Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thủy

TOÁN (tiết 127)

CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU. Giúp HS:

- Biết thực hiện phép chia thời gian cho 1 số.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.

II. ĐỒ DÙNG

III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

35’

(15’)

(20’)

2’

 a. Bài cũ:

b.Bài mới

1.Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số

- GV cho HS đọc và nêu phương thức tương ứng.

- GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia, HS nêu cách làm. GV chốt ý.

- GV nêu ví dụ 2. HS nêu phép chia tương ứng.

- GV cho 1 HS đặt tính và thực hiện phép chia trên bảng.

- GV cho HS thảo luận, nhận xét, nêu ý kiến.

- Cần đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút và chia tiếp , GV nhận xét.

- GV cho HS nêu nhận xét.

2. Luyện tập

Bài tập 1: HS nêu yêu cầu của bài tập 1.

- HS làm bài, 1 HS lên bảng. HS và GV nhận xét.

* Củng cố: Cách chia.

Bài 2: HS tiến hành tương tự.

- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* c2- d2: HS nêu lại cách chia.

- d2: HS yếu làm lại bài tập 2. 1. Thực hiện phép chia số đo thời gian cho 1 số.

* ví dụ 1: 42phút 30 giây : 3

42 phút 30 giây 3

12 30 giây

 0 14phút 10 giây

* ví dụ 2: 7 giờ 40 phút : 4 = ?

 7 giờ 40 phút 4

3 giờ = 180 phút

 220phút 1 giờ 55 phút

 20

 0

2. Luyện tập.

Bài 1.

Bài2.

 

doc 21 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kịch, GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện các nhóm nối tiếp nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị nhất.
Bài 3: 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 3, GV nhắc nhở HS.
- HS mỗi nhóm tự phân vai, thi đọc lại màn kịch.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc kịch hay nhất.
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học. dặn HS viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình, học và chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
Đọc thầm lại toàn bộ nội dung bài và tên màn kịch “Giữ nghiêm phép nước”.
Bài 2:
Viết tiếp các lời đối thoại cần dựa vào các gợi ý để hoàn chỉnh màn kịch và chú ý tính cách của các nhân vật
Bài 3:
- Đọc phân vai 
- Diễn thử màn kịch.
ĐẠO ĐỨC (tiết 26+27)
EM YÊU HÒA BÌNH
I. MỤC TIÊU. Học xong bài này HS biết:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bìnhtrong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- HS khá, giỏi : Biết được ý nghĩa của hoà bình. biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II. ĐỒ DÙNG - Tranh ảnh và cuộc sống của trẻ em ở những nơi có chiến tranh.
- Tranh ảnh các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới.
- Giấy khổ to, bút màu, thẻ màu.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
I. Tiết 1.
* Hát bài “ Trái đất này ”.
? Bài hát nói lên điều gì.? Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình chúng ta cần phải làm gì.
- GV giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
? Em thấy những gì trong các bức ảnh đó.
- HS đọc các thông tin trang 37, 38 và thảo luận cặp đôi 3 câu hỏi trong sgk.
- Các nhóm thảo luận.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học  vì vậy chúng ta cần bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
2. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
- GV lần lượt đọc ý kiến trong bài tập 1.
- Sau mỗi ý kiến GV hướng dẫn hs bày tỏ thái độ bắng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời 1 số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng, các ý kiến b, c, là sai. trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các phong trào bảo vệ hoà bình.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập.
- HS làm bài cá nhân và trao đổi với bạn bên cạnh.
- 1 số HS trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung. g kết luận.
4. Hoạt động 4: Làm bài tập 3. 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận. khuyến khích hs tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-HS đọc phần ghi nhớ.
* c2- d2: Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề “ Em yêu hoà bình”.
II. Tiết 2.(dạy tuần 27)
1. Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm.
- HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo về hoà bình, chống chiến tranh.
- GV nhận xét và giới thiệu thêm các tranh, ảnh rồi kết luận.
* Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
2. Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “ cây hoà bình”ra giấy khổ to.
- Rễ cây là các hoạtđộng bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong các hoạt động hàng ngày.
- Hoa, quả, lá là những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại.
- Các nhóm vẽ tranh.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.
- GV nhận xét và kết luận “ Hoà bình mang lại ấm no, hạnh phúc ”.
3. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề “ Em yêu hoà bình”.
- HS trưng bày tranh vẽ của mình về chủ đề hoà bình.
- Cả lớp xem tranh và nêu câu hỏi về nội dung của bức tranh.
- HS trình bày các bài thơ về hoà bình.
- GV nhận xét, kết luận, nhắc nhở hs tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
I. Tiết 1.
1. Tìm hiểu thông tin.
- Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học  vì vậy chúng ta cần bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
2. Ghi nhớ.
3. Thực hành.
* Bài tập 1trong sgk
- các ý kiến đúng :(a), (d) 
- các ý kiến sai: (b), (c)
( nên làm theo các hành động như trong ý (b), (c))
II. Tiết 2.(TUẦN 27)
- Góc tranh : trưng bày toàn bộ tranh đã vẽ ở nhà và gt: bức tranh đẹp có ý tưởng hay .
- Góc hình ảnh: trưng bày tranh ảnh sưu tầm được và tg về 1 số hình ảnh yêu hoà bình .
- Góc báo chí:trưng bày những bài báo đã sưu tầm được và tg: đọc cho cả lớp nghe 1 bài .
- Góc âm nhạc có bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài hát đã sưu tầm được .
- Đấu tranh chống chiến tranh.
- Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè.
- Giao lưu với các bạn bè thế giới.
- Biết đối thoại để cùng làm việc .
- Gửi quà ủng hộ trẻ em vùng có chiến tranh .......
- Trẻ em được đi học, có cuộc sống đầy đủ, mọi gia đình được ấm no , mọi đất nước được phát triển, ........
KHOA HỌC (tiết 51)
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU. Sau bài học HS : 
– Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận chính của nhị, nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. ĐỒ DÙNG. Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
A. Giới thiệu bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1. hình2 trang 104 sách giáo khoa. gọi 1 vài sh chỉ vào hình và nói cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây hoa phượng.
- GV có thể yêu cầu HS nói tên các cơ quan sinh sản ở một số cây hoa khác. sau đó GV giới thiệu hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
1. Hoạt động 1: Quan sát ( HS phân biệt được nhị hay 
nhuỵ, hoa đực hay hoa cái ).
? Hãy chỉ nhị ( nhị đực ) và nhuỵ ( nhị cái ) của hoa râm bụt, hoa sen trong hình 34.
? Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái.
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
2 Hoạt động 2: Thực hành với vật thật.
- HS làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện những nhiệm vụ sau:
? Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhuỵ.
? Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được,hoa nào có cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- Các nhóm lần lượt trưng bày kết quả.
- GV kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa, cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
3. Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở loài hoa lưỡng tính.
- Mục tiêu: HS nói được các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
* Bước 1: HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 sgk và đọc ghi chú và tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phân nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
- Gọi 1 số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
c. c2- d2: HS đọc ghi nhớ.
- d2: Học bài chuẩn, bị bài sau.
1.Nhị, nhuỵ, nói tên các bộ phận chính của nhị, nhuỵ.
- Hình 5a: hoa mướp đực
- Hình 5b : hoa mướp cái
- Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa, cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
2. Thực hành với vật thật.
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái)
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2016
TOÁN (tiết 128)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU Giúp HS:
- Biết nhân và chia số đo thời gian.
- Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế..
II. ĐỒ DÙNG.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
4’
35’
1’
a. Bài cũ.
- HS chữa bài 2.GV nhận xét, ghi điểm.
b. Bài mới.
- GV hướng dẫn HS làm bài và trình bày bài.
Bài 1: HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng.
- HS trao đổi bài kiểm tra, GV và HS nhận xét.
* Củng cố: Thực hiện nhân, chia số đo thời gian.
Bài 2: Tiến hành tương tự.
* Củng cố: Thực hiện tính giá trị biểu thức với số đo thời gian.
Bài 3: Tiến hành tương tự.
* Củng cố: Giải toán với số đo thời gian.
- GV hướng dẫn HS cách giải khác
Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV nhận xét.
c. c2- d2: GV nhận xét giờ.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau. 
Bài 1:
a. 3giờ 14 phút x 3 = 9 giờ 42 phút 
b. 36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây. 
Bài 2:
a. ( 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3 = 5 giờ 65 phút x 3 = 15 giờ 195 phút 
= 18 giờ 15phút 
b. 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3 = = 3 giờ 40 phút + 6 giờ 75 phút 
= 9giờ 115 phút = 10 giờ 55 phút 
Bài 3:
- Tìm thời gian để làm 7 sản phẩm. 
- Tìm thời gian để làm 8 sản phẩm.
- Tìm thời gian để làm số sản phẩm trong cả 2 lần .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 47)
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU.
- Biết một số từ ngữ liên quan đến truyền thống dân tộc .
- Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : truyền thống gồm từ truyền ( trao lại,để lại cho người sau) và từ thống ( nối tiếp nhau không dứt) ; làm được các bài tập 1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG. - Bảng phụ( THDC 2003), từ điển.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
3’
35’
a. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại mục đích nội dung cần ghi nhớ ở tiết trước.
b. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: 1 HS đọc nội dung bài tập 2, HS giúp HS hiểu nghĩa của từ ngữ.
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- GV dán lên bảng tờ phiếu kẻ bảng phân loại.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài cá nhân.
- 1 vài HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt ý.
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS ghi nhớ để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc.
Bài 2:
- Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
- Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết: truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng, truyền thanh 
- Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu, truyền nhiễm , truyền bệnh .
Bài 3:
- Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé Làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
- Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nằm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng
LỊCH SỬ (tiết 26)
CHIẾN THẮNG “ ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. MỤC TIÊU. Học xong bài này HS biết:
- Biết cuối năm 1972 đế quốc Mĩ đã dùng máy bay B52 ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ Điện Biên Phủ trên không”.
II. ĐỒ DÙNG 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, phổ biến nhiệm vụ bài học.
- Giới thiệu bài và phổ biến nội dung bài học.
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- GV cho HS đọc sgk, ghi kết quả vào vở bài tập, tổ chức thảo luận và trình bày ý kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng náy bay B52 đánh phá Hà Nội.
- Cho HS quan sát hình trong sgk, sau đó GV nói về máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội.
3. Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4.
- HS dựa vào sgk, kể lại trận chiến đấu đêm 26 / 12 /1972 trên bầu trời Hà Nội và gợi ý: số lượng máy bay Mĩ, tinh thần chiến đấu kiên cường của các lực lượng phòng không của ta. sự thất bại của Mĩ.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi ? Tại sao gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”.
- HS đọc SGK và thảo luận.
- Ôn lại chiến thắng Điện Biên Phủ ( tháng 5/ 1954 ) và ý nghĩa của nó.
? Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được kết quả gì.
? Ý nghĩa của chiến thắng “ Điện Biên phủ trên không”.
5. Hoạt động 5: Làm việc cả lớp.
- GV nêu rõ những nội dung cần nắm. nhấn mạnh ý nghĩa của chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”.
- HS sưu tầm và kể về tinh thần chiến đấu của quân, dân Hà Nội trong 12 ngày đêm đánh trả B52 của Mĩ.
6. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
1.Âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội.
2. Diễn biến.
- Cuộc chiến bắt đầu vào khoảng20giờ ngày 18/12/1972, kéo dài 12 ngày đêm kết thúc ngày 30/12/1972 
- Mỹ dùng máy bay hiện đại nhất B52, ồ ạt ném bom Hà Nội và các vùng lân cận, bệnh viện, trường học 
- Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay b52, ném bom trúng 100 địa điểm ở Hà Nội nhất là ở phố Khâm Thiên . ta bắn rơi 18 mám bay và bắt sống nhiều phi công .
- Cuộc tập kích bằng máy bay của Mỹ bị đập tan. chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".
 3. Ý nghĩa.
- Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mỹ thiệt hại nặng nề.
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2016
TOÁN (tiết 129)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU. Giúp HS : Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II. ĐỒ DÙNG.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
4’
35’
2’
a. Bài cũ.
- HS chữa bài tập 2, GV nhận xét ghi điểm.
b. Bài mới.
- HS tự làm các bài tập, GV giúp đỡ HS yếu, củng cố kiến thức.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài. 2 HS lên bảng.
- HS và GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
* Củng cố: Cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
Bài 2: Tiến hành tương tự.
Bài 3: HS tự giải sau đó đổi chéo bài để kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở, GV nhận xét và chấm 1 số bài.
* Củng cố: Cách vận dung để giải các bài tập trong thực tế.
c. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1
a. 17giờ 53 phút + 4giờ 15phút = 21 giờ 68 phút .= 22giờ 8 phút 
b. 45ngày 23 giờ – 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 5 giờ 
Bài 2:
a. (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3 = 15 giờ 135 phút 
= 17giờ 15 phút 
b. 5 giờ20 phút +7 giờ 40 phút :2
= 5 giờ 20 phút +3 giờ 50phút
= 8giờ 70 phút = 9 giờ 10 phút 
Bài 3: 
- ý đúng : b 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 48)
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU 
I. MỤC TIÊU - Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1;
- Thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT 2; 
- Bước đầu viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT 3.
II. ĐỒ DÙNG.- 2 bảng phụ ( THDC 2003).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
3’
35’
2’
a. Bài cũ.
- HS làm lại bài tập 2, 3 tiết luyện từ và câu trước.
b. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS đánh số thứ tự các câu văn, điền từ lại đoạn văn, làm bài.
- GV dán tờ phiếu đã viết sẵn đoạn văn, mời 1 HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: 1 HS đọc to nội dung bài tập 2.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập 2.
- HS đánh số thứ tự các câu văn, điền từ lại 2 đoạn văn, làm bài.
- GV phát bút dạ và phiếu khổ to cho 2 hs.
* TH yêu cầu 1: HS phát biểu ý kiến, nói một số câu trong 2 đoạn văn, từ ngữ lặp lại.
- GV dán 1 tờ phiếu lên bảng lớp, mời 1 hs lên bảng đánh số các câu văn, gạch dưới các từ ngữ lặp lại bằng phấn màu. GV kết luận.
* TH yêu cầu 2: GV mời 2 HS làm bài ở phiếu dán trên bảng lớp trình bày những phương án thay thế các từ ngữ lặp lại.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý.
3 c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: Những HS viết đoạn văn ở bài tập 3 chưa tốt về nhà hoàn chỉnh viết lại.
- Lớp về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Bài1:
- Các từ dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương: trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
- Dùng các từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Bài 2:
- Các từ thay thế: Người thiếu nữ họ Triệu, nàng, nàng, người con gái vùng núi Quan Yên.
KỂ CHUYỆN (tiết 24)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU.
1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể bằng lời kể của mình một câu chuyện đã được nghe, đã được đọc về truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG. - HS: Truyện đọc lớp 5.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
4’
35’
(10’)
(25’)
2’
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS nối tiếp nhau kể chuyện “ Vì muôn dân”. Trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
b. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đầu bài.
- 1 HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề bài.
- 4HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4, trong sgk.
- GV nhắc HS kể những câu chuyện các em đã được nghe, đựoc đọc ở ngoài nhà trường.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs ở nhà.
- HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu của bài, giới thiệu câu chuyện các em sẽ kể.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm: Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe.
- Sau mỗi câu chuyện, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn.
- Thi kể chuyện trước lớp: mỗi nhóm cử đại diện thi kể trước lớp, mỗi em kể xong có thể nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của các bạn về chi tiết, nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho mọi người nghe, chuẩn bị bài sau.
1. Đề bài.
 Em hãy kể câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc .
2. Thực hành kể chuyện.
- Kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp.
KHOA HỌC (tiết 52)
SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU. Sau bài này HS biết:
- Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
II. ĐỒ DÙNG. - Thông tin trang 106, 107 trong sgk, sưu tầm hoa thật.
- Sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK 
* Bước 1:HS làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu hs đọc thông tin trang 106 sgk và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
* Bước 2: Làm việc tập thể.
- Đại diện 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp, 1 số hs khác nhận xét, bổ sung, gv giảng lại.
* Bước 3: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trang 106 SGK.
- Tiếp theo gọi 1 số HS chữa bài tập.
2. Hoạt động 2: Trò chơi “ Ghép chữ vào hình”.
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh của thực vật có hoa.
- HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm.
- GV phát cho các nhóm sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ từ.
- HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp thẻ từ.
- HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm xong thì gắn bài của nhóm mình lên bảng.
* ;Làm việc cả lớp.
- HS báo cáo kết quả. GV nhận xét chốt ý.
3. Hoạt động 3: Thảo luận 
- Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 sgk.
? Kể tên một số loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số loại hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết.
? Bạn có nhận xét gì về màu sắc, hương thơm của loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng và thụ phấn nhờ gió.
* Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 sgk và các hoa thật hoặc tranh ảnh các loại hoa đã sưu tầm, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, góp ý.
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
1.Sự thụ tinh,sự thụ phấn, sự hình thành hạt và quả.
- Đáp án :1- a; 2 - b; 3 - b; 4- a; 5 - b.
2. Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Tên cây
ĐỊA LÍ (tiết 26)
CHÂU PHI (tiếp )
I. MỤC TIÊU. Học xong bài này HS biết:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
II. ĐỒ DÙNG. - Bản đồ kinh tế châu Phi.
- Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
3. Dân cư châu Phi.( 15p)
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 3 sgk.
4. Hoạt động kinh tế.(10p)
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
? Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với những châu lục đã học.
? Đời sống của người dân châu Phi có những khó khăn gì. Vì sao?.
? Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
5. Ai Cập.(15p)
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 5 trong sgk..
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Phi treo tường, dòng sông Nin, vị trí địa lí, giới hạn Ai Cập.
- Kết luận 
* Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: HS về nhà học và chuẩn bị bài sau.
3. Dân cư châu Phi.
- Năm 2004 có 884 triệu người chưa bằng 1/5 số người châu Á .
- Người châu Phi có nước da đen, tóc xoăn; quần áo sặc sỡ
- Người dân châu Phi sinh sống chủ yếu vùng ven biển, thung lũng sông, bồn địa
4. Hoạt động kinh tế.
- Kinh tế chậm phát triển.
- Tập trung khai thác 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan26.doc