Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018

Thứ ngày tiết Môn học Tên bài dạy

Hai

11/ 9

1

2

3

4

5

Chào cờ

Tập đọc

Toán

Kể chuyện

Thể dục

Kĩ thuật

Chào cờ tuần 2

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp)

Các số có sáu chữ số

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Bài 3: Quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. TC

Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (Tiếp)

Ba

12/ 9

1

2

3

4

5

Toán

LTVC

Khoa học

Âm nhạc

Chính tả

Luyện tập

MRVT: Nhân hậu - Đoàn kết

Trao đổi chất ở người

Học hát bài: Em yêu hòa bình

Nghe - viết: M¬ười năm cõng bạn đi học

13/ 9

1

2

3

4

5

Tập đọc

Toán

TLV

Lịch sử

Mĩ thuật

Truyện cổ n¬ước mình

Hàng và lớp

Kể lại hành động của nhân vật

Làm quen với bản đồ (Tiếp)

Năm

14/ 9

1

2

3

4

5

Tiếng Anh

Tiếng Anh

Toán

LTVC

Đạo đức

So sánh các số có nhiều chữ số

Dấu hai chấm

Trung thực trong học tập (Tiết 2)

Sáu

15/ 9

1

2

3

4

5

Toán

Thể dục

TLV

Địa lí

Khoa học

SHTT

Triệu và lớp triệu

Động tác quay sau và đi đều. TC "Nhảy đúng nhảy . "

Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

Dãy Hoàng Liên Sơn

Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Sinh hoạt tuần 2

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết luận nội dung b theo SGK.
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. 10’
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) và nêu cấu tạo của loại kéo cắt vải và kéo cắt chỉ có gì giống và khác nhau?
- HS hướng dẫn hs quan sát tiếp hình 3 (SGK) và nêu cách cầm kéo cắt vải?
- Hướng dẫn hs cầm kéo cắt vải.
- Chỉ định 2 hs cầm kéo cắt hs khác quan sát và nhận xét.
HĐ3: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác. 10’
- HS quan sát hình 6 (SGK) kết hợp quan sát mẫu 1 số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để nêu tên và tác dụng của chúng.
- HS trả lời, nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài học.
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Viết và đọc được các số có tới 6 chữ số.
- Bài tập cần làm: 1; 2; 3 a, b, c; 4a b
II. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’ 1 HS lên bảng làm.
B. Bài luyện tập: 30’ Giới thiệu bài gián tiếp qua bài cũ.
Bài 1: (Viết theo mẫu) 
- HS viết số trên bảng con và đọc miệng số. 2 HS lên bảng.
TC HS nhận xét chốt kết quả đúng
Bài 2a: Đọc các số sau
- 2 HS ngồi cạnh nhau lần lượt đọc các số trong bài cho nhau nghe, sau đó gọi 4 HS đọc trước lớp. 
- yc HS làm phần b, 4 HS lần lượt trả lời trước lớp. 
Bài 3 a, b, c: Viết các số sau
- HS đọc thầm yc của đề bài và tự viết số vào bảng con theo 2 tổ, 2 HS thuộc 2 tổ lên bảng làm.
- GV tổ chức nhận xét. 
Bài 4a, b: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS tự làm cá nhân vào vở nháp, 2 HS làm trên bảng lớp, HS đổi chéo vở để kiểm tra.
C. Củng cố - dặn dò: 2’ 
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU - ĐOÀN KẾT
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1); Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo hai nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3). 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ kẻ sẵn các cột a b c d ở bài tập 1. HS: VBT 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’ HS nêu cấu tạo của tiếng tạo nên tên của mình.
B. Bài mới: Giới thiệu trực tiếp
HĐ1: Củng cố kĩ năng tìm từ 10’
Bài 1: HS làm việc theo cặp và viết ra vở nháp. 
- 1 nhóm làm trên bảng lớp HS GV NX
a. lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, yêu quý, xót thương, độ lượng, đồng cảm, độ lượng.
b.Từ trái nghĩa với: yêu thương hoặc nhân hậu: nanh ác, tàn ác, hung giữ ...
c. Từ trái nghĩa với: đùm bọc hoặc giúp đỡ: hà hiếp, bắt nạt, hành hạ ... 
HĐ2: Củng cố kĩ năng đặt câu 20’
Bài 2: yc HS trao đổi theo cặp làm vào giấy nháp, 2 HS lên bảng làm bài, HS nhận xét, bổ sung, GV chốt kq đúng.
Nêu nghĩa của các từ vừa sắp xếp: 
Công nhân: Người LĐ chân tay, làm việc ăn lương. 
Nhân dân: Những người dân thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lí. 
Nhân ái: Yêu thương con người; ...
Bài 3: HS tự làm cá nhân, 4 HS lên bảng viết, HS nhận xét. 
C. Củng cố - dặn dò: 2’
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc các câu tục ngữ và thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. 
KHOA HỌC:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: Tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. 
- Biết được nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
- Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường thông qua các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết (cơ quan hô hấp lấy vào khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc; cơ quan tiêu hóa lấy vào thức ăn, nước uống, thải ra phân, nước tiểu thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết nước tiểu)
- Nêu được mối liên hệ giữa các cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết trong quá trình trao đổi chất. 
* GDBVMT: (Con người cần bảo vệ nguồn nước, không khí  trong sạch).
II. Đồ dùng dạy học: Hình 8, 9 trong SGK - phiếu học tập theo nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’1 HS lên bảng vẽ lại sơ đồ qua trình trao đổi chất ở người . 
B. Bài mới: giới thiệu bài bằng lời
HĐ1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất 10’
Mục tiêu: 
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó 
CTH: HS quan sát hình minh họa trang 8 trong SGK và trả lời câu hỏi
Hình minh họa cơ quan nào trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài ? (... tiêu hóa, hô hấp, bài tiết nước tiểu)
? Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình trao đổi chất?
KL: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng.
HĐ2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất 10’
Mục tiêu: HS nắm được những những biểu hiện của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện được quá trình đó. 
CTH: HS thảo luận theo nhóm 4 
Các bước:
? Quá trình trao đổi khí cơ quan nào thực hiện? Nó lấy vào những gì và thải ra những gì? (Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy vào khí ô -xi, thải ra khí cac - bô - nic).
? Qúa trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện, nó diễn ra như thế nào? (cơ quan tiêu hóa thực hiện)
? Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện, nó diễn ra như thế nào? (cơ quan bài tiết 
nước tiểu).
* GDBVMT: Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ MT. 
Những yếu tố này có ảnh hưởng quyết định tới cuộc sống con người, đặc biệt là không khí, nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chính mình? (cần bảo vệ nguồn nước, không khí  trong sạch - GDBVMT).
KL: SGK
HĐ3: Sự phối hợp hđ giữa các cơ quan quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất.
Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp HĐ giữa các cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường 
CTH: 
- HS xem sơ đồ trang 9 SGK (h5) để tìm ra các từ còn thiếu cần bổ sung vào sơ đồ 
- HS kiểm tra chéo xem bạn bổ sung đúng hay sai. 
- HS nói với nhau về mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường - Một số HS lên nói về vai trò của từng cơ quan trong quá trình trao đổi chất. 
KL: (Mục bạn cần biết ở trang 9 SGK.)
C. Củng cố, dặn dò: 2’
? Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? Về nhà vẽ sơ đồ trang 7 SGK.
ÂM NHẠC:
HỌC HÁT: EM YÊU HOÀ BÌNH
(GV chuyên trách dạy)
CHÍNH TẢ:
NGHE VIẾT: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC 
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe -viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định. Bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x (BT2 và 3a), Tìm đúng các chữ có âm đầu dễ lẫn. 
II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a)
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Mở đầu: 2’Nêu gương một số em viết đẹp, khuyến khích cả lớp học tốt chính tả. 
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Hướng dẫn h/s nghe viết: Theo quy trình-15’
+ Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào? (...Tuy còn nhỏ nhưng Sinh đã vượt qua khó khăn ...)
HS viết từ khó: khuỷu, Tuyên Quang
- GV giúp em chưa đạt yêu cầu viết đúng li, em đạt yêu cầu viết đẹp.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 15’
Bài 2: 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bào VBT. 
- Nhận xét bài làm trên bảng, GV chốt kết quả đúng (sau-rằng-chăng-xin-băn khoăn- sao- xem)
- 2 HS đọc truyện vui Tìm chỗ ngồi, cả lớp đọc thầm. 
? Truyện đáng cười ở chi tiết nào? (Ông khách ngồi ở hàng ghế đầu tưởng người đàn bà giẫm phải chân ông ...)
Bài 3a: HS tự làm nhanh vào vở nháp và giải thích câu đố (dòng 1: Sáo là tên một loài chim, dòng 2 bỏ sắc thành chữ sao.)
C. Củng cố - dặn dò: 3’
- Nhận xét chung tiết học. Nhắc HS ghi nhớ từ ngữ để không viết sai chính tả.
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
TẬP ĐỌC:
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy lưu loát toàn bài. 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừ chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). 
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn h/s luyện đọc (HĐ1)
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’ Theo em, Dế Mèn là người như thế nào?
B. Bài mới: Giới thiệu bài (Bằng lời)
HĐ1: Luỵên đọc GV tổ chức luyện đọc theo quy trình 10’
- HS đọc nối tiếp khổ thơ - theo cặp - đọc trước lớp HS đọc toàn bài 
- 1 HS đọc M.
Lưu ý: HD đọc đúng: truyện cổ, độ trì, sâu xa ...
HSngắt nhịp đoạn: “Vừa nhân hậu/ cách xa cũng tìm” với nhịp 2/6, 2/4, 4/4.
HĐ2: Tìm hiểu bài 10’
- Y/C 1 h/s đọc từ đầu đến đa mang (cả lớp theo dõi đọc thầm) và trả lời CH 1 SGK (truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa, ...)
- Em hiểu câu thơ vàng cơn nắng, trắng cơn mưa như thế nào? 
(đây là bài học kinh nghiệm của ông cha ta về thời tiết)
- Giảng từ: Nhận mặt giúp con cháu nhận ra những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời nay)
? Khổ thơ này nói lên điều gì? (HS trả lời.
- TN: thương người, ở hiền thì gặp được hiền
ý1: Truyện cổ đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành 
( HSnhắc lại)
-Y/C HS đọc thầm các khổ thơ còn lại và trả lời câu hỏi 2,3, 4 SGK. (hai câu thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau: Hãy sống nhân hậu, độ lượng công bằng, chăm chỉ, tự tin).
- TN: 
ý2: những kinh nghiệm quí của cha ông ta muốn răn dạy con cháu đời sau. 
 (HS nhắc lại)
- y/c HS đọc thầm cả bài và thảo luận câu hỏi 4 SGK. (HS trả lời) (Rút ra ND bài)
- N/D: đã ghi ở phần 1 MĐYC (1HS nhắc lại)
HĐ3: Đọc diễn cảm 10’
- HS tìm giọng đọc hay, HS đọc khổ thơ mình thích và nói rõ vì sao. 
- HS luyện đọc đúng đoạn: “Tôi yêu ... rặng dừa nghiêng soi” 
- HS nhẩm HTL bài thơ và thi đọc thuộc lòng đoạn thơ, khổ thơ.
C. Củng cố, dặn dò: 2’ 1 HS nhắc lại nội dung bài.
+ Qua câu chuyện cổ, ông cha ta khuyên con cháu điều gì? 
- Dặn về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
 TOÁN:
HÀNG VÀ LỚP 
I. Mục tiêu:
- Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn
- Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng. 
- Bài tập cần làm: 1; 2 (làm 3 trong 5 số); 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
G/V: Bảng phụ kẻ sẵn như ở phần đầu bài học (chưa viết số)
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’ HS đọc số có 6 chữ số GV viết trên bảng.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: Giới thiệu lớp đơn vị , lớp nghìn 12’
- HS viết số, nêu tên các hàng.
- GV giới thiệu các hàng nào thuộc lớp nào như SGK.
- HS đọc nhiều lần cho thuộc, HS nêu thêm ví dụ và phân tích.
số
Số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
321
3
2
1
654 000
6
5
4
0
0
0
654 321
6
5
4
3
2
1
HĐ2: Luyện tập thực hành trang 11- 18’
Bài 1: Viết theo mẫu
- HS đọc số theo cặp rồi viết số cá nhân ra vở nháp, nêu miệng giá trị của các chữ số tạo nên số đó.
Đọc số
số
Viết số
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Bốn mươi lăm nghìn hai trăm mười ba
45 213
4
5
2
1
3
Năm mươi tư nghìn ba trăm linh hai
54 302
5
4
3
0
2
sáu trăm năm mươi tư nghìn ba trăm.
654 300
6
5
4
3
0
0
Chín trăm mười hai nghìn tám trăm
912 800
9
1
2
8
0
0
Bài 2: Đọc các số  (làm 3 trong 5 số)
a. HS đọc số theo nhóm đôi, sau đó nêu miệng nối tiếp trước lớp.
- GV nêu các câu hỏi để củng cố về hàng và lớp 
VD: Trong số 56 302 chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? Những chữ số nào có chữ số hàng đơn vị là 7?
b. GV kẻ bảng như SGK, HS nối tiếp nêu miệng trước lớp.
Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
- GV hỏi phân tích M: Số 52 314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
? Hãy viết số 52 314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị? (1HS lên bảng viết, HS khác làm vào bảng con.
- Các số còn lại, HS làm vào vở. GV thu chấm nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: 2’ Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập. 
TẬP LÀM VĂN:
KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT 
I. Mục đích yêu cầu:
- Hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ). 
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một tờ giấy khổ to viết sẵn câu hỏi của phần nhận xét, 9 câu văn của phần luyện tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 3’ Thế nào là văn kể chuyện?
B. Bài mới: Giới thiệu bài bằng lời
HĐ1: Hình thành kiến thức mới về kể lại hành động nhân vật 12’
Nhận xét:
a. Đọc truyện Bài văn bị điểm không 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc Bài văn bị điểm không, cả lớp theo đõi. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. Từng cặp HS trao đổi thực hiện yêu cầu 2, 3 (GVHDHS) yc 2 HS kể lại câu chuyện. 
- Hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào ? Lấy dẫn chứng để minh họa?
- Khi kể lại hành động nhân vật cần chú ý điều gì ? (kể những hành động tiêu biểu của nhân vật). 4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ. 
- GV dùng bảng phụ ghi sẵn ND ghi nhớ để giải thích, nhấn mạnh ND này. 
HĐ2: Luyện tập 18’
- 1 HS đọc ND, yc của BT, cả lớp đọc thầm, yc HS thảo luận cặp đôi để làm, HS trình bày KQ (các hành động xếp lại theo thứ tự: 1- 5- 2- 4- 7- 3 - 6- 8- 9)
2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện Chim sẻ và chim chích.
LỊCH SỬ:
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lý trên bản đồ. 
- Biết đọc bản đồ với mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. 
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’ Bản đồ là gì?
B. Bài mới: Giơí thiệu bài bằng lời 
HĐ1: Cách sử dụng bản đồ 12’
? Tên của bản đồ cho ta biết điều gì?
? Dựa vào bảng chú giải ở hình 3, đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí. 
+ 2 HS lên bảng chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng trên hình 3 bài 2 và giải thích tại sao lại biết đó là biên giới quốc gia?
(GV treo bản đồ địa lí tự nhiên VN, hoặc bản đồ HC VN lên bảng để HS thực hiện)
? Nêu các bước sử dụng bản đồ? (Như đã nêu trong SGK)
HĐ2: Luyện tập 18’
+ HS thực hành theo nhóm (3 nhóm)
- HS trong nhóm lần lượt làm các bài tập a, b trong SGK. 
- Đại diện nhóm trình bày kq làm việc của nhóm mình
- HS nhóm khác nhận xét, góp ý, GV hoàn thiện câu trả lời. 
* Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ. 
- GV treo bản đồ hành chính VN lên bảng, 1HS lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các 
hướng B N ĐT trên bản đồ.
- 1 HS lên chỉ vị trí tỉnh mình đang sống, 1 HS lên nêu tên những tỉnh giáp gianh với tỉnh mình.
C. Củng cố, dặn dò: 1 HS nhắc lại các bước sử dụng bản đồ. 
- Nhận xét chung tiết học: Dặn h/s về nhà học thuộc bài.
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 2017
TOÁN:
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- So sánh được các số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ: 3’ HS đọc số và nêu giá trị của từng hàng trong số đó.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: So sánh các số có nhiều chữ số 12’
a. So sánh các số có nhiều chữ số khác nhau 
- HS quan sát VD trên bảng lớp và nhận xét, so sánh. 
KL: Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, số nào nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. (2 HS  nhắc lại)
b. So sánh các số có số chữ số bằng nhau. 
- HS nêu cách so sánh, nếu không GV hướng dẫn HS so sánh theo SGK. 
- Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau chúng ta làm như thế nào?
KL: SGK
HĐ2: Luyện tập - Thực hành 18’
Bài 1: Điền dấu thớch hợp vào chỗ chấm 
- HS làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm. GV tổ chức nhận xét.
KL: Củng cố cách so sánh các số có nhiều chữ số
Bài 2: Tìm số lớn nhất trong các số sau 
- HS làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm. GV tổ chức nhận xét.
KL: Củng cố cách so sánh các số có nhiều chữ số
Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
- HS sắp xếp theo thứ tự ra vở nháp, 1 HS làm trên bảng. Đổi vở nhận xét đúng sai.
C. Củng cố - dặn dò: 2’ 1HS nhắc lại cách so sánh các số có nhiều chữ số. 
- Nhận xét chung tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
DẤU HAI CHẤM 
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ). 
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); Bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn.( BT2).
II. Chuẩn bị: HS VBT TV4 T1.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2’ ở lớp 3 các em đã được học những dấu câu nào? 
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Hình thành kiến thức mới về dấu hai chấm 12’ 
* Phần nhận xét 
- HS thực hiện yêu cầu SGK theo nhóm bàn. Nối tiếp nêu kết quả.
+ Qua các VD a, b, c em hãy cho biết dấu hai chấm có tác dụng gì ? Dấu hai chấm thường phối hợp với những dấu khác khi nào ? (HS trả lời: dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật hoặc là giải thích cho bộ phận đứng trước nó. Dấu hai chấm thường phối hợp với dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang (nếu là những lời đối thoại) 
KL: (như SGK) 1 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. 
HĐ2: Luyện tập 18’ 
Bài 1: HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn, HS trình bày, GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: 1 HS đọc phần ghi nhớ, HS làm bài vào vở BT
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu câu nào? (... dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang (nếu là những lời đối thoại). 
+ Khi nó dùng để giải thích thì sao? (chỉ dùng dấu hai chấm)
yc HS viết đoạn văn (HS làm cá nhân)
- HS trình bày kết quả và giải thích tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi trường hợp. 
GV và cả lớp nhận xét. 
C. Củng cố, dặn dò: 3’Dấu hai chấm có tác dụng gì ?; Nhận xét chung tiết học. 
- Y/c HS về nhà chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC:
 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Xử lí tình huống HĐ1, đóng vai HĐ2
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập HĐ3.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
* Mở rộng: Nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập. 
- Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
* GD KN: Kn bình luận, phê phán những hành vi không trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Các mẩu chuyện tấm gương về trung thực trong học tập (HĐ3)
III. Các hoạt động dạy- học: 
A. Bài cũ: 3’ Những biểu hiện của yêu lao động là gì?
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Xử lí tình huống 10’
+ Mục tiêu: HS xử lí tốt tình huống 
+ CTH: HS làm việc nhóm (3 nhóm)
GV đưa 3 tình huống (bt 3 SGK) yc các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó?
- Đại diện nhóm trả lời, yc HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cách xử lí của mỗi nhóm ... thể hiện sự trung thực hay không?
HĐ2: Đóng vai thể hiện tình huống 10’
+ Mục tiêu: HS biết cách đóng vai thể hiện tình huống 
+ CTH: HS làm việc theo nhóm 4, đóng vai theo yêu cầu.
- Để trung thực trong học tập chúng ta cần phảt làm gì? (HS trả lời)
KL: Việc học tập sẽ giúp em tiến bộ nếu em trung thực trong học tập.
HĐ3: Tấm gương trung thực 10’
+ Mục tiêu: HS nêu được các tấm gương trung thực trong học tập.
+ CTH: HS làm việc cá nhân 
? Hãy kể một tấm gương trung thực mà trung thực mà em biết? hoặc của chính em ?
? Thế nào là trung thực trong học tập ?
? Vì sao phải trung thực trong học tập ? (Trung thực trong học tập sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.)
C. Hoạt động nối tiếp: 2’ GV nhận xét tiết học. HS liên hệ thực tế.
- Dặn HS đọc trước bài: Vượt khó trong học tập 
Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2017
TOÁN:
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. 
- Biết viết các số đến lớp triệu. 
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3 (cột 2)
II. Chuẩn bị: Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 3’HS nêu lại cách so sánh số có nhiều chữ số.
B. Bài mới: Giới thiệu bài trực tiếp
HĐ1: Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu 10’
GV kẻ bảng như SGK.
- HS phân tích ví dụ, nhận diện các hàng theo bảng.
- HSđọc nhiều lần các hàng của số. HSnêu ví dụ khác.
KL: SGK
HĐ2: Luyện tập 20’ 
Bài 1: Đếm thêm 1triệu từ 1 triệu đến 10 triệu 
- GV cho HS làm việc cả lớp - nêu đồng thanh 
Mở rộng cho HS làm: Đếm thêm từ 10 triệu đến 100 000 triệu, Đếm thêm 
100 000 triệu từ 100 000 triệu đến 900 000 triệu.
KL: Củng cố cách đọc các số tròn triệu.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) HS quan sát mẫu, sau đó tự làm cá nhân, trình bày kq, cả lớp theo dõi nhận xét.
Bài 3: (cột 2) 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS viết 1 cột số, HS làm vào vở. 
yc HS chỉ lần lượt vào từng số mình đã viết, mỗi lần chỉ thì đọc số và nêu chữ số 0 có trong số đó.
C. Củng cố, dặn dò: 2’ Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC:
QUAY SAU VÀ ĐI ĐỀU THEO NHỊP 
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
(GV chuyên trách dạy)
TẬP LÀM VĂN:
TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). 
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); Kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2). 
* Mở rộng: HS Kể được toàn bộ câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình của hai nhân vật (BT2).
* GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: bảng phụ viết yc của BT1 (phần nhận xét) - HS: VBT TV L4 T1)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 3’ Trong các bài học t

Tài liệu đính kèm:

  • docGA_LOP_4_TUAN_2_1718.doc