Kinh nghiệm chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo
dục ở trường tiểu học
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Xã hội hoá là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.Để tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá , Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 05/2003-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, Y tế, văn hoá và Thể dục thể thao ( Gọi tắt là NQ 05) và tổ chức hội nghị quán triệt NQ 05. Hiện nay, các bộ ngành , địa phương đang tích cực hoàn thiện và phê duyệt đề án xã hội hoá trong từng lĩnh vực cụ thể, xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện và đã khẩn trương xây dựng và ban hành một số cơ chế , chính sách cụ thể hoá NQ 05 cho từng lĩnh vực, hoàn chỉnh một bước công tác tổ chức và chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá.
Các bộ ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt việc tổ chức phổ biến quán triệt đầy đủ các chủ truơng chính sách của Đảng, Nhà nước, NQ 05 của chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá nâng cao trách nhiệm của nhà nước đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực của xã hội tham gia xã hội hoá, bảo đảm cho việc thực hiện xã hội hoá có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng.
Đối tượng của Giáo dục- Đào tạo là con người. Mục tiêu của giáo dục nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàn diện. Đối tượng của giáo dục ngoài chịu sự tác động của nhà trường còn chịu sự tác động của gia đình và xã hội. Phải huy động toàn xã hội làm giáo dục. Cả Nhà trường – Gia đình – Xã hội cùng thống nhất mục tiêu phát triển giáo dục, làm cho học sinh được rèn luyện học tập trong một môi trường lành mạnh , đồng hướng.
Trong quá trình phát triển Giáo dục - Đào tạo luôn có sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội . Tuy nhiên , có lúc có nơi vẫn còn quan niệm “ Sự nghiệp giáo dục trở thành quỹ phúc lợi của toàn xã hội “ . “ Giáo dục là một bộ phận trong cuộc cách mạng văn hoá , giáo viên ăn lương thì phải dạy “ . Do vậy , tư tưởng “khoán trắng” cho ngành giáo dục vẫn còn nên chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao .
Ngày nay , trong tình hình đổi mới đất nước , với xu thế hoà nhập vào cộng đồng của các nước trên thế giới , giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội , đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn trong sự trưởng
n tâm chú ý và sự đòi hỏi cao hơn của các bậc phụ huynh, các cấp lãnh đạo,các cấp quản lí xã hội và mọi người dân đối với nhà trường. Mặt khác, một nhà trường Tiểu học đảm nhận sứ mệnh giáo dục toàn diện và tạo ra cơ hội phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Một nhà trường như thế rất phù hợp với ý Đảng lòng dân, được nhân dân và đặc biệt là các bậc cha mẹ học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng Trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dụcTiểu học theo hướng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, với xu thế mới của đất nước và của toàn cầu, trường Tiểu học cần coi trọng công tác xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường. Chỉ đạo thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục là một tất yếu của việc thực hiện các chức năng quản lí nhà trường. Bởi vì trường Tiểu học là một hệ thống mở nên các yếu tố bên ngoài của môi trường như kinh tế, kĩ thuật công nghệ, xã hội – chính trị, pháp luật và đạo lí luôn tác động vào yếu tố bên trong buộc người Hiệu trưởng phải lưu ý. Công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường Tiểu học chỉ phát triển đúng hướng, có hiệu quả khi có sự chỉ đạo một cách khoa học, linh hoạt sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người Hiệu trưởng. Chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học là tác động có định hướng, có mục đích, có hệ thống, có thông tin dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của cán bộ quản lí đến những con người trong các cộng đồng xã hội, nhằm huy động sự giúp đỡ tham gia và sự hoà nhập của họ vào giáo dục mà cha mẹ học sinh là lực lượng chính, cơ bản của xã hội hoá giáo dục. Huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường là một biện pháp không thể thiếu được của người Hiệu trưởng. Nếu không có sự tham gia, giúp đỡ và sự đóng góp của cộng đồng thì một mình nhà trường dù có nỗ lực phấn đấu đến đâu cũng khó có thể thành công được. Năm tiêu chuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia có sự liên quan chặt chẽ với nhau và hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển. Trong đó việc huy động cộng đồng tham gia xây dưng nhà trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực, có trình độ chuyên môn, có uy tín, có sức thuyết phục cao , khả năng giao tiếp tốt. Vì chủ yếu nói cho họ nghe mình về mọi mặt đây là một vấn đề không phải dễ nên người Hiệu trưởng nói riêng và những nhà quản lý giáo dục nói chung phải tự rèn luyện mình để vươn lên đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của một nhà trường kiểu mới. Khi toàn dân nhất là các bậc cha mẹ học sinh đã thực sự quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quyền lợi, là lợi ích của gia đình, của con em họ thì sự đòi hỏi của họ đối với nhà trường cao hơn, trong đó việc giảng dạy, năng lực, uy tín của đội ngũ giáo viên chiếm vị trí quan trọng. Nghị quyết trung ương 2 đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục”. Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở các nhà trường tác động trực tiếp đến cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hoá giáo dục. Việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường có tính chất quyết định lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường. Vì vốn đầu tư để xây dựng một nhà trường Tiểu học đạt theo chuẩn của Bộ giáo dục-Đào tạo là rất lớn không thể tự nhà trường và sự đóng góp của cha mẹ học sinh hàng năm mà đáp ứng nổi . Do vậy đòi hỏi sự hỗ trợ, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự đầu tư của cấp trên mới đáp ứng nhu cầu xây dựng của nhà trường hiện nay . Với điều kiện hiện nay, vốn đầu tư của nhà nước cho giáo dục còn hạn hẹp nên việc xây dựng nhà trường phải có sự đóng góp một cách tích cực và vô tư của toàn dân của các cấp, các ngành. Chính vì vậy không huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường thì không thể có một nhà trường Tiểu học đáp ứng được yêu cầu đổi mới mà Bộ đã quy định. Mặt khác việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường Tiểu học có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Một nhà trường như vậy mới đảm bảo được các yêu cầu của giáo dục đề ra. Khi người dân đã coi giáo dục là lợi ích của gia đình và lơị ích của từng cá nhân thì họ thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn. Sự đầu tư cho việc học của các em đã đi vào chiều sâu. Tình trạng “khoán trắng” việc học của các em cho nhà trường không còn phổ biến nữa mà mỗi gia đình đã coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để giáo dục con em mình. Cho nên đại đa số phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để con em mình học tập ,tạo thời cơ tốt nhất để các em vươn lên. Điều 81, 82, 83, 84, 85 (chương VI) - Luật giáo dục ghi rất rõ: “Trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình, quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh, trách nhiệm của xã hội đối với công tác giáo dục.” Nói tóm lại, việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường Tiểu học là một biện pháp tối thiểu không thể thiếu trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Chính vì vậy, trong công tác quản lý của mình người Hiệu trưởng trường Tiểu học phải căn cứ vào điều kiện cụ thể và thực trạng của trường mình mà tham mưu với lãnh đạo địa phương, với các cấp, các ngành để có kế hoạch và bước đi đúng đắn ,thích hợp nhất . Người Hiệu trưởng khi thực hiện triển khai việc thực hiện huy động cộng đồng phải thấy được vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để tham mưu . Hiệu trưởng phải nắm bắt được các tổ chức chính trị, tổ chức quần chúng để tạo môi trường thuận lợi cho họ tham gia vào quá trình xây dựng nhà trường. Đặc biệt phải nghiên cứu điều lệ nhà trường, luật giáo dục, điều lệ hội cha mẹ học sinh để vận dụng nhằm phát huy vai trò to lớn của các tổ chức. Mặt khác Hiệu trưởng phải kết hợp với Phòng giáo dục để chủ động đặt vấn đề tham gia tích cực vào việc tổ chức đại hội giáo dục cấp cơ sở. Huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường để thực hiện 5 mục tiêu của giáo dục Tiểu học đó là: - Đảm bảo về số lượng để tiến hành phổ cập một cách hoàn chỉnh - Đảm bảo chất lượng cho một bậc học - Tăng cường cơ sở vật chất - Đảm bảo đội ngũ giáo viên (cả số lượng lẫn chất lượng) - Gắn với địa phương, gia đình, xã hội. CHƯƠNG II: Thực Trạng Công Tác Xã HộI HOá GIáO DụC ở TRƯờNG TIểU HọC Thị trấn quỳ châu I. thực trạng của nhà trường trong chỉ đạo công Tác XHHGD: 1)Thực trạng của nhà trường trong những năm chưa đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Trường. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục còn có khoảng cách xa so với miền núi thấp và miền xuôi. ..kiện hết sức khó khăn của nhà trường: số học sinh đông, số phòng học ít 10/397 học sinh với 6 phòng cấp bốn. Trong những năm đầu mới tách phải nhờ phòng của trường cấp II mới đủ để học. Chỉ có một văn phòng dành cho việc hội họp , làm việc của Hiệu trưởng , Hiệu phó , của Đoàn - Đội , bộ phận thủ quỹ kế toán. Phòng thư viện thiết bị thư viện là một kho chứa chứ chưa thực sự được quan niệm là phòng thư viện thiết bị . Hiệu trưởng là một giáo viên chuyên văn cấp 2 nên trong quá trình quản lý gặp rất nhiều khó khăn . Đội ngũ giáo viên có đồng chí , độ tuổi tương đối cao , trình độ chuyên môn chuyên môn còn bất cập , giáo viên giỏi còn hạn chế . Học sinh ngoài việc học hành còn phải giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình . Một số phụ huynh còn quan niệm cho con đến trường để biết chữ chứ chưa chăm lo đến kết quả học tập của con em mình. Chính vì vậy chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp , đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn . Nguyên nhân của vấn đề này một phần do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương còn hạn chế. Mọi thành viên trong cộng đồng chưa có ý thức làm giáo dục. Việc xây dựng nhà trường chưa được quan tâm chú ý của cộng đồng. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được quan tâm, chưa được triển khai tốt, cho nên nhà trường phải chủ động toàn bộ trong việc xây dựng phát triển của trường. Các cấp các ngành còn đứng ngoài cuộc chưa thực sự là động lực thúc đẩy của giáo dục. 2) Tình hình nhà trường trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khi nói về định hướng phát triển Giáo dục- Đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhiệm vụ đến năm 2000 có ghi: “ Ban hành chuẩn Quốc gia về trường học”. Trong năm tiêu chuẩn đó, có tiêu chuẩn thứ tư là thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục. Đề án nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, trong đó có 4 giải pháp chủ yếu mà giải pháp thứ tư là: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục”. Chỉ thị của Bộ giáo dục- Đào tạo về nhiệm vụ năm học 1996 - 1997 của các ngành học, bậc học phần nói về bậc Tiểu học cũng chỉ rõ: “ Tích cực xây dựng hệ thống trường trọng điểm chất lượng cao, xây dựng trường Tiểu học theo chuẩn”. Nhận thức được chủ trương đúng đắn của Đảng, nhằm đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, nhà trường đã kết hợp với lãnh đạo địa phương lên kế hoạch cụ thể về thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trước mắt và những năm tiếp theo. Chương trình, kế hoạch đó đã được đưa vào thảo luận trong các cuộc họp của Đảng uỷ, Uỷ ban và sinh hoạt Đảng bộ, được sự đồng tình ủng hộ cao. Chương trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục đã trở thành nghị quyết của Đảng, của hội đồng nhân dân xã và được tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống thông tin đại chúng. Cụ thể qua cuộc họp hội đồng nhân dân Thị Trấn đã nhất trí cho nhà trường xây dựng hệ thống phòng học, các cơ sở vật chất khác theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Dự án nâng cấp 6 phòng học, làm mới 2 phòng học và thư viện thiết bị ,văn phòng được phê duyệt với tổng kinh phí gần một tỷ đồng . Chủ trương thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục đã được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua sinh hoạt các chi bộ xóm. Các cuộc họp phụ huynh học sinh , được bàn bạc kỹ lưỡng trong hội nghị giáo dục cấp xã . Chủ trương trên được sự đồng tình , ủng hộ cao của nhân dân nên việc huy động toàn dân tham gia xây dựng nhà trường đã có nhiều thuận lợi . Các công trình xây dựng như bờ rào , sân chơi , bồn hoa , giếng nước , và bếp ăn bán trú đã được sự đầu tư của nhân dân 100% . Từ năm học 2000- 2001 đến nay nhà trường đã tiến hành dạy học chương trình 2 buổi / ngày . Nói chung , cách nhìn nhận của cán bộ địa phương và nhân dân về giáo dục đã chuyển hướng một cách tích cực , tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của nhà trường . Trong quá trình xây dựng nhà trường, công tác xã hội hoá giáo dục được các cấp , các ngành quan tâm , ngoài việc huy động góp tiền của xây dựng nhà trường thì sự đóng góp công sức lao động của các bậc cha mẹ học sinh và các lực lượng đoàn viên trong xã không kém phần quan trọng . Vì ban đầu trường mới tách đóng trên vùng đất ao tù , nước đọng , gồ ghề nên phải san lấp mãi mới tuơng đối bằng phẳng. Phải thuê xe chở đất để tạo khuôn viên sân chơi bãi tập cho học sinh đảm bảo yêu cầu quy định của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đủ diện tích đất theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo . Ngoài ra , phụ huynh còn đóng góp cơ sở vật chất để mua sắm dụng cụ phục vụ cho bếp ăn bán trú và nơi nghỉ trưa cho con em của mình. Xây dựng hệ thống nước sạch và đường điện vào lớp học đảm bảo đạt chuẩn theo yêu cầu quy định ,thiết bị và thư viện nhà trường hàng năm được bổ sung nhiều hơn , đảm bảo tương đối đầy đủ để giáo viên sử dụng . Để đáp ứng kịp thời chương trình và sách giáo khoa mới ,phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng học tập cho con em mình theo yêu cầu của nhà trường . Các dụng cụ thể thao được trang bị đầy đủ , công tác giáo dục thể chất , các hoạt động ngoài giờ lên lớp được coi trọng nên chất lượng và hiệu quả cao hơn . Để nâng cao ý thức làm đẹp cho học sinh và xây dựng nền nếp khi đến trường , các bậc cha mẹ học sinh đã mua sắm quần áo đồng phục và ghế cá nhân cho các em . Đây là một việc làm nhỏ nhưng cũng rất khó khăn vì nếu không có sự tin cậy ở nhà trường và sự nhận thức đúng đắn của cha mẹ học sinh đối với giáo dục . Vấn đề xã hội hoá giáo dục nhằm huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường có ảnh hưởng rất lớn vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường . Từ việc nhận thức được công tác giáo dục vừa là quyền lợi , vừa là nghĩa vụ của của mọi người nên họ thực sự quan tâm và đầu tư cho con em mình học tập . Từ chỗ những năm 1997 về trước việc tổ chức học tăng buổi ở các trường Tiểu học rất khó, thậm chí như ở trường chúng tôi không thể tổ chức được. Từ năm 1998- 1999 đến nay với nhận thức đúng đắn của cha mẹ học sinh , của chính bản thân học sinh, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng . Cụ thể: - Năm học 1998-1999 : Có 5 lớp học 2 buổi/ ngày và 5 lớp học 6 buổi / tuần. - Năm học 1999- 2000 : Có 7 lớp học 2 buổi / ngày và 3 lớp học 7 buổi / tuần. - Năm học 2000-2001 : Có 10 lớp học 2 buổi / ngày. Từ đó đến nay nhu cầu học tập của học sinh nâng lên rõ rệt, do đó chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn cũng được nâng lên. Từ năm học 2000-2001 trường Tiểu học Thị Trấn Quỳ Châu liên tục được công nhận trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh Với sự nỗ lực vươn lên của nhà trường cộng với sự đóng góp tích cực của cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường đến tháng 11 năm 2001, trường chúng tôi được Bộ giáo dục và đào tạo công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và cũng trong năm học này trường vinh dự được Sở văn hoá thông tin công nhận “ Đơn vị văn hoá cấp tỉnh” . 3) Nguyên nhân thắng lợi trong công tác xã hội hoá giáo dục: Trong quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở đơn vị chúng tôi, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng ở địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng. Đây là động lực thúc đẩy và là nhân tố tác động tích cực nhất trong quá trình xây dựng . Vì nó tập hợp được đông đảo mọi lực lượng trong xã hội tham gia xây dựng nhà trường. Trước hết phải nói đến sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ Đảng , chính quyền địa phương với nhà trường. Chỉ có Đảng mới có thể lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cơ cấu hành chính và làm nên sức mạnh tổng hợp đó. Chính quyền các cấp với chức năng quản lí của mình , không chỉ huy động kiến thức mà còn tạo cơ sở pháp lí cho việc huy động, đồng thời tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng xã hội tham gia. Hiệu trưởng nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình huy động. Hội cha mẹ học sinh là lực lượng đông đảo nhất, đóng góp nhiều công sức và tiền của nhất để giúp nhà trường huy động vốn xây dựng cơ sở vật chất . Họ cũng là lực lượng cộng tác đắc lực cho nhà trường trong quá trình tham mưu với chính quyền địa phương để tạo cơ sở vật chất cho nhà trường. Ngoài ra, cha mẹ học sinh cũng chính là cầu nối giữa gia đình – nhà trường và xã hội tạo nên sự giáo dục kết hợp tay ba để giáo dục tốt con em của mình. Hội phụ huynh cũng là những người tích cực vận động và động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã bỏ học trở lại trường, động viên học sinh cá biệt tham gia học tập tốt hơn. Hội cha mẹ học sinh là người tuyên truyền các chính sách của Đảng, của nhà trường về công tác xây dựng cho các bậc phụ huynh , cho nhân dân thông qua các kì họp phụ huynh, các buổi họp khối xóm. Trong quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục cha mẹ học sinh phát huy tối đa vai trò của mình và có sự đóng góp rất lớn giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài tổ chức hội cha mẹ học sinh , các đoàn thể trong địa phương cũng góp phần không nhỏ để tham gia xây dựng trường, cụ thể: Hội cựu chiến binh- đây là một tổ chức có lực lượng tương đối đông. Hội đã kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục truyền thống và lòng yêu quê hương đất nước thông qua cac cuộc nói chuyện nhân dịp 22/12 hàng năm và qua các bài thi. Ngoài ra hội còn tích quỹ để mua sắm thêm các hiện vật khác tặng cho nhà trường làm tăng thêm vẻ đẹp cho nhà trường ở phòng truyền thống và văn phòng. Về vật chất tuy còn ít ỏi nhưng đó là nguồn động viên nhà trường rất lớn, từ đó để giáo dục các em có tình cảm với trường, với lớp. Trong các tổ chức đoàn thể ở địa phương thì tổ chức Hội phụ nữ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em. Trong quá trình xây dựng nhà trường, Hội đã góp phần không nhỏ vào việc huy động trẻ đến trường hàng năm. Tình trạng học sinh bỏ học ở đơn vị chúng tôi nhiều năm liền không xảy ra. Hội đã có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích động viên những hội viên có con học giỏi. Trong các buổi sinh hoạt chi hội phụ nữ khối xóm cũng như họp phụ nữ ở Thị thì công tác giáo dục cũng được đưa vào bàn luận một cách sôi nổi, đưa chỉ tiêu về giáo dục vào trong công tác thi đua của Hội. Hàng năm vào dịp khai giảng năm học , Hội trích kinh phí để mua bút, vở, cặp để tặng cho những học sinh nghèo vươn lên học giỏi, học sinh tàn tật, học sinh lớp Một. Tuy phần quà có giá trị vật chất không lớn nhưng đó là một việc làm đầy ý nghĩa để động viên phong trào học tập của các em. Tổ chức đoàn thanh niên là lực lượng trẻ đầy năng động đã tích cực đóng góp cho nhà trường về nhiều mặt. Đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chi đoàn trường trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Đưa hoạt động của Đội đi vào nền nếp. Hàng năm Đoàn Thị đã tổ chức tốt việc sinh hoạt của đội viên nhi đồng ở các khối xóm trong những tháng nghỉ hè. Vào dịp 1/6 hàng năm, Đoàn Thị kết hợp với chi đoàn nhà trường tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ nhằm tuyên dương khen thưởng những em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức tốt. Cũng nhân dịp này, Đoàn đã tổ chức cho các em đi nghỉ mát. Trong dịp hè Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích như cắm trại, giao lưu bóng đá, giao lưu văn nghệ giữa các xóm,các xã. Thông qua các hoạt động vui chơi, sinh hoạt Sao nhi đồng nền nếp của nhà trường ngày càng được củng cố hơn. Các em có ý thức bảo vệ của công, biết chăm sóc vườn hoa, cây cảnh trong nhà trường cũng như nơi công cộng. Có ý thức giữ gìn vệ sinh bảo đảm trường luôn sạch đẹp. Ngoài việc giáo dục đội viên và Sao nhi đồng, Đoàn còn huy động hàng ngàn ngày công để tạo khuôn viên nhà trường ghép cỏ và xây bồn hoa, san lấp mặt bằng Các em đã có ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp nhưng để cho môi trường luôn xanh thì phải kể đến đóng góp của Hội nông dân. Hội nông dân đã giúp nhà trường trồng cây bóng mát và cây cảnh để tạo khuôn viên của nhà trường ngày càng Xanh – Sạch - Đẹp. Hội đã có những món quà tặng học sinh nghèo vượt khó. Hội người cao tuổi tham gia vào việc giáo dục con cháu hiếu thảo, động viên con cháu học giỏi. ở địa phương chúng tôi công tác xã hội hoá giáo dục nhằm huy động cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường được triển khai đến tận từng Chi bộ, khối xóm . Công tác giáo dục được đưa vào nội dung sinh hoạt của Chi bộ, khối xóm. Công tác giáo dục con cái cũng là một trong các tiêu chí để bình xét Đảng viên hàng năm. Cả bốn khối đã xây dựng được quỹ khuyến học, mỗi khối ít nhất quỹ có khoảng một triệu đồng. Hàng năm cứ vào dịp tết Trung thu các xóm tổ chức sinh hoạt và trao phần thưởng cho học sinh giỏi các cấp. Điển hình có Chi bộ khối II là khối làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Năm học 2002- 2003 xóm có 10 em học sinh Tiểu học đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, 3 em đạt giải cao trong kì thi kể chuyện theo sách đạo đức cấp huyện, cấp tỉnh. Ngoài ra, công tác xã hội hoá giáo dục còn đi vào tận các dòng họ và các hội đồng hương. Hầu hết các dòng họ trong toàn Thị Trấn lập được quỹ khuyến học. Hàng năm vào dịp rằm tháng giêng hoặc rằm tháng hai các dòng họ và hội đồng hương tổ chức trao phần thưởng . Đây cũng chính là nguồn động viên cho con em trong dòng họ và hội đồng hương có ý thức vươn lên trong học tập. Nhìn chung, việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của trường chúng tôi đã đem lại kết quả đáng ghi nhận. Sau khi thực hiện thành công chủ trương này, đơn vị chúng tôi đã được đón nhiều đơn vị bạn về tham quan học tập để xây dựng trường mình như: . Nói tóm lại , công tác xã hội hoá giáo dục là yếu tố rất cần thiết, nó là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội và phát triển của các nhà trường. Chính vì vậy, người Hiệu trưởng phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục thu hút mọi thành viên trong xã hội tham gia xây dựng nhà trường. II. tồn tại về chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học. Mặc dù trường chúng tôi đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1, cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ nhưng so với các trường Tiểu học được sự đầu tư của nước ngoài hoặc các trường Tiểu học ở thành phố thì đơn vị truờng chúng tôi cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới theo kịp . Các trang thiết bị như máy móc, thiết bị nghe nhìn , phòng dạy máy vi tính còn chưa có . Trong những năm tiếp theo trường chúng tôi cần phải huy động mọi tổ chức, mọi thành viên trong cộng đồng để có kinh phí xây dựng và mua sắm thêm cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về hoạt động dạy và học của nhà trường . Công tác xã hội hoá giáo dục cần được tuyên truyền và đi vào cuộc sống của cộng đồng để mọi người, mọi cấp , mọi ngành có cách nhìn nhận và đánh giá đúng thực chất của giáo dục. Từ đó họ tổ chức ủng hộ giáo dục, đóng góp tiền của để xây dựng nhà trường. Công tác nâng cao trình độ chuyên môn , phẩm chất của người giáo viên phải được chú trọng thường xuyên. Tăng tỉ lệ giáo viên giỏi các cấp, vì muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp , thực sự yêu nghề mến trẻ. Nguyên nhân hạn chế: Do nhận thức còn chưa đầy đủ, xem xã hội hoá chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Tư tưởng và thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề. Tốc độ xã hội hoá còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng. Việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục còn chưa mạnh, công tác tuyên truyền còn chưa phong phú, nội dung chưa thiết thực. Việc tiến hành đại hội giáo dục ở thị trấn chưa kịp thời, quá trình triển khai chưa nhịp nhàng và đồng bộ. Mọi người chưa thực sự tâm huyết với công tác chỉ đạo xã hội hóa giáo dục. - Việc phối hợp của hiệu trưởng với cán bộ địa phương
Tài liệu đính kèm: