Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Hương Mai

I. TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

Trường Tiểu học Hương Mai trong địa giới hành chính thuộc thôn Xuân Lạn, xã Hương Mai. Nhân dân địa phương từ xưa chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Từ khi các khu công nghiệp phát triển, chủ yếu các phụ huynh học sinh chuyển từ lao động nông nghiệp sang làm công nhân các nhà máy, còn lại một số ít phụ huynh ở nhà làm nông nghiệp và kinh doanh, dịch vụ,.Chính vì vậy, tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương có nhiều thay đổi.

Là một xã trung du tương đối rộng với 15 thôn, phía Đông giáp xã Tự Lạn, Phía Tây giáp Đông Lỗ - Hiệp Hòa, phía Nam giáp Trung Sơn, phía Bắc giáp Việt Tiến. Dân số hơn 9000 nhân khẩu, số học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường đạt tỷ lệ 100%.

1. Thuận lợi

Nhà trường được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhân dân địa phương nên trường có CSVC tương đối đầy đủ dáp ứng yêu cầu dạy và học. Nhân dân địa phương rất quan tâm đến việc học của con em mình. Nhiều phụ huynh tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Học sinh ngoan, chăm học, lễ phép với thày cô và coi trọng bạn bè.

2. Khó khăn

Là một xã nằm cuối huyện, xa trung tâm, thuần nông, thu nhập của người dân trong xã cơ bản là nông nghiệp, công ty, xí nghiệp, do vậy, điều kiện còn khó khăn.

Phụ huynh cơ bản đi làm công nhân nên không có thời gian quan tâm đến con cái, chủ yếu phó mặc cho ông, bà, các thày cô. Sự quan tâm, quản lý con em trong việc học hành của một số gia đình còn buông lỏng nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tỷ lệ giáo viên thấp, phòng chức năng còn thiếu.

 

doc 39 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Hương Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn cụm, tham gia nghiên cứu các đề tài, viết sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng.
2.2. Giải pháp 
Kiện toàn Ban chỉ đạo cuộc vận động, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể gắn với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và các cuộc vận động lớn của ngành. Xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động với những nội dung, mục tiêu cụ thể sát với thực tế địa phương, với nhà trường và thông qua tại Hội nghị cán bộ công chức đầu năm, chống bệnh hình thức.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường toàn thể cán bộ giáo viên viết cam kết với Hiệu trưởng.
Xây dựng điển hình tiên tiến: Lấy cán bộ, đảng viên gương mẫu làm nòng cốt, để tuyên truyền và nhân rộng trong toàn thể cán bộ, giáo viên. 
Vận động cán bộ, giáo viên tích cực hưởng ứng cuộc thi viết, giới thiệu tấm gương nhà giáo tiêu biểu để tuyên truyền và nhân rộng điển hình.
Tổ chức Hội thảo chuyên đề về tấm gương nhà giáo tiêu biểu và những vấn đề vể đánh giá giáo viên theo tiêu chí của bộ, sở, phòng. Công đoàn phối hợp với tổ chuyên môn nhà trường tổ chức thực hiện trong tháng 11/2017; tháng 3/2018. 
Nhà trường triển khai tập hợp, chọn lọc và lưu trữ các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong cán bộ, giáo viên, danh sách những giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị, danh sách những giáo viên tiêu biểu để lưu trữ lâu dài.
Tổ chức biểu dương các nhà giáo tiêu biểu trong năm học vào dịp 20/11.
Tổ chức sơ kết thực hiện cuộc vận động vào dịp tổng kết năm học.
3. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho HS; Thông tư số 04/2014/TT- BGD&ĐT gày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TT-BGD&ĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
Tăng cường các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; tổ chức cho HS thực hiện lao động vệ sinh trường, lớp học và các công trình trong khuôn viên nhà trường; có đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho HS và GV.
Tổ chức cho HS hát Quốc ca tại Lễ chào Cờ Tổ quốc; thực hiện có nề nếp việc tập thể dục giữa giờ, các bài tập thể dục tại chỗ trong học tập, sinh hoạt cho HS.
Sáng tạo các hình thức giáo dục văn hóa truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, ngoại khóa theo hướng giao lưu cấp trường. Tăng cường cho HS tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học có bàn ghế hợp lứa tuổi, đủ ánh sáng, tạo không gian tự nhiên trong lớp học.
Xây dựng đủ nhà vệ sinh cho GV và HS, đảm bảo vệ sinh thường xuyên sạch sẽ.
Huy động HS tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, biết giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, nhà trường và các công trình công cộng.
- Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lửa tuổi của HS 
Tạo bầu không khí thân thiện, thiết kế và hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức vươn lên của học sinh;
Phải tận tình giúp đỡ HS chưa ngoan, giúp đỡ HS yếu kém, cùng với Hội cha mẹ học sinh tận tình cưu mang giúp đỡ những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Tinh thần tự học và sáng tạo
Chuyện đề tự học: Mỗi giáo viên trong năm học ít nhất có một chuyên đề nghiên cứu tự học phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy và quản lý, giáo dục học sinh báo cáo trước hội đồng sư phạm nhà trường. Chuyên đề tự học phải thực tiễn, có tính ứng dụng cao và được thiết lập trong hồ sơ tích lũy chuyên môn của giáo viên; 
Dự giờ, thao giảng: Mỗi giáo viên thường xuyên dự giờ và thao giảng ít nhất 02 tiết trong một học kỳ. 
- Rèn kỹ năng sống cho HS
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống các tai nạn, biết sống khoẻ mạnh, an toàn.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Giữ gìn lễ giáo theo tập quán, truyền thống người Việt nam.
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khơi gợi sự tham gia chủ động, tự giác của HS.
Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của HS Tiểu học.
Tổ chức Văn nghệ; các trò chơi kéo co, nhảy bao bố, nhẩy dây, chơi ô ăn quan, trồng nụ trồng hoa, bịt mắt bắt dê,.. các giải bóng đá, cờ vua, cầu lông, bơi, đá cầu, điền kinh... chào mừng ngày khai trường 05- 9, 20-11, 22-12, 8-3, 26-3 ...
- Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị văn hoá, ở địa phương
Liên Đội nhận chăm sóc 1 di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hấp dẫn hơn, có ý thức tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Trường nhận chăm súc di tích lịch sử chùa thôn Xuân Lạn.
Kết phối hợp với chính quyền đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng của địa phương cho bạn bè và khách du lịch.
II. THỰC HIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH NĂM HỌC
1. Thực hiện chương trình giáo dục
1.1. Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở và Phòng GD&ĐT, nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS. Tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội cho HS. Điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HS. Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kỹ thuật, phù hợp với học sinh, năng lực GV và các thiết bi sẵn có của nhà trường. Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho HS, trong đó phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để giáo dục HS một cách thiết thực, hiệu quả.
1.2. Tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn, chú trọng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học định hướng phát triển năng lực HS. Hình thức tổ chức linh hoạt tại các tổ, khối chuyên môn trong trường và giữa các trường trong huyện. 
Triển khai hình thức học tập chuyên môn của GV qua trang mạng thông tin “Trường học kết nối”.
1.3. Chủ động điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục TH, phù hợp với đối tượng HS nhà trường, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS trên nguyên tắc đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện thực tế. Rà soát, phát hiện, lược bớt những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học; tinh giảm các nội dung quá khó, chưa thực sự cần thiết đối với HSTH; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng HS; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc đổi mới đánh giá HS theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá HSTH ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Thông tư 22), bổ sung nhằm giúp GV khắc phục khó khăn về kỹ thuật khi thực hiện đánh giá học sinh. GV hướng dẫn bằng lời nói trực tiếp để hỗ trợ HS vượt qua khó khăn trong các giờ học và hoạt động giáo dục, tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét. Trong quá trình thực hiện, cán bộ quản lý tăng cường tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật GV; khuyến khích GV vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của GV; linh hoạt thực hiện đánh giá thường xuyên để giúp đỡ HS học tập. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể cho HS được trải nghiệm qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
Nhà trường nghiêm túc đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai. Tiếp tục hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về kĩ thuật đánh giá thường xuyên HS theo Thông tư 22 thông qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến HS và đổi mới phương pháp dạy học. Tích cực tổ chức các hoạt động tập thể, trải nghiệm qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
1.4. Tiếp tục triển khai hiệu quả Mô hình trường học mới Việt Nam theo hướng dẫn tại công văn số 331/SGD&ĐT- GDTH ngày 05/4/2016 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam ở TH từ năm học 2017- 2018.
1.5. Tiếp tục triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ GD&ĐT. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay nặm bột” trong trường. Khuyến khích GV tổ chức các giờ học cho HS thiết kế, thực hành thí nghiệm với vật liệu đơn giản, dễ thực hiện. Chú ý lồng ghép phương pháp dạy học này với công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo chuyên đề, dự giờ, thao giảng cấp trường, cụm trường.
1.6. Tiếp tục triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới theo Công văn số 272/PGD&ĐT- GDTH ngày 01/7/2016 của Phòng GD&ĐT về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới. Nhà trường tạo điều kiện cho GV được chủ động sắp xếp bài dạy theo tinh thần nhóm các bài học thành các chủ đề, lập kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn quy trình mĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế, không nhất thiết phải tổ chức dạy nhiều tiết trong cùng một buổi.
1.7. Năm học 2017-2018 là năm học thứ hai nhà trường thực hiện dạy học Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục (CGD). Tổng số lớp 1 là 6 lớp với tổng số học sinh là 173 học sinh.
Phân công ổn định giáo viên dạy lớp 1 nhiều năm. Tuyên truyền sâu rộng trong PHHS và nhân dân về việc dạy học Tiếng Việt lớp 1- CGD. Phối hợp với PHHS mua đầy đủ SGK tài liệu phục vụ học tập cho học sinh.
Nhà trường tổ chức trao đổi, sinh hoạt cho GV trực tiếp dạy Tiếng Việt lớp 1-CGD thường xuyên. Tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường. 
1.8. Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực đối với HS và GV.
1.9. Triển khai dạy học ngoại ngữ theo kế hoạch 122/KH-UBND ngày 30/8/2016 của UBND huyện Việt Yên về việc thực hiện Đề án đổi mới dạy và học tiếng Anh trong các trường TH và THCS trên địa bàn huyện Việt Yên giai đoạn 2016- 2020.
Nhà trường tổ chức dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS, trong đó tập trung phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Đa dạng hình thức dạy và học tiếng Anh, tạo môi trường thuận lợi cho HS học tiếng Anh đồng thời có nhiều cơ hội được thể hiện tiếng Anh. Tăng cường đánh giá thường xuyên, HS tự đánh giá, bạn đánh giá, GV đánh giá...trong quá trình dạy và học tiếng Anh. Đánh giá HS lớp 5 học chương trình mới (10 năm) theo Quyết định số 1479/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/5/2016 về ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho HS TH).
Thường xuyên bồi dưỡng GV về phương pháp dạy học, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì bằng nhiều hình thức; chú trọng học qua mạng và tự học của GV; tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường.
Tài liệu dạy tiếng Anh thực hiện theo công văn số 456/SGDĐT-GDTH ngày 04/5/2016 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện dạy Tiếng Anh cấp TH năm học 2017-2018. 
1.10. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn tin học theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học-Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để HS được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.
Do nhà trường chưa có GV chuyên môn Tin nên chỉ tổ chức dạy học môn Tin học các lớp 4A, 5A theo tình hình thực tế nhà trường ( 02 Đ/C GV chủ nhiệm có chứng chỉ Tin ).
1.11. Thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày: Tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp với PHHS tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thời lượng tối đa 7 tiết học/ngày. Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần thực hiện đúng theo Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang về thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Hướng dẫn số 525/HD-SGDĐT ngày 24/7/2017 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 08/6/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang. 
Giúp HS được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, tuyệt đối không giao bài tập về nhà cho HS. Tổ chức có hiệu quả, linh hoạt, tiết kiệm việc HS tham gia các môn học/hoạt động giáo dục tự chọn, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá.
Động viên cha mẹ HS và cộng đồng đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho HS trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
1.12. Xây dựng ngân hàng đề: 
Khối
Môn
Giới hạn chương trình
Số lượng đề
Thời gian nộp
Ghi chú
1; 2; 3; 4; 5
Tiếng Việt; Toán
Tuần 1 đến tuần 10
2đề/khối/môn
Tuần 5
Tuần 11 đến tuần 17
2đề/khối/môn
Tuần 18 đến tuần 25
2đề/khối/môn
Tuần 14
Tuần 26 đến tuần 35
2đề/khối/môn
Tin học; Ngoại ngữ
Tuần 1 đến tuần 18
2đề/khối/môn
Tuần 14
Tuần 19 đến tuần 35
2đề/khối/môn
4; 5
Khoa học; Lịch sử và địa lý
Tuần 1 đến tuần 18
2đề/khối/môn
Tuần 14
Tuần 19 đến tuần 35
2đề/khối/môn
2. Thực hiện kế hoạch thời gian năm học
Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 20/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên:
Thời lượng thực học có 35 tuần.
Ngày khai giảng: 05/9/2017
Thời gian dạy - học: 
+ Học kỳ I: Từ ngày 05/9/2017 đến ngày 06/1/2018 (bao gồm 18 tuần thực học và tổ chức các hoạt động khác, nghỉ kết thúc học kỳ 1 là ngày 06/1/2018).
+ Học kì II: Từ ngày 09/1/2018 đến ngày 19/5/2018 (bao gồm 17 tuần thực học và tổ chức các hoạt động khác, nghỉ Tết nguyên đán ít nhất 7 ngày). 
+ Kết thúc năm học: Trước ngày 31/5/2018. 
+ Xét công nhận HTCT tiểu học xong trước ngày 15/6/2018.
+ Tổng thời gian nghỉ hè của giáo viên là 02 tháng.
III. SÁCH GIÁO KHOA, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Sách giáo khoa 
- Sách quy định tối thiểu đối với mỗi HS:
+ Lớp 1, 2 và 3: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, vở Tập viết; 
+ Lớp 4 và 5: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kỹ thuật. 
- Nhà trường có tủ sách dùng chung, có thư viện cho học sinh thiếu sách đến mượn sách. Bước vào năm học mới 2017 - 2018 100% học sinh nhà trường đều đảm bảo 3 đủ.
- Nhà trường có dự án thư viện của Room to read từ 2015 nên học sinh có nhiều sách đọc, biết sử dụng và bảo quản sách hiệu quả và từng bước phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
2. Thiết bị dạy học 
Tham mưu lãnh đạo địa phương huy động nguồn vốn ngân sách để bổ sung các hạng mục, đồ dùng trang thiết bị dạy học. 
Hiện tại nhà trường có 405 bộ bàn ghế học sinh đảm bảo 100% cho học sinh đủ bàn ghế học tập. Chất lượng cơ bản đảm bảo song về tiêu chuẩn mới chỉ đạt 40% đủ theo chuẩn. Nhà trường xây dựng kế hoạch từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, phù hợp tầm vóc học sinh theo Thông tư 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 về hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường TH, THCS, THPT. 
Tăng cường giáo dục học sinh có ý thức, sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất trường học, đưa vào tiêu chí thi đua của lớp.
Tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học Số máy tính: 15 chiếc (trong đó có 05 xách tay); Số máy chiếu Projecter: 02 chiếc
Nhà trường có đầy đủ sân chơi bãi tập đúng quy định đạt chuẩn và an toàn (1500 mét vuông sân chơi và 500 mét vuông bãi tập cho học sinh), có đầy đủ các thiết bị vận động TDTT ngoài trời: Sân bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, đá cầu, bàn bóng bàn... có cơ bản đầy đủ các đồ dùng, thiết bị dạy học dành cho các phòng bộ môn.
Mỗi năm mỗi giáo viên làm 2 đồ dùng dạy học có giá trị và tổ chức thi vào dịp 20/11.
IV. DẠY HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN, HỌC SINH KHUYẾT TẬT 
1. Dạy học đối với HS khuyết tật
Năm học 2017-2018 nhà trường có 07 học sinh khuyết tật học hòa nhập;
Huy động tối đa HS khuyết tật đi học. Nhà trường luôn tạo cơ hội tiếp cận giáo dục tốt nhất cho HS khuyết tật theo Luật người khuyết tật. Thực hiện tốt Quyết định số 490/KH-SGDĐT ngày 26/4/2013 của Sở GD&ĐT về Thực hiện trợ giúp người khuyết tật tiếp cận giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2020, chính sách về người khuyết tật theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 về Quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật. Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục. Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại HS khuyết tật. Khi điều tra mức độ khuyết tật của trẻ, nhà trường căn cứ vào kết quả xác định mức độ tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã (theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 26/KH-SLĐTB&XH ngày 02/7/2013 của Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Giang về Thực hiện chính sách bảo trợ cho người khuyết tật theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật).
Học sinh khuyết tật có đầy đủ hồ sơ theo quy định;
Đánh giá học sinh khuyết tật theo đúng quy định.
2. Giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Toàn trường có 60 học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo (65 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo) được hưởng chế độ phụ cấp chi phí học tập, đồng thời trong đó có 4 học sinh mồ côi cha hoặc mẹ.
Huy động tối đa trẻ có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ đến trường; tạo mọi điều kiện về sách vở, đồ dùng học tập... cho trẻ đến trường. Hoạt động giáo dục thực hiện theo Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 19/12/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm hoc chủ động dà soát học sinh của mình để xác định số lượng học sinh trong diện hộ nghèo và cận nghèo để có biện pháp giáo dục và có những quan tâm phù hợp. Lập hồ sơ học sinh trong diện hộ nghèo và cận nghèo gửi về nhà trường để làm các chế độ cho học sinh.
3. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu
Tổ chức dạy học theo yêu cầu và nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình dạy học luôn quan tâm phát hiện những em có năng khiếu, những em có khả năng và năng lực nổi trội... Từ đó có kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng tại lớp cho các em. Bên cạnh đó có thể giúp đỡ các em có điều kiện và cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ để các em có điều kiện phát huy khả năng và năng lực cá nhân của mình. 
Bên cạnh việc bồi dương các em có năng khiếu thì phải quan tâm sát sâu sắc đến việc phụ đạo cho những em HS có khả năng nhận thức và năng lực hạn chế, giúp các em tự tin và cố gắng vươn lên. 
Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh yếu.
V. DUY TRÌ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA
1. Duy trì, nâng cao chất lượng PCGDTH
Triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Năm học 2017-2018 hoàn thiện hồ sơ theo tiêu chí PCGDTH mức độ 3 theo quy định. 
Thành lập ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tiểu học, xây dựng kế hoạch thực hiện trong suốt năm học. Hoàn thành các tiêu chí phổ cập giáo dục mức độ 3.
Quản lý theo dõi chặt chẽ học sinh các lớp trong hồ sơ phổ cập (học sinh trong diện phải phổ cập, học nhờ, chuyển đi, chuyển đến)
Tổ chức và điều tra trẻ sinh năm 2017 vào sổ điều tra. Kết hợp với trường THCS cùng làm tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục.
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ theo dõi phổ cập giáo dục tiểu học. 
2. Xây dựng trường TH theo chuẩn quốc gia
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 892/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.
Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV và NV, đảm bảo đủ về số lượng chuẩn về chất lượng.
Nâng cao chất lượng đại trà và chất lư

Tài liệu đính kèm:

  • docKe_hoach_nam_hoc_2017_2018.doc