Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017

KẾ HOẠCH TUẦN 5

Thứ Môn Tên bài dạy

Hai

26 – 9 Tập đọc

Toán

Chính tả( nghe – viết)

Lịch sử

 - Những hạt thóc giống

- Luyện tập

- Những hạt thóc giống

- Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Ba

27 – 9

 Luyện từ và câu

Toán

Khoa học

Kể chuyện - MRVT: Trung thực- Tự trọng

- Tìm số trung bình cộng

- Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn

- Kể chuyện đã nghe, đã đọc.

28 – 9 Tập đọc

Toán

Đạo đức

Tập làm văn - Gà trống và Cáo

- Luyện tập

- Biết bày tỏ ý kiến( Tiết 1)

- Viết thư( Kiểm tra viết)

Năm

29 – 9 Luyện từ và câu

Toán

Khoa học

Kỹ thuật - Danh từ

- Biểu đồ

- Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn

- Khâu thường( Tiết 2)

Sáu

30 – 9 Địa lí

Toán

Tập làm văn

GD NGLL - Trung du Bắc Bộ

- Biểu đồ ( TT )

- Đọan văn trong bài văn kể chuyện

- Em lm chậu hoa

 

doc 39 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lại tựa bài
 + Tại sao phải ăn phối hợp đạm động vật-thực vật?
 + Ích lợi của cá kho nhừ là gì? 
 - HS HTL bài học.
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em học tiếp khoa học bài mới.
 - Ghi tựa bài
 * Hoạt động 1: Thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
 Bước 1: Tổ chức
 - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội lên bóc thăm nói trước.
 Bước 2: Cách chơi và luật chơi
 - Hướng dẫn cách chơi.
 - HS chơi theo sự hướng dẫn.
 Bước 3: Thực hiện
 - Hai đội bắt đầu chơi như hướng dẫn ở trên
 - Đánh giá và đưa ra kết quả.
 * Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật 
 - Yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn đã lập và chỉ ra món nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật.
 - Đặt vấn đề: Tại sao nên ăn phối hợp béo động vật – thực vật? Giải thích?
 - yêu cầu HS nói ý kiến của mình
 - Chốt ý
 * Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của muối i-ôt và tác hại của ăn mặn.
 - Yêu cầu HS giới thiệu tranh, ảnh mà mình đã sưu tầm về muối I-ốt.
 - HS thảo luận:
Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể?
Tại sao không nên ăn mặn?
 - Nhận xét và rút ra phần bài họcù.
 - HS đọc phần bài học
4. Củng cố :
 - HS nhắc lại tựa bài 
 - Nêu cách đề phòng bệnh bướu cổ?
* GDHS: Phòng tránh bệnh bướu cổ
5. Nhận xét - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà HTL bài học
 - Xem bài mới
- Hát
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS HTL bài học
- HS nhắc lại
- HS chơi theo sự hướng dẫn.
- 2 đội lần lượt kể các thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Đội nào nói chậm, nói sai, nói trùng tên món ăn với đội bạn là thua. 
- Cuối cùng, đội nào ghi được nhiều tên món ăn hơn là thắng cuộc.
- HS chỉ ra món ăn nào vừa chứa béo động vật-thực vật.
- HS trả lời tự do
- HS giới thiệu.
- HS thảo luận ø đưa ra kết quả.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc phần bài học
- HS nhắc lại
- HS trả lời
Nhận xét, rút kinh nghiệm: ....
...
...
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩi chuyện, đoạn truyện)
2. Rèn kĩ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Một số truyện viết về tính trung thực( GV và HS sưu tầm): Truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4( nếu có).
Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK( dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Hoạt động dạy học:
Họat động của GV
Họat động của HS
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS kể lại toàn bộ câu chuyện “ Một nhà thơ chân chính”
 - Nhận xét tuyên dương
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - Tên chủ điểm các em học trong tuần này là: “Măng mọc thẳng”.
 Các em hãy kể tên các truyện đã học nói về tính trung thực.
 - Ngoài những truyện đọc trong SGK, chắc các em còn đọc, còn nghe những truyện khác ca ngợi những con người có phẩm chất rất đáng quý là trung thực. Tiết học hôm nay, mỗi em sẽ kể cho các bạn nghe một truyện về những con người đó.
 - Ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
 * Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
 - HS đọc đề bài
 - HS đọc các gợi ý
 - HS nêu một số biểu hiện về tính trung thực
 - Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?
 - Hướng dẫn HS gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe( nghe qua ông bà,cha mẹ hay ai đó kể lại) hoặc được đọc về tính trung thực. Giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề( có thể kể một chuyện được đọc trong SGK lớp 1, 2, 3, 4).
 - Dán lên bảng dàn ý bài kể chuyện.
 - Lưu ý: những truyện được nêu làm ví dụ trong gợi ý 1( Một người chính trực, Những hạt thóc giống, Chị em tôi, Ba lưỡi rìu) là những truyện trong SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn ham đọc truyện, nghe được nhiều nên tự tìm được câu chuyện.
 - HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
 - Với những chuyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em chỉ có thể kể 1, 2 đoạn truyện( để dành cho bạn khác được kể)và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
 - Đưa bảng phụ viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện, viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cà lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn.
Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK đuợc cộng thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
+ Khả năng hiểu chuyện của người kể.
4. Củng cố: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể, nhắc lại biểu hiện của tính trung thực nêu trong từng câu truyện.
* GDHS: Trung thực trong học tập
5. Nhận xét - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà kể lại câu chuyện em đã kể miệng ở lớp cho người thân nghe. 
 - Chuẩn bị bài tập kể chuyện tuần 6
- Hát
- Một nhà thơ chân chính
- HS kể.
- HS nhắc lại
- HS đọc đề bài.
- HS tiếp nối đọc gợi ý :
- HS nêu một số biểu hiện về tính trung thực.
- HS phát biểu
- Một người chính trực, một nhà thơ chân chính, những hạt thóc giống.
- HS kể chuyện và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đó là chuyện về một người dám nói ra sự thực , dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối hay truyện về người không tham của người khác.
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại
Nhận xét, rút kinh nghiệm: ....
...
Thứ tư, ngày soạn: 14/ 9/ 2016
Ngày dạy: 28/ 9/ 2016
 Tập đọc
GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
I. Mục tiêu:
 - Hiểu các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống .
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
 - Biết tóm tắt câu chuyện.
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ .
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
 - Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm thề hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật.
 - Trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dịng)
 - HS phải biết cảnh giác trước kẻ xấu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Bảng phụ ghi sẵn câu thơ cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS đọc và trả lời câu hỏi:
 + Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?
 - HS nêu nội dung bài học
 - Nhận xét tuyên dương.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài 
 - Thơ ngụ ngôn là thơ thế nào bài thơ này kể chuyện con Cáo xảo trá định dùng thủ đoạn lừa Gà Trống để ăn thịt. Không ngờ Gà Trống lại là một đối thủ rất cao mưu làm cho cáo phải khiếp vía bỏ chạy. Bài thơ khuyên em điều gì ?
 - Ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn luyện đọc.
 - Chia đoạn:
 > Đoạn 1: Từ đầu  tỏ bày tình thân.
 > Đoạn 2: Tiếp  chắc loan tin này.
 > Đoạn 3: Phần còn lại.
 - HS đọc từng đoạn
 - HS luyện đọc từ khó: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay. Kết hợp giải nghĩa các từ: từ rày( từ nay), thiệt hơn ( tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu)
 - Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ: 
Nhác trông/ vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà trống/ tinh ranh lõi đời,
Cáo kia/ đon đả ngỏ lời:
“ Kìa/ anh bạn quý, xin mời xuống đây
Gà rằng: “ xin được ghi ơn trong lòng
Hòa bình Gà Cáo sống chung
Mừng này/ còn có tin mừng nào hơn
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại, chắc loan tin này”.
 - HS luyện đọc theo cặp
 - HS nhận xét bạn đọc
 - HS đọc lại cả bài
 - Đọc diễn cảm cả bài giọng vui , dí dỏm.
 c. Tìm hiểu bài 
 * Đoạn 1 : Từ đầu đến bày tỏ tình thân.
 - Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu?
 - Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ?
 - Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
=> Khẳng định mưu gian, âm mưu dối trá rất xảo quyệt của Cáo.
* Đoạn 2 : Tiếp theo đến chắc loan tin này.
 - Vì sao Gà không nghe lời Cáo ?
 - Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
* Đoạn 3 : Đoạn còn lại
 - Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói ? 
 - Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao ?
 - Theo em, Gà thông minh ở điểm nào ?
 - HS thảo luận để trả lời câu hỏi 4.
 - HS nêu nội dung bài
 - Kết luận ghi bảng: Bài thơ khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
 - HS đọc lại nội dung bài
 d. Đọc diễn cảm 
 - HS đọc lại bài
 - GV đọc diễn cảm bài thơ. Giọng vui, dí dỏm, phù hợp cới cách thể hiện tâm trạng của nhân vật.
 - HS luyện đọc diễn cảm
 - HS thi đọc diễn cảm
 - HS luyện đọc thuộc lòng
 - HS thi đọc thuộc lòng
4. Củng cố 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - Nhận xét hai nhân vật Cáo và Gà Trống ?
 - HS đọc thuộc lòng lại bài
 - Nhận xét.
* GDHS : Cảnh giác đừng mắc mưu kẻ xấu
5. Nhận xét - Dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về luyện đọc lại bài
 - Chuẩn bị : Nỗi dằn vặt của An-đrây -ca .
- Hát
- Những hạt thóc giống
- HS đọc bài và trả lời
- Phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn : ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
- HS nêu nội dung bài
- HS nhắc lại
- HS đọc từng đoạn 
- HS đọc từ khó
- HS ngắt nhịp
- HS đọc theo cặp
- HS nhận xét
- HS đọc lại cả bài
- Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
- Cáo đon dả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới : từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
- Đó là tin Cáo bịa ra nhằm dụ Gà Trống xuống đất , ăn thịt .
- Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của Cáo : muốn ăn thịt Gà .
- Cáo rất sợ Chó săn. Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
- Cáo khiếp sợ , hồn lạc phách bay, quắp đuôi , co cẳng bỏ chạy.
- Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình , còn bị mình lừa lại phải phát khiếp .
- Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm cho Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.
- HS đọcthầm bài thơ,làm bài tập 4.
=> khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào .
- HS nêu nội dung bài
- HS đọc
- Luyện đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS luyện đọc
- Thi thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.
- HS nhắc lại
- Cáo gian trá, xảo quyệt , nói lời ngạt ngào hòng lừa Gà Trống xuống đất để ăn thịt. 
- Gà Trống thông minh, mưu trí vờ tin lời Cáo , rồi tung tin có cặp chó săn đang đến doạ cáo làm Cáo tưởng thật , khiếp sợ bỏ chạy ..
- HS đọc thuộc lòng lại bài
- HS theo dõi
Nhận xét, rút kinh nghiệm: ....
...
...
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về
Hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.
- Giải bài toán tìm số trung bình cộng
 - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS lên bảng làm bài tập, lớp làm nháp.
Tìm số trung bình cộng
55 và 27
( 55 + 27) : 2 = 41
44; 43 và 12.
( 44 + 43 + 12) : 3 = 33
 - Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Để củng cố lại các kiến thức về tìm số trung bình cộng. Hôm nay các em học toán bài: Luyện tập.
 - Ghi tựa bài
b. Thực hành
 * Bài tập 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng
 - HS làm bài vào vở + Bảng lớp
 - Nhận xét sửa sai
96; 121 ; và 143
35; 12; 24; 21 và 43
 * Bài tập 2:
 - HS nêu bài tốn
 - Hướng dẫn.
 - HS làm bài vào vở + Bảng nhóm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
* Bài tập 3: 
 - HS đọc đề tốn
 - Hướng dẫn tĩm tắt
 - HS làm bài vào vở + Bảng nhĩm
 - HS trình bày
 - Nhận xét tuyên dương
* Bài tập 4, 5: Dành cho HS khá, giỏi
4. Củng cố 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - Cho 1 đề toán, cho sẵn các thẻ có lời giải, phép tính khác nhau, cho hai đội thi đua( 1 đội nam và 1 đội nữ) chọn lời giải và phép tính đúng gắn lên bảng. Đội nào xong trước và có kết quả đúng thì đội đó thắng.
 - Nhậ n xét sửa sai
* GDHS: Thuộc các qui tắc toán học
5. Nhận xét - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà xem lại bài
 - Xem bài mới
- Hát
- Tìm số trung bình cộng
- HS làm bài bảng lớp, nháp
- HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu lại cách tìm
- HS làm bài vào vở + Bảng lớp
a) 120 b) 27
- HS nêu
- HS làm bài vào vở + Bảng nhóm
- HS trình bày
Giải
Trung bình mỗi năm dân số của xã tăng thêm:
( 96 + 82 + 71 ) : 3 = 83 ( người )
Đáp số : 83 người
- HS đọc đề tốn
- HS làm bài
- HS trình bày
Giải
Trung bình số đo chiều cao của mỗi em là:
(138+132+130+136+134):5=134cm
Đáp số : 134 cm
- HS nhắc lại
- HS thi đua tính 
Nhận xét, rút kinh nghiệm: ....
...
...
Tập làm văn
VIẾT THƯ 
(kiểm tra viết)
Mục tiêu: 
 - Củng cố kĩ năng viết thư: HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư)
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Giấy viết, phong bì , tem.
 - Giấy khổ to viết vắn tắt những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3
III. Hoạt động dạy học:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS kể lại câu chuyện về lịng hiếu thảo của con người.
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Trong tuần 3 đã học về viết thư. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm bài kiểm tra viết thư để tiếp tục củng cố và rèn luyện kĩ năng viết thư. Bài kiểm tra sẽ giúp cả lớp chúng ta biết bạn nào viết đuợc lá thư đúng thể thức, hay nhất, chân thành nhất.
 - Ghi tựa bài
 b. Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài:
 - Đọc và viết đề kiểm tra lên bảng
 - Nhắc HS chú ý:
 > Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
 > Viết xong thư, em cho thư vào phong bì, ghi ngoài phong bì tên, địa chỉ người gửi; tên, địa chỉ người nhận
 - HS nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư
 c. HS thực hành viết thư.
 - HS thực hành viết thư
 - HS đọc lại bài vừa viết
 - Nhận xét.
4. Củng cố:
 - HS nhắc lại tựa bài
* GDHS: Thường xuyên viết thư thăm hỏi người thân
5. Nhận xét - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Về nhà xem lại bài
 - Nghiên cứu bài tiếp theo
- Hát 
- Luyện tập xây dựng cốt truyện
- HS kể lại câu chuyện về lòng hiếu thảo của người con ở tiết trước
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại nội dung cần viết cho 1 lá thư( ghi nhớ viết thư)
- HS nói đề bài và đối tượng em chọn để viết thư
- HS thực hành viết thư
- HS đọc bài vừa viết
- HS nhắc lại
Nhận xét, rút kinh nghiệm: ....
...
...
Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN 
I. MỤC TIÊU
 HS nhận thức được
 - Các em có quyền có ý kiến , có quyền trình bài ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình , nhà trường .
 - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
 - GDKNS:
 + Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
 + Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
 + Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
 + Kĩ năng biết tơn trọng và thể hiện sự tự tin.
 - GD BVMT: 
 + Trẻ em cĩ quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề cĩ lien quan đến trẻ em, trong đĩ cĩ vấn đề mơi trường.
 + HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cơ, với chính quyền địa phương về mơi trường sống của gia đình; về mơi trường lớp học; về mơi trường ở cộng đồng địa phương .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động 
 - SGK 
 - Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bài
 - HS HTL ghi nhớ
 - Kể lại các biện pháp khắc phục khó khăn trong học tập ?
 - Nêu các gương vượt khó trong học tập mà em đã biết?
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Hơm nay các em học đạo đức bài: Biết bày tỏ ý kiến.
 - Ghi tựa bài
 * Hoạt động 1: Trò chơi diễn tả
 - Cách chơi: Chia HS thành 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm một đồ vật. Mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn và lần lượt từng người trong nhóm cầm đồ vật vừa quan sát, vừa nêu nhận xét của mình về đồ vật đó.
 - HS thảo luận ý kiến
=> Kết luận : Mỗi người có thể có ý kiến , nhận xét khác nhau về cùng một sự vật .
 * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm( Câu 1 và 2/ 9 SGK) 
 - Chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống trong phần đặt vấn đề của SGK. 
 - HS trình bày
 - Thảo luận lớp: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em?
 - GD KNS: Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến riêng của mình. Khi bày tỏ ý kiến các em can thể hiện lịch sự và lễ phép.
 - HS đọc ghi nhớ SGK
 * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi bài tập 1 (SGK)
 - Nêu yêu cầu bài tập.
 - HS thảo luận theo cặp
 - HS trình bày
=> Kết luận : Việc làm của bạn Dung là đúng , vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn , nguyện vọng vủa mình > Còn việc làm của các bạn Hồng và Khánh là không đúng .
 * Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến( Bài tập 2 SGK) 
 - Phổ biến cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu:
 > Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành .
 > Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối .
 - Lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 . 
 - HS giải thích
=> Kết luận: các ý kiến: ( a), ( b), ( c), ( d) là đúng. Ý kiến( đ) là sai chỉ có những mong muốn thực sự cho sự phát triển của chính các emvà phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình , của đất nước mới cần được thực hiện .
 - GD BVMT: 
 + HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cơ, với chính quyền địa phương về mơi trường sống của gia đình; về mơi trường lớp học; về mơi trường ở cộng đồng địa phương 
4. Củng cố 
 - HS nhắc tên bài vừa học
 - HS đọc ghi nhớ
* GDHS:Tôn trọng ý kiến người khác
5. Nhận xét - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Về nhà HTL ghi nhớ
 - Xem trước các bài tập cịn lại
- Hát
- Vượt khó trong học tập
- HS HTL ghi nhớ
- HS nêu
- HS nhắc lại
- HS thảo luận: Ý kiến của cả nhóm về đồ vật có giống nhau không ?
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày .
- HS đọc ghi nhớ
- Thảo luận theo nhóm đôi .
- Một số nhóm trình bày kết quả 
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước .
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp . 
- HS nhắc lại
- Đọc ghi nhớ trong SGK .
Nhận xét, rút kinh nghiệm: ....
...
...
Thứ năm, ngày soạn: 15/ 9/ 2016
Ngày dạy: 29/ 30/ 2016
Luyện từ và câu
 DANH TỪ	
I. Mục tiêu
 - Hiểu danh từ là các từ chỉ sự vật( người vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
 - Nhận biết được danh từ trong câu, đặt biệt là danh từ chỉ khái niệm, biết đặt câu với danh từ.
 - HS thích học TV.
 - Khơng yêu cầu học danh từ chỉ khái niệm và đơn vị.
 - Chỉ làm bài tập 1, 2 ở phần nhận xét nhưng giảm đi phần tìm danh từ chỉ đơn vị và khái niệm.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giấy khổ to, phiếu.
 - Tranh, ảnh 1 số sự vật: sông, rặng dừa, truyện cổ.
 - Bảng phụ, SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS nhắc lại tựa bà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_5.doc