Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên Khối 1 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Long Trạch 2

I. Mục đích bồi dưỡng.

- Trang bị kiến thức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.

- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên Tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.

- Nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện nội dung và nhiệm vụ năm học 2016-2017 cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

II. Nguyên tắc:

1. Thực hiện nội dung bồi dưỡng bám sát Chương trình; thực hiện đúng Quy chế BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, vấn đề khó khăn trong thực tiễn; bảo đảm được tính kế thừa, hệ thống; không gây quá tải.

3. Phát huy được vai trò nòng cốt trong việc bồi dưỡng theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo nhóm, tổ chuyên môn, báo cáo chuyên đề.

4. Về phía nhà trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho giáo viên khi bồi dưỡng. Các khối kiến thức bồi dưỡng ( bắt buộc và tự chọn ) đều được đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xét thi đua vào thời điểm cuối năm học.

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên Khối 1 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Long Trạch 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CẦN ĐƯỚC
TRƯỜNG TH LONG TRẠCH 2
KHỐI MỘT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
NĂM HỌC 2016-2017
 - Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học;
- Căn cứ vào kế hoạch số 1013/KH-GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 2016 về việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học
- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của Trường Tiểu học Long Trạch 2;
- Nay Khối Một xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2016 – 2017 như sau:
I. Mục đích bồi dưỡng.
- Trang bị kiến thức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên Tiểu học với yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
- Nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện nội dung và nhiệm vụ năm học 2016-2017 cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
II. Nguyên tắc:
1. Thực hiện nội dung bồi dưỡng bám sát Chương trình; thực hiện đúng Quy chế BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, vấn đề khó khăn trong thực tiễn; bảo đảm được tính kế thừa, hệ thống; không gây quá tải.
3. Phát huy được vai trò nòng cốt trong việc bồi dưỡng theo các hình thức tự học cá nhân, học tập theo nhóm, tổ chuyên môn, báo cáo chuyên đề.
4. Về phía nhà trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho giáo viên khi bồi dưỡng. Các khối kiến thức bồi dưỡng ( bắt buộc và tự chọn ) đều được đánh giá. Kết quả đánh giá làm cơ sở xét thi đua vào thời điểm cuối năm học.
III. Nhiệm vụ.
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của khối chuyên môn đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường.
- Soạn và báo cáo chuyên đề theo kế hoạch phân công của lãnh đạo nhà trường.
- Báo cáo nhóm, tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của đội ngũ giáo viên nhà trường và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
IV. Nội dung bồi dưỡng:
1. Khối kiến thức bắt buộc:
a. Nội dung bồi dưỡng 1:
Theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo (30 tiết/giáo viên / năm học). Bồi dưỡng về chính trị, thời sự, các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, của Tỉnh ủy Long An, của Huyện ủy Cần Đước.
b. Nội dung bồi dưỡng 2:
Theo hướng dẫn và kế hoạch thực hiện của Phòng Giáo dục và Đào tạo (30 tiết/giáo viên/ năm học ).
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiểu học các nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, cụ thể:
	Tổng thời gian: 30 tiết
	- Nội dung giáo dục địa phương các môn học ít tiết: 12 tiết.
	- Đổi mới cách dạy và cách học các môn học ở tiểu học: 18 tiết.
	Phân bổ cụ thể như sau:
TT
Nội dung
Số tiết
1
Giáo dục địa phương môn Mỹ thuật
2
2
Giáo dục địa phương môn Lịch sử, Địa lý
2
3
Giáo dục địa phương môn TNXH
2
4
Giáo dục địa phương môn Âm nhạc
2
5
Giáo dục địa phương Đạo đức
2
6
Giáo dục địa phương môn Thủ công, Kỹ thuật
2
7
Đổi mới cách dạy và cách học môn Toán theo hướng dạy học tích cực
7
8
Đổi mới cách dạy và cách học môn Tiếng việt theo hướng dạy học tích cực
7
9
Đổi mới cách dạy và cách học môn TNXH theo hướng dạy học tích cực
4
2. Khối kiến thức tự chọn:
Nội dung bồi dưỡng 3: Thời lượng bồi dưỡng 60 tiết/giáo viên / năm học
Căn cứ vào Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/21011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình BDTX giáo viên TH và KH BDTX năm học 2015- 2016 tôi đã nghiên cứu và quyết định lựa chọn đăng ký các modul sau:
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng
Mã
mô đun
Tên và nội dung mô đun
Mục tiêu 
bồi dưỡng
Thời gian
tự học
(tiết)
Thời gian học
tập trung
(tiết)
Lý thuyết
Thực hành
I. Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng giáo dục
TH 34
Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp
Có mối quan hệ tốt với BGH, đồng nghiệp, phụ huynh., Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.
15
5
10
TH 35
Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường Tiểu học.
Thấy rõ được tầm quan trọng về công tác của GVCN lớp trong các hoạt động giáo dục ở trưởng tiểu học.
-Nắm được nội dung các công việc của GVCN lớp ơt tiểu học trong các hoạt động giáo dục.
-Trình bày được những nội dung chính trong quản lý lớp học trong các giờ học chính khóa và trong các HĐGDNGLL, trong quản lý và giáo dục học sinh buổi 2, trong việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong giáo dục học sinh cá biệt.
15
5
10
II. Nâng cao năng lực hướng dẫn, tư vấn của giáo viên
TH 36
Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
-Trình bày được khái niệm, phân loại các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
-Xác định được qui trình giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
-Vận dụng qui trình giải quyết các tình huống cụ thể trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm.
15
5
10
III. Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
TH 39
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
- Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học.
- Nhận biết các kĩ năng sống cơ bản và các nội dung giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học.
- Xác định được các phương pháp kĩ thuật dạy học và các hoạt động tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong một số môn học ở tiểu học.
15
5
10
TH 19
Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học
- Hiểu và trình bày được vai trò, ý nghĩa cũng như nắm được các tiêu chí đánh gía các TBDH tự làm.
- Xây dựng được hướng nghiên cứu, thực hành và chế tạo được một số TBDH tự làm trong các môn học dựa trên danh mục TBDH đã được cung cấp.
- Luôn có ý thức tạo ra những TBDH tự làm có giá trị sử dụng cao nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy và học.
10
5
5
IV. Lịch trình thực hiện kế hoạch
Thời gian
Nội dung công việc
Kết quả
Ghi chú ( rút kinh nghiệm và bổ sung )
Tháng 
7- 8/2016
- Xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân.
- Trình kế hoạch BDTX cá nhân cho tổ, lãnh đạo nhà trường duyệt.
Hoàn thành
Tháng 
9-10/2016 
- Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học
- Tâm lí học về sự hình thành kĩ năng học tập của học sinh tiểu học
Hoàn thành
Tháng 
11-12/2016 
- Tâm lí học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học
Hoàn thành
Tháng 
1-2 /2017
- Tâm lí của học sinh cá biệt
- Tâm lí của học sinh yếu kém
- Tâm lí của học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu
Hoàn thành
Tháng 
3-4/2017
- Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học
+ Các nội dung cần hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học
+ Phương pháp, kĩ thuật tư vấn cho học sinh
Hoàn thành
Tháng 
5/2017
-Một số vấn đề chung về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống qua các môn học ở tiểu học (mục tiêu, yêu cầu ...)
-Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống qua một số môn học như Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên xã hội ...)
3.Các phương pháp và kĩ thuật tích hợp, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào môn học.
Tháng 
6/2017
- Kiểm tra và đánh giá 
V. Biện pháp thực hiện:
- Tham gia đầy đủ các chuyên đề, các buổi dạy, thể nghiệm do trường, phòng tổ chức
- Thực hiện tốt qui chế chuyên môn.
- Đăng ký modun với nhà trường để có đủ tài liệu học tập
- Kịp thời điều chỉnh bổ sung kế hoạch và rút kinh nghiệm
Trên đây là kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên của bộ phận chuyên môn trong năm học 2016 – 2017.
 DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG         Long Trạch, ngày 20 tháng 9 năm 2016
                                                                                        Khối trưởng 
 Lê Thị Ngọc Nga
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
MODULE 19
TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
------------------------------
A. MỤC TIÊU
- Hiểu và trình bày được vai trò, ý nghĩa cũng như nắm được các tiêu chí đánh gía các TBDH tự làm.
- Xây dựng được hướng nghiên cứu, thực hành và chế tạo được một số TBDH tự làm trong các môn học dựa trên danh mục TBDH đã được cung cấp.
- Luôn có ý thức tạo ra những TBDH tự làm có giá trị sử dụng cao nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy và học.
B. NỘI DUNG.
Nội dung 1
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỰ LÀM THIẾT BỊ DẠY HỌC
 I/. Ý nghĩa của việc tự làm thiết bị dạy học.
 Tự làm TBDH là một trong những phương hướng quan trọng của công tác giáo dục cả về mặt sư phạm lẫn kinh tế.
 TBDH tự làm chứng tỏ sự nhiệt tình, sáng tạo của GV và HS trong quá trình sưu tầm nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương mình để làm ra những thiết bị có giá trị. Quá trình làm và sử dụng TBDH tự làm trong các bài học sẽ tạo ra động cơ học tập tốt hơn, giúp HS tập trung chú ý cao và việc nắm kiến thức mới trở nên dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. 
 Chính các sản phẩm này giúp các GV cũng như các em HS thực hiện các thí nghiệm và rèn luyện kĩ năng thực hành trong quá trình tự làm đồ dùng dạy học. Thông qua đó hình thành khả năng sử dụng các công cụ lao động tốt hơn, tạo cơ hội khám phá môi trường xung quanh, rèn luyện tính cần cù, cẩn thận, tính tỉ mĩ, ý thức tổ chức kĩ luật và yêu quý thành quả lao động.
 TBDH tự làm đã bổ sung cho nguồn TBDH cung cấp đã đã được sản xuất hàng loạt, phục vụ kịp thời của yêu cầu dạy và học.
 II/. Tính chất của TBDH tự làm.
 - Công cụ và kĩ thuật sản xuất đơn giản.
 - Sử dụng nguyên vật liệu địa phương.
 - Phục vụ thiết thực, kịp thời và có hiệu quả cho quá trình dạy và học.
 III/. Các tiêu chí đánh giá TBDH tự làm.
 1. Tính khoa học.
 - TBDH phải bảo đảm tính chính xác, đảm bảo các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật có liên quan đến nội dung bài học, phản ánh rõ các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học, có thể giải quyết được những vấn đề mà chương trình SGK đặt ra.
 - TBDH phải góp phần vào việc đổi mới PPDH chứ không phải đơn thuần là minh họa cho bài giảng.
 2. Tính sư phạm.
 + Tạo ra chỗ dựa trực quan cho tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để giúp HS tiếp thu kiến thức có hiệu quả. 
 + Tạo điều kiện mở rộng hoặc làm sâu sắc thêm nội dung bài học.
 + Dùng cho nhiều loại bài học.
 3. Tính tiện lợi.
 + Dễ dùng, dễ thao tác.
 + Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
 4. Tính thẩm mĩ.
 + Đẹp, bền gây cảm hứng cho người dạy và người học.
 + Đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm ...
IV/. Hướng nghiên cứu, chế tạo đồ dùng dạy học trong các phân môn.
 - Trước hết, phải hướng công tác tự làm TBDH tới các loại hình sau đây:
 + Sửa chữa những dụng cụ hỏng.
 + Cải tiến những dụng cụ cũ, dụng cụ nước ngoài cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
 + Bổ sung những dụng cụ mới vào bộ dụng cụ đã có, làm cho chúng trở thành một bộ dụng cụ hoàn chỉnh và còn thể sử dụng được.
 - Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong trường tiểu học.
 Việc tự làm TBDH cần được tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, có phân công hợp lí.
 Mỗi GV cần nghiên cứu, khai thác hết những TBDH đã được cung cấp có thể dùng chung với các khối lớp khác. Trên cơ sở đó, định ra kế hoạch tự làm TBDH cho từng học kì và cho cả năm học.
 GV có thể hướng dẫn HS cùng tham gia, nhất là công việc sưu tầm tranh, ảnh từ các sách báo, tạp chí, lịch, sưu tầm hiện vật....
 Ngoài ra có thể nhờ GV khác trong trường, cha mẹ HS làm giúp.
 V/. Các bước tiến hành khi thiết kế TBDH tự làm.
 - Tìm hiểu chương trình, nội dung môn học.
 - Hình thành ý tưởng về TBDH.
 - Phác thảo hoặc trao đổi ý tưởng về TBDH đó với mọi người.
 - Tìm mối liên hệ của TBDH đó với nội dung các bài học khác, các môn học khác.
 - Dự kiến nguyên vật liệu làm TBDH.
 - Hoàn thiện TBDH.
 VI/ Các tiêu chí đánh giá TBDH tự làm.
 Bất cứ một TBDH dù dưới hình thức nào cũng cần đảm bảo 4 tiêu chí:
 - Tính khoa học
 - Tính sư phạm.
 - Tính tiện lợi.
 - Tính thẩm mĩ.
 Nội dung 2
TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC
1. Tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt. 
 Một số sản phẩm tự làm
* Thẻ trắc nghiệm (Dùng cho tất cả các môn học)
- Dùng trong việc ôn tập hay kiểm tra, đánh giá HS với hình thức câu hỏi trắc nghiệm
- Cách thực hiện: GV hướng dẫn HS cắt và dán các con chữ: Đ, S, A, B, C, D (nên mỗi con chữ có một màu khác nhau). Sau đó dán vào thẻ. 
- Sau khi hoàn thành, HS tự sử dụng và bảo quản. 
*Sưu tầm mẫu vật:
- Một số vật phẩm văn hóa tiêu biểu của địa phương: sản phẩm thêu, đan, mẫu hoa văn, chiếu, nhạc cụ dân tộc, mô hình chùa tháp, nhà rông,
*Vẽ tranh
Vẽ tranh minh họa theo nội dung bài học hoặc phóng to những tranh trong SGK. 
Việc thu nhỏ, phóng to tranh có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Kẻ ô vuông
+ Thu, phóng tranh, ảnh bằng máy photocopy
2. Tự làm đồ dùng dạy học môn Toán
* Sưu tầm mẫu vật:
- Một số loại dụng cụ như chai, lọ, ca, can nhựa,, các loại bao bì hình lập phương, hình hộp chữ nhật, khay nhựa, vỏ hộp có nhiều màu sắc để có thể cắt thành các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,
Tự làm đồ dùng dạy học môn TN – XH, môn Khoa học
- Dùng trong dạy học môn TN – XH, môn khoa học hay trò chơi học tập môn TNXH - KH.
Cách thực hiện: Giáo viên vẽ tranh, hướng dẫn HS tô màu (HS lớp 4, 5, GV có thể hướng dẫn HS vẽ và tô màu). Đối với các con thú, HS sưu tầm (từ báo, ảnh) hay vẽ tùy ý; 
Sưu tầm tranh ảnh: trên báo chí, báo ảnh, bưu ảnh, lịch,
*Tự làm mô hình: 
- Dùng giấy, vải lụa, ni lông, dây thép, dây đồng tạo thành hoa, lá.
- Dùng đất sét, thạch cao nặn các con vật, các loại quả, củ.
- Dùng các loại giấy thấm nước bồi trên khuôn mẫu hoặc lên vật thực tạo thành mô hình các loại quả, củ, con vật, đồ vật,
- Dùng gỗ mềm, nhựa xốp, gọt thành các loại củ, quả,
- Có thể sưu tầm các loại mô hình có sẵn ở đồ chơi trẻ em như: hoa bằng nhựa, vải ni lông, sành sứ, mô hình máy bay, ô tô, tàu hỏa, máy điện thoại,
*Vẽ tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_BDTX_2016.doc