Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần số 11 năm 2011

 Toán

 Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

- Làm được các phép tính trừ trong phạm vi các số đã học .

- Nắm được cách biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* Sử dụng SGK trang 60

* Sử dụng vở Toán trắng, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần số 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 11 năm 2011
Toán 
Số 0 trong phép trừ 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ; 0 là kết quả của phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó.
- Biết thực hiện phép trừ với số 0.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Sử dụng hộp thực hành Toán của GV - HS . .
* Sử dụng tranh ở SGK trang 61 - Vở Toán trắng - bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
 5 - 1 - 1 = 4 - 1 - 1 = 
 5 - 1 - 2 = 5 - 2 - 1 = 
- Gọi HS học thuộc lòng bảng trừ ... vi 5
- Nhận xét - cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 Số 0 trong phép trừ 
2. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau: 
a. Giới thiệu phép trừ: 1 - 1 = 0
- Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 61 
- Gọi HS nêu bài toán 
- 1 con vịt bớt 1 con vịt còn mấy con vịt?
- 1 trừ 1 bằng mấy?
- Để thể hiện điều đó người ta có phép tính: 1 - 1 = 0 
- Đính bảng cài: 1 - 1 = 0
- Gọi HS đọc: 1 - 1 = 0
b. Giới thiệu phép trừ: 3 - 3 = 0 
 2 - 2 = 0 
 Tương tự như trên 
3. Giới thiệu phép trừ "Một số trừ đi 0"
a. Giới thiệu phép trừ: 4 - 0 = 4
- Cho HS quan sát hình vẽ ở SGK và nêu bài toán
- Không bớt hình vuông nào là bớt không hình vuông. 
- 4 trừ 0 bằng mấy? 
- Ghi bảng: 4 - 0 = 4
- Đính bảng cài: 4 - 0 = 4
b. Giới thiệu phép trừ: 5 - 0 = 5
 Tương tự như trên 
* Một số trừ đi 0 bằng chính số đó. 
4. Hướng dẫn làm bài tập SGK trang 61:
* Bài 1.Tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- Gọi HS nêu kết quả 
- Chỉnh sửa sai 
* Bài 2. Tính: ( cợt 1 ,2 )
Tương tự như bài 1 
- Nhận xét - cho điểm 
* Bài 3. Viết phép tính thích hợp:
a. Cho HS quan sát tranh ở SGK và nêu bài toán 
- Gọi HS lên bảng viết phép tính 
 - Nhận xét - cho điểm 
b. Tương tự phần a 
III. Củng cố - dặn dò:
- Gọi 2 - 3 HS đọc lại bảng trừ 
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
- Chuản bị bài sau: Luyện tập 
 - 2 HS tính 
 - Nhận xét - bổ sung 
 - 3 HS đọc 
 - 2 HS đọc tên bài 
 - Quan sát - nhận xét:
 - 2 HS nêu: Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt?
 - cá nhân - trả lời: 
 - Cả lớp đính bảng cài: 1 - 1 = 0
 - Cá nhân - cả lớp 
 - Quan sát - 2 HS nêu:
 - Cá nhân trả lời:
 - Cả lớp đính: 4 - 0 = 4 
 - 2 HS nêu
 - Lần lượt HS nêu 
Cá nhân nêu kết quả
Nhận xét
 - Quan sát và nêu: 
 - 1 HS lên bảng 
 - Cả lớp viết bảng con: 3 - 3 = 0
- 1 HS lên bảng: 2 - 2 = 0 
 - Cả lớp làm vào vở trắng - đổi vở nhận xét 
- Cá nhân
------------------------------------------------
Tiếng Việt
Ôn tập
A. MỤC TIÊU:
- Đọc được các vần có kết thúc bằng u/ o, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43. 
- Nghe kể và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và Cừu
. * So sánh được các vần vừa ôn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Kẻ bảng ôn như SGK trang 88, tranh SGK. Tranh giải nghĩa từ : ao bèo , cá sấu .
 * Học sinh: - SGK, vở tập viết, bảng con,...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.
- Đọc: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao, chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ. 
- Đọc câu: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi.
- Nhận xét - cho điểm. 
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 88
a
u
a
o
au
ao
- Gọi HS đánh vần và đọc 
- Cho HS nêu các vần đã học trong tuần 
- Mở bảng ôn cho HS đối chiếu
2. Ôn tập:
a. Ôn các vần đã học:
- Gọi HS lên bảng chỉ các chữ được ghi ở bảng ôn.
- Chỉ chữ thứ tự và không thứ tự cho HS đọc 
b. Ghép chữ thành vần: 
- Gọi HS ghép chữ ở cột dọc với chữ ở hàng ngang. 
- Gọi HS đọc thứ tự và không thứ tự 
- Chỉnh sửa sai 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 ao bèo cá sấu kì diệu 
- Cho HS tìm tiếng có âm vừa ôn 
- Gọi HS đọc các từ trên 
- Chỉnh sửa sai - đọc mẫu . Giai thích kèm theo tranh minh họa .
d. Hướng dẫn viết: cá sấu, kì diệu 
- Viết mẫu và hướng dẫn HS viết: cá sấu, kì diệu 
- Nhận xét - sửa sai 
 Tiết 2 
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
* Cho HS đọc lại bảng tiết 1 (thứ tự và không thứ tự)
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 88
 Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng 
- Chỉnh sửa sai - đọc mẫu 
b. Kể chuyện: Sói và Cừu 
- Kể lần 1 diễn cảm, rõ ràng
- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa ở SGK trang 88 
- Chia 8 nhóm, 6 nhóm 4 em, 2 nhóm 5 em 
- Cho các nhóm quan sát tranh, thảo luận 
* Gợi ý cho HS kể:
+ Tranh 1: Sói và Cừu đang làm gì? Sói đã trả lời Cừu như thế nào?
+ Tranh 2: Sói đã nghĩ và hành động ra sao?
+ Tranh 3: Liệu Cừu có bị ăn thịt không? Điều gì xảy ra tiếp đó?
+ Tranh 4: Như vậy Cừu thông minh của chúng ta ra sao?
- Gọi đại diện nhóm lên kể 
* Ý nghĩa truyện: Con Sói chủ quan và kêu căng, độc ác nên đã bị đền tội. Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết.
c. Luyện viết:
- Cho HS viết vào vở: cá sấu, kì diệu 
- Giúp đỡ HS yếu 
- Thu 5 - 8 bài của HS chấm - nhận xét.
III. Củng cố - dặn dò: 
- Cho 2 - 4 HS đọc cả bài ở bảng lớp 
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở 
- Chuẩn bị bài 44: on - an 
 - Tổ 1, 2 viết: chú cừu, mưu trí
 - Tổ 3 viết: bầu rượu, 
 - 5 - 7 HS 
 - 2 - 4 HS 
- Quan sát - nhận xét 
- 2 - 3 HS đánh vần và đọc 
 - 4 - 6 HS 
 - Nhận xét và đọc lại bảng 
 - 3 - 5 HS
- cá nhân - cả lớp 
 - Lần lượt HS ghép 
 - Cá nhân - cả lớp đọc 
- 2 - 3 HS đọc từ 
 - 4 HS tìm 
 - Cá nhân - cả lớp đọc 
 - Cả lớp viết: cá sấu, kì diệu 
- Cá nhân - cả lớp đọc 
 - Quan sát - nhận xét 
 - Cá nhân - cả lớp đọc 
 - 2 HS đọc: Sói và Cừu 
 - cả lớp lắng nghe 
 - Các nhóm thảo luận 
 - Đại diện 4 em lên kể nối tiếp
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
 - Cả lớp viết vào vở 
 - 2- 4 em đọc
----------------------------------------------------
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Tiếng Việt
on - an
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc được: on - an - mẹ con - nhà sàn; từ và câu ứng dụng
- Viết được: on - an - mẹ con - nhà sàn
- Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè.
* Tìm được tiếng từ trong và ngoài bài có vần mới học.
* So sánh được on với an.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên:- Sử dụng hộp thực hành TV, tranh SGK. Tranh giải nghĩa từ : rau non , thợ hàn .
 * Học sinh: - Hộp thực hành Tiếng Việt, SGK, vở tập viết, bảng con, ...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con: ao bèo, cá sấu, chúú cừu 
-Đọc: ao bèo, cá sấu, kì diệu, chú cừu
- Đọc câu: Nhà sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.
- Nhận xét - cho điểm
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài 44: on 
- Chỉ bảng và đọc: on 
- So sánh vần on với oi
2. Dạy vần on - an: 
a. Nhận diện vần:
- Đính bảng cài: on 
- Cho HS phân tích vần 
- Cho HS đính bảng cài: on 
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
- Đọc mẫu: on 
- Gọi HS đánh vần và đọc: on 
- Đính bảng cài: con 
- Cho HS phân tích: con 
- Cho HS đính bảng cài: con 
 - Gọi HS đánh vần - đọc: con 
- Ghi bảng: con 
- HS quan sát tranh ở SGK 
 mẹ con 
* Dạy vần an tương tự vần on. 
- Cho HS so sánh on với an 
- Cho HS đọc lại bảng (thứ tự và không thứ tự) 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 rau non thợ hàn
 hòn đá bàn ghế 
- HS thi gạch chân tiếng có vần on, an
- Cho HS phân tích, đánh vần tiếng và luyện đọc từ. 
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần từng tiếng rồi đọc trơn từ.
- Chỉnh sửa sai - đọc mẫu . Giai nghĩa từ kèm theo tranh minh họa .
- Gọi HS đọc lại các từ trên.
d. Hướng dẫn viết: on, an, con, sàn 
- Viết mẫu và hướng dẫn viết: on, an, con, sàn
- Giúp đỡ HS yếu viết bảng con 
- Nhận xét - sửa sai 
 Tiết 2 
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
* Cho HS đọc lại bảng tiết 1 (thứ tự và không thứ tự) 
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 91
 Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
- Tìm tiếng có vần: on, an 
- Cho HS luyện câu trên (HS yếu đánh vần từng tiếng)
- Chỉnh sửa sai - đọc mẫu 
b. Luyện nói: "Bé tự giới thiệu"
* Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 91
- Tranh vẽ mấy bạn?
- Các bạn ấy đang làm gì?
- Bạn của em là nhũng ai? 
- Em và các bạn chơi những trò chơi gì?
- Cha mẹ em có quí bạn của em không? 
- Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những gì?
 * Luyện đọc bài ở SGK 
- Hướng dẫn HS đọc như trên bảng lớp 
c. Luyện viết: 
- Hướng dẫn HS viết vào vở: on, an, mẹ con, nhà sàn
- Đến từng bàn giúp đỡ HS yếu 
- Thu 7 - 8 bài chấm - nhận xét sửa sai 
III. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS chỉ bảng đọc cả bài 
- Tìm tiếng từ ngoài bài có vần mới học 
- Nhận xét tiết học 
- Xem trước bài 45: ân ă - ăn 
 - Tổ 1viết: chú cừu; tổ 2 viết: ao bèo; Tổ 3, viết: cá sấu 
 - 5 - 6 HS đọc 
 - 3 HS đọc 
 - 3 - 5 HS đọc 
 - 2 HS so sánh 
 - 2 HS phân tích 
 - Cả lớp đính bảng cài:on
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp 
 - 4 HS đọc 
 - 2 HS 
 - Cả lớp đính: con
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp 
 - 3 HS đọc
 - Quan sát - nhận xét 
 - 3 - 5 HS đọc: mẹ con 
 - 2 - 3 HS so sánh 
 - Cá nhân - cả lớp đọc 
 - 3 HS đọc từ 
 - 2 HS thi: non, hòn, hàn, bàn
 - Cá nhân - cả lớp
 - 3 HS đọc 
 - Cả lớp viết
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp 
 - Quan sát - nhận xét 
 - 2 - 3 HS đọc 
 - 2 HS tìm
 - Cá nhân - cả lớp 
 - 3 HS đọc lại câu 
 - 2 HS đọc
 - Quan sát - trả lời 
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp đọc
 - Cả lớp viết vào vở 
 - 3 HS đọc
 - 3 - 5 HS tìm:
	Tự nhiên xã hội
Bài 11: Gia đình
I. MỤC TIÊU:
- Kể được với các bạn về ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đìnhcủa mình và biết yêu quý gia đình.
* Kể về những người trong gia đình mình với các bạn trong lớp.
* Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình. 
-HS biết tự nhận thức: xác định vị trí của mình trong các mối quan hệ gia đình.
Biết làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiện một số công việc trong gia đình.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bài hát "Cả nhà thương nhau"
- Sử dung hình ở bài 11 SGK TNXH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho cả lớp hát bài: "Cả nhà thương nhau"
- Bài hát nói lên điều gì?
- Ghi bảng tên bài:
2. Các hoạt động:
2.1 Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm nhỏ.
a. Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em
b. Cách tiến hành:
* Bước 1:
- Chia nhóm 4 HS (9 nhóm)
- Cho các nhóm quan sát các hình bài 11 SGK với các hỏi gợi ý sau:
+ Gia đình Lan có những ai? Lan và những người trong gai đình đang làm gì?
+ Gia đình minh có những ai? Minh và những người trong gia đình đang làm gì?
* Bước 2:
- Gọi đại diện các nhóm lên chỉ hình và kể về gia đình Lan, gia đình Minh.
- Cả lớp hát:
- Cá nhân trả lời:
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có cha, mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà đó là gia đình.
2.2 Hoạt động 2: Vẽ tranh trao đổi theo cặp
a. Mục tiêu: Từng em vẽ về gia đình mình.
b. Cách tiến hành:
- Cho HS vẽ về những người thân trong gia đình mình ở VBT TNXH
- Cho HS cùng bàn kể về những người thân trong gia đình.
- Cá nhân vẽ
- Nhóm đôi kể cho nhau nghe.
* Kết luận: Gia đình là tổ ấm của em. Bố, mẹ, ông, bà và anh, chị, em là những người thân yêu nhất của em.
2.3 Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp 
a. Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với các bạn trong lớp về những người thân trong gia đình mình.
b. Cách tiến hành:
- Cho HS dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp về những người thân trong gia đình mình.
- Tranh vẽ những ai? Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
- Cá nhân quan sát tranh và trả lời:
- Nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương, chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với cha mẹ và người thân.	
C. Củng cố, dặn dò:
- Khi được sống chung với gia đình và những người thân em cảm thấy thế nào?
- Được sống chung với những người thân là niềm hạnh phúc của mỗi người. Các em phải biết trân trọng, yêu quý và biết cảm thông và chia sẻ với những bạn do hoàn cảnh không sống chung với gia đình.
- Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở
- Xem trước bài 12: Nhà ở.
-------------------------------------------------
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được các phép trừ 2 số bằng nhau.
- Phép trừ một số cho số 0 ; biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Sử dụng SGK trang 62
* Sử dụng vở Toán trắng, bảng con  
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Ghi bảng: 5 - 0 = 5 - 5 = 
 4 - 0 = 3 - 3 = 
- Nhận xét - cho điểm 
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Luyện tập 
2. Hướng dẫn làm bài tập:(trang 62 SGK)
* Bài 1. Tính:(làm cột 1, 2, 3)
- Hướng dẫn HS làm vào SGK 
- Nhận xét - cho điểm
* Bài 2. Tính: 
- Cho HS lên bảng tính .
- Hướng dẫn HS yếu viết vào vở trắng: viết số thẳng cột, đặt dấu trừ giữa 2 số
- Nhận xét - sửa sai 
* Bài 3. Tính: (cột 1, 2)
- Cho HS nêu cách tính 
- Gọi HS lên bảng lớp 
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn 
- Nhận xét - cho điểm 
* Bài 4. > < = ? ( cột 1, 2)
- Cho HS nhắc cách làm 
- Cho HS lên bảng lên làm 
- Nhận xét - sửa sai 
* Bài 5. Viết phép tính thích hợp:(làm phần a)
a. Cho HS quan sát tranh ở SGK và nêu bài toán.
- Gọi HS lên bảng ghi phép tính 
- Nhận xét - cho điểm 
C. Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS nhận xét: 4 - 0 = 4 , 5 - 5 = 0.
- Nhận xét tiết học 
- Xem trước bài: Luyện tập chung 
 - 2 HS tính
 - 1 HS nêu yêu cầu
 - 4 HS lên bảng 
 - Cả lớp làm ở SGK
- 3 HS tính 
 - Cả lớp làm ở vở trắng - đổi chéo nhận xét 
 - 2 HS nêu yêu cầu 
 - 2 HS nêu: Lấy số thứ nhất trừ số thứ, được bao nhiêu trừ tiếp số tứ ba
 - 3 HS 
 - Cả lớp làm vào vở trắng 
 - Cá nhân nhận xét 
 - 2 HS nêu: thực hiện tính trừ ørồi so sánh số viết dấu
 - 2 HS 
 - Cả lớp làm vào vở trắng - đổi chéo, nhận xét 
 - 2 HS nêu yêu cầu 
 - Quan sát và nêu bài toán: Nga có 4 bong bóng, đứt dây hết 4 bong bóng. Hỏi Nga còn lại mấy bong bóng?
4
-
4
=
0
 - 1 HS làm - cả lớp làm ở bảng con
 - 2 HS nêu: Số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó. Sôù nào mà trừ chính nó thì bằng 0.
----------------------------------------------
Tiếng Việt
ân, ă - ăn
A. MỤC TIÊU:
- Học sinh đọc được: ân, ă - ăn - cái cân - con trăn; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ân, ă - ăn - cái cân - con trăn.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi. 
* Tìm được tiếng từ trong và ngoài bài có vần mới học.
* So sánh được vần ân với ăn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên:- Sử dụng hộp thực hành Tiếng Việt 
 - Sử dụng tranh minh họa ở SGK trang 92, 93 . Tranh giải nghĩa từ : bạn thân , khăn rằn .
 * Học sinh: - Hộp thực hành Tiếng Việt, SGK, vở tập viết, bảng con, ...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng con: rau non, thợ hàn, hòn đá, 
-Đọc: on - an, mẹ con, nhà sàn, rau non, thợ hàn, hòn đá, bàn ghế.
- Đọc câu: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ dạy con nhảy múa.
- Nhận xét - cho điểm
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài 45: ân 
- Chỉ bảng và đọc: ân 
2. Dạy vần ân - ăn: 
a. Nhận diện vần:
- Đính bảng cài: ân 
- Cho HS phân tích vần 
- Cho HS đính bảng cài: ân 
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
- Đọc mẫu: ân 
- Gọi HS đánh vần và đọc: ân 
- Đính bảng cài: cân 
- Cho HS phân tích: cân 
- Cho HS đính bảng cài: cân 
 - Gọi HS đánh vần - đọc: cân 
- Ghi bảng: cân 
- HS quan sát tranh ở SGK 
 cái cân 
* Dạy vần ăn tương tự ân	 
- Cho HS so sánh ân với ăn 
- Cho HS đọc lại bảng (thứ tự và không thứ tự) 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 bạn thân khăn rằn
 gần gũi ù dặn dò 
- HS thi gạch chân tiếng có vần ân, ăn
- Cho HS phân tích, đánh vần tiếng và luyện đọc từ. 
- Hướng dẫn HS yếu đánh vần từng tiếng rồi đọc trơn từ.
- Chỉnh sửa sai - đọc mẫu .Giai nghĩa từ kèm theo tranh minh họa .
- Gọi HS đọc lại các từ trên.
d. Hướng dẫn viết: ân, ăn, cân, trăn 
- Viết mẫu và hướng dẫn viết: ân, ăn, cân, trăn 
- Giúp đỡ HS yếu viết bảng con 
- Nhận xét - sửa sai 
 Tiết 2 
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
* Cho HS đọc lại bảng tiết 1 (thứ tự và không thứ tự) 
* Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 93
 Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.
- Tìm tiếng có vần: ân, ăn 
- Cho HS luyện đọc câu trên (HS yếu đánh vần từng tiếng)
- Chỉnh sửa sai - đọc mẫu 
b. Luyện nói: "Nặn đồ chơi"
* Cho HS quan sát tranh ở SGK trang 93
- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang làm gì?
- Các bạn ấy nặn các con vật gì?
- Em có thích nặn đồ chơi không? 
- Các em thường nặn đồ chơi bằng gì?
- Các em đã nặn được con vật gì? 
- Sau khi nặn đồ chơi xong, em làm gì?
 * Luyện đọc bài ở SGK 
- Hướng dẫn HS đọc như trên bảng lớp 
c. Luyện viết: 
- Hướng dẫn HS viết vào vở: ân - ăn - cái cân - con trăn 
- Đến từng bàn giúp đỡ HS yếu 
- Thu 7 - 8 bài chấm - nhận xét sửa sai 
III. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS chỉ bảng đọc cả bài 
- Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần ân, ăn 
- Nhận xét tiết học 
- Xem trước bài 46: ôn - ơn 
 - Tổ 1, 2 viết: rau non, thợ hàn; tổ 3: hòn đá
 - 5 - 6 HS đọc 
 - 3 HS đọc 
 - 3 - 5 HS đọc 
 - 2 HS phân tích 
 - Cả lớp đính bảng cài: ân
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp 
 - 4 HS đọc 
 - 2 HS 
 - Cả lớp đính: cân
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp 
 - 3 HS đọc
 - Quan sát - nhận xét 
 - 3 - 5 HS đọc từ
 - 2 - 3 HS so sánh 	
 - Cá nhân - cả lớp đọc 
 - 3 HS đọc từ 
 - 2 HS thi: thân, gần, khăn, rằn, dặn 
 - Cá nhân - cả lớp
 - 3 HS đọc 
 - Cả lớp viết
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp 
 - Quan sát - nhận xét 
 - 2 - 3 HS đọc 
 - 2 HS tìm
 - Cá nhân - cả lớp 
 - 3 HS đọc lại câu 
 - 2 HS đọc
 - Quan sát - trả lời 
 - Cá nhân - nhóm - cả lớp đọc
 - Cả lớp viết vào vở 
 - 3 HS chỉ bảng đọc:
 - cá nhân tìm:
	------------------------------------------
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Toán 
Luyện tập chung 
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiên được phép cộng, phép trừ các số đã học .
- Nêu được phép cộng với số 0, phẻp trừ một số cho số 0.
- Trừ hai số bằng nhau
- Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Sử dụng SGK trang 63
* Sử dụng vở Toán trắng, bảng con  
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:
- Ghi bảng: 5 - 4 = 4 - 0 = 2 - 2 =
 5 - 5 = 4 - 4 = 2 - 0 =
- Nhận xét - cho điểm 
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Luyện tập chung 
2. Hướng dẫn làm bài tập:(trang 63 SGK)
* Bài 1. Tính: (cột b)
a. Cho HS lên bảng tính .
- Hướng dẫn HS yếu viết vào vở trắng: viết số thẳng cột, đặt dấu trừ giữa 2 số
- Nhận xét - sửa sai 
b. Tương tự phần a
* Bài 2. Tính: (cột 1, 2)
- Cho HS nêu kết quả 
- Nhận xét - cho điểm 
* Bài 3. > < = ? (cột 2, 3)
- Cho HS nhắc cách làm 
- Cho HS lên bảng lên làm 
- Nhận xét - sửa sai 
* Bài 4. Viết phép tính thích hợp:
a. Cho HS quan sát tranh ở SGK và nêu bài toán.
- Gọi HS trả lời bài toán 
- Gọi HS lên bảng ghi phép tính 
- Nhận xét - cho điểm 
* Cũng với tranh vẽ này em nào có thể nêu bài toán khác. (dành cho HS khá, giỏi)
b. Tương tự phần a 
C. Củng cố - dặn dò: 
- Hôm nay chúng ta vừa học bài gì?
- Nhận xét tiết học 
- Xem trước bài: Luyện ta

Tài liệu đính kèm:

  • docL1 T11 TH.doc