Kế hoạch bài học – Lớp 3 - Trường tiểu học Thuận Hưng 1

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

 - Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung : ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu be.( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

B. Kể chuyện :

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II/ Chuẩn bị :

1. GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.

2. HS : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 37 trang Người đăng phuquy Lượt xem 2092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học – Lớp 3 - Trường tiểu học Thuận Hưng 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yêu cầu học sinh nói lại.
Xoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ, yêu cầu học sinh nhìn chữ ở cột chữ nói lại.
Giáo viên xoá hết bảng, gọi học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ.
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh quan sát Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Đoạn này chép từ bài Cậu bé thông minh
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn chép có 3 câu
Học sinh đọc
Câu 1, 3 có dấu chấm; câu 2 có dấu hai chấm
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống : l hoặc n; an hoặc ang
Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :
Học sinh viết : a
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân 
Cá nhân
Cá nhân
* Rút kinh nghiệm: .
Toán
Cộng, trừ các số có ba chữ số
( không nhớ )
I/ Mục tiêu : 
 - Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số( không nhớ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
 - Bài tập cần làm :Bài 1 (cột a,c), bài 2,3,4.
II/ Chuẩn bị :
GV : các trò chơi phục vụ cho các bài tập
 HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : đọc, viết so sánh các số có ba chữ số 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) ( 1’ )
Hoạt động 1 : ôn tập về phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) các số có 3 chữ số 
 Bài 1 : tính nhẩm
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự làm bài và ghi kết quả vào chỗ chấm
Cho HS sửa bài qua trò chơi “Tiếp sức” : cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 3 bạn lên điền kết quả.
Nhận xét 
 Bài 2 : đặt tính rồi tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
GV yêu cầu 4 HS nêu cách tính
Hoạt động 2 : ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn ( 1’ )
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Số HS nữ như thế nào so với số HS nam ?
+ Muốn biết trường Thắng Lợi có bao nhiêu HS nữ ta làm như thế nào ?
+ Bài toán thuộc dạng nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài.
Bài 5 : 
Cho HS đọc yêu cầu bài 
GV hướng dẫn : lập phép tính cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính cộng trừ. Trong phép cộng các số tự nhiên, các số hạng không bao giờ lớn hơn tổng nên ta có thể tìm ngay được số hạng, tổng trong ba số đã cho.
Yêu cầu HS làm bài.
Cho HS sửa bài qua trò chơi : “Thử trí thông minh” : chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy cử ra 4 bạn. GV phát cho mỗi dãy các số và dấu, yêu cầu HS viết các phép tính đúng. 
GV Nhận xét 
GV yêu cầu HS : so sánh các số hạng, so sánh tổng của hai phép tính cộng ?
GV kết luận : khi thay đổi vị trí các số hạng thì tổng không thay đổi.
+ Khi lấy tổng trừ đi một số hạng thì được kết quả là số nào ?
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị : bài 3 : luyện tập 
hát
HS đọc.
HS làm bài
HS sửa bài qua trò chơi
Lớp nhận xét 
-HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
275 + 314 = 589
+
275
314
589
5 cộng 4 bằng 9, viết 9
7 cộng 1 bằng 8, viết 8
2 cộng 3 bằng 5, viết 5
HS đọc.
Trường Thắng Lợi có 350 HS nam, số HS nữ của trường đó nhiều hơn số HS nam là 4 HS
Hỏi trường Thắng Lợi có bao nhiêu HS nữ ?
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là 4 HS 
Ta thực hiện phép cộng 350 + 4
Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. 
Lớp nhận xét 
HS đọc 
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc : Với ba số 542, 500, 42 và các dấu +, -, =, em hãy lập các phép tính đúng
HS làm bài
2 dãy thi đua
Lớp nhận xét
HS so sánh 
HS làm bài
-Khi lấy tổng trừ đi một số hạng thì được kết quả là số hạng còn lại
* Rút kinh nghiệm: ..
Đạo đức 
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1 )
I/ Mục tiêu :
 - Biết công lao to lớn của Bác đối với đất nước, dân tộc.
 - Biết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
 - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng.
 - HS khá, giỏi: biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II/ Chuẩn bị:
 - Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
 - Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên giới thiệu : các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “ Kính yêu Bác Hồ” 
Ghi bảng.
Hoạt động 1: thảo luận nhóm (13’)
 Mục tiêu : học sinh biết được :
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh quan sát tranh trang 2 trong vở bài tập đạo đức tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh. 
Giáo viên thu kết quả thảo luận.
Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý sau : 
+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào ? 
+ Quê Bác ở đâu ?
+ Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
+ Bác Hồ đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta ?
+ Tình cảm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Hoạt động 2 : kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác” ( 12’ )
 Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV kể chuyện. 
Cho học sinh đọc lại chuyện
GV cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi sau 
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
 Kết Luận: 
Hoạt động 3 : tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. ( 7’ )
 Mục tiêu :học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành :
GV yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài : Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 ) 
Học sinh hát
HS tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, sửa chữa cho nhóm bạn
HS trả lời 
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
Lớp nhận xét 
HS chú ý lắng nghe
Một học sinh đọc lại chuyện
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
Các cháu thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ thể hiện ở chi tiết : khi vừa nhìn thấy bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.
Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Bác đón các cháu, vui vẻ, quay quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu, 
Cá nhân 
Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận : chăm chỉ học hành, yêu lao động, đi học đúng giờ 
* Rút kinh nghiệm: ..
Thứ tư, ngày 10 tháng 8 năm 2011
 Tập đọc
Hai bàn tay em
I/ Mục tiêu : 
- Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
 - Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ít, rất đáng yêu.( trả lời được các CH trong SGK; thụộc 2-3 khổ thơ trong bài).
 - HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Cậu bé thông minh ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện : “Cậu bé thông minh”.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : đối với chúng ta 2 bàn tay là rất đáng yêu, đáng quý và cần thiết. Để hiểu rõ hơn, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài thơ : “Hai bàn tay em”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 14’ )
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, bài có 5 khổ thơ, gồm 20 dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ, bạn nào đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, và bạn đọc cuối bài sẽ đọc luôn tên tác giả.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên : trong khổ thơ này, các em chú ý nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi giữa các câu thơ thể hiện trọn vẹn một ý. 
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm đôi
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ
Cho cả lớp đọc bài thơ.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 1 và hỏi :
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu : hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp
Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi khổ 2, 3, 4, 5 và hỏi :
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?
Gọi học sinh 4 tổ trả lời
Giáo viên chốt ý :
+ Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ, thảo luận nhóm đôi và trả lời :
+ Bài thơ này nói lên điều gì ?
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ 
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ, cho học sinh đọc.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ.
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ.
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể 
Học sinh quan sát và trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài 
Học sinh đọc phần chú giải.
2 học sinh đọc
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm.
Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hồng; những ngón tay xinh như những cách hoa.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh trả lời.
Bạn nhận xét
Học sinh phát biểu theo suy nghĩ
Bài thơ này nói lên hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu
-Đồng thanh
Cá nhân 
Cá nhân 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV
2 – 3 học sinh thi đọc
Lớp nhận xét.
* Rút kinh nghiệm: ..
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ sự vật, so sánh 
I/ Mục tiêu : 
 - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
 - Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ(BT2).
 - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3). 
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, vòng màu ngọc thạch, một cánh diều giống như dấu á, bảng phụ viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1, băng giấy ghi các câu văn, câu thơ trong bài tập 2. 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’)
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’)
Giáo viên : hằng ngày, khi nhận xét, miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản. Hôm nay, các em sẽ được làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, rèn luyện óc quan sát qua bài : “ Ôn về các từ chỉ sự vật – So sánh ”
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Ôn về các từ chỉ sự vật 
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên cho học sinh thi đua sửa bài, mỗi dãy cử 4 bạn thi đua tiếp sức, mỗi bạn 1 dòng thơ
Cho lớp nhận xét.
Giáo viên chốt lại : Từ ngữ chỉ sự vật là : tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.
Hoạt động 2 : so sánh ( 18’ )
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên lưu ý : ở bài tập 1 chỉ yêu cầu tìm từ ngữ chỉ sự vật, nhưng ở bài 2 là tìm sự vật được so sánh với nhau. Giáo viên vừa nói vừa gạch dưới đề bài 
Gọi học sinh đọc câu a
Giáo viên hỏi ;
+ Trong 2 câu này, từ nào là từ chỉ sự vật ?
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu : hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp
Gọi học sinh đọc câu b
Giáo viên cho học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và hỏi :
+ Sự vật nào được so sánh với sự vật nào ?
Giáo viên gọi học sinh trả lời
Giáo viên gợi ý :
+ Mặt biển sáng trong như cái gì ?
+ Vậy hình ảnh nào được so sánh với nhau ?
Giáo viên giảng nghĩa :
Màu ngọc thạch : là màu xanh biếc, sáng trong.
Giáo viên cho học sinh tự làm câu c. d
Yêu cầu học sinh lên làm trên bảng phụ.
Giáo viên đưa tranh cánh diều hỏi :
+ Tranh này vẽ hình gì ?
+ Nhìn tranh, em thấy cánh diều giống với những gì ?
Giáo viên : ở câu d, bạn xác định dấu hỏi giống vành tai nhỏ.
+ Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ ?
Giáo viên cho học sinh quan sát dấu hỏi với tai bạn mình ngồi bên cạnh xem có giống nhau không ?
Bài tập 3
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để nêu câu trả lời :
+ Em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập ? Vì sao ?
Gọi học sinh tiếp nối nhau phát biểu tự do
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Về nhà quan sát các sự vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Thiếu nhi. Ôn tập câu Ai là gì ?
Hát
Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong khổ thơ
Học sinh làm bài.
Học sinh thi đua sửa bài
Bạn nhận xét.
Tay em đánh răng 
Răng trắng hoa nhài. 
Tay em chải tóc 
Tóc ngời ánh mai. 
Tìm và viết lại những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ dưới đây
HS đọc: 
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
“Hai bàn tay em” và “hoa”.
Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành.
HS đọc : “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh trả lời.
Bạn nhận xét
Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ.
Mặt biển với tấm thảm
Học sinh tự làm bài.
2 học sinh lên bảng làm bài.
Tranh vẽ hình cánh diều
Học sinh tự nêu theo nhận xét của mình ( Trăng khuyết, dấu á, con đò, )
Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.
Học sinh quan sát dấu hỏi với tai bạn và nhận xét.
Viết ra hình ảnh so sánh mà em thích ở bài tập 2. Giải thích vì sao em thích hình ảnh đó.
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm.
Học sinh trả lời.
Bạn nhận xét
* Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................. 
 Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
Biết cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ).
 Biết giải bài toán về “ Tìm X”, giải toán có lời văn ( có một phép trừ).
Bài tập cần làm: bài 1,2,3.
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi, bìa hình tam giác vuông cân ở bài tập 4
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : cộng, trừ các số có 3 chữ số 
( không nhớ ) ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 28’ )
 Bài 1 : đặt tính rồi tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
GV yêu cầu HS nêu cách tính
 Bài 2 : Tìm x
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài 
GV hỏi :
+ Trong phép trừ x – 322 = 415, x là số gì ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?
+ Trong phép cộng 204 + x = 355, x là số gì ?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
 Bài 4 : 
Cho HS đọc yêu cầu bài 
GV cho HS thi ghép hình qua trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” : chia lớp làm 3 dãy, mỗi dãy cử ra 3 bạn. GV phát cho mỗi dãy 4 hình tam giác, yêu cầu HS trong 3 phút bạn nào ghép đúng, nhanh và khéo là dãy đó thắng . 
GV Nhận xét, tuyên dương
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Hát
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
HS nêu
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Trong phép trừ x – 322 = 415, x là số bị trừ.
Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
Trong phép cộng 204 + x = 355, x là số hạng đã biết
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
HS đọc 
Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả 468 HS, trong đó khối lớp Một có 260 HS.
-Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu HS ?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc : Xếp 4 hình tam giác thành hình con cá
HS 3 dãy thi ghép hình 
Lớp nhận xét
* Rút kinh nghiệm: ..
 Tự nhiên và xã hội
Nên thở như thế nào ?
I/ Mục đích, yêu cầu.
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
- HS khá, giỏi: Biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô –níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
II/ Đồ dùng dạy học.
Các hình trong SGK trang 6,7 phóng to.
Gương soi nhỏ.
III/ Hoạt động dạy học.
1/ Ổn định.
2/ Kiểm bài cũ.
Hãy mô tả sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và thở ra.
Cơ quan hô hấp gồm những gì?
Nêu nhiệm vụ của cơ quan hô hấp.
3/ Dạy học bài mới.
Giới thiệu bài: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng.
Quan sát phía trong lỗ mũi của bạn (hoặc của mình) và trả lời câu hỏi.
Các em thấy gì trong mũi?
Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
Hằng ngày lây khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy có gì?
Tại sao phải thở bằng mũi tốt hơn bằng miệng?
Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe, vì vậy ta nên thở bằng mũi.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
- Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí nhiều khói bụi.
Tiến hành.
Làm việc theo cặp. Học sinh quan sát hình 3, 4 ,5 trang 7.
Bức tranh nào thể hiện không khí trogn lành? Bức tranh nào thể hiện không khí nhiều khói bụi?
Khi được thở không khí trong lành bạn thầy thế na

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 lop 3.doc