Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Bùi Như Ý

 TUẦN: 11

Kể chuyện

Bàn chân kì diệu

I. Mục tiêu:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện Bàn chân kì diệu, phối hợp với điệu bộ, nét mặt.

- Hiểu truyện và rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Ký.

- Chăm chú nghe GV kể chuyện và nhớ câu chuyện.

- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét và kể tiếp được lời bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK.

- HS: SGK, xem trước bài học.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’) Hát vui

2. Ôn bài: (2’)

- Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.

- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.

- GV quan sát và nhận xét.

3. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

10’ A. Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Bàn chân kì diệu”.

 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.

- GV kể chuyện Bàn chân kì diệu 1 lần.

- GV giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ký. NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.

Đại diện nhóm đọc nối tiếp.

- Lớp lắng nghe.

25’

 B. Hoạt động thực hành: Hướng dẫn HS kể chuyện

- GV kể chuyện kết hợp với sử dụng tranh. Giọng kể chậm rãi, thong thả, nhấn mạnh ở những từ ngữ: thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhòe ướt, quay ngoắt, co quắp.

- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp của từng nhóm.

 GV nhận xét.

- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện.

- Yêu cầu HS nhận xét.

 GV nhận xét chung, khen những HS kể hay.

- Yêu cầu HS nêu được bài học từ Nguyễn Ngọc Ký.

 GV nhận xét.

- Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp.

- GV nhận xét tiết học.

- Lớp lắng nghe kết hợp quan sát tranh.

- NT yêu cầu các bạn kể chuyện. Mỗi HS nối tiếp nhau kể 2 tranh, sau đó kể toàn chuyện.

- Các nhóm thi kể từng đoạn. 2 – 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất.

- HS nêu.

- Lớp thực hiện.

 

docx 55 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2015-2016 - Bùi Như Ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Có chí thì nên”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Luyện đọc:
GV gọi HS đọc cả bài.
Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
Giải nghĩa thêm từ khó mà HS chưa hiểu.
GV nhận xét chung.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
1-2 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm.
Làm việc theo nhóm, đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ và đọc lại từ đã đọc sai.
25’
Hoạt động thực hành: 
Tìm hiểu bài:
GV đính bảng phụ lên bảng, yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm đôi.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
GV tổ chức cho các nhóm làm việc để trả lời các câu hỏi còn lại.
Gợi ý HS nhận xét cách diễn đạt của câu tục ngữ có gì dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu.
GV nhận xét chung và giáo dục KNS: Chúng ta phải tự nhận thức bản thân và rèn luyện ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập thì mới thành công và có tiến bộ.
Đọc diễn cảm + học thuộc lòng:
Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm nối tiếp và thuộc lòng cả bài.
Gợi ý HS chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng ở mỗi câu: câu 1 nhịp 4/4, câu 2 nhịp 6/8, câu 3 nhịp 3/3.
Gv nhận xét chung, tuyên dương các nhóm đọc hay.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu học thuộc lòng.
GV nhận xét tiết học.
Lớp lắng nghe, thảo luận nhóm đôi. Các nhóm trình bày.
NT yêu cầu các bạn đọc nối tiếp từng đoạn và TLCH trong SGK.
HS rút ra nội dung bài học.
NT yêu cầu các bạn thực hiện và thi với các nhóm khác.
Lớp nhận xét nhóm thắng cuộc.
Lớp thực hiện.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà đọc thuộc lòng cả bài và diễn cảm cho ba, mẹ, người thân nghe. 
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 08/11/2015 NGÀY DẠY: 11/11/2015
 TUẦN: 11 
Toán
Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục tiêu:
Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ.
HS: SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Nhân với số có tận cùng là chữ số 0”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
GV viết lên bảng: 1324 x 20, yêu cầu HS đặt tính (cách 1).
GV gợi ý cách 2: 
+ 20 có chữ số tận cùng là mấy?
+ 20 bằng 2 nhân với mấy?
+ Vậy hãy áp dụng t/c kết hợp để tính 1324 x 20.
+ Nhận xét gì về số 2648 và 26480.
+ Rút ra được kết luận gì?
GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời cho các nhóm.
Nhân các số có tận cùng là chữ số 0:
GV viết lên bảng: 320 x 70
Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách tính.
Yêu cầu HS đặt tính vào bảng con để kiểm tra kết quả.
GV nhận xét, chốt lại.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
Cả lớp thực hiện.
 1324 ŸViết chữ số 0 vào hàng đơn vị.
 x 20 Ÿ2 nhân 4 bằng 8 viết 8 vào bên 
 26480 trái.
 ..................................................
Các nhóm làm việc và trả lời:
+ Bằng 0.
+ 10.
+ 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10)
 = (1324 x 2) x 10
 = 2648 x 10 = 26480
+ Có thêm chữ số 0 bên phải.
+ Khi thực hiện 1324 x 20 ta chỉ việc lấy 1324 x 2 rồi viết thêm chữ số 0 vào vên phải tích 1324 x 2. 
Làm việc nhóm, thảo luận và trả lời:
+ Áp dụng t/c kết hợp và giao hoán
 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10)
 = (23 x 7) x (10 x 10)
 = (23 x 7) x 100 = 16100
 + Ta viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích của 23 x 7.
HS đặt tính vào bảng con. Kết quả:
 230 x 70 = 16100 (đúng).
25’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện.
Cả lớp làm vào bảng con.
GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
GV đính bảng phụ lên bảng.
Tổ chức các nhóm thi đua.
Gợi ý: áp dụng t/c kết hợp, t/c giao hoán khi làm tính.
GV nhận xét chung, khen các nhóm làm nhanh và chính xác.
Bài tập 3, 4:
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. 
Gv nhận xét chung và chốt đáp án đúng: đáp số bài 3 là 3900 kg, đáp số bài 4 là 1800 cm2.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Đề - xi – mét – vuông.
GV nhận xét tiết học.
HS đọc yêu cầu bài tập.
3 HS lên bảng, lớp thực hiện.
Lớp nhận xét.
Làm việc nhóm, đại diện các nhóm lên bảng làm.
 a) 1326 x 300 = 397800
 b) 3450 x 20 = 69000 
 c) 1450 x 800 = 1180000
Lớp nhận xét.
2 HS đọc yêu cầu bài tập. Làm việc nhóm đôi.
Các nhóm kiểm tra bài cho nhau.
Lớp thực hiện.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà áp dụng làm những bài tập trong vở BT toán cho ba, mẹ, người thân xem.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 08/11/2015 NGÀY DẠY:11/11/2015
 TUẦN: 11 
Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. Mục tiêu:
Xác định đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
Bước đầu biết đóng vai, trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục tiêu đề ra.
Giáo dục KNS: thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Phân tích đề bài:
GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Đính đề bài và 3 gợi ý đã viết sẵn trong bảng phụ lên bảng lớp.
*Lưu ý: 
+ Khi trao đổi trong lớp, một bạn sẽ đóng vai bố mẹ, anh, chị . . .và em.
+ Em và người thân phải đọc cùng một truyện cùng nội dung đề bài yêu cầu mới có thể trao đổi được.
+ Phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong câu chuyện.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
1 HS đọc đề bài.
Lớp lắng nghe.
25’
Hoạt động thực hành: 
Chuẩn bị:
GV đính bảng phụ 3 gợi ý lên bảng lớp.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
GV nhận xét.
Thực hành cuộc trao đổi:
GV tổ chức thi đua nhóm đôi.
Giáo dục HS nên mạnh dạn, tự tin và lắng nghe tích cực.
Yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét chung, khen những nhóm trao đổi hay nhất.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Mở bài trong bài văn kể chuyện.
GV nhận xét tiết học.
Lớp lắng nghe kết hợp quan sát trên bảng.
NT yêu cầu các bạn làm việc theo các gợi ý.
+ Gợi ý 1: Tìm đề tài trao đổi.
+ Gợi ý 2: Xác định nội dung trao đổi.
+ Gợi ý 3: Xác định hình thức trao đổi.
Từng nhóm đôi trao đổi theo yêu cầu của đề, viết ra giấy nháp những nội dung sẽ trao đổi. Đổi vai để trao đổi.
3 nhóm đôi lên thi trao đổi trước lớp.
Lớp nhận xét.
Lớp thực hiện.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể lại cuộc trao đổi cho ba, mẹ, người thân nghe. 
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 08/11/2015 NGÀY DẠY: 12/11/2015
 TUẦN: 11 
Địa lý
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đồ Địa lí Việt Nam, phiếu học tập, bảng phụ.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Ôn tập”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
30’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
GV phát phiếu học tập.
GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
Yêu cầu làm việc theo nhóm.
GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê .
Yêu cầu các nhóm nhận xét.
GV nhận xét chung, hoàn thiện các câu trả lời của HS.
Bài tập 3:
GV đặt câu hỏi:
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
+ Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Đồng bằng Bắc Bộ.
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
NT nhận phiếu học tập và phát cho các bạn và làm việc trên phiếu: Điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
2 HS ngồi cạnh nhau đổi và kiểm tra cho nhau.
NT yêu cầu các bạn làm việc, thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Thảo luận nhóm, trả lời:
+ Là vùng núi có các đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
Lớp nhận xét.
Lớp thực hiện.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể cho ba, mẹ, người thân nghe về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 08/11/2015 NGÀY DẠY: 10/11/2015
 TUẦN: 11 
Khoa học
Ba thể của nước
I. Mục tiêu:
Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí.
Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau.
Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí, từ thể khí thành thể rắn và ngược lại.
Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước.
GD BVMT: Môi trường nước bị ô nhiễm nặng, vừa có nguy cơ thiếu nước toàn cầu, đó là hiện tượng đáng lưu ý.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình minh họa SGK trang 45, sơ đồ sự chuyển thể của nước.
HS: SGK, xem trước bài học, chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Ba thể của nước”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
30’
Hoạt động thực hành: 
Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại:
GV đặt câu hỏi:
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2.
+ Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể nào?
+ Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng ?
GV dùng khăn ướt lau bảng. Yêu cầu HS nhận xét.
Vậy nước trên mặt bảng đi đâu? GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo định hướng: 
+ Đổ nước nóng vào cốc. Quan sát và nói lên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Úp đĩa lên mặt cốc nước nóng khoảng vài phút rồi nhấc đĩa ra. Quan sát mặt đĩa, nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra.
+ Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì ?
GV nhận xét và chốt: Khói trắng mỏng mà các em nhìn thấy ở miệng cốc nước nóng chính là hơi nước. Hơi nước là nước ở thể khí. Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ lại và tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Hết lớp nọ đến lớp kia bay lên ta mới nhìn thấy chúng như sương mù, nếu hơi nước bốc hơi ít thì mắt thường không thể nhìn thấy được. Nhưng khi ta đậy đĩa lên, hơi nước gặp lạnh, ngưng tụ lại thành những giọt nước đọng trên đĩa.
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm.
+ Vậy nước ở trên mặt bảng đã biến đi đâu?
+ Nước ở quần áo ướt đã đi đâu?
+ Em hãy nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí?
GV nhận xét chung.
Hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại:
Yêu cầu hoạt động nhóm và thực hiện thí nghiệm: lấy nước bỏ vào khay sau đó để vào tủ lạnh, quan sát và TLCH:
+ Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? (trước khi để vào tủ lạnh)
+ Nước trong khay đã biến thành thể gì? (sau khi để vào tủ lạnh)
+ Hiện tượng đó gọi là gì?
+ Nêu nhận xét về hiện tượng này?
GV nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Khi ta đổ nước vào nơi có nhiệt độ 00C hoặc dưới 00C với một thời gian nhất định ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
GV hỏi: Hãy nêu ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn ?
GV tổ chức cho các nhóm làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng. Lấy nước đá đã đông đặc trong tủ lạnh để ra ngoài, quan sát hiện tượng và TLCH:
+ Nước đã chuyển thành thể gì?
+ Tại sao có hiện tượng đó?
+ Em có nhận xét gì về hiện tượng này?
GV nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm.
 * Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy.
GV nhận xét chung, hoàn thiện các câu trả lời của HS.
Sơ đồ sự chuyển thể của nước:
GV đặt câu hỏi:
+ Nước tồn tại ở những thể nào?
+ Nước ở các thể đó có tính chất chung và riêng như thế nào?
GV nhận xét, thoàn thiện câu trả lời của HS.
Tổ chức thi đua giữa các nhóm vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi đại diện 1-2 nhóm lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định.
GV nhận xét chung, khen thưởng các nhóm vẽ đẹp, nhanh và chính xác.
GD BVMT: Nước rất cần cho sự sống, phải bảo vệ nguồn nước, không gây ô nhiễm nguồn nước, cần thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ nguồn nước.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?.
GV nhận xét tiết học.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
+ Hình vẽ số 1 vẽ các thác nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống. Hình vẽ số 2 vẽ trời đang mưa, ta nhìn thấy những giọt nước mưa và bạn nhỏ có thể hứng được mưa.
+ Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể lỏng.
+ Nước mưa, nước giếng, nước máy, nước biển, nước sông, nước ao, 
1 HS TL: Khi dùng khăn ướt lau bảng em thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay.
Các nhóm làm thí nghiệm, và trả lời:
+ Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên.
+ Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước.
+ Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng.
HS lắng nghe.
HS thảo luận nhóm, trả lời:
+ Nước ở trên mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí mà mắt thường ta không nhìn thấy được.
+ Nước ở quần áo ướt đã bốc hơi vào không khí làm cho quần áo khô.
+ Các hiện tượng: Nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù, mặt ao, hồ, dưới nắng, 
Hoạt động nhóm, làm thí nghiệm và TLCH: 
+ Thể lỏng.
+ Do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên nước trong khay chuyển thành nước đá (thể rắn).
+ Hiện tượng đó gọi là đông đặc.
+ Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn.
Các nhóm nhận xét và bổ sung.
HS lắng nghe.
Băng ở Bắc cực, tuyết ở Nhật Bản, Nga, Anh, 
Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng, trả lời:
+ Thể lỏng.
+ Nhiệt độ bên ngoài cao hơn trong tủ lạnh nên nước đá tan chảy.
HS bổ sung ý kiến.
HS lắng nghe.
Lớp nhận xét.
Thảo luận nhóm đôi, HS trả lời:
+ Thể rắn, thể lỏng, thể khí.
+ Đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
HS nhận xét.
HS vẽ. Đại diện 1 nhóm trình bày: Sự chuyển thể của nước từ dạng này sang dạng khác dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Gặp nhiệt độ thấp dưới 00C nước ngưng tụ thành nước đá. Gặp nhiệt độ cao nước đá nóng chảy thành thể lỏng. Khi nhiệt độ lên cao nước bay hơi chuyển thành thể khí. Ở đây khi hơi nước gặp không khí lạnh hơn ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước.
Lớp nhận xét.
Lớp thực hiện.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể cho ba, mẹ, người thân nghe về sự chuyển thể của nước.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 08/11/2015 NGÀY DẠY: 12/11/2015
 TUẦN: 11 
Luyện từ và câu
Tính từ
I. Mục tiêu:
Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hạt động, trạng thái,
Tìm được tính từ trong đoạn văn.
Biết cách sử dụng tính từ khi nói, viết. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
20’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Tính từ”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Nhận xét 1, 2:
GV phát phiếu học tập và tổ chức hoạt động nhóm.
GV nhận xét chung, chốt: những từ trên được gọi là tính từ.
Nhận xét 3:
GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn, gợi ý HS nêu nhận xét về từ miêu tả dáng đi.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
1 HS đọc câu truyện, cả lớp đọc thầm.
NT yêu cầu các bạn thảo luận và làm vào phiếu học tập.
a) Chăm chỉ, giỏi.
b) Những chiếc cầu: trắng phau. Mái tóc của thần Rơ-nê: màu xám.
c) Hình dáng, kích thước:
 Thị trấn: nhỏ; vườn nho: con con.
 Những ngôi nhà” nhỏ bé, cổ kính.
 Da của thầy Rơ nê: nhăn nheo.
Các nhóm nhận xét, đổi phiếu học tập soát bài cho nhau.
1 HS đọc câu hỏi. Thảo luận nhóm đôi trả lời theo sự hiểu biết.
1-2 HS đọc ghi nhớ.
15’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
GV đính bảng phụ lên bảng lớp. Yêu cầu hoạt động nhóm.
GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
GV gợi ý cho HS:
+ Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư chất thế nào?
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
Gv nhận xét chung, tuyên dương các nhóm đặt được câu hay và nhiều câu nhất.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài MRVT: Ý chí – Nghị lực.
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
NT yêu cầu các bạn làm việc, thảo luận. Đại diện 2 nhóm lên bảng làm vào bảng phụ.
Nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Lớp lắng nghe.
Đại diện các nhóm lên bảng ghi.
Lớp nhận xét.
Lớp thực hiện.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà đặt câu có tình từ cho ba, mẹ, người thân nghe.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 08/11/2015 NGÀY DẠY: 12/11/2015
 TUẦN: 11 
Toán
Đề - xi – mét vuông
I. Mục tiêu:
Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị do diện tích.
Biết đọc, viết đúng, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đề - xi - mét vuông.
Biết được 1dm2 = 100 cm2 và ngược lại. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Đề - xi – mét vuông”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Ôn tập về cm2:
Yêu cầu HS vẽ hình vuông có diện tích là 1 cm2.
1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng - ti - mét?
GV nhận xét, chốt lại.
Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề - xi – mét vuông:
GV treo hình vuông có diện tích là 1 dm2 lên bảng và giới thiệu.
+ Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đê – xi - mét vuông.
+ Yêu cầu thực hành đo.
GV nhận xét và chỉ vào bề mặt hình vuông và nêu: Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu cách đọc, cách viết.
GV nhận xét và chốt ý: Đê – xi -mét vuông viết tắt là dm2.
Yêu cầu HS sát hình vuông SGK trang 63 và cho biết hình vuông có cạnh 1 dm được xếp bao nhiêu hình vuông nhỏ (có diện tích 1 cm2).
Chốt ý: Ta thấy hình vuông 1 dm2 gồm 100 hình vuông 1 cm2. 
Vậy 1 dm2 = 100 cm2
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
Lớp thực hiện vẽ vào bảng con, 1 HS lên bảng vẽ.
HS trả lời.
2 HS lần lượt lặp lại.
Các nhóm lấy hình vuông đã chuẩn bị sẵn, quan sát hình vuông dùng thước có vạch cm để đo và nêu kết quả đã đo.
Lớp nhận xét 
Thảo luận nhóm để nêu cách đọc, cách viết – Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét.
Cả lớp quan Các nhóm lần lượt trả lời.
Lớp nhận xét.
20’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1, 2:
GV đính bảng phụ lên bảng lớp.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
GV nhận xét chung và chốt đáp án đúng.
Bài tập 3, 5:
Yêu cầu làm việc theo nhóm.
Yêu cầu các nhóm nhận xét.
GV nhận xét chung, chốt đáp án đúng.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Mét vuông.
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận làm bài. 3-4 nhóm lên bảng làm.
Các nhóm đổi tập soát bài cho nhau.
NT yêu cầu các bạn làm việc, thảo luận. Đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN TUAN 11.docx
  • docxLỊCH BÁO GIẢNG T11.docx