Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thủy

TOÁN (tiết 122)

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU - Giúp HS biết :

- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào .

- Đổi đơn vị đo thời gian

II. ĐỒ DÙNG. - Bảng đơn vị đo thời gian phóng to.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

15

(7’)

8’

25’

1’’ 1. Ôn tập lại các đơn vị đo thời gian.

a. Các đơn vị đo thời gian.

- HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.

- GV cho HS nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian.

- Ví dụ: 1 thế kỉ = ? năm, 1 năm = ? tháng.

* Chú ý: Riêng về số ngày trong 1 năm, GV cho HS nhớ lại kiến thức cũ và giải thích. năm không nhuận có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có 1 năm nhuận. sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.

- GV chốt ý: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?Các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào?.

- HS trả lời, GV cho HS khác nhận xét đặc điểm của năm nhuận và kết luận: số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.

- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày trong mỗi tháng.

- GV có thể nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào nắm tay.

- GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác.

- Ví dụ: 1 ngày có bao nhiêu giờ, 1 giờ có bao nhiêu phút.

- HS trả lời , gv ghi trực tiếp lên bảng tl bảng ( như sgk ).

b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.

- GV cho hs đổi các đơn vị đo thời gian.

* Đổi từ năm ra tháng.

* Đổi từ phút ra giờ.

* Đổi từ giờ ra phút.

2. Luyện tập.

Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử

* Chú ý: Xe đạp khi mới phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước.

- Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ.

Bài 2: HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài chữa chung.

* Củng cố: Khái niệm đổi đơn vị đo thời gian.

Bài 3: GV cho HS tự làm, sau đó cả lớp thống nhất kết quả.

3. c2- d2: GV nhận xét giờ.

- d2: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

1 .Bảng đơn vị đo thời gian.

- 1 thế kỉ = 100 năm ;

- 1 năm = 12 tháng ;

- Năm nhuận có 366 ngày

- Những tháng có 31 ngày: 1,3,5,7,8 ,10, 12 ; tháng có 30 ngày 4,6,9, 11, tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày .

Ví dụ:

 5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng .

 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút .

2. Luyện tập:

Bài 1:

Ôn về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.

Bài 2:

3năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng .

 giờ = 60 phút x = 45 phút.

 

doc 17 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ví dụ: 1 thế kỉ = ? năm, 1 năm = ? tháng.
* Chú ý: Riêng về số ngày trong 1 năm, GV cho HS nhớ lại kiến thức cũ và giải thích. năm không nhuận có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có 1 năm nhuận. sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- GV chốt ý: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?Các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào?.
- HS trả lời, GV cho HS khác nhận xét đặc điểm của năm nhuận và kết luận: số chỉ năm nhuận chia hết cho 4.
- GV cho HS nhớ lại tên các tháng và số ngày trong mỗi tháng.
- GV có thể nêu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào nắm tay.
- GV cho HS nhớ và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác.
- Ví dụ: 1 ngày có bao nhiêu giờ, 1 giờ có bao nhiêu phút.
- HS trả lời , gv ghi trực tiếp lên bảng tl bảng ( như sgk ).
b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.
- GV cho hs đổi các đơn vị đo thời gian.
* Đổi từ năm ra tháng.
* Đổi từ phút ra giờ.
* Đổi từ giờ ra phút.
2. Luyện tập.
Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử
* Chú ý: Xe đạp khi mới phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước.
- Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ.
Bài 2: HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài chữa chung.
* Củng cố: Khái niệm đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 3: GV cho HS tự làm, sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
3. c2- d2: GV nhận xét giờ.
- d2: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
1 .Bảng đơn vị đo thời gian.
- 1 thế kỉ = 100 năm ; 
- 1 năm = 12 tháng ; 
- Năm nhuận có 366 ngày 
- Những tháng có 31 ngày: 1,3,5,7,8 ,10, 12 ; tháng có 30 ngày 4,6,9, 11, tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày .
Ví dụ:
 5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng .
 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút .
2. Luyện tập:
Bài 1:
Ôn về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử.
Bài 2:
3năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng .
giờ = 60 phút x = 45 phút.
TẬP ĐỌC (tiết 46)
CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU.
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ, giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài. hiểu ý nghĩa bài thơ. qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG : Tranh ảnh minh hoạ bài thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
4’
33’
(11’)
(11’)
(11’)
2’
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS đọc bài “ Phong cảnh đền Hùng” và trả lời câu hỏi.
b. Dạy bài mới.* Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
HĐ1. Hướng dẫn HS luyện đọc .
 - 1 hoặc 2 hs đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ “ cửa sông”.
- Từng cặp 6 HS nối nhau đọc 6 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. GV nhắc HS chú ý phát âm đúng những từ ngữ khó và giải nghĩa các từ khó.
“ Cần câu uốn cong lưỡi sóng”. GV kết hợp cho HS xem ảnh minh hoạ những ngọn sóng ( nếu có ).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài- HS đọc thầm, đọc lướt toàn bài, trả lời câu hỏi theo nhóm, báo cáo .
- HS và GV nhận xét, chốt ý.
? Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu ấy có gì hay?.
? Theo bài thơ cửa sông là một địa điểm dặc biệt như thế nào.
? Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về 
“ tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn.
? Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc.
- GV nhận xét, chốt ý.
? Ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung uống nước nhớ nguồn.
HĐ3. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 6 khổ thơ. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ hướng dẫn.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
3. c2- d2: HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
I. Luyên đọc.
II. Tìm hiểu bài
1. Cách giới thiệu cửa sông.
- Là cửa nhưng không then, khóa/ cũng không khép lại bao giờ
2. Cửa sông là một địa điểm đặc biệt.
- là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt đổ ra biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền
II.Ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. 
TẬP LÀM VĂN (tiết 45)
TẢ ĐỒ VẬT ( kiểm tra viết ).
I. MỤC TIÊU - HS viết được bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng đủ ba phần ( mở bài , thân bài, kết bài ) rõ ý thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc.
II. ĐỒ DÙNG : GV: đề bài; HS : vở kiểm tra.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
3’
7’
30’
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài.
- 1 HS đọc 5 đề bài trong sgk.
GV: Các em có thể viết theo 1 đề khác với đề bài trong tiết học trước. nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn.
- 2, 3 HS đọc lại dàn ý bài. 
3. HS làm bài.
4. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS về nhà đọc trước nội dung tiết tập làm văn sau.
Đề bài.
Đề 1.Tả quyển sách tiếng việt lớp 5 tập 2.
Đề 2. Tả chiếc đồng hồ báo thức.
Đề 3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
Đề 4. Tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc đối với em.
Đề 5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng mà em có dịp quan sát.
KHOA HỌC (tiết 49)
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU Sau bài học HS được ôn tập về:
- Các kiến thức phần “ Vật chất và năng lượng” và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần “ Vật chất và năng lượng”.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG. ( như sgk ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
a. Tiết 1.
1. Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của 1 số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi. HS chuẩn bị 1 bộ thẻ có ghi sẵn các chữ cái a, b, c, d.
- Quản trò đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 sgk.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng đánh dấu lại. nhóm nào có nhiều câu đúng, trả lời nhanh là thắng cuộc.
- 1: d, 2: b, 3: c, 4: b, 5: b; 6: c.
- Câu 7: GV tổ chức cho HS thi xem nhóm nào có tín hiệu trả lời trước thì được quyền trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
2. Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102SGK
? Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động.
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
b. Tiết 2.(Dạy thứ năm-6/3/2014)
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi kể tên các dụng cụ máy móc sử dụng điện”.
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
- GV tổ chức cho h chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 bảng phụ.
* Thực hiện: Mỗi nhóm cử 5, 7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1, khi gv hô “ bắt đầu” hs đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống.
- Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
* GV giúp HS : Lưu ý cách sử dụng dụng cụ , máy móc được dùng bằng điện.
c. c2- d2: HS nhắc lại những kiến thức cơ bản của tiết học.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau.
a. tiết 1.
1. Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- 1: d, 2: b, 3: c, 4: b, 5: b; 6: c.
- Điều kiện xảy ra sự biến đổi hóa học (câu7):
a. Nhiệt độ bình thường.
b. Nhiệt độ cao.
c. Nhiệt độ bình thường.
d. Nhiệt độ bình thường.
b. tiết 2.
Đáp án đúng: 
a. Năng lượng cơ bắp của người.
b. Năng lượng chất đốt từ xăng.
c. Năng lượng từ gió.
d. Năng lượng từ xăng.
e. Năng lượng từ nước.
g. Năng lượng chất đốt từ than đá.
h. Năng lượng từ mặt trời.
Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2016
TOÁN (tiết 123)
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU - Giúp HS: Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dung giải các bài toán đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG. bảng phụ ( THDC 2003)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
3’
35’
(15’)
(20’)
2’
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài 3 SGK. GV nhận xét, chốt ý.
b. dạy bài mới.
HĐ1. Tìm hiểu cách cộng số đo thời gian.
- GV nêu ví dụ trong SGK , HS nêu phép tính tương ứng.
- GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính. HS nêu lại cách tính.
a. Ví dụ 1:
 -1 HS lên bảng đặt tính và tính , dưới lớp làm nháp - GV quan sát giúp đỡ hs yếu 
- HS nêu cách thực hiện 
b. Ví dụ 2: - GV đưa ví dụ - HS trao đổi nhóm đôi để tìm cách thực hiện phép cộng và kết quả.
- HS nêu cách thực hiện - 1nhóm lên bảng thực hiện . Nhận xét . Kết luận 
- Đổi 83 giây = 1 phút 23 giây.
- 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
* Nhận xét: cần cộng số đo theo từng loại đơn vị.
- GV nêu bài toán, HS nêu phép tính tương ứng.
- GV: Dựa vào cách tính ở ví dụ 1 hãy đặt tính và tính.
? So sánh: 83 giây và 1 phút.
- HS đổi 83 giây ra phút.
- HS nêu nhận xét khi cộng số đo thời gian. GV nhận xét.
HĐ2. Luyện tập.
Bài 1: GV cho HS tự làm sau đó thống nhất kết quả.
* Củng cố: Cách đặt tính và đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 2: HS giải vào vở. GV nhận xét.
3. c2- d2: HS nêu lại cách cộng số đo thời gian.
- d2: HS yếu làm lại bài tập 2, chuẩn bị bài sau.
1. Cộng số đo thời gian.
a. Ví dụ 1:
 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút= ?.
 3 giờ 15 phút .
 + 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút
b. Ví dụ 2:
 22 phút 58 giây
 + 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
- đổi 83 giây = 1 phút 23 giây.
- 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
2. Cách làm.( như sgk)
3. Thực hành.
Bài 1.
Bài 2.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 45)
LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ.
I. MỤC TIÊU.
1. Hiểu và nhân biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu ; Hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
2. Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các bài tập ở mục III.
II. ĐỒ DÙNG Bảng lớp viết 2 câu văn ở bài tập 1.
- Bảng phụ.(THDC 2003)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
4’
34’
(15’)
(19’)
1’
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS làm lại bài tập 1, 2 tiết luyện từ và câu trước.
b. Dạy bài mới.* Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
HĐ1 . Hướng dẫn tìm hiểu phần nhận xét.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại lời giải.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, thử thay thế từ “đền” ở câu thứ 2 bằng 1 trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế.
- GV hướng dẫn: Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả 2 câu văn và thử xem 2 câu trên có còn ăn nhập với nhau không. so sánh với 2 câu vốn có để tìm nguyên nhân.
- GV mời 1 hs đọc 2 câu văn sau khi đã thay thế từ “ đền” ở câu 2 bằng câu từ : nhà, chùa, trường, lớp.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, phát biểu, gv kết luận.
HĐ2. Luyện tập.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn, suy nghĩ chọn tiếng thích hợp để cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- HS và GV nhận xét, chốt ý.
5. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS ghi nhớ kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau.
I.Nhận xét.
Bài 1:
- Nếu thay từ nhà thì 2 câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà
Bài 2:
- Nếu thay từ chùa thì 2 câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý. câu đầu nói về đền thượng, câu sau nói về chùa.
II. Ghi nhớ ( sgk).
III. luyện tập .
Bài 2:
- Từ điền theo thứ tự là: thuyền ,chợ, cá, tôm.
LỊCH SỬ (tiết 25)
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. MỤC TIÊU. Học xong bài này HS biết:
- Vào dịp tết Mậu Thân ( 1968 ) quân dân miền Nam tiến hành tổng tấn công nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào sứ quán Mĩ ở Sài Gòn
- Cuộc tổng tấn công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
II. ĐỒ DÙNG : Ảnh tư liệu về cuộc tổng tấn công nổi dậy tết Mậu Thân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập.
- GV giới thiệu tình hình nước ta trong những năm 1965 – 1968.
- GV nêu nhiệm vụ học tập của hs. 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân dân ta vào dịp tết Mậu Thân 1968.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận.
? Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ của quân dân ta.
? Những chi tiết nói lên sự tấn công đồng loạt của quân dân ta.
- HS trả lời, GV chốt ý.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở đại sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công
Hoạt động cả lớp.
? Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tấn công nổi dậy của quân, dân ta tết Mậu Thân 1968.
- HS báo cáo, GV nhận xét, chốt ý.
5. c2- d2: HS đọc ghi nhớ.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau.
1. Bất ngờ tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào cơ quan đầu não.
- Đồng loạt: diễn ra đồng thời ở nhiều nơi.
2. Bối cảnh chung.
3. Cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở đại sứ quán Mĩ tại Sài Gòn.
4 Ý nghĩa:
- Làm cho địch hoang mang lo sợ.
- Tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
Thứ năm ngày 4 tháng 3 năm 2016
TOÁN (tiết 124)
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN.
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng để giải các bài toán đơn giản
II. ĐỒ DÙNG. Bảng phụ (THDC 2003)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
4’
35
(15’)
(20’)
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài tập 2, GV nhận xét.
- Nêu cách cộng số đo thời gian.
b. Dạy bài mới.
HĐ 1.Thực hiện phép trừ số đo thời gian
- GV nêu ví dụ trong SGK , HS nêu phép tính tương ứng.
- GV: ? Em hãy dựa vào cách cộng số đo thời gian để tìm kết quả tương ứng của phép tính.
* Em hãy dựa vào cách cộng số đo thời gian để tìm kết quả tương ứng của phép tính
- 1 HS lên bảng làm . phía dưới làm nháp. HS và GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS đọc bài toán ví dụ 2.
- HS nêu phép tính tương ứng.
- 1 HS lên bảng đặt tính.
? HS nhận xét phép tính, nêu cách làm 
- HS làm, GV nhận xét.
- HS nhận xét bài, GV chốt ý.
* HS nêu cách trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét, chốt ý.
HĐ2.Luyện tập
Bài 1: HS tự làm bài sau đó thống nhất kết quả.
Bài 2: Hướng dẫn những HS yếu về cách đặt tính và tính.
- Chú ý: Phần đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 3: Tiến hành tương tự.
- GV nhận xét chốt ý.
c. c2- d2: HS nêu cách trừ số đo thời gian.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau.
1. Thực hiện phép trừ số đo thời gian.
 *Ví dụ 1: 15 giờ 55 phút – 13 giờ10 phút.
 15 giờ 55 phút
- 13 giờ 10 phút
 2 giờ 45 phút.
* ví dụ 2:
 3 phút 20 giây
- 2 phút 45 giây
- đổi 3 phút 20 giây = 
 = 2 phút 80 giây.
 2 phút 80 giây
- 2 phút 45 giây
 0 phút 35 giây.
* Nhận xét: Cần trừ số đo thời gian theo từng đơn vị.
- Trường hợp . liền kề.
2. Luyện tập.
Bài 1: 
Bài 2:
Bài 3:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (tiết 46)
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU.
1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay đổi từ ngữ.
2. Biết cách sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó .
II. ĐỒ DÙNG:Bảng phụ(THDC 2003)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
4’
33’
(15’)
(17’)
2’
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS làm lại bài tập 2, tiết luyện từ và câu trước.
b. Dạy bài mới . *Giới thiệu bài: 
- GV nêu nội dung, yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Tìm hiểu phần nhận xét.
Bài 1: 1HS đọc nội dung bài tập 1. ( đọc cả từ chú giải ).
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, GV nhắc HS chú ý đến từng câu văn. HS phát biểu, GV kết luận: đoạn văn có 6 câu, cả 6 câu đều nói vềTrần Quốc Tuấn/.
? Tìm những từ ngữ chỉ TQT trong câu trên.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, gạch dưới( trong vở bài tập ) những từ ngữ đều cùng chỉ TQT
- HS phát biểu, GV chốt ý.
Bài 2: 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại nội dung của bài tập 2, so sánh với đoạn văn ở bài tập 1, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 *Ghi nhớ: 2 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ trong sgk, cả lớp đọc thầm.
- 1, 2 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ của bài học.
HĐ2.Luyện tập:
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, đánh số thứ tự các câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 2 HS lên bảng.
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* GV: Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
Chốt ý.
5. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau.
I. Nhận xét.
Bài 1:
- Đoạn văn có 6 câu. cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn.
- Những từ đều chỉ Trần Quốc Tuấn:
Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, vị chủ tướng tài ba, Người.
Bài 2:
 Tuy nội dung hai đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn, tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng nên tránh được sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2.
II.Ghi nhớ.(sgk).
III. Luyện tập.
Bài1:
- Từ anh ( ở câu 2) thay cho Hai Long ( ở câu 1).
- Người liên lạc( câu 4 thay cho người đặt hộp thư ( câu 2).
- Từ anh ( câu 4 thay cho Hai Long ( câu 1).
- Đó ( câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V ( câu 4).
KỂ CHUYỆN (tiết 24)
VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC TIÊU.
1. Rèn kĩ năng nói: dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, hs kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “ Vì muôn dân”.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
2. Rèn kĩ năng nghe: nghe GV kể chuyện, nhớ câu chuyện.
- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG. - Tranh ảnh minh hoạ truyện đọc trong sgk.(THTV 1108)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
4’
32’
4’
a. Kiểm tra bài cũ.
- HS kể 1 việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
b. Dạy bài mới. giới thiệu bài, ghi đầu bài.
HĐ1. GV kể chuyện.
* Lần 1: GV kể HS nghe, kể xong GV giải nghĩa một số từ khó đã viết trên bảng lớp.
* Lần 2: GV kể, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
HĐ2.Hướng dẫn HS kể chuyện,trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
a. Kể chuyện trong nhóm.
- Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, kể xong, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* GV nhắc HS yêu cầu tối thiểu khi kể chuyện theo tranh:
- Kể được vắn tắt từng đoạn.
- Yêu cầu cao hơn: HS kể tương đối kĩ từng đoạn.
b. Thi kể chuyện trước lớp.
- GV mời 2, 3 tốp hs thi kể theo tranh phóng to treo trên bảng lớp.
- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn nhóm và cá nhận kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất.
4. c2- d2: HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- d2: HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện tuần 26.
Đề bài:
Kể chuyện “Vì muôn dân”
Ý nghĩa:
Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên mối đoàn kết chống giặc. từ đó, hs hiểu thêm một truyền thống tốt đẹp của dân tộc- truyền thống đoàn kết.
ĐỊALÍ (tiết 25)
 CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU. Học xong bài này HS:
- Mô tả sơ lược được trên bản đồ vị trí , giới hạn của châu Phi.
- Nêu được 1 số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu của châu Phi.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha- ra trên bản đồ ( lược đồ).
- HS khá, giỏi : Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất trên thế giới: Vì nằm ở trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
-Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. 
II. ĐỒ DÙNG. - Bản đồ tự nhiên châu Phi, quả địa cầu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp.
- HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong sgk, trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong sgk.
- HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Phi.
- GV chỉ trên quả địa cầu vị trí của châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy vị trí của châu Phi.
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong sgk.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- HS dựa vào SGK, lược đồ trả lời câu hỏi.
? Địa hình châu Phi có đặc điểm gì.
? Khí hậu châu Phi có dặc điểm gì khác với các châu lục đã học ?Vì sao.
- HS trình bày kết quả.
- HS chỉ trên bản đồ về các quang cảnh tự nhiên của châu phi.
- HS mô tả một số quang cảnh tự nhiên điển hình của châu phi.
- Sau khi HS trình bày, đặc điểm của hoang mạc và xa van, GV đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong 1 quang cảnh tự nhiên.
3. c2- d2: HS nêu ghi nhớ.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau.
1. Vị trí địa lí, giới hạn.
- Vị trí địa lí: châu Phi nằm cân xứng 2 bên đường xích đạo.
- Diện tích lớn thứ ba thế giới sau châu Á và châu Mĩ.
2. Đặc điểm tự nhiên.
- Địa hình cao, được coi như 1 cao nguyên khổng lồ.
- Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới.
- Quang cảnh tự nhiên.
- Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa van, hoang mạc.
 Hoang mạc.
Khí hậu Sông hồ ít. Thực vật, 
nóng khô nước động vật nghèo 
 nàn. 
 Xa van.
Khí hậu có TV chủ Nhiều động 
1 mùa mưa yếu là vật ăn cỏ
1 mùa khô cỏ
Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN (tiết 46)
TẬP VIÊT ĐOẠN ĐỐI THOẠI.
I. MỤC TIÊU - Dựa theo truyện thái sư trần thủ độvà những gợi ý của GV, biết viết tiếp các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp.
HS khá , giỏi: Biết phân vai, đọc lại màn kịch.
II. ĐỒ DÙNG. - Tranh minh hoạ bài đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
3’
20’
15’
2’
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: - 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện “ Thái sư Trần Thủ Độ”.
Bài 2:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung bài tập 2.
- GV nhắc HS: SGK đã cho sẵn các gợi ý, nhiệm vụ của cá

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc