Kế hoạch bài học môn Kĩ thuật Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Kim Dung

TUẦN : 3, 4

THÊU DẤU NHÂN (2 tiết)

I. MỤC TIÊU :

 HS cần phải :

- Biết cách thêu dấu nhân.

- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng quy trình, đúng kĩ thuật.

- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Mẫu thêu dấu nhân.

- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết như : vải trắng hoặc màu, kim khâu, phấn màu, thước, kéo, khung thêu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. Giới thiệu bài :

- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.

II. Bài mới :

a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu

- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu.

- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.

- GV tóm tắt lại nội dung chính của hoạt động 1.

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật

- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK để nêu các bước thêu dấu nhân.

- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục I kết hợp với quan sát hình 2 SGK đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.

- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. Quan sát và nhận xét.

- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 SGK để nêu cách bắt đầu thêu.

- GV căng vải đã vạch dấu lên khung thêu và hướng dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3.

-Hướng dẫn HS chậm các thao tác thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai.

 - Gọi HS lên bảng thêu các mũi thêu tiếp theo. GV quan sát, uốn nắn.

- Hướng dẫn HS quan sát hình 5 SGK và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.

- Yêu cầu lên bảng thực hiện thao tác kết thúc đường thêu dấu nhân.

- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu trên giấy kẻ ô li hoặc vải.

HS lắng nghe.

HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V.

HS nêu.

Lắng nghe.

HS đọc và nêu.

HS nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.

HS lên thực hiện.

HS quan sát hình 2a SGK để nêu cách bắt đầu thêu.

HS quan sát.

HS đọc mục 2b, 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d SGK để nêu cách thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai.

HS quan sát.

HS lên thực hiện.

HS quan sát và thực hiện.

HS lên thực hiện.

HS quan sát.

HS nhắc lại và nhận xét.

HS thực hành.

 

doc 42 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Kĩ thuật Lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Kim Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn.
- Tóm tắt ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình.
- Nhận xét và tóm tắt một số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố kết hợp giới thiệu tranh ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống cho HS quan sát.
- Nêu yêu cầu của của việc bày dọn trước bữa ăn : dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh; các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- Tóm tắt nội dung hoạt động 1.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
- Đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình. 
- Nhận xét và tóm tắt những ý HS vừa trình bày.
- Hướng dẫn HS cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn thức ăn. Bổ sung cho HS : khi cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được nay kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS quan sát, đọc và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS nêu.
Quan sát và lắng nghe.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS liên hệ thực tế để so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong sách.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày tháng năm 2013
BGH kí duyệt
Đinh Thị Anh Đào
TUẦN 11
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số bát đũa và dụng cụ , nước rửa bát.
- Tranh, ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát đũa sau bữa ăn.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1 : Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Đặt các câu hỏi yêu cầu HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình. 
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 SGK đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK.
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK; lưu ý HS một số điểm quan trọng.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS nêu.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS mô tả.
Quan sát, đọc và trả lời.
Lắng nghe.
Lắng nghe về nhà thực hiện.
HS trả lời câu hỏi.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày 1 tháng 11 năm 2013
Kí duyệt
Đinh Thị Anh Đào
TUẦN : 12, 13, 14
	 CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN (3 tiết)
I. MỤC TIÊU :
	HS cần phải :
- Làm được một số sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số sản phẩm khâu, thêu đã học.
- Tranh, ảnh của các bài đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương 1.
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung HS vừa nêu.
b. Hoạt động 2 : HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành 
- Nêu mục đích, yêu cầu làm sản phẩm tự chọn :
+ Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, nấu ăn đã học.
+ Nếu chọn sản phẩm về nấu ăn, mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm; nếu là sản phẩm khâu, thêu, mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm.
- Chia nhóm và phân công vị trí làm việc của các nhóm.
- Tổ chức cho HS thảo luận để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
- Ghi tên sản phẩm các nhóm đã chọn và kết luận hoạt động 2.
HS lắng nghe.
HS nhắc lại cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn. 
Lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS lên thực hiện.
HS chia nhóm.
HS thảo luận.
Các nhóm HS trình bày sản phẩm tự chọn và những dự định công việc sẽ tiến hành.
HS lắng nghe.
TIẾT 2, 3
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
c. Hoạt động 3 : HS thực hành làm sản phẩm tự chọn
- GV kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia vị trí các nhóm thực hành.
- Quan sát, uốn nắn.
d. Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả thực hành 
- Tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý đánh giá trong SGK.
- Nhận xét, đánh giá kết quả.
HS thực hành nội dung tự chọn.
HS báo cáo kết quả đánh giá.
Lắng nghe.
4. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS đọc trước bài “Lợi ích của việc nuôi gà”.
TUẦN :15
	 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ	 
I. MỤC TIÊU :
	HS cần phải :
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà.
- Phiếu đánh học tập.
- Bảng phụ; phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà.
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách ghi kết quả thảo luận.
- Hướng dẫn HS đọc SGK và quan sát hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm; nêu thời gian thảo luận.
- Quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV bổ sung, giải thích, minh hoạ thêm một số lợi ích của việc nuôi gà.
b. Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
- Nhắc nhở HS đọc trước bài “Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta”.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS đọc, quan sát tranh và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng điều khiển, thư kí ghi chép lại ý kiến của các bạn.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
HS trả lời câu hỏi.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
TUẦN 16
	 MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU :
	HS cần phải :
- Kể tên được một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- Có ý thức nuôi gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng của một số giống gà tốt.
- Phiếu học tập hoặc câu hỏi thảo luận
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương
- GV nêu : Hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào có thể kể tên những giống gà mà em biết ?
- Ghi tên các giống gà lên bảng theo 3 nhóm : gà nội, gà nhập nội, gà lai.
- GV kết luận hoạt động 1 : Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác Có những giống gà nhập nội như gà Tam Hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt-ri,
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gàđược nuôi nhiều ở nước ta
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm : các nhóm thảo luận để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập. Phát phiếu học tập cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm các thông tin : đọc kĩ nội dung, quan sát hình trong SGK và nhớ lại những giống gà đang được nuôi ở địa phương.
- Phát giấy để HS ghi kết quả hoạt động nhóm.
- Nhận xét.
- Tóm tắt đặc điểm hình dạng và ưu, nhược điểm chủ yếu của từng giống gà theo nội dung SGK.
- Kết luận nội dung bài học.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS kể tên các giống gà.
Lắng nghe.
Các nhóm nhận phiếu học tập.
Chia nhóm 4 – 5 để thảo luận, nhóm trưởng điều khiển, thư ký ghi chép.
HS quan sát hình, đọc và thực hiện theo yêu cầu.
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động nhóm.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
TUẦN 17, 18
THỨC ĂN NUÔI GÀ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU HS biết :
- Liệt kê được tên một số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh minh hoa một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
- Một số mẫu thức ăn nuôi gà (luau, ngô, tấm, đỗ tương, vừng, thức ăn hỗn hợp)
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc mục 1 SGK và đặt câu hỏi : Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển ?
+ Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu ?
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà.
- Giải thích, minh hoạ tác dụng của thức ăn.
- Kết luận hoạt động 1.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà.
- GV ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu lên bảng.
- Nhắc lại tên các thức ăn nuôi gà.
c. Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi : Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn.
- Nhận xét, tóm tắt vàbổ sung ý trả lời của HS.
- Giới thiệu phiếu học tập cho HS. Chia nhóm và phân công nhiệm vụ, vị trí thảo luận cho các nhóm.
- Nhận xét; tóm tắt, giải thích, minh hoạ tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.
HS lắng nghe.
HS đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS trả lời theo gợi ý của GV.
HS nêu.
Lắng nghe.
HS quan sát hình 1 SGK để trả lời.
Lắng nghe.
HS đọc và trả lời câu hỏi theo sự chỉ định của GV.
Lắng nghe.
HS thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.
Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
HS khác nhận xét và bổ sung.
Lắng nghe.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
c. Hoạt động 4 : Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp
- Nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.
- Theo dõi, nhận xét.
- Tóm tắt tác dụng, cách sử dụng từng loại thức ăn theo nội dung trong SGK.
- Nêu khái niệm và tác dụng của thức ăn hỗn hợp.
- Kết luận hoạt động 4.
d. Hoạt động 5 : Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Lần lượt các nhóm còn lại lên trình bày kết quả thảo luận.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS làm bài tập.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày 13 tháng 12 năm 2013
Kí duyệt
Đinh Thị Anh Đà
TUẦN 19 
	NUÔI DƯỠNG GÀ 
I. MỤC TIÊU :
	HS cần phải :
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, uống.
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình ảnh minh học cho bài học theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà
- GV nêu khái niệm : Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng. Cho một số ví dụ về công việc nuôi dưỡng trong thực tế chăn nuôi gà ở gia đình.
- Hướng dẫn HS đọc mục 1 SGK, đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Tóm tắt nội dung chính hoạt động 1.
b. Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách cho gà ăn uống
* Cách cho gà ăn : 
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a SGK và đặt câu hỏi để HS nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng.
- Gợi ý cho HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi mục 2a SGK.
- GV nhận xét và giải thích.
- Tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung SGK.
* Cách cho gà uống : 
- Gợi ý cho HS nhớ lại và nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật.
 - GV nhận xét và giải thích : Nước là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước mà cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống. Nước còn có tác dụng thải các chất thừa, chất độc hại trong cơ thể. Động vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau.
- Đặt câu hỏi để HS nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2b và đặt câu hỏi để HS nêu cách cho gà uống.
- Nhận xét và nêu tóm tắt cách cho gà uống nước theo SGK.
- Kết luận hoạt động 2.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
Lắng nghe.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Lắng nghe.
HS đọc và nêu.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS báo cáo kết quả thực hành.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS suy nghĩ và trả lời.
Lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS làm bài tập.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày 3 tháng 1 năm 2014
Kí duyệt
Đinh Thị Anh Đào
TUẦN 20
	CHĂM SÓC GÀ 
I. MỤC TIÊU HS biết:
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II. ĐỒ DÙNG:
- Hình ảnh minh học cho bài học trong SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- GV nêu khái niệm : Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác nhau như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa,để giúp gà không bị rét hoặc nắng nóng. Tất cả các công việc đó được gọi là chăm sóc gà.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK, đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính hoạt động 1.
b. Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách chăm sóc gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a SGK và đặt câu hỏi để HS nêu các công việc chăm sóc gà.
* Sưởi ấm cho gà :
- Gợi ý cho HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật.
 - GV nhận xét và giải thích.
- Đặt câu hỏi để HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con, nhất là gà không có mẹ.
- Nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở như dùng chụp sưởi (H1-SGK) hoặc sưởi bằng bóng đèn điện. Nếu không có điện có thể sưởi ấm không khí quanh chuồng bằng cách đốt than hoặc bếp củi
* Chống nóng, rét, phòng ẩm cho gà: 
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2b SGK; đặt câu hỏi để HS nêu cách chống nóng, rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung trong SGK.
- GV nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà theo nội dung SGK.
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà ở gia đình hoặc địa phương. 
* Phòng ngộ độc thức ăn cho gà :
- Hướng dẫn HS đọc mục 2c và quan sát hình 2 SGK.; đặt câu hỏi để HS nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn.
- Nhận xét và nêu tóm tắt cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà theo nội dung SGK.
- Kết luận hoạt động 2.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
Lắng nghe.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS đọc và nêu.
HS suy nghĩ và trả lời.
Lắng nghe.
HS suy nghĩ và trả lời.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS đọc và nêu.
Lắng nghe.
HS trả lời câu hỏi.
HS đọc, quan sát và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS làm bài tập.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày 10 tháng 1 năm 2014
Kí duyệt
Đinh Thị Anh Đào
TUẦN 21:
	 VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ 
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tranh ảnh minh học cho bài học trong SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK, đặt câu hỏi gợi ý để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Nhận xét và tóm tắt : Vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng nuôi; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
- Nêu vấn đề : Những công việc trên được gọi chung là công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Vây, thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà ?
- Gọi một số HS trả lời.
- Tóm tắt những ý trả lời của HS và nêu khái niệm.
- Đặt câu hỏi vàgợi ý để HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chình hoạt động 1.
b. Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
* Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống :
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2a SGK và đặt câu hỏi để HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống của gà.
- Nhận xét và giải thích – minh hoạ một số ý.
- Tóm tắt nội dung cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống.
* Vệ sinh chuồng nuôi :
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà.
- Gợi ý cho HS nhớ lại và nêu và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật. Từ đó yêu cầu HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi.
- GV nêu vấn đề : Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào ?
- Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội dung SGK.
* Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà: 
- Giải thích để HS hiểu thế nào là dịch bệnh.
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 SGK để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
c. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập 
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài SGK để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Nêu đáp án của bài tập.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS lắng nghe.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS trả lời theo cách của mình.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
Nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh.
HS đọc và nêu.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
Nhắc lại.
HS suy nghĩ và nêu.
HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Lắng nghe.
HS đọc, quan sát và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
HS làm bài tập.
Đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá.
HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
Ngày 17 tháng 1 năm 2014
Kí duyệt
Đinh Thị Anh Đào
TUẦN 22, 23
	LẮP XE CẦN CẨU (2 tiết)
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- Nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế
II. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó.
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
* Hướng dẫn chọn các chi tiết :
- GV cùng HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
* Lắp từng bộ phận :
- Lắp giá đỡ cẩu (H.2-SGK) :
+ GV nêu câu hỏi : Để lắp giá đỡ cẩu các em phải chọn những chi tiết nào ?
+ Yêu cầu HS quan sát H2 – SGK, gọi HS trả lời và lên bảng chọn các ch

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A.KĨ THUẬT5.doc