Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thủy

TOÁN (tiết 112)

MÉT KHÔI

I. MỤC TIÊU.

- Giúp HS: Biết tên gọi , kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : mét khối.

- Nhận biết được mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3 .

II. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ về m3 và mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3.(thdc2003)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

17’

20’

3’ 1. Hình thành biểu tượng về m3 và mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3.

- GV giới thiệu các mô hình về m3 mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3. hs quan sát và nhận xét.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, nhận xét để rút ra mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3.

- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo, HS khác nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS.

2. Thực hành.

Bài 1: a. HS đọc, viết đúng đơn vị đo thể tích.

b. GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết các số đo. các hs khác tự làm bài, nhận xét. GV nhận xét, kết luận.

Bài 2: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích.

- HS tự làm bài trao đổi cặp đôi và nhận xét.

- GV yêu cầu 1 số HS lên bảng viết kết quả, GV nhận xét, chữa bài chung.

Bài 3: HS đọc nghiên cứu đề bài.

- GV yêu cầu HS nhận xét, sau khi xếp đầy ta được 2 lớp hình lập phương 1dm3.

- HS làm bài, nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

3. c2- d2: HS nhắc lại khái niệm về m3, nêu mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3. 1. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối và xăng ti mét khối.

- Mét khối kí hiệu là: m3

- Đề xi mét khối kí hiệu là: dm3

- Xăng ti mét khối kí hiệu là: cm3

- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.

2. Luyện tập.

Bài 1:

a. Mười lăm mét khối.

b. 7200m3

Bài 2:

1cm3 = 0,001dm3

5,216 m3 = 5216dm3

Bài 3:

Mỗi lớp có số hình lập phương dm3 là:

 5 5 = 15 (hình)

Số hình lập phương 1dm3 để xếp đầy hộp là:

15 2 = 30 (hình)

Đáp số: 30 hình

 

doc 20 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC TIÊU.
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh(theo gợi ý sgk).
II. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ, bút dạ và 1 vài tờ giấy khổ to.(THDC 2003)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
2’
15’
20’
3’
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động.
a. Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đầu bài và gợi ý trong sgk.
- Cả lớp đọc lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
- GV nhắc hs chú ý ( như sgk ).
- 1 số HS nối tiếp nhau nêu tên hoạt động các em lựa chọn để lập chương trình
- GVmở bảng phụ đã viết cấu trúc 3 phần của 1 chương trình hoạt động. 1 HS nhìn bảng đọc lại.
b. Lập chương trình hoạt động.
- HS lập cthđ vào vở hoặc vở bài tập, gv phát bút dạ cho 1 số hs.
- GV nhắc hs nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- 1 số HS đọc kết quả bài làm, những HS làm bài trên giấy trình bày, cả lớp và GV nhận xét từng chương trình hoạt động.
- GV giữ lại bài tốt nhất trên bảng, cả lớp và gv nhận xét, sửa chữa.
- Mỗi HS dựa theo những góp ý chung tự chỉnh sửa cthđ của mình.
-GV mời 1 hs đọc lại cthđ sau khi sửa chữa, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người lập được bản cthđ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc , tổ chức các hoạt động tập thể.
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: Học bài, xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Cấu trúc của chương trình hoạt động
 I. Mục đích.
 II. Phân công chuẩn bị. 1. bánh , kẹo 2. trang trí.
3. báo
 4. tiết mục văn nghệ.
 5. dọn lớp sau buổi lễ.
 III. Chương trình cụ thể.
1. Phát biểu chúc mừng.
2. Giới thiệu báo tường.
 3. Chương trình văn nghệ.
 4. Kết thúc: thầy chủ nhiệm phát biểu.
ĐẠO ĐỨC (tiết 23+24)
EM YÊU TỔ QUỐC EM
I. MỤC TIÊU.
- Học xong bài này HS biết: Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- (HS khá giỏi)Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG - Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
I.Tiết 1.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin ( trang 39 sgk ).
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu chuẩn bị giới thiệu 1 nội dung trong sgk. 
* Các nhóm chuẩn bị.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia HS thành nhóm và đề nghị các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
? Em biết thêm gì về đất nước việt nam.
? Em nghĩ gì về đất nước việt nam.
? Nước ta còn có những khó khăn gì.
? Chúng ta phải làm gì dể góp phần dựng xây dất nước.
* Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- GV kết luận: HS đọc ghi nhớ ( sgk ).
3. Hoạt động 3: Làm bài tập.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- 1 số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
* Hoạt động tiếp nối: sưu tầm các bài hát, bài thơ có liên quan đến chủ đề “ Đất nước, con người Việt Nam”.
- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
II. Tiết 2.( dạy tuần 24)
1. Hoạt động 1: Làm bài tập 1 sgk.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS .
- Từng nhóm thảo luận. đại diện các nhóm lên trình bày về 1 mốc thời gian hoặc 1 địa danh.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận 
2. Hoạt động 2: Đóng vai. ( bài tập 1 sgk ).
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thỉệu với du khách về 1 trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử.
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện 1 số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm giới thiệu tốt.
3. Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ ( bài tập 4 ).
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
- HS cả lớp xem tranh và trao đổi.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
- HS hát, đọc thơ về chủ đề “Em yêu tổ quốc Việt Nam”.
I . Tiết 1.
- Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. việt nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
- Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ quốc mình, tự hào mình là con người Việt Nam.
- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước.
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới
II. Tiết 2.
- Văn Miếu ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta, áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
- Đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch.
- Triển lãm nhỏ.
KHOA HỌC (tiết 45)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học này HS biết: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. 
II. ĐỒ DÙNG.- ( Hình trang 92, 93, sgk ).
- Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện.một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Thảo luận ( mục tiêu 1 ).
- GV cho HS cả lớp thảo luận. ? Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết. tiếp theo GV yêu cầu trả lời câu hỏi.
? Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu.
* GV: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
- GV có thể cho hs tìm thêm các loại nguồn điện khác (ắc quy, đi- na – mô ).
2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
( HS kể được ưu điểm của dòng điện và tìm được ví dụ về các máy móc, ứng với mỗi công dụng ).
* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: quan sát các vật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ dùng, máy móc dùng động cơ điện đã sưu tầm được.
? Kể tên của chúng. nêu nguồn điện chúng cần sử dụng.
? Nêu tác dụng của dòng điển trong các đồ dùng, máy móc đó.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu với cả lớp.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- Mục tiêu: HS nêu được những dẫn chứng về vai trò của điện trong các mặt của cuộc sống.
- GV chia lớp thành 2 đội tham gia chơi.
* Phương án 1: GV nêu các lĩnh vực, sinh hoạt hàng ngày, học tập, thông tin, giao thông - HS tìm các dụng cụ máy móc có sử dụng điện phục vụ cho mỗi lĩnh vực đó.
* Phương án 2: Tìm loại hoạt động và các dụng cụ phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ phương tiện không sử dụng điện tương ứng cùng thực hiện hoạt động đó.
- Đội nào tìm được nhiều ví dụ hơn trong cùng một thời gian đội đó thắng.
- Qua trò chơi GV cũng cho HS thảo luận để nhận thấy vai trò quan trọng cũng như những tiện lợi mà điện đã mang lại cho cuộc sống con người.
4. c2- d2: HS nhắc lại tác dụng của năng lượng điện. GV nhận xét giờ học.
- d2: học bài, chuẩn bị bài sau.
1. Kể tên một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng
- Năng lượng do pin, do nhà máy điện cung cấp.
2.Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện
- Đốt nóng, thắp sáng, chạy máy.
- Ti vi, máy bơm nước, máy tính.
3.Vai trò của điện trong các mặt của cuộc sống.
Thứ tư ngày 17 tháng 2 năm 2016
TOÁN (tiết 113)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS: biết đọc, viết các đơn vị đo m3, dm3 và cm3 và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- Biết đổi các đơn vị đo thể tích, so sánh các số đo thể tích.
II. ĐỒ DÙNG. Bảng phụ về m3 và mối quan hệ giữa m3, dm3 và cm3.(THDC 2003)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
3’
35
2’
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm về đơn vị đo m3, dm3 và cm3, mối liên hệ giữa các đơn vị đo.
2. Bài mới : Luyện tập
- Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: a. GV yêu cầu 1 số hs đọc các số đo, HS khác nhận xét, GV kết luận.
b. Gọi 4 HS lên bảng viết các số đo, yêu cầu HS khác tự làm bài và nhận xét bài.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở và đổi bài tự nhận xét.
- GV gọi 1 số HS nêu kết quả và đánh giá bài làm của HS.
Bài 3: Tổ chức thi giải bài tập nhanh giữa các nhóm.
- GV đánh giá kết quả bài làm theo nhóm ( nêu nhận xét và nêu kết quả ).
* c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS yếu làm lại bài tập 2, 3. chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Đọc các số đo.
- Năm mét khối
- Hai nghìn không trăm mười mét khối.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a.Đ b. S c. Đ d.S
Bài3 : So sánh các số sau.
913,232413m3= 913232413cm3
LUYỆN TỪ VÀ CÂU(tiết 41)
ÔN TẬP : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU.
- Ôn tập xác định các vế câu ghép và điền các vế câu để được câu ghép.
II. ĐỒ DÙNG.- Từ điển, bảng phụ.( THDC 2003)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
3’
35’
2’
a. Bài cũ.
- HS làm lại các bài tập 2, 3 ( phần luyện tập ) của tiết luyện từ và câu trước.
b. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.GV đưa bảng phụ các bài tập- yêu cầu HS đọc thầm và làm bài tập vào vở
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1, cả lớp theo dõi .
- HS làm việc cá nhân - HS và GV nhận xét, chốt ý.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu 1HS làm bài vào bảng phụ
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS trình bày bài làm, GV và HS nhận xét.
- HS đọc lại lời giải đúng.
GV và HS nhận xét, chốt ý,
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Bài1: Xác định các vế câu, cặp quan hệ từ nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây:
a )Không những nó học giỏi Toán mà nó còn học giỏi môn Tiếng Việt.
b)Không chỉ gió rét mà trời còn lấm tấm mưa. 
c)Gió biển không chỉ đem lại cảm giác mát mẻ cho con người mà nó còn là một liều thuốc quý giúp con người tăng cường sức khỏe.
2. Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép:
-Tuy bà tôi tuổi đã cao
-Mặc dù tiến gặp nhiều khó khăn
- Vì bão to 
- Do Lan học giỏi văn
- Nam không chỉ học giỏi.
LỊCH SỬ (tiết 23)
NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA.
I. MỤC TIÊU.
* Học xong bài này HS biết:
- Biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội : Tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công và tháng 4-1958 thì hoàn thành
- Biết những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: Góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở Miền Bắc, vũ khí cho bộ đội .
II. ĐỒ DÙNG.
- 1 số tranh ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Giới thiệu bài định hướng nhiệm vụ của bài.
2. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp đôi, HS đọc sgk, trả lời câu hỏi.
? Vì sao Đảng, chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội.
? Nêu tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại.
? Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, chúng ta phải làm gì.
? Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời sẽ có tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta.
3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4, sau đó cử đại diện trình bày theo các gợi ý sau: 
* Lễ khởi công ( thời gian, địa điểm, khung cảnh ).
* Lễ khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội.
* Đặt trong bối cảnh đất nước ta vào những năm sau hiệp định Giơ - ne – vơ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này.
4. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- GV cho HS tìm hiểu về những sản phẩm của nhà máy cơ khí Hà Nội và trả lời câu hỏi sau:
? Những sản phẩm do nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
? Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho nhà máy cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào.
5. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
1. Sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng xuất lao động thấp, đảng và chính phủ quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Tháng 12- 1955.
2. Những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Những máy phay, máy khoan, máy tiện ra đời.
-Nhà máy vinh dự được chín lần đón Bác Hồ về thăm.
Thứ năm ngày 18 tháng 2 năm 2016
TOÁN (tiết 114)
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT.
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật .
- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG.- Bộ đồ dùng dạy học toán lớp 5.( THTH 2038)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
15’
22’
3’
1. Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp hình hộp chữ nhật , HS quan sát.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để hs nhận xét, rút ra được quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật 
( đồng thời có được biểu tượng về thể tích của hình hộp chữ nhật ).
- HS giải 1 bài tập cụ thể về thể tích hình hộp chữ nhật ( có thể lấy 1 phần của bài tập 1 trong SGK ). HS nêu lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
2. Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật trên giấy nháp.
- Tất cả HS làm bài tập vào vở.
- GV gọi 3 HS đọc kết quả, HS khác nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khối gỗ, tự nhận xét.
- GV nêu câu hỏi: Muốn tính được thể tích khối gỗ ta có thể làm mhư thế nào?.
- HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 3: Vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải toán.
- GV yêu cầu HS quan sát bể nước trước và sau khi đã bỏ hòn đá vào và nhận xét.
- GV nhận xét các ý kiến của HS và kết luận: lượng nước dâng cao hơn so với khi chưa bỏ hòn đá vào bể. đó là thể tích của hòn đá.
- Từ đó GV yêu cầu HSnêu hướng giải bài tập và tự làm bài, nêu kết quả.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài tập.
* HS có thể giải bài toán theo các bước: 
- Thể tích nước trong bể.
- Tổng thể tích nước trong bể và thể tích hòn đá.
- Thể tích hòn đá.
3. c2- d2: HS nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, GV nhận xét tiết học.
- d2: chuẩn bị bài sau.
1. Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
* Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
Gọi V là thể tích ta có công thức:
V = a b c
( a,b,c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật)
2. Luyện tập.
Bài 1:
- Thể tích của hình hộp chữ nhật là.
5 4 9 = 180(m3)
- thể tích của hình hộp chữ nhật là.
1,5 1,1 0,5 = 0,825(m3)
Bài 2:
- Thể tích của hình hộp chữ nhật lớn là.
6 5 15 = 450(cm3)
- Cạnh của hình chữ nhật bé là:
12 - 6 = 6 (cm)
- Thể tích của hình hộp chữ nhật bé là.
6 5 8 = 240(cm3)
- Thể tích của hình đó là.
450 + 240 = 690(cm3).
 Đáp số: 690cm3..
LUYỆN TỪ VA CÂU (tiết 42)
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU.
1. Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
2. Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện người lái xe đãng trí( bt1); Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép ( bt2)
II. ĐỒ DÙNG - Bảng lớp, bút dạ, một số bảng nhóm( THDC 2002, 2003).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
2’
35’
3’
a. Bài cũ nêu quan hệ từ biểu thị sự tăng tiến.
b. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Phần luyện tập.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc hs chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
* Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.
* Phân tích cấu tạo của câu ghép đó.
- HS gạch dưới câu ghép theo yêu cầu, phân tích cấu tạo.
- HS phát biểu ý kiến, gv nhận xét.
? Tính khôi hài của câu chuyện thể hiện ở chỗ nào.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài.
- 3 HS lên bảng thi làm nhanh, cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
5. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến.
III. Luyện tập.
Bài 1:
Vế 1: bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái.
Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
Bài 2:
a. .....không chỉ.....mà...
b. không những ...... mà .....
c. không chỉ ..mà ....
KỂ CHUYỆN (tiết 21)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU.
1. Rèn kĩ năng nói: biết kể bằng lời kể của mình 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã đóng góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết trao đổi về nội dung câu chuyện. 
2. Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG.- Bảng phụ(THDC 2003). một số câu chuyện.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG 
5’
33’
a. Bài cũ.- HS nối tiếp kể lại câu chuyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng” và trả lời câu hỏi 3.
b. Bài mới.
1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- 1 HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
- GV giải nghĩa cụm từ: “ bảo vệ trật tự – an ninh”, hoạt động chống lại mọi sự sâm phạm quấy rối để giữ gìn yên ổn về chính trị, xã hội, giữ tình trạng có tổ chức, có kỉ luật.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, cả lớp theo dõi sgk.
- GV lưu ý HS : Chọn đúng câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe ai đó kể về những nhân vật đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an toàn. nêu và làm ví dụ trong SGK.
- GV kiểm tra HS đọc truyện ở nhà.
- 1 số HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình đã chọn, nói rõ câu chuyện kể về ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự an toàn của nhân vật, em đã nghe đã đọc truyện đó ở đâu.
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3 ( dàn ý bài kể chuyện ).
- HS viết nhanh dàn ý lên nháp.
* Kể chuyện theo nhóm: Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
* Thi kể chuyện trước lớp: HS xung phong thi kể chuyện hoặc các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp, gv dán tờ phiếu đã ghi tiêu chí đánh giá bài kể chuyện trên bảng.
- Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc đối thoại cùng GV và các bạn về chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất.
3. c2- d2: GV nhận xét tiết học.
- d2: Về nhà kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau. 
1.Đề bài:
Kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh. 
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện.
KHOA HỌC (tiết 46)
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học này HS biết: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn điện.
II. ĐỒ DÙNG như sách giáo viên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
I. Tiết 1.
1. Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện ( mt1 ).
- HS làm việc theo nhóm theo như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 sgk.
* Mục đích: Tạo ra 1 dòng điện có nguồn điện là pin trong mạch kín làm sáng bóng đèn pin.
*Vật liệu: Một cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn pin.
- HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại vào giấy.
- HS từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình .
? Phải lắp như thế nào thì đèn mới sáng.
- HS đọc mục bạn cần biết và chỉ cho bạn xem cực dương, cực âm của pin, chỉ hai đầu cả dây tóc bóng đèn và nơi hai đầu này được đưa ra ngoài.
- HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua.
* HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Quan sát hình 5 trang 95 sgk và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. giải thích tại sao?
- Lắp mạch điện để kiểm tra. so sánh với kết quả dự đoán ban đầu. giải thích kết quả làm thí nghiệm?
- Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn.
2.Hoạt động 2:Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện,vật cách điện ( mt2 ). 
- HS làm việc theo nhóm. các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 sgk.
* Lắp mạch điện thắp sáng đèn, tháo một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn để tạo ra một chỗ hở trong mạch. bóng đèn không sáng.
* Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không.
- HS báo cáo kết quả, GV chốt ý.
? Vật cho dòng điện chạy qua là gì.
? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
? Vật không cho dòng điện chạy gọi là gì.
? Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- GV nhận xét, chốt ý, HS kết luận.
II. Tiết 2.(dạy thứ tư – tuần 24)
3.Hoạt động 3: Quan sát, thảo luận ( mt: củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở, vật dẫn điện, cách điện. vai trò của cái ngắt điện ).
- GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện. HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
- HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp.
4. Hoạt động 4: Trò chơi “ Dò tìm mạch điện”.
- GV chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khung kim loại.
- Mỗi nhóm được phát một hộp kín.
- Sau cùng một thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra. đối chiếu kết quả với dự đoán, mỗi cặp khung xây dựng đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm.
- HS chơi GV nhận xét, chốt ý.
* c2- d2: HS nêu lại kiến thức phần ghi nhớ.
- d2: Học bài, chuẩn bị bài sau.
I. Tiết 1.
1. Thực hành lắp mạch điện
+ Khi dùng một số vật bằng kim loại vào chỗ hở của mạch điện bóng đèn phát sáng.
+ Khi dùng một số vật bằng nhựa, gỗ, sứ vào chỗ hở của mạch điện bóng đèn không sáng.
2. Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện,vật cách điện . 
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch điện đang hở thành mạch điện kín nên đèn sáng.
+ Các vật bằng sứ, gỗ, nhựa, cao sukhông cho dòng điện chạy qua nên mạch điện vẫn hở nên không đèn sáng.
II. Tiết 2.
- Vật dẫn điện:đồng, sắt, nhôm,bạc, chì..
- Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện: sứ, gỗ, nhựa, cao su
ĐỊA LÍ (tiết 23)
MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU.
- Học xong bài này, HS: Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia : Liên bang Nga, Pháp.
- Chỉ vị trí và thủ đô của nước Nga, Pháp trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG.- bản đồ các nước châu Âu.
- Một số hình ảnh về liên bang Nga và Pháp.
III. HOẠT 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan23.doc