Kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung

 Giáo dục Tiểu học là cấp học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi; được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi của học sinh vào học lớp 1 là 6 tuổi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qui định những trường hợp có thể bắt đầu học trước tuổi hoặc ở tuổi cao hơn tuổi qui định.

 I. Mục tiêu giáo dục tiểu học:

 - Nhằm giúp HS hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

 - Mục tiêu GDTH được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu GDTH đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của HS tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thói quen niềm tin, thái độ hành vi, định hướng.Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở cấp Tiểu học, cụ thể là:

 + Về nghe, nói, đọc, viết, tính toán: có kĩ năng cơ bản.

 + Về tự nhiên - xã hội: có hiểu biết đơn giản cần thiết.

 + Về nghệ thuật: có hiểu biết ban đầu.

 + Về rèn luyện thân thể: có thói quen

 

doc 46 trang Người đăng phuquy Lượt xem 1082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kết quả học tập của học sinh tiểu học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra cho phù hợp đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình.
	- Các đề kiểm tra minh hoạ trong bộ Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học là các ví dụ bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng giai đoạn học tập ở từng lớp. Khi ra đề kiểm tra, có thể có thể thay đổi các số ở các phép tính, nội dung của bài toán có lời văn, ... (mỗi lần ra đề), hoặc sử dụng một số bài tập của mỗi đề rồi bổ sung các bài tập tương tự cho các bài còn lại, hoặc chỉ tham khảo các dạng bài tập, mức độ của từng bài tập trong mỗi đề kiểm tra để thiết kế một đề cụ thể cho phù hợp với HS và điều kiện thực tế của địa phương.
	- Thời lượng làm bài kiểm tra là 40 phút. Tuỳ theo đối tượng HS vùng miền khó khăn, có thể kéo dài thời gian làm bài kiểm tra đến 60 phút và không giảm mức độ, yêu cầu nội dung của đề kiểm tra theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
6. Nội dung mức độ đề kiểm tra 
Nội dung mức độ đề kiểm tra ở từng lớp được thể hiện ở các bảng, chẳng hạn như :
Lớp 1 (Học kì I) :
 Mức 
 độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Số và phép tính
- Nhận biết được số lượng của nhóm đối tượng đến 10.
 + Đọc số (ví dụ: 4: bốn; 6:......; 9: ......).
 + Viết các số từ 1 đến 10. 
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Cộng, trừ 2 số trong phạm vi 10 theo hàng ngang, cột dọc. Cộng, trừ với số 0.
- Biết dựa vào các bảng cộng, trừ để tìm thành phần chưa biết trong phép tính. Thực hiện phép tính kết hợp so sánh số.
- Tình biểu thức có hai phép tính cộng, trừ.
Đại lượng 
Yếu tố hình học
Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
Giải toán có lời văn
Chọn số và phép tính thích hợp viết trong 5 ô.
	Lớp 1 (Học kì II) :
 Mức 
 độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Số và phép tính
- Viết các số trong phạm vi 100, biểu diễn các số trên tia số.
- Viết các số có hai chữ số thành tổng của sô chục và số đơn vị, viết được số liền trước và số liền sau của một số.
- So sánh các số trong phạm vi 100.
- Cộng, trừ 2 số có hai chữ số trong phạm vi 100, không nhớ.
Đại lượng 
- Nhận biết được đơn vị xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài.
- Biết tuần lễ có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần.
- Biết xem giờ đúng.
- Đo độ dài đoạn thẳng không quá 20 cm.
Yếu tố hình học
- Nhận biết được điểm, đoạn thẳng, điểm ở trong, ở ngoài một hình.
- Vẽ một điểm ở trong, ở ngoài một hình.
- Vẽ được đoạn thẳng không quá 10 cm hoặc nối các điểm để được hình tam giác, hình vuông.
Giải toán có lời văn
- Tóm tắt được đề toán.
- Biết các phần của bài giải. Viết được câu lời giải, phép tính giải, đáp số.
Biết giải bài toán và trình bày bài giải bài toán về thêm, bớt.
Lớp 2 (Học kì I) :
 Mức 
 độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Số và phép tính
- Đọc, viết đếm các số trong phạm vi 100.
- Bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Kĩ thuật cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Thực hiện được phép cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
- Tìm thành phần và kết quả của phép cộng (số hạng, tổng), phép trừ (số bị trừ, số trừ, hiệu).
- Tìm x trong các bài tập dạng: 
 x + a = b, a + x = b, 
 x - a = b, 
 a - x = b.
- Tính giá trị của các biểu thức số có không quá hai dấu phép tính cộng trừ (trường hợp đơn giản, chủ yếu là phép tính không nhớ).
Đại lượng 
Nhận biết ngày, giờ; ngày , tháng; đề-xi-mét; ki-lô-gam; lít.
- Xem lịch để xác định ngày trong tuần và ngày trong tháng.
- Quan hệ giữa đề-xi-mét và xăng-ti-mét.
- Xử lí các tình huống thực tế.
- Thực hiện các phép tính cộng trừ với các số đo đại lượng.
Yếu tố hình học
Nhận biết đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác, hình chữ nhật.
Nhận dạng các hình đã học ở các tình huống khác nhau.
Vẽ hình chữ nhật, hình tứ giác.
Giải toán có lời văn
Nhận biết bài toán có lời văn (có một bước tính với phép cộng hoặc phép trừ; loại toán nhiều hơn, ít hơn) và các bước giải bài toán có lời văn.
Biết cách giải và trình bày các loại toán ở bên (câu lời giải, phép tính, đáp số).
Giải bài toán theo tóm tắt (bằng lời văn ngắn gọn hoặc hình vẽ) trong các tình huống thực tế.
Lớp 2 (Học kì II) :
 Mức 
 độ
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Số và phép tính
- Đọc, viết đếm các số trong phạm vi 1000.
- Nhận biết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Nhận biết phép nhân, phép chia.
- Bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5.
- Chia một nhóm đồ vật thành 2, 3, 4, 5 phần bằng nhau.
- Kĩ thuật cộng, trừ trong phạm vi 1000.
- Nhận biết , ,,.
- Nhận biết giá trị của các chữ số trong một số.
- Phân tích số có ba chữ số thành tổng số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại.
- Cộng, trừ các số có ba chữ số không nhớ trong phạm vi 1000.
- Nhân (chia) số tròn chục, tròn trăm với (cho) số có một chữ số (trong trường hợp đơn giản).
- Cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm, các số có ba chữ số với cố có một chữ số hoặc với số tròn chục, tròn trăm.
- So sánh các số có ba chữ số, xác định số bé nhất hoặc số lớn nhất trong một nhóm các số cho trước, sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại (nhiều nhất là 4 số).
- Tìm x trong các bài tập dạng: x x a = b,
a x x = b, x : a = b
- Tính giá trị của các biểu thức số có không quá hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia trong phạm vi các số đã học).
Đại lượng 
- Đơn vị đo độ dài: mét (m), ki-lô-mét (km), mi-li-mét (mm).
- Các đồng tiền Việt Nam: tờ 100 đồng, tờ 200 đồng, tờ 500 đồng, tờ 1000 đồng.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo đọ dài đã học.
- Quan hệ giữa các đồng tiền Việt Nam đã học.
- Biết dùng thước để đo độ dài, ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Thực hiện các phép tính cộng trừ với các số đo đại lượng.
Yếu tố hình học
Nhận biết đường gấp khúc, hình tứ giác, hình chữ nhật.
Hiểu độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
Tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác trong các tình huống thực tế khác nhau.
Giải toán có lời văn
Nhận biết bài toán có lời văn (có một bước tính với phép nhân hoặc phép chia; loại toán nhiều hơn, ít hơn) và các bước giải bài toán có lời văn.
Biết cách giải và trình bày các loại toán ở bên (câu lời giải, phép tính, đáp số).
Giải các bài toán trong các tình huống thực tế.
	......
- Căn cứ vào bảng hai chiều, GV thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đánh giá qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
- Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được xây dựng trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kì tính theo thang điểm 10. Điểm của các câu trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (theo quan hệ tỉ lệ thuận).
	IV. MỘT SỐ BỘ ĐỀ THAM KHẢO
 Đề1: ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2006 – 2007
 MÔN TOÁN, LỚP 5 ; Thời gian: 40 phút
Bài 1 (2,0 điểm): Viết các số sau:
Sáu phần mười : . 
 Bảy mươi ba phần trăm :.
 Tám trăm năm mươi ba phần nghìn:  
 Năm và năm phần chín: .. 
 b. Sáu mươi tám đơn vị, hai phần mười, ba phần trăm: 
 Hai nghìn không trăm linh bảy đơn vị, sáu phần trăm:
	Bài 2 (1,0 điểm): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 17m 8dm = . . . m 25m2 4dm2 = . . . m2
 2 tấn 485 kg = . . . tấn 9km 47m = . . . km
Bài 3 (1,0 điểm): Viết dấu ( >, <, = ) thích hợp vào chỗ chấm:
 98,5 . . . 98,49 83,5 . . . 83,500
 6,958 . . . 6,96 49,8 . . . 50,8
Bài 4 (2,0 điểm): Đặt tính rồi tính:
 a. 242,54 + 538,17 b. 487,36 – 195,74
 . 
 . 
 . 
 . 
 c. 48,16 x 20,5 d. 63,54 : 1,8
 . 
 . 
 . .
 .. .
	Bài 5 (2,0 điểm) : Một trường tiểu học có 400 học sinh, trong đó có 210 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của trường đó?
 Bài giải:
 .
 .
 .
 .
Bài 6 (1,0 điểm) : Tính diện tích hình tam giác MDC (xem hình vẽ). Biết hình chữ nhật ABCD có AB = 24 cm, BC = 16 cm. 
 A M B Bài giải:
 .
 ..
 	 ..
 D C 
Bài 7 (1,0 điểm): Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a. Chữ số 5 trong số thập phân 489,567 chỉ giá trị là:
 A. B. C. D. 5
b. Viết số 5 dưới dạng số thập phân là:
 A. 5,300 B. 5,03 C. 5,003 D. 50,3
	Đề 2: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2004 – 2005
 MÔN TOÁN, LỚP 1 ; Thời gian: 40 phút
Bài 1:Viết:
Số thích hợp vào ô trống:
 2
 5
 9
 b.Theo mẫu:
 ­­­ ­­­­ ­­­­ ­­­ 
 ­­ ­­­­ ­­­ ­­­ 
 5  .. .
 c. Theo mẫu:
 6: sáu ; 9 :  ; 8: .. ; 1: ..
Bài 2: Tính: 
	 a. 	 2 7 9
 	+ + -
 	 5 0 5 
  .. ..
 b. 4 + 3 – 0 = 4 + 0 + 5 = 8 – 1 – 5 = 
	Bài 3: Viết các số 8 , 6 , 1 , 3
Theo thứ tự từ lớn đến bé : .
Theo thứ tự từ bé đến lớn : .
Hình
 Bài 4: 
 ? 
Số
 Hình. Hình. Hình. 
	Bài 5: a. ? 
 3 + = 9 8 - = 3 + 3 = 7
>
<
=
 b. 
 ? 3 + 5 7 9 – 6 5 5 + 3 8
 Bài 6:
Viết phép tính thích hợp:
 Có : 5 quyển vở 
 Mua thêm : 4 quyển vở 
 Tất cả có : ..quyển vở ?
Điền số và dấu phép tính thích
 hợp vào các ô trống: 3 = 5 
 Đề 3: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2004 – 2005
 MÔN TOÁN, LỚP 2 ; Thời gian: 40 phút
	Bài 1.Điền 10 số có 2 chữ số thích hợp vào ô trống:
50
51
52
53
55
56
58
59
60
61
62
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
77
78
79
80
81
82
84
85
97
88
89
90
91
92
93
95
96
98
99
	Bài 2. Tính:
 a. Tính nhẩm : 7 + 8 = 14 – 6 = 8 + 8 =
 17 – 8 = 5 + 9 = 13 – 5 = 
	 b. Đặt tính rồi tính:
 35 + 64 13 + 78 49 – 26 
 .. . . 
 .. . . 
 .. . . 
 73 – 37 46 + 39 80 – 53 
 .. . . 
 .. . . 
 Bài 3. Tháng 5 2005
 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 
 1 2 3 4 5 6 7
 8 9 10 11 12 13 14 
 15 16 17 18 19 20 21
 22 23 24 25 26 27 28
 29 30 31 
 Hãy xem lịch tháng 5 năm 2005 ở trên và cho biết:
 - Ngày 19 tháng 5 là ngày thứ mấy ? .
 - Trong tháng 5 có mấy ngày thứ bảy ? . 
 Đó là những ngày nào ? .
Bài 4. Nhận dạng hình :
Trong hình vẽ có . hình tam giác.
 Trong hình vẽ có . hình tứ giác . 
Vẽ đường thẳng đi qua hai trong ba điểm A, B, C.
 . C
 A . 
 . B
Bài 5. Giải toán
Con hổ nặng 93 kg, con gấu nhẹ hơn con hổ 16 kg. Hỏi con gấu nặng bao nhiêu kilôgam ?
 Bài giải:
b. Một cửa hàng buổi sáng bán được 49l dầu, buổi chiều bán được 38l dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu ?
 Bài giải:
Bài 6. Điền số thích hợp vào ô trống để có phép tính đúng: 
 +12 +32 - 17 
 35
ĐỀ 4: §Ò kiÓm tra kh¶o s¸t chÊt l­îng cuèi häc kú II
n¨m häc 2009 - 2010 ,m«n To¸n líp 5 
Thêi gian: 40 phót
	Bµi 1 (1,0 ®iÓm): 
	 a. §äc sè thËp ph©n: 263,47: .................................................................................................
 b. Nªu râ gi¸ trÞ theo vÞ trÝ cña ch÷ sè 6 vµ ch÷ sè 7 trong sè trªn.
	Bµi 2(1,0 ®iÓm): ViÕt sè thÝch hîp vµo chç chÊm:
	 37 kg 69 g = ...........kg 45 m2 9 dm2 = ...........m2
	15 km 285 m = ..........km 7 phót 45 gi©y = .......... phót
	Bµi 3(1,0 ®iÓm): ViÕt c¸c sè sau theo thø tù tõ bÐ ®Õn lín:
	 a. 4756 ; 3999 ; 5798 ; 5789
	 b. 4,6 ; 4,39 ; 4,605 ; 4,299 
	Bµi 4 (2,0 ®iÓm): H·y khoanh vµo ch÷ ®Æt tr­íc c©u tr¶ lêi ®óng:
	a. Ph©n sè viÕt d­íi d¹ng sè thËp ph©n lµ:
	A. 8,0 C. 0,8 
	B. 0,45 D. 4,5 
	b. B¸c Hå sinh n¨m 1890, tøc lµ vµo thÕ kØ: 
	A. 17 C. 18
	B. 19 D. 20
	c 5 phót 40 gi©y = . . . gi©y
	A. 200 C. 100
	B. 540 D. 340
	d. 9m3 659 dm3 = . . . m3
	A. 9,659 C. 965,9
	B. 96,59 D. 9659
	Bµi 5 (2,0 ®iÓm): §Æt tÝnh råi tÝnh:
	a. 7254,36 + 395,09 b. 496,48 - 38,29
	c. 326,25 x 23 d. 73,44 : 12
	Bµi 6(1,0 ®iÓm) : Mét «t« ®i tõ A lóc 6 giê 30 phót víi vËn tèc 48 km/giê, ®Õn B lóc 9 giê. TÝnh ®é dµi qu¶ng ®­êng AB.
 Bµi gi¶i :
	Bµi 7(2,0 ®iÓm) : Mét thöa ruéng h×nh thang cã ®¸y lín 100m, ®¸y bÐ 60m; chiÒu cao b»ng trung b×nh céng cña hai ®¸y.
	a. TÝnh diÖn tÝch thöa ruéng h×nh thang?
	b. Trªn thöa ruéng ®ã ng­êi ta trång lóa, trung b×nh cø 100m2 thu ho¹ch ®­îc 55 kg thãc. Hái c¶ thöa ruéng thu ho¹ch ®­îc bao nhiªu ki-l«-gam thãc?
 	V. MỘT SỐ LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Loại câu trắc nghiệm điền khuyết (điền thế) 
- Loại câu trắc nghiệm điền khuyết được trình bày dưới dạng một câu có chỗ chấm hoặc ô trống, HS phải trả lời bằng cách viết câu trả lời hoặc viết số, dấu vào chỗ trống. Trước câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết thường có câu lệnh: “Viết (điền) số (dấu)” thích hợp vào chỗ (ô) chấm (trống)”, “Viết vào chỗ trống cho thích hợp” hay “Viết (theo mẫu)”.
Ví dụ 1: Bài 1, trang 145, Toán 1
	Số liền sau của 97 là . . . ;	Số liền sau của 98 là . . . ;
	Số liền sau của 99 là . . . ;	100 đọc là một trăm.
Ví dụ 2: Bài 1, trang 7, Toán 2
	Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi :
	a/ Điền bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp?
	- Độ dài đoạn thẳng AB ................................. 1dm.
	- Độ dài đoạn thẳng CD ................................. 1dm.
	b/ Điền ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ chấm nào cho thích hợp?
	- Độ dài đoạn thẳng AB ................................. đoạn thẳng CD.
	- Độ dài đoạn thẳng CD ................................. đoạn thẳng AB.
- Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm điền khuyết
	 + Đặt câu sao cho chỉ có một cách trả lời đúng.
	 + Tránh câu hỏi quá rộng, không biết câu trả lời thế nào có thể chấp nhận được.
	 + Không nên để quá nhiều chỗ trống trong một câu và không để ở đầu câu.
2. Loại câu trắc nghiệm đúng – sai
- Loại câu trắc nghiệm đúng – sai được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách chọn “đúng” (Đ) hoặc “sai” (S). Trước câu hỏi trắc nghiệm đúng - sai thường có một câu lệnh “Đúng ghi đ (Đ), sai ghi s (S)”.
	Loại câu trắc nghiệm đúng - sai đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với việc khảo sát trí nhớ hay nhận biết khái niệm, sự kiện.
Ví dụ 1: Bài 4, trang 139, Toán 1
Đúng ghi đ, sai ghi s:
	a/ Ba mươi sáu viết là 306
	 Ba mươi sáu viết là 36
	b/ 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị
	 54 gồm 5 và 4 
Ví dụ 2: Bài 3, trang 35, Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học ở lớp 2
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
	a/ 7 + 8 = 15	b/ 8 + 4 = 13 
	c/ 12 - 3 = 9	d/ 11 - 4 = 7
- Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm Đúng – Sai
	 + Tránh đặt câu với hai mệnh đề.
	 + Tránh đưa ra những từ có thể hiểu theo nhiều cách.
	 + Tránh những phủ định và phủ định kép làm rối HS.
3. Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có nhiều câu trả lời nhưng chỉ có một câu trả lời đúng, các câu trả lời còn lại đều sai nhưng phải là những sai lầm mà HS thường hoặc có thể mắc phải. Khi trả lời HS chỉ cần chọn một trong các câu trả lời có sẵn. Thường là có một câu lệnh trước câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn là “Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng”. Số các phương án trả lời có thể là 3, 4, 5 đáp án tuỳ thuộc và từng bài và từng đối tượng HS. 
	Ví dụ 1: Bài 5, trang 22, Toán 2
	Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
	28 + 4 = ?	A. 68
	B. 22
	C. 32
	D. 24
Ví dụ 2: Bài 1, trang 36, Toán 4
	Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính,...). Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
	a/ Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:
	A. 505 050	 B. 5 050 050	 C. 5 005 050 	D. 50 050 050
	b/ Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là:
	A. 80 000	B. 8000	C, 800	D. 8
 	c/ Số lớn nhất trong các số 684 257; 684 275; 684 752; 684 725 là:
A. 684 257	B. 684 275	C. 684 752	D. 684 725
d/ ...
- Một số lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
 	 + Câu trả lời đúng được sắp xếp ở các vị trí thứ tự khác nhau.
	 + Đảm bảo chỉ có một phương án trả lời đúng.
	 + Chọn những phương án sai, gây nhiễu phải hợp lí (tức là HS thường hoặc có thể mắc sai lầm để tính ra kết quả như thế).
	 + Tránh làm cho HS có thể đoán câu trả lời đúng khi đọc câu hỏi tiếp theo.
4. Loại câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (nối)
Loại câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (nối) được được trình bày dưới dạng cho hai nhóm đối tượng tách rời nhau, HS phải nối một (hay một số) đối tượng ở nhóm 1 với một đối tượng ở nhóm hai. Số đối tượng ở hai nhóm có thể bằng hoặc không bằng nhau.
	Ví dụ: Bài 4, trang 111, Toán 1
	Nối (theo mẫu):
	14 - 1	16	19 - 3 
	14
	15 - 1 	13	17 - 5 
	15	
	17 - 2 	17	18 - 1 
 	VI. VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO DẠY HỌC MÔN TOÁN
	+ Cán bộ quản lí, chỉ đạo giáo dục cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho việc triển khai dạy học, kiểm tra, đánh giá trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng ngay trong thời gian còn lại năm học . Trước mắt là tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về tài liệu Hướng dẫn dạy học môn Toán cùng với các môn học khác theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng sau khi xong đợt tập huấn này.
	+ Tập huấn cấp huyện: Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, tổ chức theo theo từng cụm trường, hoặc tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp cho tất cả GV
	+ Đối với các trường: Trong sinh hoạt chuyên môn định kỳ hoặc tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, trong tổ chức dự giờ, thăm lớp cần quan tâm các vấn đề sau:
	- Thiết kế bài học của một số dạng bài đại diện cho nội dung trọng tâm của chương trình môn Toán trong từng khối lớp, từng chủ đề, từng mạch kiến thức trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng và quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp đối tượng HS.
	- Cá nhân hoặc nhóm xây dựng một số đề kiểm tra định kỳ môn Toán theo từng khối lớp trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kĩ năng và những định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán.
	+ Trong quá trình chỉ đạo, quản lý dạy học cần tạo điều kiện, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để GV chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong giảng dạy phù hợp đối tượng HS nhằm đạt được mục tiêu: tất cả HS trong lớp đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán khi học xong một lớp hoặc hoàn thành CTTH.
	+ Khi xây dựng kế hoạch dạy học từng môn của cả năm học, của từng học kì, từng tuần lễ và từng bài nên dựa vào chuẩn để xác định:
	- Các chủ đề nội dung, các nội dung cơ bản, mức độ từng đơn vị nội dung sẽ dạy học trong cả năm học, trong từng học kì, trong từng tuần lễ và trong từng bài học.
	- Mức độ cần đạt của các nội dung cơ bản và trọng tâm nhất sau mỗi giai đoạn học tập cụ thể của học sinh. Lưu ý rằng cùng một đơn vị nội dung hoặc cùng một nội dung nhưng mức độ cần đạt ở mỗi thời điểm trong năm học không giống nhau.
	+ Khi soạn bài (lập kế hoạch dạy học từng tiết, từng bài học) dựa vào chuẩn để: - Xác định mức độ dạy nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học.
	- Lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động tự học (tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh kiến thức trong quá trình thực hành giải quyết vấn đề của phần học bài mới và của phần luyện tập.
	- Quan tâm đúng mức đến việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực về trí tuệ, tình cảm và tâm hồn thông qua quá trình dạy học.
	+ Khi kiểm tra kết quả học tập của HS thì dựa vào yêu cầu và mức độ học sinh đạt được ở thời điểm kiểm tra đối với từng nội dung cơ bản. Có thể tham khảo nội dung và mức độ các ví dụ nêu trong chuẩn hoặc đề kiểm tra trong sách giáo viên.
	+ Dạy học, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra theo chuẩn hiện nay còn rất mới mẻ nên trong quá trình sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng cần thường xuyên rút kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp, lãnh đạo trường, cốt cán chuyên môn để nâng cao tính nghiêm túc và tính hiệu quả của dạy học, kiểm tra theo chuẩn.
	a. Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo:
	* Các nhà trường chủ động cụ thể hoá phân phối chương trình học tập của học sinh phù hợp với từng lớp cụ thể, đảm bảo yêu cầu giáo dục HSTH và yêu cầu nhiệm vụ qui định trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học
	* Chỉ đạo cơ sở tăng cường tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm tiết dạy, đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, duy trì thường xuyên việc tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên ở trường tiểu học.
	* Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thao giảng:
	+ Việc dự giờ, thao giảng phải nhằm mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằ cải thiện kết quả học tập của học sinh, khuyến khích GV đổi mới cách dạy để đáp ứng khả năng học tập của tất cả học sinh trong lớp.
	+ Công tác thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc đánh giá tính hiệu quả thực chất của công tác chỉ đạo, quản lí theo yêu cầu đổi mới GDTH. Việc thanh tra, kiểm tra một tiết dạy và học cần chú trọng vào việc xem xét năng lực của từng đối tượng học sinh: kém, trung bình, khá, giỏi sau 1 tiết dạy để góp ý cho GV về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. 	
	+ Khi thanh tra hoặc tổ chức kiểm tra định kì nên nghiêm túc dựa vào chuẩn để thanh tra và ra đề kiểm tra, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa thanh tra và kiểm tra kết quả dạy học theo chuẩn với phát hiện hoặc thi học sinh giỏi.
	b. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
	* Đổi mới cách lập kế hoạch bài học (GA) để giáo viên có thời gian tập trung vào nghiên cứu và đọc tài liệu tham khảo. GV phải nắm vững yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cơ bản được qui định chương trình GDPT cấp Tiểu học ban hành theo QĐ 16 trong quá trình soạn giáo án lên lớp. Giáo án cần ngắn gọn, nhưng có nhiều thông tin (có thể chỉ khoảng 1 trang giấy A4) và thể hiện rõ các phần cơ bản sau:
	Phần 1: Nêu mục tiêu bài học, gắn với yêu cầu cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ được qui định theo QĐ 16.
	Phần 2: Nêu những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy và học của GV và HS; dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh.
	Phần 3: Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với GV, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng HS, kể cả HS cá biệt (nếu có). 
	* GV phải nắm được khả năng học tập của từng HS trong lớp để xác định nội dung cụ thể của bài học trong SGK cần hướng dẫn cho từng đối tượng HS. Việc xác định nội dung dạy học phải đảm bảo tính hệ thống và dạy nội dung bài học mới dựa trên kiến thức, kĩ năng của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ để tiếp thu bài học sau, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản nêu trong chương trình GDPT cấp Tiểu học.
	* GV báo cáo với BGH, tổ trưởng chuyên môn về kế hoạch dạy học cụ thể của cá nhân và ghi vào kế hoạch dạy học tuần, giúp đỡ GV và tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy cho HS đạt kết quả tốt, không máy móc rập khuôn và không mang tính hình thức.
	c. Về việc điều chỉnh một số nội dung học tập.
	Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương, từng vù

Tài liệu đính kèm:

  • docTH chuan KTKN mon Toan.doc