Kế hoạch dạy học Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Năm học 2015-2016 - Đặng Thị Thiện

I.Mục tiêu

1.Kiến thức

- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được các tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.

- Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho.

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng sử dụng dấu phẩy thích hợp.

3.Thái độ

- Có thói quen dùng dấu phẩy thích hợp.

- Giáo dục học sinh tính chính xác cẩn thận. Có ý thức cao trong việc dùng dấu phẩy.

- Có thái độ yêu thích môn học, phát biểu bài sôi nổi.

 

docx 7 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) - Năm học 2015-2016 - Đặng Thị Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn:	Tiếng Việt
Phân môn:	Luyện từ và câu
Tên bài:	Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy )
Lớp dạy: 	lớp 5
Tên người dạy:	Đặng Thị Thiện
Ngày soạn: 	27/03/2016
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
- Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được các tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẫu chuyện đã cho.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng sử dụng dấu phẩy thích hợp.
3.Thái độ
- Có thói quen dùng dấu phẩy thích hợp.
- Giáo dục học sinh tính chính xác cẩn thận. Có ý thức cao trong việc dùng dấu phẩy.
- Có thái độ yêu thích môn học, phát biểu bài sôi nổi.
II.Chuẩn bị
- Giáo viên : Bảng phụ, phiếu học tập, sách giáo viên, sách giáo khoa.
- Học sinh : Sách giáo khoa, vở ghi.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1’
4’
26’
1’
25’
13’
12’
4’
A.Ổn định lớp
B.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh trả lời:
+ Em hãy tìm các từ ngữ dùng để chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới? 
+ Tìm các từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nữ giới?
- Gọi học sinh nhận xét câu trả lời của 2 bạn.
- Nhận xét và tuyên dương.
C.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Dạy bài mới
* Hoạt động 1: Ôn lại tác dụng của dấu phẩy ( bài tập 1)
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1: (1 học sinh đọc yêu cầu và 1 học sinh còn lại đọc bảng tổng kết).
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- Dán bảng phụ đã viết sẵn bảng tổng kết lên bảng và hướng dẫn học sinh làm theo các bước như sau:
+ Đầu tiên đọc kĩ 3 câu văn a, b, c trong sách giáo khoa.
+ Chú ý dấu phẩy trong mỗi câu.
+ Chọn câu a, b, c viết vào chỗ trống trong cột Ví dụ sao cho đúng với yêu cầu. 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở nháp hoặc dùng bút chì ghi chữ a, b, c vào cột Ví dụ trong sách giáo khoa.
- Gọi 3 học sinh trình bày kết quả của mình.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, khen ngợi và chốt lại kết quả lên bảng phụ trên bảng.
- Với mỗi tác dụng của dấu phẩy, gọi một số học sih đặt câu đúng tương ứng.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Gọi 3 học sinh đọc đề bài tập 2.
- Dán bảng phụ đã viết sẵn mẩu chuyện lên bảng.
- Giải thích từ ‘‘khiếm thị’’: Mắt hỏng, không nhìn được hoặc nhìn rất kém.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:
+ Các em đọc thầm lại mẩu chuyện.
+ Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy điền vào ô trống trong mẩu chuyện sao cho đúng.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 5.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu làm bài tập trong vòng 5 phút.
- Mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày bài làm của nhóm mình.
- Gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
- Nhận xét, khen thưởng và chốt lại bài làm:
Truyện kể về bình minh
 Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường giành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy , có một cậu bé mù dậy rất sớm, đi ra vườn . Cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân.
 Có một thầy giáo cũng dậy sớm , đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé , khẽ chạm vào vai cậu, hỏi: 
- Em có thích bình minh không ?
- Bình minh nó thế nào ạ ?
- Bình minh giống như cánh hoa mào gà. Bình minh giống như một cây đào trổ hoa – Thầy giải thích.
 Môi cậu bé run run , đau đớn. Cậu nói:
- Thưa thầy, em chưa được thấy cánh hoa mào gà , cũng chưa được thấy cây đào ra hoa.
- Em tha lỗi cho thầy – Thầy giáo thì thầm. Bằng một giọng nhẹ nhàng , thầy bảo:
- Bình minh giống như một nụ hôn của người mẹ , giống như làn da của người mẹ chạm vào ta.
- Bây giờ thì em biết bình minh là thế nào rồi – Cậu bé mù nói.
- Gọi 1 học sinh nêu nội dung mẫu chuyện.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Nhận xét và kết luận lại nội dung mẫu chuyện.
D.Củng cố và dặn dò
- Gọi 3 học sinh nhắc lại tác dụng của dấu phẩy
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về xem lại bài và chuẩn bị bài mới : ‘‘Mở rộng vốn từ : Nam và Nữ’’.
- 2 học sinh trả lời:
+ Những từ ngữ chỉ phẩm chất nam giới là: dũng cảm, năng nổ, cao thượng, mạnh mẽ,
+ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới là: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn,
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 học sinh đọc.
- 2 học sinh nhắc lại : 
Dấu phẩy có 3 tác dụng: 
+ Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- Chú ý và lắng nghe yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp hoặc sách giáo khoa.
- 3 học sinh trình bày bài làm. 
BẢNG TỔNG KẾT
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Câu b)
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu a)
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Câu c)
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và chú ý quan sát.
- Một số học sinh đặt câu.
- 3 học sinh đọc, cả lớp chú ý lắng nghe.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Làm việc theo nhóm 5.
- Các nhóm làm bài trên phiếu học tập.
- Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi để bổ sung.
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và sửa bài.
- 1 học sinh nêu : Thầy giáo biết cách giải thích rất khéo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 3 học sinh nhắc lại:
Dấu phẩy có 3 tác dụng: 
+ Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_303132_On_tap_ve_dau_cau_Dau_phay.docx