy số tự nhiên môn toán ở lớp 4.

Dạy số tự nhiên ở toán lớp 4 nhằm giúp cho học sinh :

- Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.

- Biết đọc, viết, so sánh , sắp thứ tự các số tự nhiên.

- Biết cộng trừ các số tự nhiên , nhân số tự nhiên với các số tự nhiên.

 có đến 3 chữ số (Tích có không quá 6 chữ số), chia số tự nhiên có đến 6 chữ số cho số tự nhiên có 3 chữ số.

+ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.

- Biết tìm giá trị của biểu thức có đến 3 ba dấu phép tích (có hoạc không có dấu ngoặc đơn) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số dạng đơn giản.

- Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Biết tính nhảm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000 . chia cho 10, 100, 1000 . nhân số có 2 chữ số với 11.

- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9.

 

doc 6 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết Chuyên đề thực hiện phương pháp dạy học về số tự nhiên ở môn Toán lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT
CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
VỀ SỐ TỰ NHIÊN Ở MÔN TOÁN LỚP 4
I/- Đặt vấn đề : 
1/- Đặc điểm môn toán : 
Chương trình môn toán ở ớp 4 là một bộ phận môn toán ở tiểu học. Chươgn trình này tiếp tục tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học ở các lớp 1, 2, 3, 4. khắc phục một số tồn tại của dạy học tán ở các lớp 1,2,3,4 theo chương trình cũ. Góp phần thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đầu thế kỷ XXI.
Để dạy và học số tự nhiên đat hiệu quả là lý do tổ 4 thực hiện chuyên đề này. 
2/- Mục tiêu dạy số tự nhiên môn toán ở lớp 4.
Dạy số tự nhiên ở toán lớp 4 nhằm giúp cho học sinh : 
- Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên.
- Biết đọc, viết, so sánh , sắp thứ tự các số tự nhiên.
- Biết cộng trừ các số tự nhiên , nhân số tự nhiên với các số tự nhiên.
 có đến 3 chữ số (Tích có không quá 6 chữ số), chia số tự nhiên có đến 6 chữ số cho số tự nhiên có 3 chữ số.
+ Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia.
- Biết tìm giá trị của biểu thức có đến 3 ba dấu phép tích (có hoạc không có dấu ngoặc đơn) và biểu thức có chứa một, hai, ba chữ số dạng đơn giản.
- Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Biết tính nhảm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000 ... chia cho 10, 100, 1000 ... nhân số có 2 chữ số với 11.
- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 , 9.
Thông qua việc dạy học về mảng kiến thức số tự nhiên ở toán lớp 4 giáo viên cần tiếp tục giúp học sinh phát triển các năng lực trong tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp), trừu tượng hoá, khái quát hoá phát triển trí tưởng tượng không gian tập nhận xét các số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ đúng các thông tin, cẩn thận, chăm chỉ, tự tin hứng thú trong học tập và thực hành toán.
3/- Cấu trúc nội dung : 
Chương trình môn toán 4 bao gồm 5 tiết học/ tuần
Tổng cộng : 5X 35 = 175 tiết/ năm
Trong đó mảng kiến thức về số tự nhiên là dạy trên tiết.
II/- THỰC TRẠNG
1/- Thuận lợi.
a/- Giáo viên : Đội ngũ giáo viên nhiệt tình ham học hỏi năng nổ trong giảng dạy và đặc biệt tổ luôn luôn được sự quan tâm sát sao của ba giám hiệu nhà trường.
b/- Học sinh : Các em hứng thú say mê khi học toán bởi thuận ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều dạng bài tập phong phú.
2/- Khó khăn : 
a/- Giáo viên : Là giáo viên dù đã tiếp cận với chương trình mới nhưng vẫn còn lúng túng khi phối hợp, sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học, các thiết bị dạy học, đồ dùng đồng bộ môn toán chưa có.
b/- Đối với học sinh : Trong khối tỷ lệ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70% nên việc nắm bắt kiến thức , đặc biệt là tiếp cận với chương trình mới còn nhiều hạn chế.
- Đa số các em về nhà chưa tự giác học bài và làm bài đầy đả ở nhà trước khi đến lớp.
- Lượng bài tập ở nhà nhiều học sinh không thể giải quyết cùng một lúc với thời gian trên lớp.
- Các bài tập thực hành thường có nhiều dạng và mức độ khó khác nhau. Các em chưa có thói quen làm bài xong tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai không.
- Khả năng nhớ và vận dụng kiến thức đã học của học sinh còn yếu dẫn đến việc giải quyết các bài tập liên quan những kiến thức đó còn khó khăn.
Ví dụ : Đã học về hàng và lớp và được luyện tập rồi nhưng học sinh vẫn còn lúng túng khi xác định các hàng, lớp hay đọc số, viết số còn sai.
III/- GIẢI PHÁP : 
Từ khó khăn nêu trên, qua thực tế giảng dạy chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau : 
1/- Với giáo viên : 
- Thường xuyên tham khảo các bài hướng dẫn cụ thể để làm tư liệu chuẩn bị cho bài dạy.
- Không ngừng học hỏi dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong khối, với đồng nghiệp kết hợp với Ban giám hiệu, Ban chuyên môn để bước đầu tiếp cận với chương trình mới một cách chủ động.
- Trao đổi vấn đề làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc dạy toán.
- Tăng cường đọc tài liệu tham khảo lực chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình.
- Ngôn ngữ của giáo viên trong dạy toán phải chính xác, dễ hiểu gần gũi với học sinh.
- Tạo không khí học tập nhẹ nhàng thoải mái cho học sinh từ đó học sinh tiếp thu bài một các tự nhiên.
- Cần chỉnh sửa cho học sinh khi học sinh đọc sai , viết sai các số kịp thời.
2/- Với học sinh : 
- Giáo viên giúp các em từng bước làm quen dần với các phương pháp mới, dưới nhiều hình thức tổ chức trong tiết học.
Chẳng hạn hình thành tổ chức học nhóm, nhóm cặp, nhóm 4 ... hình thành tổ chức trò chơi như : Bắn tên, tiếp sức, đố bạn .... các phương pháp đó phải được lặp lại nhiều lần dựa vào nội dung bài khác nhau.
- Trong các tiết toán phải dành nhiều thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và trong đời sống hàng ngày.
- Giúp các em làm quen và năm bắt các dạng toán khác nhau, từ đó dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh được luyện tập thực hành tự tìm tòi ra qua các ví dụ cụ thể phù hợp với yêu cầu bài học để khắc sâu kiến thức hơn.
Có thể phân loại học sinh theo trình độ trong các tiết học để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong các tiết toán hàng ngày giáo viên cần biết thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh khi giải quyết các bài tập trên lớp cũng như ở nhà.
Cần tạo thói quen cho các em tự kiểm tra bài khi làm xong các bài tập. Chẳng hạn kiểm tra chéo bài của nhau khi hoạt động nhóm, cá nhân hoặc đáp án bài mẫu của giáo viên.
Thường xuyên ôn tập và vận dụng thực hành những kiến thức cũ đã học có liên quan đến bài dạy hàng ngày.
IV/- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn toán nói riêng, đối với mỗi tiết học, giáo viên phải nắm được chắc chắn mục tiêu cơ bản về kiến thức kỹ năng của bài học. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức các hoạt động trong lớp học một cách thoải mái không gò ép bởi kiến thức để học sinh thấy hứng thú và tự tin.
- Trong phương pháp dạy toán lớp 4. Trước hết là dạy học bài mới, giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động trong học tập để phát hiện và giải quyết nhiệm vụ của bài học. Học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới bằng cách tự lấy ví dụ ngoài bài học, qua đó các em thiết lập được mối quan hệ giưa kiến thực mới và kiến thức đã học.
Ở phương pháp dạy học các nội dung thực hành luyện tập khi dạy các tiết học giáo viên cần giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập theo hình thức nhóm, cá nhân.
- Nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài thực hành luyện tập để các em sẽ biết vận dụng kiến thức cơ bản để làm bài.
V/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN : 
1/- Dạy bài mới
a/- Kiểm tra bài cũ
b/- Dãy bài mới
+ Giới thiệu bài
+ Hình thành kiến thức mới
+ Luyện tập thực hành
+ Củng cố dặn dò
c/- Dạy kiểu bài luyện tập
- Giới thiệu bài
- Hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập
- Củng cố dặn dò.
VI/- KẾT LUẬN : 
Để dạy học môn toán ở lớp 4 có hiệu quả. Chúng tôi giáo viên khối 4 thống nhất đưa ra một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học như trên. Rất mong các anh chị đồng nghiệp góp ý đóng góp để chúng tôi hoàn thành hơn trong dạy học.
Ngày soạn : 14/9/2005	Giảng ngày 17/9/2005
MÔN : TOÁN
BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I/- MỤC TIÊU : 
- Giúp học sinh : 
- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số có nhiều chữ số.
- Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm các số.
- Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có 3 chữ số, số lớn nhất số bé nhất có 6 chữ so.á
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ, giấy khổ to, bút lông.
- Các bông hoa ghi dấu > < =
III/- Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
1 - Bài cũ
- Kiểm tra bài tập 3 SGK trang 12
- 3 học sinh lên bảng chữa bài
- Giáo viên đọc Bài tập 4 SGK trang 12
- Học sinh cả lớp làm bảng con
- Nhậ xét đánh giá
2 - Bài mới
- Giới thiệu bài
Nêu mục đích - yêu cầu của tiết học 
1 - Giáo viên ghi bảng : 
So sánh: 99.578 và 100.000
một học sinh nhắc lại
99.578 < 100.000
- Học sinh so sánh điền dấu và nêu cách làm
=> Kết luận : Khi so sánh hài số không cùng các chữ số thì ta đếm số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé và ngược lại
- 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại
VD : 832.573 .... 98.653
- 1 học sinh thực hiện trả lời miệng
2 - Giáo viên ghi bảng
- So sánh : 693.251 và 693.500
- 1 học sinh nhắc lại
 693.251 < 693.500
- 1 học sinh nhận xét
 693.500 > 693.251
- 1 học sinh nêu cách làm
=> Kết luận : Hai số có cùng chữ số ta so sánh từng cặp số với nhau ở cùnghàng bắt đầu từ hàng lớn nhất
- 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại
VD : 532.046 ....573.045
- 1 học sinh thực hiện bằng miệng
HĐ 2 : Thực hành
* Bài 1 SGK điền dấu > < = vào chỗ (....)
- 1 học sinh yêu cầu của bài
- Giáo viên chia thành 4 nhóm
- Thảo luận nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm
- Trình bày kết quả thảo luận
* Bài 2 SGK : Tìm số lớn nhất trong các số 
- Nhóm khác nhận xét
- 1 học sinh nêu cách làm
- Cả lớp làm bảng con số lớn nhất là : 902.011
- GV cùng cả lớp nhận xét - đánh giá 
* Bài 3 : Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- 1 học sinh đọc bài tập 3 (SGK) Trang 13
Giáo viên hướng dẫn cách làm
- Học sinh làm bài vào vở 
Thu và chấm một số vở của học sinh 
- Nhận xét
* Bài 4 : Tìm số 
- GV : Số lớn nhất có 3 chữ số là số nào ?
- HS giải đố và đối tiếpcác bạn trong phần còn lại của bài 4
- GV theo dõi học sinh chơi đồng thời ghi kết quả lên bảng
- Nhận xét tuyên dương
Củng cố 
? các em vừa học xong bài gì ?
 - 1 học sinh nêu
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức
GV phổ biến luật chơi
- Học sinh chơi tìm những bông hoa có dấu > < = gắn vào chỗ chấm cho đúng.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét 
? khi so sánh các số có nhiều chữ số ta so sánh như thế nào ?
- 1 học sinh nêu
Nhận xét
Nhận xét tiết học
Về nhà làm bài tập ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docLY THUYET.doc