I.NHIỆM VỤ CHUNG:
-Làm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ học sinh và toàn xã hội hiểu được ý nghĩa của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhằm hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh , tích cực trong các môi quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường.
-Giúp cho học sinh bước đầu hình thành và thực hiện được các mối quan hệ của học sinh với môi trường, với gia đình và xã hội theo mục tiêu giáo dục là: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do-Hạnh phúc Long Trạch, ngày 15 tháng 10 năm 2015 KẾ HOẠCH Tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Khối lớp Một -Năm học 2015-2016 -Căn cứ Kế hoạch số 835/KH-PGD&ĐT ngày 21 tháng 09 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Đước về Triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học năm học 2015-2016; -Căn cứ vào Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 của nhà trường, tình hình thực tế của địa phương và thực trạng về kỹ năng vốn sống của học sinh ; Khối Một xây dựng Kế hoạch tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh năm học 2015-2016 với những nội dung cụ thể sau: I.NHIỆM VỤ CHUNG: -Làm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ học sinh và toàn xã hội hiểu được ý nghĩa của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhằm hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh , tích cực trong các môi quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày; công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. -Giúp cho học sinh bước đầu hình thành và thực hiện được các mối quan hệ của học sinh với môi trường, với gia đình và xã hội theo mục tiêu giáo dục là: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. II.NHIỆM VỤ CỤ THỂ: 1.Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy: a)Tổ chức dạy học : -Tất cả học sinh được giáo dục kỹ năng sống theo tài liệu “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1”. -Chương trình có 9 bài, mỗi bài được dạy trong 1 tiết học, được thực hiện xuyên suốt trong cả năm học lòng ghép vào tiết HDNGLL hàng tháng -Tùy theo tình hình của từng lớp để sắp xếp nội dung giảng dạy các bài cho phù hợp, không nhất thiết phải dạy theo thứ tự như sách. Tuy nhiên, chương trình dạy phải được thống nhất và được Ban giám hiệu phê duyệt ngay từ đầu năm. -Thời gian giảng dạy: sử dụng 20 phút đầu tiết HĐNGLL lớp cuối tháng để thực hiện việc giảng dạy. -Phát huy vai trò chủ động, tích cực của Hội đồng tự quản các lớp trong quá trình tham gia học tập. c)Tổ chức ứng dụng vào cuộc sống: -Những hiểu biết qua các bài học sẽ được thể nghiệm vào các tình huống và hoạt động hàng ngày của học sinh nên đối với giáo viên cần có trách nhiệm quan sát, nắm bắt để giúp học sinh phát huy hay điều chỉnh những thói quen, hành vi tích cực hay tiêu cực và từ đó có sự điều chỉnh nội dung , phương pháp giảng dạy cho phù hợp. -Giáo viên dạy lớp, bộ phận Đoàn, Đội, ban giám hiệu cần giao việc cho các em trải nghiệm như phát huy vai trò điều hành của Hội đồng tự quản; thực hành kiểm tra những kỹ năng cơ bản của học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. -Giới thiệu, tuyên dương những gương mặt tiêu biểu có những kỹ năng sống tốt, sống đẹp, phù hợp. 2.Thực hiện các hoạt động tập thể: a)Hoạt động chào cờ đầu tuần: Giao cho từng lớp mỗi tuần 1 lớp trực, dưới sự hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội, GVCN lớp, lớp trực tuần phụ trách điều khiển toàn bộ chương trình chào cờ, nhận xét đánh giá thi đua, tổ chức cho HS toàn trường 1 hoạt động chung (hát hay trò chơi hay hoạt cảnh). b)Hoạt động sinh hoạt lớp cuối tuần: Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản lớp trong việc điều khiển chương trình sinh hoạt lớp cuối tuần như : tự tổ chức nhận xét mọi hoạt động của lớp, chỉ ra cái làm được, chưa làm được trong tuần, tuyên dương các bạn có nhiều ưu điểm , những bạn có tiến bộ, đưa ra hướng khắc phục trong tuần tới. c)Hoạt động trò chơi: Hàng tuần giáo viên sử dụng tiết hoạt động ngoại khóa để tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi về giáo dục kỹ năng sống cho các em như kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tự tin, vượt qua sự nhút nhát. Tổ chức nhiều sân chơi cho học sinh tham gia vào các dịp sinh hoạt chủ điểm như tuyên truyền viên giỏi, người quản trò xuất sắc, khéo tay hay làm 3.Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: -Điều khiển công tác trực nhật. -Học sinh được tự điều khiển chương trình tập thể dục- múa dân vũ cho toàn trường hàng ngày vào buổi sáng. -Tổ chức sân chơi thi vẽ tranh với đề tài “Em yêu biển, đảo quê hương” cho học sinh -Tổ chức sôi nổi các hội thi như múa dân vũ (tháng 11/2015) , Hội khỏe Phù Đổng (tháng 3/2016). - Tổ chức các buổi sinh hoạt chủ điểm. III.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: -Tổ chức triển khai kế hoạch cho CBGVNV toàn trường để có kế hoạch chủ động, tích cực tham gia thực hiện theo nhiệm vụ đang đảm nhận và có sự phối hợp đồng bộ cùng nhà trường. -Tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, tiến hành dự giờ, đóng góp rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục; tham gia chuyên đề theo cụm, hoặc do huyện tổ chức. -Gắn kế hoạch giáo dục kỹ năng sống vào kế hoạch làm việc hàng tháng của nhà trường, của từng bộ phận, đoàn thể và của từng cá nhân để đảm bảo công việc theo đúng tiến độ. -Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục của thầy và thể hiện kỹ năng sống của học sinh qua từng hành vi, tình huống cụ thể hàng ngày. Kịp thời tuyên dương những tập thể, cá nhân làm tốt . -Báo cáo kết quả công tác triển khai và tổ chức thực hiện vào cuối kỳ I và cuối năm học. KHỐI TRƯỞNG PHỤ LỤC HĐGDNG Chủ đề 1: KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ I.Mục tiêu: Qua bài học: HS có kỹ năng tự phục vụ cho mình trong cuộc sống. HS tự làm được những việc đơn giản khi đến trường. HS tự làm được những việc như: Đi giày, mặc áo, mặc quần, cởi áo, đánh răng II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh BTTH kỹ năng sống . III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: Bài tập a)Bài tập 1: Hoạt động cá nhân. GV đọc nội dung bài tập 1. Tranh 1: Bạn tự sắp xếp sách vở vào cặp chuẩn bị đi học. Tranh 2: Mẹ xếp sách vở, còn bạn đang ngồi chơi đồ chơi. Tranh 3: Bạn tự mặc quần áo. Tranh 4: Bạn nhờ mẹ giúp em mặc quần áo. Vậy em muốn hành động giống bạn nào trong tranh GV nhận xét và kết luận: Đến giờ đi học chúng ta nên tự sắp xếp sách vở, mặc quần áo như các bạn ở tranh số 1và số 3. b) Bài tập 2: Hoạt động nhóm đôi. GV nêu yêu cầu của bài tập. Hãy đánh dấu nhân vào ô trống những đồ dùng em cần mang đến lớp khi đi học. GV nhận xét và tiểu kết: Khi đi học chúng ta cần mang theo: bút chì, hộp bút, phấn, thước, màu vẽ, vở. c) Bài tập 4: trò chơi. GV đưa những vật có trong tranh ra và chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra 2 bạn lên tham gia trò chơi. Trong vòng 5 phút các đội phải chọn được những đồ dùng chuẩn bị khi đi tắm. Đội nào lựa chọn đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc. GV cho HS chơi. GV nhận xét và phân thắng thua. GV kết luận:Khi đi tắm chúng ta cần chuẩn bị: Khăn tắm, quần áo tắm, xà phòng, sữa tắm. d) Bài tập 5: HS thực hành đi giày. GV giới thiệu các tranh và yêu cầu GV nhận xét và kết luận. e) Bài tập 7. GV nêu nội dung bài tập. -Bạn đi giày đi đúng chiều với chân của mình không? GV nhận xét và kết luận: Bạn nhỏ trong tranh chưa đi giày đúng với chiều chân của mình. Khi đi dày các em phải đi đúng với chiều chân của mình. 3. Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học. Cả lớp lắng nghe. HS trả lời. HS khác nhận xét. HS trả lời. HS khác nhận xét HS đánh dấu nhân vào tranh mình cân nag đi. HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn. Gv gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.chọn. HS chơi HS làm bài vào vbt HS làm theo các bước trong tranh. HS thực hành đi giày. HĐGDNG Chủ đề 1: KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ(Tiết 2) I.Mục tiêu: Qua bài học: -HS có kỹ năng tự phục vụ cho mình trong cuộc sống. HS tự làm được những việc đơn giản khi đến trường. HS tự làm được những việc như: Đi giày, mặc áo, mặc quần, cởi áo, đánh răng II. Đồ dùng dạy học. - Tranh BTTH kỹ năng sống . III.Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2.HD làm bài tập Bài tập 8. Hoạt động cá nhân. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Đánh số thứ tự các bước mặc áo? GV nhận xét và kết luận. Bài tập 9:GV nêu yêu cầu. Hãy đánh số thứ tự các tranh theo trình tự các bước cởi áo. GV nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng. Bài tập 10. GV nêu yêu cầu -Em hãy đánh dấu x vào ô trống dưới hình vẽ bạn mặc quần áo chưa đúng. -GV nhận xét bài của hs. Bài tập 11. Hoạt động cá nhân. -GV nêu yêu cầu. Kể các cách mặc quần. - GV nhận xét và kết luận. Bài tập 12. Làm việc cá nhân. -Bạn đã làm làm gì khi quần áo bị bẩn? -GV nhận xét theo câu trả lời của hS Bài 13. HS làm bài vào VBT -GV nhận xét và chữa bài. Bài 14. HS làm bài vào VBT -GV nhận xét và chữa bài. 3- Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. HS quan sát các bức tranh. Và trả lời. HS đánh số thứ tự khi mặc áo. HS làm bài vào vở bt. -HS làm việc theo nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. -HS kể trước lớp. -HS làm việc theo nhóm đôi. -HS trả lời . HDGDNG Chủ đề 2: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN Mục tiêu. Giáo dục kỹ năng xem đồng hồ. HS có thói quen quản lý thời gian của mình. Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình. Chuẩn bị. Vở bài tập thực hành kỹ năng sống. Đồng hồ treo tường Phiếu bài tập Hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ. Gọi 1 HS lên tự mặc áo của mình GV nhận xét. Các hoạt động. a.HS làm các bài tập. Bài 1: HS thực hành xem đồng hồ. GV giới thiệu tranh BT1: HS thảo luận nhóm đôi. ? Đồng hồ trong mỗi tranh giưới đây đang chỉ mấy giờ? Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét và kết luận. Bài 2: Hoạt động cá nhân HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. Em thường làm những công việc như trong mỗi tranh giới đây vào lúc mấy giờ? HS làm vào vở thực hành. Gv gọi HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét. GV nhận xét và kết luận. Bài 3: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao? ( Đánh dấu x vào trước ý kiến tán thành.) HS HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét và kết luận. Tiết 2. Bài 4. Em hãy ghi đ vào trước ý kiến đúng. HS thảo luận nhóm đôi. HS làm vào vở thực hành. Gv gọi HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét. GV nhận xét và kết luận. Bài 5. Em hãy viết tiếp để kết thúc các câu giới đây cho phù hợp. HS làm vào vở thực hành. Gv gọi HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét. GV nhận xét và kết luận Bài 6: Thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét và kết luận. Củng cố dặn dò. GV củng cố tiết học. Chủ đề 3: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH( 2 tiết) I-Mục tiêu: Qua bài học: HS có kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích trong cuộc sống. HS tự làm được những việc đơn giản để phòng tránh thương tích khi đến trường. HS tự làm được những việc trong cuộc sống để phòng tránh thương tích. II- Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh BTTHkỹ năng sống . Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi mục bài Hoạt động 2: Bài tập a)Bài tập 1: Hoạt động cá nhân. GV đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp lắng nghe. Em hãy quan sát những bức tranh dưới đây và cho biết tại sao không nên làm những việc như các ban trong tranh Dùng hững vật sắc nhọn true đùa nhau. Chơi bên cạnh bếp ga bếp lửa. Cho đò vật vào miệng. Nhét đồ vật ,hoa quả vào tai. Dùng túi ni long nghịch trùm kín đầu. HS trả lời. HS khác nhận xét. GV nhận xét và kết luận HS đánh dấu nhân vào tranh mình chọn. b) Bài tập 2: Hoạt động nhóm đôi. GV nêu yêu cầu của bài tập. Em phải làm gì để tránh mắc phải trường hợp như các bạn trong tranh. HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn. Gv gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và tiểu kết: c) Bài tập 3: Hoạt động cá nhân Em đã làm được những việc nào dưới đây HS làm bài vào vbt GV nhận xét và sửa sai. HS trả lời . GV nhận xét theo câu trả lời của hS IV- Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học. Chủ đề 4:KỸ NĂNGTÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI KHÓ KHĂN. I-Mục tiêu: Qua bài học: HS có kỹ năng tự tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn. HS tự làm được những việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn HS tự làm được những việc trong cuộc sống khi khó khăn . II- Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh BTTHkỹ năng sống . Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi mục bài Hoạt động 2: Bài tập a)Bài tập 1: Hoạt động nhóm đôi. GV đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp lắng nghe. Em cần làm gì trong các tình huống sau đây. -TH1: Em đang ngồi chơi thì bị đau bụng. Khi đó mẹ đang ở trong bếp. -TH2: Em đang nghe cô giáo giảng bài, bỗng thây mặt nóng bừng ,người bị sốt. -TH3: Em bị ngã ở sân trường, chân bị thương, chảy máu. -TH4: Khi em gọt vỏ trái cây, bị đứt tay, chảy máu. HS thảo luận theo nhóm 2 bạn cùng bàn. Gv gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và tiểu kết: b) Bài tập 2: Hoạt động cá nhân GV nêu yêu cầu của bài tập. Em phải làm gì để tránh mắc phải trường hợp như các bạn trong tranh. Em chọn những cách giải Quyết phù hợp trong tình huống sau. HS làm bài vào vbt GV nhận xét và sửa sai. HS trả lời . GV nhận xét theo câu trả lời của hS GV nhận xét và tiểu kết: c) Bài tập 3: Hoạt động cá nhân Em hãy đánh dấu X vào ô trống trước thông tin cần nhó , đề phòng bị lạc HS làm bài vào vbt GV nhận xét và sửa sai. HS trả lời . GV nhận xét theo câu trả lời của hS IV- Củng cố dặn dò. GV nhận xét tiết học. HDGDNG Chủ đề 5 KNS: KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ( 2tiết) I-Mục tiêu: Qua bài học: HS có kỹ năng tự ra quyết định và giải quyết vấn đề HS tự biết những việc nên làm và những việc không nên làm II- Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh BTTHkỹ năng sống Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi mục bài Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ II. Bài mới 1 HĐ1: Xử lý tình huống BT1: GV nêu các tình huống ? Em sẽ nói và làm gì khi ở trong mỗi tình huống sau. 1. Tình huống 1: Tình huống 2:Em được cho một quả quýt đã bị mốc bên trong. Tình huống 3: Em bị 2 HS lớn bứt nạt. Tình huống 4:Em bị 2 bạn cùng lớp bắt nạt. BT2: GV nâu yêu cầu:Em đánh dấu nhân vào trước việc nên làm trong những tình huống sau. GV gọi HS trả lời GV nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: Ôn lại bài, chuẩn bị bài mới 2 HS thực hiện HS: HS trả lời: Bác ở ngoài đó chờ bố mẹ cháu về. HS: Em sẽ không ăn và bỏ vào sọt rác HS Em sẽ báo với người lớn can thiệp. HS: Em sẽ báo với cô giáo. HS làm vào vở BTTH. HS trả lời. Chủ đề 6 KNS: KĨ NĂNG HỢP TÁC I-Mục tiêu: Qua bài học: HS có kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc Rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm. HS yêu thích hoạt đông theo nhóm. II- Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh BTTHkỹ năng sống Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi mục bài Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ II. Bài mới 1 HĐ1: Làm việc cá nhân BT1: GV nêu yêu cầu bài tập ? Em hãy viết tên từng việc mà các bạn đang cùng làm trong các tranh dưới đây. GV yêu cầu HS nêu kết quả. GV nhận xét và đưa ra kết quả đúng. 2. HĐ2: Làm việc theo nhóm. BT2: GV nêu yêu cầu:Em đánh số thứ tự việc cần làm khi nhóm em được cô giáo giao vẽ một bức tranh chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3. GV gọi đại diện nhóm trả lời. GV nhận xét BT 3: GV nêu yêu cầu: Đánh dấu nhân vào ô trống trước việc làm đúng khi hoạt động nhóm. GV chữa bài. BT 4: GV nêu yêu cầu: Đánh dấu nhân vào ô trống trước việc làm em đã cùng các bạn tham gia trong hoạt động nhóm. GV chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: Ôn lại bài, chuẩn bị bài mới 2 HS thực hiện HS làm vào vở BTTH. HS trả lời. Tranh1: các bạn đang cùng nhau vệ sinh lớp học. Tranh2 : Các bạn đang cùng nhau chăm sọc cây. Tranh 3: Các bạn đang khiêng bàn. HS hoạt động nhóm đôi. Đánh số thứ tự vào phiếu bài tập. Đại diện nhóm trả lời. HS làm bài vào vở thực hành. HS trả lời. Chủ đề 6 KNS: KĨ NĂNG ỨNG XỬ I-Mục tiêu: Qua bài học: HS có kỹ năng ứng xử trước mọi người Rèn kỹ năng tự tin ứng xử trước đám đông II- Đồ dùng dạy học. Bảng phụ. Tranh BTTH kỹ năng sống Hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV giới thiệu và ghi mục bài Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ II. Bài mới 1 HĐ1: hoạt động nhóm 4 BT1: GV nêu yêu cầu bài tập ? Trong ngày sinh nhật bạn em sẽ nói lời chúc gì? Gv nhận xét và đưa ra lời chúc hay. BT2: Em sẽ nói gì khi đến thăm ông bị ốm, mệt? Gv nhận xét và đưa ra lời nói hay ý nghĩa.. HĐ2: Hoạt động cá nhân: GV nêu yêu cầu: em hãy viết những câu chúc mừng ngày tết và câu trả lời người khác chúc mừng em. Gv nhận xét. BT4: GV nêu yêu cầu. Em hãy viết 3 đến 5 câu kể lại một trường hợp em đã nói lời chúc mừng. GV gọi HS trình bày. Gv nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: Ôn lại bài, chuẩn bị bài mới 2 HS thực hiện HS hoạt động nhóm 4. Nói lời chúc với các bạn trong nhóm. Đại diện nhóm trả lời. HS nói cho nhau nghe. Đại diện nhóm trả lời Nhóm khác bổ sung. HS làm vào vở thực hành. HS nói lời chúc. HS viết vào vở Một số HS trình bày bài của mình. HS nhận xét.
Tài liệu đính kèm: